Cơ Cấu Đơn Vị Hành Chính Và Tổ Chức Bộ Máy Quan Lại

địa phận hành chính của huyện Quảng Đức?. Đánh bại nhà Mạc, các chúa Trịnh cho sửa lại và thu hẹp Hoàng thành. Đến thời Lê mạt, khu vực này càng ít được quan tâm, trở thành khu hoang phế ngoài Hoàng thành. Năm 1724, trường thi Bác Cử ở khu vực này cũng được chuyển về khu vực Đống Đa. Tại khu phía tây, dân Lệ Mật (Gia Lâm), dân Thanh - Nghệ và từ một số nơi khác đến, lính Tam phủ và những người phục vụ trong kinh thành đến ở, lập ra các trại khia hoang mang tính chất nửa quân sự, có nhiệm vụ bảo vệ Hoàng thành [93, 183]. Thực tế vào thời kỳ Lê - Trịnh, chưa có đủ 13 trại. Đầu thế kỷ XIX, khi triều Lê - Trịnh suy tàn chưa được bao lâu (khoảng năm 1807), tổng Nội mới có 10 trại (gồm: Cống Vị, Đại Yên, Giảng Vò, Hào Nam, Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Liễu Giai, Vạn Bảo, Thủ Lệ, Vĩnh Phúc) và 1 thôn (Cống Yên) [57, 32]. Thời Nguyễn, khu vực này trở thành các trại thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận.

Ngoài 36 phường thuộc hai huyện Quảng Đức và Thọ Xương/Vĩnh Xương, thời Lê - Trịnh, Thăng Long còn có một số thôn, trại và sở, tập trung chủ yếu ở phía tây và phía nam kinh thành, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

Ngoài những ghi chép của các nguồn thư tịch trong nước, các tập du ký của thương nhân và giáo sĩ phương Tây đến Thăng Long - Kẻ Chợ hai thế kỷ XVII - XVIII là những miêu tả khá cụ thể về phố phường, diện mạo Kẻ Chợ đương thời: “Các phố chính của kinh thành đều khá rộng rãi, tuy có một vài phố hẹp” [44, 38], “Có 3 đường phố dài tới 3 dặm”. [42, 135] và “Có những đường phố ở Kẻ Chợ rất rộng, đến mức 10 hay 12 con ngựa có thể đi hàng ngang một cách dễ dàng”. [38, 108]. A. de Rhodes quan sát: “Trong kinh thành, tất cả mọi nhà đều làm bằng gỗ”. [38, 179], Baron cũng ghi nhận: “Rất ít những kiến trúc bằng gạch, trừ những thương điếm ngoại quốc. Số còn lại làm bằng tre và những phiến liếp đan sơ sài” [39, 12]. Tại thời điểm năm 1688, W. Dampier đến Kẻ Chợ và ước lượng" “Tại Kẻ Chợ có khoảng gần 20.000 nóc nhà, những ngôi nhà này thường thấp, tường trát bùn, mái lợp rạ. Tuy vậy, cũng có một số ngôi nhà được xây bằng gạch, lợp ngói. Phần lớn những ngôi nhà này đều có một khoảng sân, hoặc một khoảng trống phía sau nhà”. [49, 64] Marini cho là “Các nhà chỉ có một tầng gác (xép). [45, 110]. Richard (thế kỷ XVIII) ước tính ở Kẻ Chợ có khoảng 1/3 số nhà là nhà gạch. [48,

137]. Còn Carreri thì nhận định: “Nhà vua không cho phép các thần dân của mình xây nhà cao, vì sợ họ có thể dùng tầng gác để mưu hại vua”. [42, 312]

Khác với nhiều nơi tại kinh thành, nơi nhà ở, vườn cây, sân, ao tắm rửa của dân cư đều tương đối rộng rãi [45, 110] ở khu buôn bán phía đông, nhà cửa chật chội hơn nhiều. "Những phủ đệ của quan lại và các công sở chiếm cứ những khoảnh đất rộng nhưng cũng không có gì đáng chú ý, ngoài một kiến trúc bằng gỗ rộng lớn dựng ở phần chính, được xây dựng vững chắc hơn các nhà bình thường khác, bên trong được chia thành nhiều phòng, nền lát sạch sẽ gọn gàng, mái lợp ngói, trang trí đẹp bằng nhiều màu sắc khác nhau” [74, 8].

Như vậy, diện mạo quy hoạch thành Thăng Long ba thế kỷ XVI - XVIII có những điểm đáng chú ý:

- Trước năm 1749, quy hoạch thành Thăng Long không tuân theo nguyên tắc: “tam trùng thành quách” (3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành và Cấm thành) bởi lẽ, từ năm 1592, hệ thống thành luỹ bao bọc kinh thành đã bị phá huỷ. Từ đó cho đến năm 1749, suốt hơn 150 năm, kinh thành Thăng Long không có thành luỹ tầng ngoài. Năm 1749, thành đất Đại La mới được xây đắp lại với tên gọi mới là thành Đại Đô, nhưng quy mô thành đất này đã bị thu hẹp rất nhiều so với trước thời điểm 1592.

- Từ sau năm 1749, thành Thăng Long với 3 vòng thành: thành Đại La bao lấy kinh thành. Bên trong thành Đại La là Hoàng thành và Cấm thành.

- Kinh thành Thăng Long trong ba thế kỷ - đặc biệt là thế kỷ XVII với sự phát triển phồn thịnh về kinh tế, sự xuất hiện của một hệ thống cơ quan quyền lực mới bên ngoài Hoàng thành, diện mạo đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ giai đoạn này bao gồm: khu phố phường thủ công với chợ bến, cửa hàng, xưởng sản xuất và buôn bán sầm uất ở phía đông; phía nam là quần thể kiến trúc phủ Chúa nguy nga; phía tây và phía bắc là Hoàng thành - nơi có cung điện của vua Lê và các nha môn, sảnh viện của triều đình, xen giữa các khu vực này là các phường thủ công - nông nghiệp. Ba khu vực này làm nên diện mạo một kinh thành với chức năng trung tâm chính trị - hành chính và trung tâm kinh tế, văn hoá của đất nước.‌

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý đô thị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

2.2.1 Cơ cấu đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy quan lại

- Cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính các cấp

Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 6

Cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính, các cơ quan quản lý các cấp tại kinh thành Thăng Long nằm trong tổng thể cơ cấu tổ chức các đơn vị và cơ quan quản lý hành chính cả nước. Về đơn vị hành chính, khác biệt căn bản là cả nước chia thành 13 đạo (1471; sau đổi gọi là Thừa tuyên, thời Lê - Trịnh đổi thành trấn, còn gọi là đạo hay xứ, cũng có thời điểm lấy lại tên cũ Thừa tuyên), riêng khu vực kinh đô lập thành một phủ với tên gọi phủ Trung Đô (1466; năm 1469 đổi gọi là phủ Phụng Thiên), là khu vực hành chính đặc biệt, trực thuộc triều đình.

Phủ Phụng Thiên gồm 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương (khoảng những năm 1541 - 1546, Vĩnh Xương được đổi thành Thọ Xương). Trong tác phẩm Dư địa chí, Nguyễn Trãi cho biết mỗi huyện đều có 18 phường, cộng hai huyện 36 phường. [33, 25].

Trừ một số thay đổi, điều chỉnh về tổ chức quản lý hành chính ở thế kỷ XVIII, dưới thời Trịnh Doanh, Trịnh Cương và thời Tây Sơn, còn lại, cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính các cấp thiết lập từ thời Lê Sơ được giữ nguyên dưới triều Mạc và triều Lê Trung hưng.

Thời Lê Trung hưng, để dân kinh thành có thể tự đảm bảo an ninh trật tự tại nơi cư trú, chúa Trịnh Cương (1709 - 1729) cho: "Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm 8 khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và phó khu, lại chia ra 5 nhà làm 1 ti; 2 ti là một lư; mỗi lư cũng có một lư trưởng; 4 lư là 1 đoàn, mỗi đoàn đặt 1 quản giám, 2 quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc Đề lĩnh”. [11, 14]

Năm 1748, do yêu cầu phòng thủ về quân sự, Trịnh Doanh chia kinh thành làm 36 khu, 9 điện, mỗi điện có 4 khu do Điện chánh phụ trách và tăng cường sự tuần phòng, khám xét. [8, 214]

Năm 1786, khi ra Thăng Long diệt Trịnh, Nguyễn Huệ trao quyền lại cho vua Lê. Ra Bắc lần thứ hai diệt Vũ Văn Nhậm (1787), chức "Giám quốc" vẫn được giành cho Lê Duy Cẩn nhưng thực chất chỉ là một "kẻ lại mục trông coi việc nước".

Năm 1787, sau lần ra Bắc thứ hai diệt Vũ Văn Nhậm, Bắc Hà được sáp nhập và chính thức thuộc quyền cai quản của triều Tây Sơn, cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền bắt đầu có những thay đổi. Ngô Văn Sở được Nguyễn Huệ giao ở lại trông coi Bắc Hà. Giác Hòa hầu được giao quản Lại bộ, Chính Ngôn hầu quản Hộ bộ, Ước Lễ hầu quản Lễ bộ và Lộc Tài hầu giữ Hình bộ. Bốn người này đồng thời kiêm chức Hiệp trấn thành Thăng Long, "hễ đâu có giặc thì sai tì tướng đem quân đi dẹp yên ngay; phủ huyện có văn án đệ trình thì tùy liệu phân xử, không để đọng lại một việc". Ở mỗi huyện, Nguyễn Huệ đều cho đặt các chức đứng đầu là Văn phân tri và Vò phân suất, dưới có Tả quản lý và Hữu quản lý giúp việc.

Năm 1789, sau kháng chiến chống Thanh thắng lợi, Bắc Thành chính thức được thiết lập, bao gồm 7 nội trấn và 6 ngoại trấn, lỵ sở là phủ Phụng Thiên. Quang Trung phong Quang Thùy làm Khanh công lĩnh chức Bắc Thành tiết chế thủy bộ chư quân, cùng với Đại đô đốc Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Danh coi việc quân, dân. Tại các trấn, các khu vực hành chính cũ, gồm có các phủ, huyện, tổng, xã cơ bản được giữ nguyên. Phủ Phụng Thiên giữ nguyên tên gọi, gồm 2 huyện, mỗi huyện 18 phường như thời Lê trung hưng. Tuy nhiên phủ Phụng Thiên không còn giữ vị trí kinh đô, chỉ còn là lỵ sở của Bắc Thành.

PhPhng Thiên (1469)


Vĩnh Xương/ThXương


Qung Đc

Đo/Tha tuyên/Trn

Mô hình cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính các cấp dưới đây cho thấy tính chất đặc thù của Thăng Long thời Lê Sơ, Mạc và Lê Trung hưng:


Triu đình trung ương


Ph



Huyn



Phường


ườ

Phường


ườ


- Nguyên tắc tổ chức; nhiệm vụ, chức trách của bộ máy quản lý hành chính các cấp

Phủ Phụng Thiên: Thời Mạc và Lê - Trịnh, đứng đầu phủ Phụng Thiên là chức Phủ doãn (thuộc văn giai), hàm chánh ngũ phẩm.

Trước đó, khoảng niên niệu Kiến Trung (1225 - 1232), lần đầu tiên nhà Trần cho "đặt Kinh thành bình bạc ty. Đến niêu hiệu Thiệu Long (1258 - 1273) đổi thành Kinh sư đại an phủ sứ, lấy chức an phủ các lộ đã làm việc mãn kỳ khảo khoá vào giữ chức ấy”. Đến niên hiệu Khai Hựu (1329 - 1341) “lại đổi làm chức Kinh sư đại doãn (dùng Nguyễn Trung Ngạn giữ chức ấy)”, cuối thời Trần niên hiệu Quang Thái (1388 - 1398) “lại đổi làm chức Trung đô doãn”. Thời Lê Sơ “buổi đầu theo nhà Trần đặt Trung đô phủ doãn, thiếu doãn. Đời Hồng Đức định lại quan chế, đổi làm Phụng Thiên Phủ doãn, Thiếu doãn, phẩm trật ở vào hàng chánh ngũ, thời Trung hưng về sau noi theo không đổi". [5, 472]

Giúp việc cho Phủ doãn là chức Đề lĩnh, hàm chánh lục phẩm. Thời Lê Sơ, đây là chức Thiếu doãn, năm Hồng Thuận 2 (1510) triều đình “bàn đặt quan Đề lĩnh, có các chức Chưởng đề lĩnh, Đồng đề lĩnh và Phó đề lĩnh" [25, 52].

Dưới Thiếu doãn là chức Trị trung mang hàm Tòng bát phẩm. Huấn đạo phụ trách việc học ở phủ Phụng Thiên hàm chánh cửu phẩm. [3, 339-357].

Thiên Nam dư hạ tập chép phủ Phụng Thiên có 1 viên Phủ doãn, 1 viên Thiếu doãn, 1 viên Trị trung, 2 viên Huấn đạo nho học. [37, 326]

Như vậy, trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hành chính, Phủ doãn, Đề lĩnh là những chức quan đứng đầu, thay mặt triều đình trực tiếp thực thi nhiệm vụ quản lý kinh thành; cũng vì thế, chức trách, nhiệm vụ, các nguyên tắc phối hợp hoạt động... giữa quan Phủ doãn và Đề lĩnh cùng các nha môn giúp việc được quy định khá rò ràng, cụ thể trong nhiều chỉ dụ, chiếu lệnh của triều đình.

Năm Thịnh Đức 1 (1653), trong huấn lệnh về việc xét xử kiện tụng, triều đình giao "những việc kiện về hộ hôn, điền thổ, nhân mạng và các tạp tụng ở kinh thì giao cho (quan Phủ doãn) phủ Phụng Thiên xét xử". [16, 405]

Trong lệnh chỉ "răn bảo các chức ty" năm Dương Đức 3 (1674), quan Phủ doãn có nhiệm vụ: "Cốt giữ gìn trật tự; nếu thấy nhân viên trong các nhà quyền thế, kiêu dông ngang ngược, không theo pháp chế, thì được phép đàn hặc việc bậy ra để nhà chức trách trừng trị. Còn sự tra xét các từ tụng, phải theo đúng thứ bậc lệ luật mà thừa hành. Viên nào làm việc xứng chức sẽ được thăng thưởng; nếu làm việc trái phép sẽ tuỳ việc nặng nhẹ mà luận tội" [16, 39], “Phủ doãn là quan đàn hặc, trấn áp, nếu thấy các nhà thế gia quyền quý, các nhân viên bất đẳng, kiêu túng du đãng, không theo pháp chế, thì cho được củ hặc trừng trị”. [25, 293]

Năm 1718, theo lệnh của chúa Trịnh: “Về cách tạp tụng như việc hộ, việc giá thú, việc ruộng đất ở trong kinh đô thì do Phủ doãn” [14, 284].

Năm Cảnh Hưng 12 (1751), trong lệnh dụ về việc xét định lại chức vụ các quan, trách nhiệm của quan Phủ doãn là: “Đàn áp những kẻ quyền (quý) (cường) hào, xét hỏi những vụ kiện do quan huyện xử mà kêu lại ở bản hạt; cùng là khảo xét thành tích của quan lại, khảo luận sĩ tử trong kỳ thi Hương và các việc khác, thì cứ theo lệ phụng hành". [5, 496]

Đối với chức Đề lĩnh, thời Lê Sơ khi chức vụ này mới đặt thì cho thuộc vò giai. Lịch triều hiến chương loại chí chép: “ Đầu đời Hồng Thuận mới đặt quan tứ thành Đề lĩnh, có các chức Chưởng Đề lĩnh, Phó Đề lĩnh, Đồng Đề lĩnh để tuần phòng kinh sư, nghe ngóng dò xét, tìm bắt kẻ gian phi. (Những chức ấy) đều là chức tướng vò (phẩm trật ở hàng tòng nhất tòng nhị). Thời Trung hưng về sau, mới dùng quan văn làm đồng Đề lĩnh, coi quân vụ bốn mặt thành, cùng với quan Đề lĩnh vò giai giữ việc ấy”. [5, 476]

Lệnh chỉ năm Dương Đức 3 (1674) quy định nhiệm vụ, quyền hạn và các quy định về thưởng phạt đối với chức Đề lĩnh là: "Trông nom sửa sang những đường xá và cầu cống trong kinh đô; phải khơi ngòi để tháo nước chữa cháy và ngăn ngừa bọn gian phi. Về việc tra xét từ tụng, thì chỉ cho xét hỏi những vụ trộm cướp và đấu ẩu. Viên chức nào làm việc xứng chức sẽ được thăng thưởng; nếu làm điều trái phép, sẽ do quan chức Đài Ngự sử được phép đàn hặc việc bậy ra, rồi tuỳ việc nặng nhẹ mà luận tội" [16, 39].

Năm Cảnh Hưng 12 (1751), trong việc tuần phòng an ninh, nhiệm vụ của quan Đề lĩnh: "phàm các địa phận trong thành đều cho phép tuần hành xem xét các địa phận trong thành cấm lửa, phòng gian. Nên chiếu sự lý trong lệnh truyền năm trước, chuyển sức cho các quan coi khu ngoại ô và các làng xóm họ mạc sở tại, nhất luật thi hành. Về việc khám hỏi việc kiện về trộm cướp, nên căn cứ vào sự thực khi lâm thời bắt được, không được thụ lý bừa và bắt giam giữ lâu, ép phải xưng cho lương dân. Ngoài ra, đường sá, cầu cống cùng các công việc khác, thì cứ theo lệ phụng hành” [5, 495].

Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế và đối với những sự việc cụ thể, chức trách, nhiệm vụ của quan Phủ doãn và Đề lĩnh còn được được quy định rò ràng hơn. Trong Lê triều chiếu lịnh thiện chính, nhiều lệnh dụ nhằm răn đe, nghiêm cấm các hành vi gây mất ổn định, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, buôn bán tại kinh thành như tụ họp chọi gà, chơi cờ bạc, những nơi cung cấm không được xông xáo đi lại (nhất là đối với người ngoại quốc), cấm giết trâu bán thịt, việc phòng hoả trong kinh thành.., đều nói rò ai vi phạm hoặc làm trái lệnh, triều đình cho phép: "quan Đề lĩnh và quan Phủ doãn cùng là các nhân viên chứng kiến các cuộc ấy, được bắt lấy tang vật, giải nộp nhà chức trách để luận tội", "nha môn Phủ doãn cùng với ty Xá nhân phải xem xét... bắt được quả tang, thì dẫn đến phủ đường mà nộp, sẽ kết tội, để trừng trị việc trái phép" hoặc "quan Đề lĩnh, Phủ doãn tra xét ra sự thực, rồi bắt tội". [16; 77, 177, 271]

Công việc quản lý của quan Phủ doãn và Đề lĩnh cùng nha môn giúp việc chỉ được phép trong phạm vi địa hạt hành chính phủ Phụng Thiên. Năm Vĩnh Thọ 2 (1659), khi quy định việc thụ lý vụ án của Phủ doãn đã nêu rò: "Nha môn Phủ doãn nếu có thụ lý các từ tụng chỉ cho xét hỏi những việc thuộc hạt bản phủ, đã có sổ sách chia nhân dân trong hạt, để cho rò ràng chức thủ, chứ không được đòi bắt bậy đến nhân viên các xứ ở ngoài trấn. Nếu trái lệnh này, cho phép người đương sự dâng tờ khải tố cáo, sẽ giao lại cho nha môn hữu trách theo thứ tự xét xử, để rò ràng phép tố tụng. [16, 417]

Như vậy, không giống như các thừa tuyên/đạo/trấn trong cả nước, người đứng đầu đơn vị hành chính cao nhất của phủ Phụng Thiên là chức Phủ doãn, Đề lĩnh. Quyền hạn, trách nhiệm, trong công việc quản lý kinh thành của hai chức

quan này - qua nhiều lệnh dụ do triều đình ban bố - được quy định tương đối rò ràng, cụ thể.

Nội dung các lệnh dụ này quy định nhiều vấn đề từ xét xử kiện tụng, quản lý chợ, bến đò, xét duyệt thí sinh tham dự thi Hương, khảo hạch quan lại dưới quyền... phản ánh tính chất đa dạng trong các lĩnh vực quản lý thuộc chức trách của quan Phủ doãn, Đề lĩnh. Tuy nhiên - cũng qua việc quy định chức năng, quyền hạn - có thể thấy sự phân biệt về chức năng, lĩnh vực quản lý giữa hai chức vụ này. Quan Phủ doãn trông coi về các mặt chính trị, tổ chức quan lại, kinh tế, khoa cử và pháp luật dân sự tại kinh thành. Đề lĩnh là chức vụ đứng đầu kinh thành về các mặt quân sự, bảo vệ trật tự trị an, trông nom tu sửa các công trình công cộng.

Qua ba thế kỷ XVI, XVII và XVIII, có nhiều người - với xuất thân, công trạng khác nhau đã được triều đình bổ giữ chức vụ Phủ doãn, Đề lĩnh tại kinh thành. Qua Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, Lịch triều tạp kỷ, hiện mới chỉ thống kê được hơn 12 người từng giữ chức vụ Phủ doãn, Đề lĩnh phủ Phụng Thiên cùng một số sự kiện liên quan đến công lao, hành trạng nhưng cũng có người chỉ biết họ tên:

- Dương Trực Nguyên: người huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín, Hà Tây), Hoàng giáp khoa thi năm Hồng Đức 21 (1490), thành viên Hội Tao Đàn). Tháng 5/1499, ông được bổ Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Năm 1500 - theo sự tiến cử của Lê Quảng Độ - Trực Nguyên vì "có phép cai trị, là ng−ời c−ơng nghị, có công đàn hặc, trấn áp bọn c−ờng hào, khiến những kẻ có quyền thế cũng phải chùn tay" nên được thăng làm Đô Đình uý. Trước khi được bổ giữ chức Phủ doãn Phụng Thiên, Dương Trực Nguyên từng làm các chức Đông các hiệu thư, Lại khoa Đô cấp sự trung. Sau khi giữ chức Đô đình uý, ông thăng đến các chức Hữu thị lang bộ Công, bộ Hình, Tả thị lang bộ Binh, bộ Lễ; Chánh sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).

- Chu Thực: vốn là Nho sinh, do có công báo tin cho lưu thủ Đông Kinh việc Thân Duy Nhạc và Ngô Văn Tổng dấy binh làm phản ở các huyện Yên Phú, Đông Ngàn và Gia Lâm xứ Kinh Bắc, Chu Thực được th−ởng công, bổ làm Phủ doãn phủ Phụng Thiên vào tháng 2/1511

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí