Thăng Long Với Vai Trò Trung Tâm Chính Trị - Hành Chính Đất Nước

mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Giữa hai mùa nóng và lạnh có sự thay đổi và khác biệt rò rệt, xen giữa hai mùa còn có hai thời kỳ chuyển tiếp (mùa xuân, mùa thu). Khí hậu và lượng mưa như vậy đã tác động không nhỏ đến dòng chảy của các sông đi qua địa phận kinh thành. Sông Tô Lịch: "là phân lưu của sông Nhị.., sông này mùa đông, mùa xuân nông cạn, mùa hè mùa thu nước lớn, phải đi bằng thuyền" [28, 186].

Ngoài sông Tô Lịch, Thăng Long là nơi hội tụ dòng chảy của nhiều con sông, trong đó, lớn nhất chính là sông Nhĩ Hà (sông Hồng). Ngoài sông, hệ thống hồ đầm tự nhiên dày đặc - nhiều trong số này là dấu vết sót lại sau khi đổi dòng của các dòng sông cổ (Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm...). Chính đặc điểm sông - hồ này đã tạo cho Thăng Long - Hà Nội một diện mạo cảnh quan nổi bật: thành phố sông - hồ:

Khen ai khéo hoạ dư đồ

Trước sông Nhị thuỷ, sau hồ Hoàn Gươm

Nếu lấy Nhĩ Hà làm trục chính thì Thăng Long là đô thị một bên sông; theo quy chiếu của dân gian, đây là thành phố trong sông:

Nhị Hà quanh Bắc sang Đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này.

Dưới góc độ lịch sử quy hoạch và kiến trúc thành luỹ, ngay từ giai đoạn tiền Thăng Long, từ toà thành đất của Lý Bí bên cửa sông Tô Lịch cho đến các vòng thành Thăng Long thời độc lập Lý, Trần, Lê đều thể hiện sự gắn bó, nương theo và tận dụng tối đa yếu tố cảnh quan địa hình sông - hồ.

Tuy nhiên, đặc tính sông - hồ cũng là mối đe doạ tiềm tàng đối với kinh thành Thăng Long. Hàng năm, vào mùa mưa, nước lũ thường dâng cao, tràn vào kinh thành. Đắp đê là giải pháp được các triều đại phong kiến lựa chọn từ rất sớm để ngăn dòng nước lớn, bảo vệ mùa màng, cuộc sống. Sử chép, ngay từ thời Lý, năm 1108, triều đình đã cho "đắp đê ở phường Cơ Xá" [34, 123], các triều Trần, Lê tiếp tục nhiều lần gia cố, hoàn thiện. Cho đến đầu thời Nguyễn, đoạn sông Hồng qua Hà Nội được mô tả: "Đê sông Nhị: ở phía đông bắc tỉnh thành, chạy dài về phía nam, huyện Vĩnh Thuận 945 trượng, huyện Thọ Xương 270 trượng, đều là

đê đắp từ đời trước" [28, 205]. Tuy nhiên, rất nhiều lần, khi hệ thống đê này không chịu được sức mạnh của dòng nước, đê vỡ, nước lũ đã tràn vào kinh thành, phá huỷ các công trình xây dựng, cung điện, nhà cửa, đe doạ đến cuộc sống, tính mạng của người dân... Một số trận lụt lớn dưới thời Lê - Trịnh tại Thăng Long được sử biên niên ghi lại:

- Tháng 8 năm Nhâm Tuất (1622): Trời mưa to, thành nội lở đến 6 - 7 chỗ cộng hơn 30 trượng (khoảng 120m).‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

- Tháng 6 năm Canh Ngọ (1630): Nước to đổ về, sông Nhị (sông Hồng) đầy tràn, ngập vào đường phố. Cửa Nam nước chảy như thác đổ, phố phường nhiều người bị chết đuối.

- Tháng 9 năm Tân Mùi (1631): Mưa như trút, nước sông Nhị dâng to, điện đình trong ngoài (kinh thành) ngập sâu đến 1 thước (khoảng 0,4m).

Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 3

- Tháng 6 năm Nhâm Thân (1632): Mưa to 3 - 4 ngày không ngớt. Sân trong cung và các điện nước ngập vài tấc.

1.2 Các tác động chính trị

1.2.1 Thăng Long với vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nước

Trong lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, việc định đô Thăng Long năm 1010 được coi là sự kiện mở đầu, chính thức xác lập vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nước của đô thị này. Tổ chức bộ máy, thiết lập cơ chế quản lý cũng như hiệu quả quản lý đô thị Thăng Long chịu sự chi phối chặt chẽ từ tính chất đặc thù đó.

Với vai trò trung tâm chính trị - hành chính, Thăng Long là nơi tập trung, là đầu mối cao nhất của hệ thống các cơ quan quản lý, bộ máy quan lại của triều đình... Hầu hết các sự kiện chính trị, bang giao quan trọng của đất nước đều diễn ra tại kinh đô, vấn đề bảo đảm an ninh cho kinh đô tác động và có mối quan hệ mật thiết đối với sự hưng vong của vương triều. Ngược lại, diện mạo, sự ổn định và phát triển của kinh đô chịu tác động rất lớn từ những diễn biến chính trị của triều đình, từ các sinh hoạt chốn cung đình của vua quan, quý tộc... Đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc đan xen về nội dung cũng như đối tượng quản lý giữa triều đình trung ương và bộ máy quản lý địa phương các cấp trực tiếp quản lý kinh thành.

Là trung tâm chính trị - hành chính của đất nước, việc thiết lập hệ thống đơn vị hành chính các cấp, tổ chức bộ máy quan lại, cơ cấu quản lý và vận hành, nhiệm vụ của bộ máy quan lại tại kinh đô... - trong so sánh tương quan với các địa phương của cả nước - ít nhiều đều có sự khác biệt. Thời Trần, năm 1230, triều đình cho đặt ty Bình Bạc, năm 1265 đổi thành Đại An phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn, đây là cơ quan hành chính và tư pháp với tên gọi, chức năng chỉ có ở kinh đô Thăng Long. Thời Lê, năm 1466, triều đình lập ra đơn vị hành chính đặc biệt trực thuộc triều đình, đó là phủ Trung Đô (năm 1469 đổi thành phủ Phụng Thiên)...

1.2.2 Những biến động chính trị

Đại Việt thời Lê Sơ có những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Nhưng ngay sau khi Lê Thánh Tông mất (1497) cho đến khi nhà Lê Sơ sụp đổ (1527) là 30 năm chính trường Đại Việt diễn ra nhiều biến động lớn... Sự suy yếu của chính quyền trung ương đồng nghĩa với việc quyền lực dần bị phân tán, tính thống nhất của quốc gia phong kiến trung ương tập quyền bị phá vỡ, vị thế trung tâm chính trị, hành chính của Thăng Long cũng vì thế mà có phần ảnh hưởng và suy giảm.

Từ năm 1515 liên tục nổ ra các cuộc khởi nghĩa của Phùng Chương (Sơn Tây), Đặng Hân và Lê Hất (Thanh Hoa), Trần Công Ninh (Yên Lãng), Trần Cảo (Thuỷ Đường). Năm 1516, Trịnh Duy Sản giết vua Lê Tương Dực ở cửa nhà Thái Học, ngay sau đó, kinh thành bị Trần Cảo chiếm giữ rồi lại bị Nguyễn Hoằng Dụ đốt phá...

Năm 1527, sau khi dẹp được các phe đảng chống đối, Mạc Đăng Dung thay thế nhà Lê, lập nên nhà Mạc.

Nhà Mạc chỉ làm chủ được Đông Kinh trong vòng 65 năm (1527 - 1592), nhưng thời gian ổn định thực sự của nhà Mạc lại không nhiều; phần vì nhà Mạc còn tập trung vào cuộc chiến với họ Trịnh, phần vì chú trọng cho việc xây dựng Dương Kinh - kinh đô thứ hai ở vùng biển, quê gốc của Đăng Dung (nay thuộc Kiến Thụy, Hải Phòng) nhiều hơn. Bản thân Mạc Đăng Dung sau khi nhường ngôi cho con, lên làm Thái thượng hoàng cũng về ở Dương Kinh. Những khi về Thăng Long, vua Mạc thường cho lập hành cung bên ngoài thành, trong Cấm thành, cung

điện lại ít được tu sửa. Ngay cả khi triều Mạc chuyển hẳn về Thăng Long, nhà Mạc chủ yếu chỉ tập trung xây đắp, sửa sang thành luỹ cho kiên cố để đề phòng các trận tiến công của lực lượng ủng hộ nhà Lê. Thêm nữa, các vua triều Mạc đều là những người có quan điểm tương đối thực dụng, thoáng mở và có sự khuyến khích các hoạt động buôn bán. Các vua Mạc cũng có những biện pháp nhất định nhằm ổn định đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, đời sống kinh tế - văn hoá Thăng Long thời Mạc có điều kiện phát triển tự nhiên, ít bị ràng buộc bởi các chính sách gò bó. Chính sử về sau đã nhận xét: “Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về... Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong còi tạm yên”. [25, 115]

Mặc dù lật đổ nhà Lê, lập nên vương triều mới nhưng nhà Mạc không làm chủ hoàn toàn được đất nước. Không lâu sau khi nhà Lê Sơ sụp đổ, vùng đất từ Thanh Hoá trở vào đã trở thành địa bàn chiếm giữ và quy tụ các lực lượng chống lại nhà Mạc, tôn phù nhà Lê trung hưng. Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều (1545 - 1592) kéo dài gần 50 năm với 40 trận chiến lớn nhỏ đã ảnh hưởng ít nhiều đến kinh thành Thăng Long. Năm 1592, khi Nam triều đánh bật nhà Mạc, thu phục Thăng Long, hệ thống luỹ do Mạc Mậu Hợp đắp bị Trịnh Tùng cho san phẳng. Quân Mạc tuy bị đẩy lui khỏi kinh thành nhưng vẫn chiếm cứ vùng Cao Bằng, năm 1600 và 1623, dư đảng nhà Mạc còn kéo quân xuống tấn công Thăng Long.

Cuộc chiến Trịnh - Mạc để lại những thiệt hại nặng nề cho các hoạt động sản xuất cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đồng ruộng bị biến thành bãi chiến trường, đê điều bị phá hoại, mất mùa, nông dân bần cùng hoá bị đẩy vào các cuộc chiến tranh, một bộ phận đi tha hương lưu tán...

Trong khi phân liệt Nam - Bắc triều chưa kết thúc thì phân tranh Trịnh - Nguyễn đã manh nha, rồi bùng phát thành các cuộc xung đột quân sự. Trong vòng 45 năm (1627 - 1672), quân Trịnh đã 6 lần chủ động tiến quân vào Đàng Trong (các năm 1627, 1633, 1643, 1648, 1661 và 1672), năm 1655 quân Nguyễn đánh ra Đàng Ngoài, cuộc chiến kéo dài 5 năm. Năm 1672, hai bên tạm thời đình chiến, lấy sông Gianh làm giới tuyến, Đàng Trong - từ sông Gianh (Quảng Bình) trở vào

Nam dưới quyền cai trị của các chúa Nguyễn, Đàng Ngoài - từ sông Gianh trở ra Bắc, dưới sự kiểm soát của chúa Trịnh.

Năm 1592, Trịnh Tùng xưng vương, lập vương phủ, thể chế quyền lực vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chính thức xác lập và tồn tại gần hai thế kỷ. Vua Lê chỉ còn là hư vị, chúa mới là người nắm thực quyền. Ở Thăng Long, bên cạnh các cơ quan nha môn sảnh viên và lục bộ của triều đình, dần hình thành các cơ quan, chức vị chuyên trách mới, thuộc Ngũ phủ phủ liêu. Bộ máy tổ chức quan lại thời Lê - Trịnh vì thế ngày càng cồng kềnh, nhiều cơ quan và chức vị mới ra đời bên cạnh những chức vị cũ vẫn tồn tại nhưng lại ít có nội dung hoạt động.

Cũng vì vua Lê không còn nắm thực quyền nên Hoàng thành thời kỳ này hầu như không được tu bổ, xây dựng gì thêm. Trong khi đó, để củng cố vị thế chính trị, khẳng định quyền lực, một quần thể kiến trúc cung điện đã dần hình thành, thường gọi là Phủ Chúa hay Vương Phủ ngoài Hoàng thành, cận kề với khu vực kinh tế - dân gian.

Tình hình chính trị thời Lê trung hưng diễn biến ngày càng phức tạp, chúa Trịnh ức chế, lấn át, không ít lần lộng quyền, tự ý phế lập vua Lê: năm 1619, Trịnh Tùng giết vua Lê Kính Tông lập Lê Thần Tông; năm 1732, Trịnh Giang truất ngôi rồi sai người giết Lê Duy Phường, lập Lê Thuần Tông lên thay, năm 1769, Trịnh Sâm vì ghen ghét đố kỵ đã truất ngôi và bức hại Thái tử Duy Vĩ, lập con thứ của vua Lê Hiển Tông làm Thái tử. Bản thân nội bộ họ Trịnh không êm ấm. Mâu thuẫn do việc tranh giành ảnh hưởng, chức tước, quyền lợi tác động không nhỏ đến sự yên bình đất kinh sư. Năm 1623, Trịnh Xuân - con thứ của Trịnh Tùng nổi loạn, phóng lửa đốt kinh thành. Trịnh Tùng phải rời phủ Chúa, đến ở làng Hoàng Mai, rồi đánh lừa giết chết Trịnh Xuân...

Năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến ra Thăng Long, Quân của Trịnh Khải chống cự nhưng nhanh chóng thất bại. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 trên đất Thăng Long bị lật đổ. Thực hiện khẩu hiệu "tôn phù", Nguyễn Huệ trao quyền lại cho vua Lê.

Lê Hiển Tông (1740 - 1786) băng hà, Nguyễn Huệ lập Lê Duy Kỳ lên ngôi - tức Lê Chiêu Thống. Sau khi Nguyễn Huệ về nam, Trịnh Bồng âm mưu lập lại

ngôi chúa. Tình hình Bắc Hà rối ren, Trịnh Bồng tuy bị diệt nhưng vua Lê kém tài bất lực càng khiến cho Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm cậy công lao, ỷ thế lộng hành. Nguyễn Huệ lần thứ hai đưa quân ra Thăng Long, chỉnh đốn mọi việc ở Bắc Hà, cho Ngô Văn Sở ở lại trông coi Thăng Long rồi rút quân về Phú Xuân. Từ đây, Bắc Hà chính thức sáp nhập và thuộc quyền cai quản của Nguyễn Huệ.

Năm 1787, trên bước đường cùng, Lê Chiêu Thống kém tài bất lực bỏ trốn sang Trung Quốc, cầu cứu nhà Mãn Thanh. Nhân cơ hội này, cuối năm 1788, vua Thanh Càn Long phát 29 vạn quân binh xâm lược nước ta, tiến về hướng Thăng Long.‌

Đầu năm 1789, Nguyễn Huệ thần tốc kéo quân ra Bắc, đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long. Thăng Long với cung điện đền đài qua binh lửa chiến tranh bị tàn phá nặng nề. Sau chiến thắng, triều Tây Sơn định đô ở Phú Xuân (Huế). Kinh đô Thăng Long cũ trở thành Bắc Thành, cũng đã giảm phần nào vị thế chính trị.

1.3 Các tác động kinh tế - xã hội

1.3.1 Sự hưng khởi của nền kinh tế hàng hoá và đô thị

Sự hưng khởi của nền kinh tế hàng hoá và đô thị, đặc biệt trong hai thế kỷ XVII - XVIII đã tác động mạnh mẽ đến việc tổ chức quản lý đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ giai đoạn này.

Có nhiều nhân tố tác động, cả về chính trị, kinh tế, xã hội đưa đến sự hưng khởi của nền kinh tế hàng hoá và đô thị. Ba thế kỷ XVI, XVII và XVIII, biến động chính trị nhiều và dữ dội nhưng không phải lúc nào cũng đưa đến tác động nghịch đối với sự phát triển kinh tế.

Thế kỷ XVI, đóng đô ở Thăng Long nhưng triều Mạc không quan tâm nhiều đến Thăng Long. Bên cạnh đó, đối với các hoạt động kinh tế, triều Mạc còn có cách nhìn tương đối cởi mở và thực dụng. Do đó, đời sống kinh tế Thăng Long thời Mạc cũng có phần khởi sắc, ít có sự gò bó, câu thúc bởi các quy định như thời Lê Sơ. Thợ thủ công trong các thôn, phường có các điều kiện để có thể tự do sản xuất, trao đổi hàng hoá. Đó là một nhân tố thuận lợi tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá ở Thăng Long - Kẻ Chợ trong các thế kỷ sau.

Bước sang chế kỷ XVII và XVIII, thái độ của triều đình Lê - Trịnh đối với các hoạt động sản xuất, buôn bán của cư dân Thăng Long - Kẻ Chợ và các thương nhân nước ngoài trong một số thời điểm có thể có sự dao động, thiếu nhất quán, hàm chứa nhiều mâu thuẫn nhưng cơ bản vẫn là sự khoan nhượng và thoáng mở.

Trên đà phát triển từ thời Mạc, Thăng Long - Kẻ Chợ thời Lê - Trịnh trở thành một đô thị có nền kinh tế hàng hoá phát triển, các quan hệ giao thương diễn ra nhộn nhịp không chỉ với các địa phương trong nước mà còn với cả nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh các tác động chính trị, những chuyển biến về kinh tế - xã hội trong nước và ở Thăng Long - Kẻ Chợ thời kỳ này cũng là nhân tố không nhỏ đưa đến sự hưng khởi của nền kinh tế hàng hoá:

- Mặc dù không nhận được sự ủng hộ, thậm chí bằng nhiều biện pháp để hạn chế, cản trở từ chính quyền phong kiến, theo quy luật khách quan, quá trình phân hoá và tập trung ruộng đất vẫn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đưa đến những chuyển biến sâu sắc trong đời sống nông dân và xã hội nông thôn. Một bộ phận nông dân không còn ruộng đất, chuyển sang làm các nghề thủ công. Kinh nghiệm tích luỹ cùng với việc học tập, chuyển giao công nghệ trong nước và quốc tế đưa đến những tiến bộ nhanh chóng về kỹ thuật sản xuất, điều này càng đẩy mạnh và xúc tiến các hoạt động thủ công nghiệp phát triển.

- Sự thay đổi và tăng lên về số lượng, quy mô của bộ máy quan liêu cai trị tại kinh thành, cùng với đó là nhu cầu kiến thiết cung điện, dinh thự cùng các sinh hoạt xa xỉ của đông đảo tầng lớp quý tộc, quan lại; nhu cầu buôn bán, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá của bộ phận thị dân đang phát triển mạnh mẽ về số lượng, tất cả tạo nên sức thu hút/nhu cầu tập trung một lượng lớn thợ thủ công tại kinh thành. Những người thợ này đến từ nhiều làng chuyên nghề khác nhau, mang theo nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất... Bản thân quá trình này cũng là một yếu tố kích thích nền kinh tế hàng hoá Thăng Long - Kẻ Chợ và các vùng ven phát triển, từ khâu sản xuất cho đến các hoạt động trao đổi, buôn bán các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Trên bình diện quốc tế, hai thế kỷ XVI và XVII được coi là “kỷ nguyên thương mại”. Sau những phát kiến địa lý của châu Âu, các luồng giao thương Tây -

Đông và hệ thống mậu dịch châu Á dần hình thành, chủ yếu bao gồm hai tuyến giao thương quốc tế ở Biển Đông. Thăng Long - Kẻ Chợ với ưu thế của một đô thị lớn nhất nước, hoạt động kinh tế nhộn nhịp, giao thông thuỷ thuận tiện, hội tụ nhiều thế mạnh trong việc thiết lập các mối quan hệ buôn bán với phương Tây, cũng như duy trì và mở rộng, phát triển các quan hệ buôn bán sẵn có với nước châu Á. Đây là nhân tố ngoại sinh quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và hưng thịnh của nền kinh tế hàng hoá Thăng Long - Kẻ Chợ trong các thế kỷ XVI, XVII và XVIII.

Dưới tác động của những nhân tố trên đây, diện mạo bức tranh kinh tế Thăng Long - Kẻ Chợ với sự hưng khởi của nền kinh tế hàng hoá được biểu hiện trước hết chính ở khâu sản xuất hàng hoá, chủ yếu tập trung ở sự phát triển đa dạng các ngành nghề thủ công nghiệp dân gian. Bên cạnh các làng nghề thủ công nghiệp kết hợp với nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác, xuất hiện hàng loạt các phường nghề, làng nghề chuyên nghiệp, tập trung ở tứ trấn, vùng ven đô và ngay tại các phường thôn trong kinh thành.

Các làng nghề, cụm làng nghề nổi tiếng tại tứ trấn như: làng nhuộm Đan Loan (Hải Dương); cụm 3 làng Chắm: Văn Lâm, Phong Lâm, Trúc Lâm ở Hưng Yên làm nghề thuộc da; cụm các làng Đề Cầu, Đại Bái ở Bắc Ninh làm nghề đúc đồng; cụm làng nghề dệt vùng La (La Phù, La Khê, La Cả - Hà Tây); các làng nghề tiện, sơn (ở Thường Tín - Hà Tây), làng gốm Bát Tràng (Bắc Ninh)... Các làng nghề, cụm làng nghề, phường nghề vùng ven đô chuyên một số mặt hàng thủ công với quy trình sản xuất phức tạp như: dệt (Trích Sài, Bái Ân, Trúc Bạch, Nghi Tàm), làm giấy (Yên Thái, Hồ Khẩu, Nghĩa Đô) ven Hồ Tây, đúc đồng Ngũ Xã... Trong khi đó, bản thân sự phát triển của kinh thành đã tạo ra lực hút những người thợ thủ công làng xã di cư ra Kẻ Chợ vừa sản xuất, vừa buôn bán, hình thành nhiều phường chuyên nghề, các phố chuyên mặt hàng về nhuộm, thuộc da, tiện, sơn, đúc bạc... trong kinh thành.

Hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá tại Thăng Long - Kẻ Chợ được thực hiện chủ yếu thông qua mạng lưới chợ và các cửa hàng với một đội ngũ các thợ thủ công - thương nhân đông đảo.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí