Các Cơ Chế Tự Trị - Tự Quản Trong Hoạt Động Quản Lý Đô Thị

Đối với chức vụ Phường trưởng, Thiên Nam dư hạ tập chép lệnh chọn được ban hành từ thời Hồng Đức: “quan các huyện châu chọn đặt xã trưởng, phường trưởng thì tìm chọn quân dân, những người có chức sắc của bản xã, người nào quả là con em nhà lương thiện, biết chữ, có hạnh kiểm rồi trình với quan huyện, châu. Quan huyện, châu khảo hạch, rồi chuyển lên bộ để thi hành. Nếu khám xét thấy các hạng quân và xã trưởng có người nào già yếu bệnh tật, không kham nổi công việc thì bắt về làm dân thường chịu dịch. Tất cả đều không được tâu man trá”. [37, 302]

Trên đây là quy định trong việc bổ dụng, còn đối với những người đang thực hành chức trách, đảm nhận các chức vụ trong bộ máy quản lý hành chính, để đánh giá, kiểm tra khả năng, kết quả công việc, làm cơ sở cho việc thăng giáng, thưởng phạt, ngoài các biện pháp ban hành luật lệnh và các điều cấm răn.., triều đình áp dụng chính sách "khảo khoá", "khảo công" theo định kỳ đối với quan lại.

Năm Cảnh Thống 4 (1501), ban chiếu quy định việc khảo khoá, theo đó cứ đến cuối năm định làm 3 bực thượng, trung, hạ mà xét công... Các quan viên tính suốt đủ hạn khảo khoá 9 năm thì cứ theo lệ thi hành thăng giáng". [8, 586]

Lệ khảo khoá quan lại trong kinh ngoài trấn thời Lê trung hưng tiếp tục được bổ sung trong nhiều lần ban bố lệnh dụ các năm sau đó. Qua mỗi lần, phép khảo khoá thăng giáng không giống nhau, chủ yếu với sự thay đổi của niên hạn. Theo quy định từ các năm Đức Long (1629- 1634), Cảnh Trị (1663- 1671) trở về trước, mỗi năm cứ một lần khảo khoá. Sau đó cho 1 năm là "kỳ hạn cấp bách quá" nên năm Chính Hoà 6 (1685) định lại 3 năm một khoá, dùng lại quy định 9 năm một lần thăng trật của thời Hồng Đức. Đến thời Vĩnh Thịnh (1705- 1719), Bảo Thái (1720- 1729) lại trở về niên hạn 3 năm để khảo khoá. Phép khảo được chia thành các bậc: bậc thượng, bậc trung và bậc hạ. “Viên nào siêng năng cẩn thận, công bằng thanh liêm, yêu thương hạ dân, làm lợi trừ hại, chính trị công bằng, xử kiện xong xuôi thì cho là bậc thượng; viên nào thương yêu hạ dân, trưng thu không nhiễu, việc quan không thiếu thì cho là bậc trung” [8, 586]. Còn ở bậc hạ là những “viên quan tầm thường, theo người mà tới lui, tham ô nhũng lạm, bỏ bễ hình án” [8, 586]. Những viên quan khảo được bậc thượng thì sẽ được thăng chức, bậc trung nếu đủ năm sẽ được đổi đi nơi khác và đương nhiên, ở bậc hạ, nếu khảo là tội nhẹ

thì bị biếm đuổi về, tội nặng thì bị sung quân, suốt đời không được bổ dụng. Đến năm 1689, định lại phép khảo khoá, chia làm 4 bậc là liêm cần, lười biếng, bình thường và tham quyệt, trong đó “người nào liêm cần quen việc, chiếu lệ được thăng bổ, người nào bình thường không có lỗi được lưu lại làm việc, người nào lười biếng bỉ ổi thì tống ra nơi ít việc ở ngoại phiên, người nào tham nhũng giảo quyệt thì đuổi về”. [8, 587]

Đối với quan lại thuộc bộ máy hành chính các cấp của Thăng Long, từ đầu Trung hưng, theo định lệ chung về niên hạn, việc khảo khoá được quy định: Ngự sử đài sẽ xét quan Phủ doãn và Đề lĩnh kinh thành. Phủ doãn xét quan tri huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương/Thọ Xương [8, 586].

Trong việc "định lệ khảo khoá quan viên dưới quyền cai quản", từ năm Hồng Đức 1 (1470) đã quy định: "Phàm trưởng quan các nha môn trong ngoài xét công các quan viên dưới quyền cai quản phải xét kỹ công việc đã trải làm, như có để lòng thương dân, được nhân dân yêu mến, và trong hạt số dân trốn đi ít, thì mới là xứng chức. Nếu hay đòi hỏi quấy rối, theo lòng riêng mà sinh tệ và trong hạt số dân trốn đi nhiều, thì là không xứng chức" [8, 583].

Thời Lê - Trịnh, đã có quan Phủ doãn Phụng Thiên do khảo khoá bị liệt vào hạng hạ khảo mà bị biếm chức, đó là trường hợp của Nguyễn Đăng Tuân, năm 1673 bị giáng từ Phủ doãn xuống làm Cấp sự trung.

- Cơ chế vận hành, giám sát hoạt động của bộ máy quản lý các cấp

Cùng với việc giao trách nhiệm quản lý theo lĩnh vực và phân cấp đơn vị hành chính cho từng chức vụ, nha môn, triều đình cũng đã ban bố nhiều lệnh dụ quy định các nguyên tắc, trình tự giải quyết công việc, quy chế kiểm soát, giám sát hoạt động quản lý giữa các nha môn phủ Phụng Thiên với triều đình cũng như với địa phương khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Trong quá trình thụ lý, xét xử các vụ án kiện tại kinh thành, đạo dụ ban hành năm Cảnh Trị 7 (1669) quy định: "các nha môn ở trong kinh...tuỳ việc mà khép vào tử tội, đã dâng tờ khải bẩm lên, phụng chỉ giao cho nha môn phúc nghị xét lại. Án hình nhẹ, thì giao cho quan Đề lĩnh tứ thành lang tướng, chiếu luật thi hành. Về án xử tử, các triều quan hội đồng bàn bạc, dâng tờ khải bẩm lên, việc nào xét lại

chuẩn cho là đáng lý, sẽ giao cho hành hình theo như luật pháp; nếu việc xét ra xử tử tội không đáng lý, thì tuỳ việc nặng nhẹ, khép quan sơ thẩm án ấy vào tội phạt, để răn quan chức không làm tròn chức vụ" [16, 449].

Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 8

Khi tiến hành tra án, nếu xét cần bắt người, các nha môn phủ Phụng Thiên sau khi "trình tờ khải bẩm lên và đã phụng chỉ chuẩn cho bắt", lúc đó "các viên văn chức nội giám phụ trách, chỉ đem tờ khải sao một đoạn về tên họ phạm nhân cho nã bắt, giao cho các viên ở nha phúc nghị tại Bộ Hình, rồi chuyển đi các quan Trấn thủ, Lưu thủ ở các xứ..." [16, 449].

Về thể thức kêu kiện, cũng là quy trình thụ lý, xét xử các loại án kiện, triều đình đều có những quy định việc lần lượt các cấp sẽ xét tụng, thụ lý án. Năm Vĩnh Trị 1 (1676) quy định: "ở trong kinh, những việc trộm cướp giết người, thưa ở nha môn Đề lĩnh. Nếu còn có bên chưa phục tình, thì nha môn cai đạo phúc lại án ấy. Nếu còn có kháng cáo nữa, thì nha môn Ngự sử, thẩm cứu lại án nào còn có tình oan uổng mới được xét hỏi lại mà kết nghĩ. Án này đến đây là chung kết" [16, 463]. Năm Vĩnh Thịnh 14 (1718), triều đình lại ban chỉ dụ quy định nếu nha môn Phủ doãn đã xét xử các vụ kiện về hộ hôn, ruộng đất và kiện vặt, nha môn Đề lĩnh đã xử các vụ trộm cướp, tuy nhiên, nếu bên nào chưa phục thì lúc này mới cho phép kiện lên Ngự sử đài. Ngự sử đài nhận đơn và chưa xử ngay, giao cho cai đạo tra xét cho rò rồi trình lại quan Ngự sử. Lúc đó, nha môn Ngự sử đài mới họp để kết án. Hoặc những vụ kiện các nha môn đã xử nhưng các bên cho là chưa thoả đáng thì làm tờ cung đoan kèm đơn khải kêu xin xét lại, lúc này sẽ giao cho các quan ở Ngũ phủ phủ liêu cùng bàn xét. [6, 299]

Mục Lệ soát tụng trong Lê triều hội điển quy định cụ thể về thời gian nha môn cấp trên soát lại các vụ án cấp dưới đã xử: "Ngày soát xét, định như sau: vào hạ tuần tháng 10, quan phủ soát án của quan huyện". Đối với các trấn, án do Thừa ty và các nha môn Trấn thủ, Lưu thủ xử do Hiến ty soát vào thượng tuần tháng 11. Riêng đối với các nha môn ở kinh thành, trực tiếp triều đình: "Hạ tuần tháng 11, Ngự sử đài soát án của Đề lĩnh, Phủ doãn" [20, 21].

Việc thực thi các quy định này ở Thăng Long như thế nào, chưa có nhiều tư liệu để kiểm định và đánh giá. Dưới đây dẫn nội dung diễn biến vụ tranh chấp đất đai năm 1677 giữa hai phường Kim Hoa và thôn Trung Tự phường Đông Tác khắc

trên văn bia Đông Tác phường Trung Tự thôn địa giới kiệt (Địa giới đất thôn Trung Tự phường Đông Tác) dựng năm Long Đức 2 (1733). Theo nội dung văn bia, Ngự sử đạo Thanh Hoa sau khi tra xét lại địa bạ và trực tiếp tra cứu đã phán quyết về từng khoảnh đất tranh chấp: "xét kỹ thì rò ràng đất ấy thuộc địa phận phường Đông Tác, khu đất và ao ở ngoài hào thành Đại La phải trả lại cho phường Đông Tác đúng như số liệu đo đạc... Phường Kim Hoa đã sai trái bán một số đất loại thượng hạng cho người ngoài, vì vậy càng không thể dung tha tội mạo chiếm đó, phạt phường Kim Hoa 30 quan cổ tiền". Văn bia không ghi cụ thể về quá trình xét xử vụ kiện tại nha môn huyện và Phủ doãn nhưng có thuật lại việc Ngự xử đài khiển trách: "vụ kiện này nha môn Phủ doãn biết phường Đông Tác đúng nhưng sao lại phán quyết chưa tình lý, nha môn huyện quan xét đoán chưa triệt lý lẽ, vì thế phạt 5 quan cổ tiền". Điều này cho ta biết là vụ kiện này đã được xét xử ở cả hai cấp huyện và phủ. Có thể thấy, vụ kiện dù phải xét xử nhiều lần, các bên tham gia có thể đều thấy chưa thoả đáng nên đã đưa án lên đến triều đình. Tuy nhiên, quá trình diễn ra vụ kiện đã được thực hiện theo đúng quy định của triều đình về trình tự các cấp thụ lý, xét xử án kiện.

Đối với việc thu các loại tiền của cả án kiện xét lần đầu và kết nghĩ (xét hỏi lại) do các nha môn tại kinh thành xét xử, theo quy định từ năm Cảnh Trị 9 (1671), dù là tiền phạt, tiền tạ lỗi, tiền bồi thường..."đều phải dâng tờ khải bẩm lên, đợi trên sai các viên Xá nhân và Tướng thần lại (của phủ Chúa) đi thu". Điều này khác với các nha môn phủ, huyện, châu đều là thuộc viên của Thừa ty và Hiến ty ở các trấn, hay ty này sẽ thu, không cẩn khải lên phủ Chúa [16, 458].

Riêng đối với các loại đảm lễ1, các nha môn ở kinh thành khi xử kiện đều được thu. Lệnh dụ năm Vĩnh Thọ 2 (1659) cho phép: "Nha môn phủ Phụng Thiên được ba đảm rưỡi: quan Phủ doãn được một đảm, quan Thiếu doãn được một đảm, quan Trị trung được nửa đảm, các lại viên chung một đảm, tính ra cổ tiền một quan bẩy tiền ba mươi đồng. Nha môn Đề lĩnh được ba đảm: quan Chưởng Đề lĩnh được một đảm, quan Phó Đề lĩnh được một đảm, các lại viên chung một đảm, tính ra cổ tiền một quan năm tiền. Huyện Thọ Xương, huyện Quảng Đức, mỗi nha môn được ba đảm, viên Huyện uý được một đảm, viên Thông phán được một đảm, các lại viên chung một đảm, tính ra cổ tiên một quan năm tiền". [16, 409 - 411]


1 Đảm lễ: lễ vật người đi kiện phải nộp tại nha môn ngay khi bắt đầu đệ đơn kiện. Thời Lê - Trịnh, mỗi đảm lễ được tính tương đương với 5 đồng cổ tiền.

Trong việc khảo khoá chuẩn bị cho các kỳ thi Hương, theo quy định năm Vĩnh Trị 3 (1678), sau khi phường trưởng khai báo đủ số học trò thông hiểu văn bài và trình lên, huyện quan căn cứ vào khai báo của từng phường tra xét lại rồi theo từng hạng (tam trường, tứ trường) để lấy đủ số học trò theo quy định, lập thành danh sách nộp lên Phủ doãn. Quan Phủ doãn "đều chiếu theo y như sổ của các quan huyện... mà làm ra hai sổ Khải bẩm văn (dâng lên vua) và cẩn khải (dâng lên phủ chúa). Nếu thấy sổ của quan huyện khai danh sách sai sự thực, có học trò tố cáo ra, thì chỉ được cải chính tên học trò ấy chứ không được đổi cả danh sách. Lại phải chiếu tên bị khiếu nại, đem ra khảo sát cho công bằng. Nếu nha môn nào khai sổ sai sự thực thì liền phải truy tố ngay, tuỳ việc nặng nhẹ mà luận tội". [16, 315 - 319]

Về nguyên tắc các công việc được giải quyết theo trình tự và thẩm quyền các cấp. Tuy nhiên, có những trường hợp, quy định của triều đình cho phép vượt cấp, nhất là những công việc khẩn cấp: "các quan huyện làm sổ sách không đưa trình quan cấp trên mình trước, mà vượt gửi thẳng lên nộp thì xử biếm phạt, nếu để chậm quá kỳ hạn mới nộp hay kiểm điểm không rò thì xử thêm một bậc, nếu có ý gian thì xử cách khác. Nhưng về việc khẩn cấp thì không theo luật này" [6, 374].

2.3 Các cơ chế tự trị - tự quản trong hoạt động quản lý đô thị

Bên cạnh hệ thống đơn vị hành chính cùng bộ máy quản lý hành chính, Thăng Long - Kẻ Chợ còn tồn tại những cơ chế tự trị - tự quản với các tổ chức có tên gọi, thể thức tập hợp, các chức danh, việc xây dựng hương ước, khoán lệ... tương tự như ở nông thôn.

Các cơ chế tự trị - tự quản tại Thăng Long đã tạo ra nhiều tác động, chi phối hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hoá, tổ chức cộng đồng... của cư dân đô thị.

Sự tồn tại và những biểu hiện tác động của các thiết chế tự trị - tự quản đối với đời sống dân cư Thăng Long chủ yếu được phản ánh qua nội dung của các tài liệu thư tịch bia ký, hương ước, khoán ước cùng một số văn bản luật pháp của triều đình.

Hương ước (khoán ước, khoán lệ, tục lệ...) là một biểu hiện của tính tự trị - tự quản làng xã. Ngay trong phần đầu của bản Kim Ngân đình thị lệ (Điều lệ chợ

đình Kim Ngân)1 lập năm Cảnh Thịnh 2 (1794) cũng đã thể hiện tinh thần này: "Triều đình có phép tắc của triều đình, làng xóm có lệ của làng xóm. Huống hồ phố ta vốn có nghề riêng là của báu quốc gia. Nếu không có khoán lệ ràng buộc thì lấy gì cấu kết lòng người. Nhân đó, tham chước cổ lệ mà định cách thức mới" [113, 49].

Ngoài phần kê chức dịch và mở đầu trên, bản khoán ước có 58 điều, đều là những quy định cụ thể, liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày, từ việc định lệ lễ vật tiến cúng các lễ tiết trong năm, lệ chúc mừng, điếu phúng đến lệ nạp tiền khi con gái xuất giá, các điều răn cấm về việc đánh bạc, giữ gìn nghề nghiệp, quy định mức đóng góp cống phẩm hàng năm...

Đối với các cuộc hội họp, sinh hoạt chung, điều 42 trong Kim Ngân đình thị lệ quy định: "mỗi khi hội họp đều điểm số, ai vắng mặt bị phạt tiền 1 mạch, cau trầu trình tương đương 36 văn. Những người có việc khẩn cấp thì tuỳ nặng nhẹ mà không áp dụng điều lệ này" [114, 58]. Còn, "trong phố có việc quan dịch thì đương dịch, cán sự trình với trưởng phố để thông báo với mọi người trong phố có mặt đầy đủ, chờ tam phiên, đương trưởng về bản phố chiếu theo sổ bạ điểm số, ai vắng mặt bị phạt 3 mạch tiền... có ai đi xa không kịp về mà quả có việc cần thiết thì châm trước" (Điều 49) [113, 60].

Đối với việc ngăn cấm tệ đánh bạc, Kim Ngân đình thị lệ quy định: "việc chơi cờ bạc ở đình, nhất thiết cấm hẳn. Nếu có ai lẻn chơi bị phát giác thì bắt cả bàn mỗi người một con lợn giá 3 quan tiền" (Điều 56) [113, 62]. Lê triều chiếu lịnh thiện chính cũng chép nội dung một lệnh dụ về việc cấm đánh bạc ở kinh thành tương tự ban bố từ năm Cảnh trị 1 (1663), trong đó quy định nếu bắt được người đánh bạc: "cho phép phường trưởng ở nơi đó tra xét, cùng với những người chứng kiến, bắt cả những chính phạm và tang vật". [16, 277]

Như vậy, có thể thấy nội dung những quy định trong khoán lệ này chính là sự bổ sung cho các điều khoản quy định của luật pháp nhà nước, cụ thể hoá tinh thần luật pháp nhà nước trong đời sống cộng đồng.


1 Năm Thiu Tr3 (1843), mt sđiu trong Kim Ngân chđình thlđược bsung thêm ni dung, nhưng cơ bn vn da trên cơ scác quy đnh được lp tnăm 1794. Trong lun văn chúng tôi sdng bn dch Kim Ngân chđình thlin trong: Đinh Khc Thuân chbiên (2006), Tc lctruyn làng xã Vit Nam, Nxb. Khoa hc xã hi, Hà Ni.

Thống kê qua một số tài liệu bia ký Hán Nôm, các chức danh tham gia công việc tự trị - tự quản ở các phường tại kinh thành Thăng Long giai đoạn này có: hương nhiêu, hương lão, thượng toát (kê ở phần chức dịch tại thời điểm lập Kim Ngân đình thị lệ năm 1794). Văn bia Dũng Hãn giáp bi ký (Bài ký bia giáp Dũng Hãn) lập năm Cảnh Hưng 44 (1783) kê các chức danh cán đương, viên mục.

Cán đương là chức danh giúp việc cho bộ máy hành chính cơ sở, ở Thăng Long, đó là cấp phường.

Viên mục, hương lão, hương nhiêu là các chức danh của bộ máy tự trị, thời Nguyễn đây là các chức danh của Hội đồng kỳ mục trong làng xã.

Những người đảm giữ chức danh này, một mặt, họ là những người thay mặt cho cho thôn phường tham gia điều hành, thực thi các công việc ở địa phương. Mặc khác - họ còn là những người giúp và hỗ trợ cho phường trưởng thực thi các công việc quản lý hành chính tại cơ sở.

Cũng như ở nông thôn và ít nhất là từ thế kỷ XVII, "giáp" trở thành một hình thức tổ chức cộng đồng khá phổ biến ở Thăng Long. Văn bia Chiêu Thiền tự tạo lệ bi (Bia tạo lệ chùa Chiêu Thiền) dựng năm Thịnh Đức 4 (1656) đặt tại chùa Láng (nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa) cho biết phường Công Bộ có hai giáp Đông và Đoài. Tạo lệ bi ký (Bài ký bia tạo lệ) của đền Bạch Mã dựng năm Cảnh Hưng 42 (1781) và Văn chỉ bi ký (Bài ký bia văn chỉ) phường Hà Khẩu dựng năm Cảnh Hưng 35 (1774) đều cho biết phường Hà Khẩu (thời Lý, Trần, Lê Sơ gọi là phường Giang Khẩu, nay là khu vực phố Hàng Buồm) huyện Thọ Xương được chia thành 3 giáp là Mật Thái, Bắc Thượng và Bắc Hạ. Nhiều phường khác tại kinh thành cũng được chia thành các giáp. Bia Cao Sơn Tây Hưng miếu (Miếu Tây Hưng thờ thần Cao Sơn) dựng thời Lê Chính Hòa (1680 - 1705) đặt tại đình Đông Các phường Thịnh Quang huyện Quảng Đức cho biết phường Thịnh Quang lúc này có giáp Mỹ Phê. Đình “Cổ Vũ Đông giáp” (hiện ở 85 phố Hàng Gai) vốn là đình của giáp Đông phường Cổ Vũ, huyện Thọ Xương...

Nguyên tắc tổ chức giáp ở Thăng Long gần giống với quan niệm về cách thức tổ chức giáp của Trần Từ, cho rằng: "Giáp là tổ chức tập hợp người theo lứa tuổi kết hợp với quan hệ huyết thống của nam giới. Một giáp gồm các đinh nam từ

khi lọt lòng đã làm lễ vọng giáp đến cụ ông cao tuổi nhất của nhiều dòng họ, xóm ngò khác nhau, được chia thành nhiều mâm hay bàn". [119, 83]

Chức năng của giáp trong đời sống cư dân Thăng Long gồm các việc từ tổ chức lễ nghi thờ cúng, chuẩn bị cỗ bàn, tham gia cắt đặt tuần phòng, quan dịch... Tạo lệ bi ký dựng năm Cảnh Hưng 42 (1781) và Văn chỉ bi ký dựng năm Cảnh Hưng 35 (1774) dẫn ở trên đều cho biết ba giáp Mật Thái, Bắc Thượng và Bắc Hạ có nhiệm vụ cùng trông nom, sửa chữa miếu từ, lo việc thờ cúng thần tại đền Bạch Mã và các vị tiên hiền khoa bảng của phường. Trấn Quốc tự bi (Bia chùa Trấn Quốc) lập năm Dương Hoà 3 (1637) chép việc tu sửa chùa Trấn Quốc thuộc địa phường Yên Hoa, huyện Quảng Đức, trong đó: "toàn thể trên dưới trong giáp, trong phường bàn bạc đồng lòng ưng thuận chiếu theo đầu người của các giáp, tuỳ dân số trong phường nhiều hay ít mà định mức đóng góp...".

Thống kê trong Kim Ngân đình thị lệ, các chức danh quản lý giáp có: trùm giáp, trùm lệnh trưởng, trùm cự bàn; Dũng Hãn giáp bi ký ghi chức giáp trưởng. Việc chọn các chức danh quản giáp này do: "bản phố họp định viên nào từ thứ hạng luân lưu thăng lên giáp bàn, cùng đệ nhất viên chưa mãn hạn hương ẩm của phố mà luân lưu thăng lên đến đệ nhị thứ viên, thì nạp đơn xin bản phố chiếu xét theo khoán lệ, cho luân lưu thăng lên giáp bàn đệ nhất. Nếu viên nào không khao vọng thì chỉ dừng ở đệ nhị thứ, không được thăng nữa" (Điều 31), hoặc "lệ từ thứ sang làm trưởng, từ trùm cự bàn đệ tứ viên trở xuống kế tiếp luân phiên đến hết thì lại quay trở về đầu. Mỗi trưởng đảm nhận 3 tháng, không kể tháng nhuận, mỗi năm có 4 vị trưởng" (Điều 26). [113, 55 - 56]

Trong kết cấu dân cư của Thăng Long - Kẻ Chợ, phần lớn là những người di cư, họ có nguồn gốc xuất thân hoặc là con cái gần gũi của những người nông dân. Khi ra thành thị, về mặt văn hoá - tâm lý, tinh thần cộng đồng làng xã mang theo từ làng quê gốc vẫn tồn tại rất sâu đậm.

Cũng vì thế, ngoài việc duy trì các khoản tiền đóng góp cho những lợi ích chung hoặc phục vụ những công trình công ích ở quê gốc, về quê thăm hỏi họ hàng, làng xóm trong những dịp lễ tết, tham gia hội họp với dân quê như những "thành viên danh dự", tại Kẻ Chợ, những người thợ thủ công còn dựng nên những ngôi đền, miếu thờ vọng, tổ chức hội hè, lễ tiết theo nghi thức của hội làng, giúp

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí