Các Biện Pháp Hành Chính Quản Lý Dân Cư

đỡ, bảo vệ quyền lợi sản xuất, buôn bán của nhau trong những phố nghề, phường nghề ở kinh thành... Thông qua những hoạt động này, mối liên kết, tương trợ về kinh tế - văn hoá theo tâm lý "buôn có bạn, bán có phường" được duy trì và củng cố thường xuyên, bền chặt hơn.

Từ thế kỷ XVII, việc buôn bán của những người thợ nhuộm và buôn bán vải lụa gốc Đan Loan tại chợ Hoa Lộc tại phường Thái Cực đã rất phát đạt. Tấm bia Hoa Lộc thị bi ký (Bài ký bia chợ Hoa Lộc) lập năm Vĩnh Thịnh 2 (1706) ghi việc những người ở xã Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay thuộc tỉnh Hải Dương) buôn bán và lập nên chợ Hoa Lộc: "chợ do các ông họ Lê, họ Phạm, họ Vũ, họ Đào dấy lòng từ thiện, hoặc tiến cúng của nhà, hoặc đóng góp đất đai, hoặc quyên tiền của mà dựng nên. Có ngôi đình giữa chợ, để phụng thờ tiên thánh tiên sư và thờ vọng phúc thần bản xã... Nay dân có chợ, chợ lại có đình, việc đó không phải là việc nhỏ, cho nên toàn dân tôn các ông làm hậu thần, bốn mùa hưởng phần cúng tế". [35, 70]

Năm Bảo Đại 9 (1929), văn bia Đan Loan Hoa Lộc thị bi ký (Bài ký bia chợ Hoa Lộc làng Đan Loan) việc lập chợ vẫn còn được nhắc lại: "Dân làng ta, xưa nay nhiều người tản đi buôn bán ở các tỉnh, nhưng số trú ngụ tại Hà thành nhiều hơn, cũng sống về nghề buôn bán và nổi tiếng về nghề nhuộm. Đến năm Vĩnh Thịnh đời Lê (1705 - 1719), các cụ tổ tiên làng ta sẵn lòng sẵn của, họp những người làng trú ngụ ở đây, quyên góp gia tư, mua một khu đất tư ở phố Hàng Đào phường Đại Lợi (xưa gọi là phường Thái Cực) dựng ngôi đình để thờ vọng vị thần ở làng cũ và thờ vị tiên sư nghề nhuộm, cùng với các tiên hiền, tiên tổ 7 họ. Từ đấy về sau, có chỗ

thờ thần mà cũng có chỗ để người làng họp bàn công việc. Nơi phồn hoa quây quần trở thành đông đúc, chợ1 tên là chợ Hoa Lộc và ngôi đình gọi là đình Hoa Lộc. Làng ta có chợ, chợ ta có đình, đã từ lâu rồi. Làng có lệ làng, chợ có lệ chợ, giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ cho nhau, điều lệ rành rành đâu ra đấy, phong tục thuần hậu không có gì đáng bàn cãi". [2, 61]

Tại kinh thành, bên cạnh chợ Hoa Lộc, chợ Cửa Đông cũng là chợ lớn và có truyền thống buôn bán nhiều mặt hàng vải lụa. Khi chợ Hoa Lộc ngày càng được


1 Các chữ "Chợ" ở đây không có nghĩa là nơi hội họp mua bán, mà là chỉ tập thể những người trong làng ra sống ở Kẻ Chợ.

mở rộng thì việc cạnh tranh giữa hai chợ Hoa Lộc, Cửa Đông ngày càng gay gắt. Gia phả họ Phạm ở Đan Loan chép: "Vào khoảng thời Chính Hoà (1680 - 1705) chợ Hoa Lộc và chợ Cửa Đông đều phát triển nghề nhuộm cạnh tranh lẫn nhau, kiện tụng nhau. Toàn chợ họp tôn ông Bảo cùng ông Tham chính họ Lê làm trùm chợ chủ trì mọi việc, cử hai ông họ Vũ và họ Đào làm thủ khoán giúp việc thêm, quyên tiền và tài sản đến kiện ở phủ Thừa chính. Quan phủ Thừa chính xét cho chợ ta được chuyên nhuộm và bán vải màu hồng, còn chợ Cửa Đông chỉ được bán vải màu tạp sắc. Sau đó chợ ta truy bốn ông làm bậc tiên triết và phối thờ cùng bản nghệ tiên sư". [92, 146]

Giống như những người nhuộm quê gốc Đan Loan, thợ đúc đồng từ năm xã ở (Bắc Ninh), thợ vàng bạc Trâu Khê (Hải Dương), thợ giày hài (Hưng Yên), thợ tiện từ Nhị Khê (Hà Tây), thợ làm quạt ở Đào Xá, thợ sơn từ Bình Vọng, Hà Vĩ (Hà Tây)... đều dựng nên những ngôi vọng từ ở Kẻ Chợ, lấy đó làm nơi hội họp, cúng lễ, thể hiện tâm tưởng không quên quê hương bản quán.

Sự gắn kết, ý thức cộng đồng của những người thợ cùng quê, có chung nghề nghiệp còn được thể hiện bằng những quy định ràng buộc trách nhiệm của mỗi thành viên đối với công việc, nghề nghiệp của bản thân cũng như của phường hội. Chính điều này đã góp phần giữa gìn, duy trì nghề nghiệp truyền thống của những phường nghề thủ công tại Kẻ Chợ. Điều 52 trong Kim Ngân đình thị lệ quy định: "nghề riêng của phố ta là của báu quốc gia, từ trước đã thành khuôn thước, phải giữ phép phụng sự công việc không thể xem nhẹ. Nếu có ai nhôn nhạo, xem thường phép tắc, bản phố tra xét mà đúng thì sẽ bị phạt 1 con trâu giá 5 quan tiền, hoặc viên nào đi tra xét có ý thiên lệch cũng bị phạt như trên". [113, 61]

Đối với những người ngoại quốc đến Thăng Long - Kẻ Chợ sinh sống, buôn bán, ngoài việc tuân theo những quy định pháp luật, phong tục, chịu các loại thuế và sự quản lý của triều đình, chính quyền địa phương nước sở tại, mỗi cộng đồng đều có những cách thức riêng tập hợp, tổ chức nhằm liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh buôn bán.

Người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ giai đoạn này chiếm số lượng đông nhất vẫn là những thương nhân Hoa kiều. Ngay từ thời Lê Sơ, Nguyễn Trãi

trong Dư địa chí đã nói tới phường Đường Nhân (phố Hàng Ngang ngày nay) là khu vực tập trung Hoa kiều ở Thăng Long. Vào thế kỷ XVII, khi nhà Minh bị lật đổ, một số lớn Hoa kiều đã đến cư ngụ và buôn bán ở Thăng Long - Kẻ Chợ. Chúa Trịnh đã cho họ trú ngụ, mở cửa hiệu buôn bán tại phường Hà Khẩu (nay là khu vực phố Hàng Buồm, trước đây còn được gọi là phố Hoa Kiều) và Diên Hưng (phố Hàng Ngang). Ngoài ra, những phố có Hoa kiều sinh sống còn có phố Phúc Kiến (Lãn Ông), Mã Mây. Thương nhân Hoa kiều cư trú ở Thăng Long - Kẻ Chợ phần lớn quê gốc hai tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến.

Hoa kiều là những người có tinh thần cộng đồng hải ngoại và tính tương trợ cao. Tại Thăng Long - Kẻ Chợ, theo truyền thống, Hoa kiều gốc từng tỉnh (Quảng Đông, Phúc Kiến) đều tổ chức thành một “bang”, bầu ra bang trưởng để trông coi việc chung. Mỗi bang có một chỗ làm việc gọi là “Hội quán”, vừa là nơi thờ cúng, đồng thời là nơi tụ họp và bàn công việc kinh doanh buôn bán. Việt Đông hội quán bi ký (Bài ký bia hội quán Việt Đông) lập năm Quý Hợi niên hiệu Gia Long (1803) ghi việc Hoa kiều người Quảng Đông đã nhiều nhà, nhiều đời sinh sống ở Thăng Long. Năm Kỷ Mùi (1779), các vị Hoa kiều cao tuổi đã cùng nhau góp tiền của công đức, mua đất và khởi công xây dựng hội quán, đến đầu năm Canh Thân (1800) hoàn thành. Tốn phí hơn 7.000 quan tiền kẽm... [35, 69]. Muộn hơn người Quảng Đông, theo Phúc Kiến hội quán hưng sáng lục (lập năm Gia Long 16 (1817), Hội quán của người Phúc Kiến (hiện ở số 40 phố Lãn Ông) được "các nhà buôn người Phúc Kiến sống nhiều đời ở Thăng Long góp tiền xây dựng.., năm Bính Tý (1816) công việc hoàn thành, rước thần tượng an vị thờ phụng", bia còn cho biết tên của 32 Hoa kiều đóng góp tiền cho việc xây dựng này. [35, 73]

Bên cạnh Hoa kiều, từ thế kỷ XVII, bắt đầu xuất hiện những thương nhân phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) đến Kẻ Chợ buôn bán. Với sự cho phép của chúa Trịnh, nhiều thương điếm của người châu Âu đã được thiết lập tại kinh thành.

Về mặt tổ chức, thương điếm có chức năng của một văn phòng đại diện thương mại nước ngoài. Thông qua thương điếm, các công ty, tổ chức buôn bán của người châu Âu thực hiện việc quản lý, kiểm soát các công việc kinh doanh, buôn bán của mình tại nước sở tại.

Năm 1637, Công ty Đông Ấn Hà Lan được chúa Trịnh cho phép mở một thương điếm ở Phố Hiến, năm 1645, trụ sở chính của thương điếm được dời lên Kẻ Chợ. Năm 1663, thương điếm này đóng cửa, hai năm sau lại tiếp tục hoạt động cho đến năm 1700 thì đình chỉ hẳn.

Chậm hơn người Hà Lan, năm 1673 Công ty Đông Ấn Anh mới được phép lập một thương điếm ở Phố Hiến. Sau nhiều lần vận động, tháng 6 năm 1675, người Anh đã được phép cư trú tại Kẻ Chợ, nhưng vẫn không được xây nhà. Đến năm 1683, người Anh mới chính thức được mở thương điếm tại Kẻ Chợ. Thương điếm này hoạt động được 14 năm, cho tới năm 1697 thì đóng cửa.

Đứng đầu một thương điếm là chức Trưởng thương điếm. B.Maybon trong Những người châu Âu ở nước An Nam thuật lại việc năm 1695, khi Công ty Đông Ấn Anh tiến hành các bước thăm dò chuẩn bị cho việc thiết lập thương điếm tại Đàng Trong: "nếu được chứng tỏ rằng việc buôn bán có thể trở nên thuận lợi thì họ (tức Công ty Đông Ấn Anh - NNP) sẽ thành lập một thương điếm, miễn là nhà vua thuận ý ban cho những đặc quyền mà công ty đã được hưởng ở các nước khác", trong đó có đề cập đến quyền hạn của chức Trưởng thương điếm:

- "Trưởng thương điếm được quyền xét xử tất cả mọi trường hợp liên quan tới người Anh và những trường hợp liên quan tới những mắc míu giữa người Anh và người bản xứ.

- Trưởng thương điếm được quyền xử phạt những người làm tạp dịch và hầu hạ (trả theo mức lương thông thường trong nước) khi họ mắc lỗi". [43, 47-48]

Tổ chức của mỗi thương điếm ngoài người đứng đầu đại diện, mỗi thương điếm đều có một mạng lưới các mại biện thương điếm. Đây là những người trực tiếp làm các công việc mua hàng hoặc đặt hàng gia công từ dân chúng Kẻ Chợ và những vùng lân cận. Họ thường trú ở Kẻ Chợ, có thể là nhân viên công ty, những người trung gian Việt Nam hoặc nước ngoài (thường là người Nhật Bản hoặc Trung Quốc). Họ thường xuyên đi các nơi tìm nguồn hàng, đặt hàng trước, nhận hàng đem về tích trữ tại kho của thương điếm, khi tàu buôn ngoại quốc đến Kẻ Chợ là có thể cất hàng ngay mà không phải chờ đợi. Chính nhờ có những người này, hoạt động trao đổi buôn bán của thương nhân phương Tây tại Kẻ Chợ đã thuận lợi hơn nhiều.

Tiểu kết


01. Quy hoạch hệ thống thành luỹ thời Mạc và Lê Trung hưng - cũng như các triều Lý, Trần và Lê Sơ trước đó đều nương theo, thích ứng với địa hình tự nhiên.

Trong kinh thành, về cơ bản, vẫn bao gồm hai khu chức năng: khu thành chính trị - hành chính và khu kinh tế - dân gian. Tuy nhiên, với việc mở rộng và tăng cường vai trò của phần thị (khu vực kinh tế - dân gian), sự chuyển dịch cơ cấu quyền lực từ Hoàng thành ra ngoài phủ Chúa xây dựng bên những phố xá dân cư đông đúc nhộn nhịp, tạo nên sự đan xen giữa thành thị, trước hết là mặt cư trú, sau kéo theo và tác động sang các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội ở kinh thành.

02. Trong lĩnh vực tổ chức quản lý, tính đặc thù của đô thị Thăng Long với vai trò trung tâm hành chính - chính trị đất nước biểu hiện trên hai khía cạnh. Một mặt, cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính, bộ máy quản lý các cấp tại kinh thành Thăng Long thuộc hệ thống chính quyền chung của nhà nước (với cơ cấu đơn vị hành chính phủ, huyện, thôn, phường). Mặc khác, là khu vực hành chính đặc biệt, cơ cấu đơn vị hành chính, việc thiết lập cùng các nguyên tắc vận hành bộ máy quản lý, cơ chế tuyển chọn, bổ dụng, thưởng phạt đều có những đặc điểm riêng. Trong quá trình hoạt động, bộ máy quản lý tại kinh thành chịu sự tác động, chi phối trực tiếp từ triều đình, với các cơ chế giám sát đặc thù.

03. Tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu đơn vị hành chính các cấp kinh thành Thăng Long thời Mạc, Lê - Trịnh cơ bản vẫn trên cơ sở kế thừa các đơn vị hành chính và cơ cấu quản lý các cấp thời Lê Sơ. Kinh thành Thăng Long là đất của phủ Phụng Thiên, trực thuộc chính quyền trung ương, chia thành hai huyện Vĩnh Xương/Thọ Xương và Quảng Đức. Đứng đầu việc cai trị phủ Phụng Thiên có chức quan Phủ doãn và Đề lĩnh; mỗi huyện, đứng đầu có chức Huyện uý/Tri huyện. Phường - đơn vị hành chính cấp cơ sở - đứng đầu là Phường trưởng.

Tuy nhiên, trước những biến đổi/tác động của đời sống kinh tế - xã hội, nhằm củng cố bộ máy cai trị, tăng cường hiệu quả quản lý, nhiệm vụ, chức trách, các nguyên tắc tổ chức, vận hành, cơ chế giám sát, quản lý bộ máy quản lý hành chính các cấp tại kinh thành đã được bổ sung, cụ thể hoá trên nhiều phương diện.

Cuối thế kỷ XVIII, khi Thăng Long trở thành thủ phủ của Bắc thành, cơ cấu quản lý Thăng Long bắt đầu có sự thay đổi.‌‌

03. Bên cạnh các thiết chế quản lý quan phương đô thị, Thăng Long - Kẻ Chợ còn tồn tại những cơ chế tự trị - tự quản. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động, hình thức biểu hiện của các cơ chế tự quản này đa dạng, phong phú, nó phản ánh sự đa dạng trong kết cấu, thành phần cư dân, phong tục tập quán, tính chất đặc thù nghề nghiệp, quan hệ - kết cấu kinh tế - xã hội tại đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ.

Thông qua các hình thức tổ chức này mà trách nhiệm, tính liên kết của mỗi thành viên trong/với cộng đồng được ràng buộc, quy định cụ thể, rò ràng và bền chặt hơn.

Đối với hoạt động quản lý đô thị, hình thức tổ chức và hoạt động của cơ chế tự trị - tự quản vừa là sự bổ sung cho tinh thần luật pháp, các quy định của chính quyền phong kiến, vừa thể hiện tính "độc lập" tương đối của mỗi cộng đồng cư dân đô thị.

CHƯƠNG 3

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THĂNG LONG THẾ KỶ XVI - XVIII


3.1. Quản lý dân cư

3.1.1. Các biện pháp hành chính quản lý dân cư

Với vị trí, ưu thế, tác động và nhu cầu của một trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế cả nước, diện mạo cơ cấu dân cư đô thị Thăng Long là kết quả của quá trình hội tụ các bộ phận cư dân di cư đến từ nhiều vùng miền của đất nước. Giữa họ có sự khác biệt về nghề nghiệp, tri thức, nguồn gốc và địa vị xã hội..; khác biệt trong mục đích di cư cũng như vai trò mỗi tầng lớp trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội ở kinh đô. Họ hội tụ về Thăng Long mang theo tập tục, lối sống, tôn giáo tín ngưỡng.., tạo nên tính đa dạng trong đời sống văn hoá tinh thần và vật chất của cư dân Thăng Long.

Hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đó, cư dân Thăng Long - Kẻ Chợ ba thế kỷ XVI - XVIII đã bộc lộ rất rò tính chất đa dạng, đa thành phần trong kết cấu dân cư... Với một đối tượng dân cư có kết cấu đa dạng, tập hợp đầy đủ các tầng lớp từ thượng lưu cho đến bình dân, hạ đẳng, thuộc hai đẳng cấp thống trị và bị trị, vấn đề quản lý hành chính dân cư Thăng Long trở thành mối quan tâm thường xuyên của bộ máy chính quyền quan liêu. Quản lý hành chính dân cư của nhà nước phong kiến có đặc điểm chung là để đảm bảo và duy trì sự ổn định, trật tự tôn ty xã hội theo các chuẩn mực đạo đức, lễ giáo phong kiến. Tuy nhiên, bên cạnh việc thoả mãn những quyền lợi chung, với từng đối tượng, thành phần cư dân, liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhà nước phong kiến, việc quản lý hành chính dân cư đều đặt ra những yêu cầu riêng, phù hợp với nghề nghiệp và đặc điểm của tầng lớp đó.

Thời Lê - Trịnh và nhất thời Mạc, tư liệu chưa cho phép xem xét, đánh giá vấn đề quản lý hành chính dân cư từ nhiều góc độ (chẳng hạn như quản lý lãnh thổ hành chính dân cư), việc quản lý hành chính dân cư giai đoạn này chủ yếu được nhìn nhận thông việc quản lý thành phần/tầng lớp dân cư: quan lại, Nho sĩ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công... trong kết cấu dân cư xã hội phong kiến truyền thống.

3.1.2 Quan lại, Nho sĩ, binh lính

- Quan lại: Trong xã hội quân chủ theo mô hình Nho giáo, quan lại - Nho sĩ là tầng lớp nắm quyền lực xã hội. Do sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân, quyền lực và địa vị xã hội, tài sản chiếm hữu.., tầng lớp này không thuần nhất, từ quan lại trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính quan liêu cho đến những Nho sĩ lên kinh học tập chờ ứng thí, binh lính quân đội...

Tầng lớp quan lại ở Thăng Long gồm hai bộ phận. Thứ nhất, họ là quan lại trong bộ máy chính quyền trung ương (thời Lê - Trịnh bộ phận này về mặt tổ chức lại gồm hai hệ thống: thuộc triều đình và Ngũ phủ phủ liêu bên phủ Chúa). Cả khi làm quan và hưu trí (trừ số trở về làng quê gốc), họ và con cháu họ tiếp tục ở lại Thăng Long - Kẻ Chợ sinh sống. Bộ phận thứ hai là quan lại địa phương, trên nguyên tắc, họ là người thay mặt nhà vua và triều đình trực tiếp cai quản, trấn giữ kinh thành.

Cả hai bộ phận này, họ vừa là những người quản lý, cũng đồng thời là một bộ phận của cư dân đô thị - theo quan chế - họ đều được triều đình trả lương, cấp đất ở, hưởng các chế độ bổng lộc, miễn lao dịch và binh dịch cùng nhiều chế độ ưu đãi như ban cấp tiền và người theo hầu khi về hưu (dân huệ lộc), được hưởng tiền tuất, tiền tự sự (tiền thờ cúng) khi chết, được hưởng những đặc quyền pháp lý (miễn giảm tội và chuộc tội bằng tiền). Trong quy chế sinh hoạt, từ nhà cửa, phẩm chất vải lụa và màu sắc quần áo, xe kiệu đồ dùng của quan lại các cấp so với thứ dân cũng đều được triều đình quy định rất cụ thể. Chỉ có quan lại cao cấp mới được phép xây nhà gạch, đi ngựa, mặc áo thanh cát, dùng các loại sa Tầu và đoạn Tầu, các đồ dùng sơn son thếp vàng. Ngược lại, thứ dân tuyệt đối không được phép xây nhà bằng gạch, nhà không cao quá kiệu quan, mặc áo không được dùng lĩnh và vải lụa, không được đi ngựa...

Năm 1723, chúa Trịnh ban lệnh chuẩn định tuỳ theo phẩm hàm mà cấp ruộng đất cho quan lại làm việc sống ở kinh thành [5, 549]:


Quan tước

Diện tích đất vườn

Nhất phẩm

3 mẫu

Nhị phẩm

2 mẫu

Tam phẩm

1 mẫu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 9

5 sào

Ngũ phẩm

3 sào

Lục phẩm

2 sào

Thất phẩm

2 sào

Bát phẩm trở xuống

1 sào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022