- Nguyễn Tránh: vốn là Phủ doãn dưới triều Mạc (chưa rò thời gian nào). Tháng 1/1593, Nguyễn Tránh bị quân Trịnh bắt ở huyện Hoành Bồ, xứ Yên Quảng.
- Vũ Chân: ng−ời xã Bình Lãng Th−ợng, huyện Thiên Lộc. Tháng 1/1631, sau 18 năm bị Nguyễn Hoàng ngăn trở, Vũ Chân - khi đó đang là Hiến sát phó sứ Thuận Hoá đã cùng với Mậu L−ơng hầu Bùi Văn Tuấn chạy được về Thăng Long. Chúa Trịnh biết việc này, sau khi hỏi Vũ Chân tình hình ở vùng đất phiên trấn đã ban th−ởng rất hậu, cho làm Phủ doãn phủ Phụng Thiên, ban cho mũ, đai, triều phục.
- Nguyễn Đình Chính: người huyện Quảng Xương (Thanh Hoá), đậu Tiến sĩ khoa thi năm Khánh Đức 4 (1652). Tháng 3/1665, được thăng Phủ doãn phủ Phụng Thiên, đến tháng 9/1666, lại được bổ làm Tham chính xứ Kinh Bắc. Sau thăng Tả thị lang bộ Binh, Nhập thị kinh diên.
- Đào Công Chính: người Vĩnh Lại (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Bảng nhãn khoa Vĩnh Thọ 4 (1661). Tháng 9/1666 ông được bổ chức Phụng Thiên Phủ doãn. Sau khi giữ chức Phủ doãn, ông được cử làm Chánh sứ, Hữu thị lang bộ Hình.
- Ngô Sách Dụ: (Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi là Ngô Sách Tuân) người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn (Bắc Ninh), Giải nguyên năm 25 tuổi, Tiến sĩ khoa thi năm Bính Thìn 1676. Tháng 9/1673, do Ngô Sách Dụ - khi đó đang giữ chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên "coi việc trường thi, ngầm đem sách và văn cũ vào trường, riêng cho người nhà viết thay quyển thi, trà trộn đưa vào chấm lấy đỗ để chiếu theo giá đã định, khoét lấy tiền của của người ta. Việc bị phát giác, Sách Dụ bị tội đồ”.
- Nguyễn Đăng Tuân: người xã Hoài Bão, huyện Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh), Tiến sĩ khoa thi năm Dương Đức 2 (1673). Tháng 10/1691, triều đình tổ chức đợt khảo công các quan. Phủ doãn Phụng Thiên Nguyễn Đăng Tuân bị liệt vào hạng hạ khảo, bị biếm chức cách nhiệm, giáng xuống làm Cấp sự trung
- Nguyễn Quýnh: năm 1776 được chúa Trịnh cho làm thự Phụng Thiên Phủ doãn.
- Nguyễn Bá Lan: người Cổ Linh, huyện Gia Lâm, đỗ Tiến sĩ khoa Ất Tỵ 1785. Tháng 1/1787 - khi đang giữ chức Phủ doãn Phụng Thiên - Nguyễn Bá Lan theo ngự giá đi tế Nam Giao. Theo lệ, khi đi tế Giao, vua đi ra và trở về bằng cửa Đại Hưng, giữ chìa khoá và đóng mở cửa này do Phủ doãn Phụng Thiên phụ trách. Bấy giờ, do Nguyễn Bá Lan đi sau, khi nhà vua về cung chờ chìa khoá mở cổng, lâu không vào được, triều thần muốn nghiêm trị nhưng vua đã tha cho Nguyễn Bá Lan tội này.
- D−ơng Kim Ao: tháng 12/1525 được bổ làm Đề lĩnh tứ thành quân vụ sự, phong Đoan Lễ hầu.
- Nguyễn Đình Huấn: Huấn trung hầu Nguyễn Đình Huấn do giữ chức vụ Đề lĩnh " kinh kỳ được yên tĩnh" nên từ tháng 8/1765 được thăng làm Tham đốc.
Có thể bạn quan tâm!
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 4
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 5
- Cơ Cấu Đơn Vị Hành Chính Và Tổ Chức Bộ Máy Quan Lại
- Các Cơ Chế Tự Trị - Tự Quản Trong Hoạt Động Quản Lý Đô Thị
- Các Biện Pháp Hành Chính Quản Lý Dân Cư
- Thợ Thủ Công - Thương Nhân, Nông Dân
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Ngoài ra, Hoàng Lê nhất thống chí còn nhắc đến tên những người giữ chức Đề lĩnh thời Lê mạt như: Bùi Nhuận (coi quân Kim Ngô, lĩnh chức Đề lĩnh tứ thành), Đề lĩnh tứ thành Phạm Như Tùng (người huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam), Phó Đề lĩnh (sau thăng Đề lĩnh) Nguyễn Viết Triệu (người làng Thanh Tuyền, huyện Nam Đường).
Huyện Quảng Đức, Vĩnh Xương/Thọ Xương: Dưới Phủ doãn và Đề lĩnh, đứng đầu hai huyện Thọ Xương, Quảng Đức là chức Huyện uý, sau đổi thành Tri huyện. Theo quan chế đời Hồng Đức, Tri huyện thuộc văn giai, hàm chánh thất phẩm. Giúp việc cho Tri huyện trong nha môn có chức Thông phán, "Thông phán hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức... hàm tòng thất phẩm”. [3, 358]
Đối với các quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của Tri huyện, theo Lê triều chiếu lịnh thiện chính, năm Dương Đức 3 (1674), huyện lệnh là quan gần với dân, không thể không cẩn trọng trong sự bổ dụng. Nếu quan trên có sai làm việc gì, phải theo thứ bậc mà chuyển giao cho tuân hành... Phàm những điều ngỗ nghich, bất hiếu, du đãng và gian dâm được dùng roi vọt mà trừng giới, khiến cho thói nhân nghĩa, lễ nhượng được thịnh hành…còn đến việc hộ hôn, điền thổ và nhân mạng…thì phải thẩm thận xử phân,cốt sao cho ra sự thực để xứng đáng với chức vụ". [16, 45]
Năm Cảnh Hưng 12 (1751), theo Lịch triều hiến chương loại chí, khi xét định lại chức vụ các quan, chức trách, nhiệm vụ và việc thưởng phạt đối với huyện
quan là: “Tuần hành (trong hạt), vỗ về, khuyên bảo giúp đỡ dân chúng, phải châm trước điều lệ của triều trước đã chuẩn định. Trong huyện hạt, như có kẻ mưu ngầm làm loạn, rủ nhau tụ tập bè đảng, thì cho tra khám cho được đích thực, một mặt phi trình quan trấn thủ để tùy cách bắt nã, một mặt làm tờ khải đệ lên để có bằng cứ xét lường sai bắt. Viên nào trình cáo được sự thực thì thăng thưởng vượt mức, nếu không biết không trình, cùng là có trình mà không đúng thực, đều xử theo tội nặng” [5, 499-500]. Ngoài nhiệm vụ chung được quy định trên đây, riêng huyện quan hai huyện Quảng Đức và Thọ Xương: "phải chiếu số chợ trong các phường, mỗi chợ đặt hai viên thị chính, cho bản phường chọn lấy viên mục nào giỏi giang liêm thạo thì cho làm. Và xin lại dịch các quan ty như có kê giá mua vật gì, đều cho làm phiếu kê mua, đóng dấu làm tin, trong phiếu khai mua những vật gì, giá bao nhiêu quan, lưu ở bản thị làm bằng. Viên thị chính chiếu số dẫn nộp, theo kỳ lĩnh tiền, nhưng phải thông tính ngày nào tháng nào mua vật gì, giá bao nhiêu, đã lĩnh được tiền hoặc chưa lĩnh được, cùng là những tình tệ bị các nhà [quyền thế] trong khu ấy phiền nhiễu sai khiến, đều cho khai đơn rò ràng đích thực, cứ ba tháng một kỳ, nộp tại huyện quan, lập tức chuyển đến công điếm để bằng cứ vào đấy mà tra xét. Nếu [huyện quan] dám dụng tình che giấu, đều theo việc nặng nhẹ, xử biếm phạt hoặc đồ lưu” [5, 501].
Phường: Trong cơ cấu tổ chức hành chính các cấp của cả nước, đơn vị hành chính cấp cơ sở tại các trấn là xã. Thời Lê - Trịnh tổng cộng có 8.992 xã. Xã trưởng do dân bầu lên, được nhà nước duyệt hoặc công nhận. Một xã có thể có một hoặc nhiều thôn.
Riêng ở kinh đô Thăng Long, phường là đơn vị hành chính cấp cơ sở (tương đương với xã). Mỗi huyện đều có 18 phường. Tuy nhiên, về tên gọi - Thăng Long - Kẻ Chợ tồn tại và có sự phân biệt giữa đơn vị phường trong cơ cấu tổ chức hành chính kinh đô với phường là một tổ chức phường hội nghề nghiệp hình thành từ tính chất tương đồng của việc sản xuất, buôn bán một sản phẩm, mặt hàng thủ công nhất định.
Là đơn vị hành chính cơ sở ở kinh thành, cấp phường có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức và quản lý các công việc cụ thể như thu thuế, bắt sai dịch, đảm bảo an ninh tuần phòng... Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại nội dung lời tâu việc tự tiện đuổi dân
trú ngụ của Quách Đình Bảo vào năm Hồng Đức 12 (1481), trong đó có nói về chức năng này của phường: “Dân cư phủ Phụng Thiên, trừ những người quê quán ở phủ đó, gián hoặc có người tuy không phải quê ở đó nhưng có cửa hiệu, thuế ngạch và nộp thuế, chịu sai dịch với bản phường... Những người nguyên có hàng chợ, cửa hiệu, trước đây đã biên vào thuế ngạch thì hãy cư trú để buôn bán sinh nhai, cho vào bản phường nộp thuế theo lệ cũ” [24, 485].
Theo Quốc triều hình luật, “nếu ban đêm người mở trò vui mà không xin phép quan trong phường cùng là quan coi lính tuần thường trực, thì bị tội đánh roi hay phạt” (Điều 5, chương Vệ cấm) [27, 55]. Trong địa hạt mỗi phường, nếu có người nào đau ốm lại không nơi nương tựa, phải trú ngụ ở cầu cống chùa quán thì phường đó có trách nhiệm chăm sóc, cơm cháo thuốc men cho họ. Nếu họ chết thì phải trình quan trên rồi lo mai táng. Nếu không thực hiện đúng, phường trưởng sẽ bị tội biếm hoặc bãi chức. Nếu người ốm ở trong chùa quán mà những người phụ trách chùa quán đó không nuôi dưỡng và không trình báo thì cũng bị phạt (Điều 11, chương Hộ hôn). [27, 122 -123]
Đứng đầu mỗi phường - cũng như thời Lê Sơ trước đó - là Phường trưởng. Nhiều tài liệu thư tịch, bia ký Hán Nôm tại những di tích thuộc các phường của Thăng Long thời Lê - Trịnh xác nhận điều này. Bia Chúc Thánh, Thanh Lâu đẳng tự hương hỏa điền bi (Bia ghi số ruộng hương hoả các chùa Chúc Thánh, Thanh Lâu)1, lệnh chỉ năm Cảnh Hưng 8 (1747) cho phường Bái Ân dẫn dưới đây là những ví dụ.
Trong cùng thời điểm, một phường có thể có nhiều Phường trưởng. Lệnh chỉ ngày 23 tháng 9 năm Cảnh Hưng 8 (1747) của Trịnh Doanh nói đến việc trong địa phận phường Bái Ân, huyện Quảng Đức còn sót lại một đoạn sông Thiên Phù và một khẩu ao Bà Lâm, nay cho phép bản phường được lấy hoa lợi canh tác dùng cho việc thờ cúng thành hoàng Vũ Phục. Tên các viên quan chép trong lệnh chỉ này ngoài Tri huyện Quảng Đức là Nguyễn Cảnh, có tới 6 người là Phường trưởng phường Bái Ân, gồm: Nguyễn Công Hoành, Nguyễn Tiến Dụng, Dương Công Diệu, Nguyễn Duy Hàn, Nguyễn Thiên Ức và Hồ Đình Dực.
1 Bia dựng năm Vĩnh Tộ 4 (1622), đặt tại chùa Chúc Thánh, phường Hồ Khẩu, huyện Quảng Đức, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ.
Phường trưởng còn có nhiều tên khác nhau. Theo tấm bia lập năm Cảnh Hưng 30 (1769) đặt tại đền Bạch Mã, lúc này phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương có các chức Phường chính, Phường sử và Phường giám (có thể coi các chức này tương đương với chức Xã chính, Xã sử và Xã giám trong cơ cấu tổ chức quản lý hành chính cấp xã tại các trấn có từ năm Vĩnh Thọ 1 (1658).
Chức trách, nhiệm vụ của Phường trưởng được quy định trong các lệnh, dụ và các điều luật do triều đình ban bố. Năm Cảnh Trị 1 (1663), trong lệnh cấm chơi cờ bạc, đánh bài cho phép Phường trưởng khi biết có "Những nhân viên hư hỏng và những bọn vô lại quen nết du đãng, họp nhau đánh cờ đánh bạc và đánh bài đến nỗi nhiều người bị hết cả gia sản, cái tệ ấy không phải là nhỏ, phải nên bài trừ cho tiệt. Từ nay về sau có kẻ nào còn quen thói cũ, dông dở làm những sự trái phép nói trên, thì cho phép Xã trưởng, Phường trưởng ở nơi đó tra xét, cùng với những người chứng kiến, bắt cả những chính phạm và tang vật, nếu ở kinh kỳ thì phải nộp các quan cai đạo...". [16, 277]
Đến những năm có kỳ thi Hương, Phường trưởng có nhiệm vụ xem xét những người có đủ khả năng đi thi và khai báo lên trên. Từ năm Vĩnh Trị 3 (1678), triều đình cho phép: "các Phường trưởng, Xã trưởng phải xét thực trong phường xã mình có các học trò thông hiểu văn bài phải khai cho rò. Mỗi phường xã lớn 20 người, phường xã vừa 15 người, phường xã nhỏ 10 người, không được khai quá số ấy". [16, 317]
Trong phòng chống và truy bắt trộm cướp, trách nhiệm và quy định xử phạt đối với “quan bản phường” nếu không thực thi tốt là: “ở các phố phường hay ngò trong kinh thành (làng xã cũng vậy), xảy ra có cướp mà quan bản phường, quan đương trực không đem người đến cứu và bắt cướp (quan bản phường đem người, quan đương trực đem vệ quân) thì xử tội đồ...” (Điều 48, chương Đạo tặc). [27, 174]
“Những phường quan trong kinh thành xem xét những lính tráng đi tuần mà không đúng phép (đúng phép là mỗi đêm phải cắt phiên thay nhau đi tuần) thì xử phạt 60 trượng. Nếu có trộm cướp hay bọn cờ bạc vô loại ở trong phường mình mà không cáo quan để trị tội thì xử tội biếm hay đồ. Nếu có trộm cướp lẩn lút mà không rình bắt, để xảy ra trộm cướp thì cũng phải tội như trên. Các quan đô tuần,
đốc sát và cảnh tuần không bắt những kẻ đáng bắt, thì xử tội biếm hay phạt” (Điều 46, chương Hộ hôn). [27, 133]
Đối với những việc liên quan đến đạo đức, lễ nghi phong hoá, Lê triều giáo hóa điều luật quy định: “...nếu cha mẹ không răn bảo được con, hay nếu con cái không nghe lời cha mẹ, hãy để Phường trưởng, Xã trưởng hay Thôn trưởng dẫn trình đến nha môn để trị tội; tội nhỏ dùng roi vọt, tội lớn thì xét xử và nghiêm trị” (Điều 6), trách nhiệm của phường trưởng: “thấy kẻ có lỗi, Phường trưởng, Xã trưởng, Thôn trưởng phải dẫn đến cửa quan để phạt đòn”, “...Kẻ nào phạm tội tộc trưởng, hay Phường trưởng, Xã trưởng, Thôn trưởng phải bắt giải lên quan để trị tội” (Điều 10 và 13) [19, 18-22-25].
Như vậy, có thể thấy tại mỗi cấp quản lý hành chính phủ - huyện - phường, tên gọi, chức trách chức quan và nha môn giúp việc được thiết lập theo từ thời Lê Sơ thế kỷ XV, được bổ sung, hoàn thiện về chức trách, quyền hạn qua các thời kỳ - đáp ứng công việc quản lý phù hợp với tình hình thực tế đương thời.
Nhìn chung, phương thức tổ chức bộ máy hành chính các cấp ở Thăng Long ba thế kỷ XVI - XVIII cũng như trong suốt thời kỳ trung đại còn tương đối đơn giản. Dù có sự phân biệt về cấp quản lý và cùng một số chức quan và nha môn quản lý nhưng nói chung, sự khác biệt đó không lớn, chủ yếu ở cơ quan đứng đầu là phủ Phụng Thiên, còn huyện và phường thì sự khác biệt - thể hiện qua việc quy định quyền hạn, nhiệm vụ, chức trách không nhiều.
2.2.2 Đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng và các cơ chế kiểm soát, tổ chức quản lý hành chính
- Đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng
Tư liệu phản ánh trực tiếp về những quy chế, tiêu chuẩn chọn bổ chức vụ Phủ doãn, Đề lĩnh hiện chưa khảo cứu được. Vì vậy, thông qua hành trạng, xuất thân các vị Phủ doãn, Đề lĩnh Phụng Thiên có thể đánh giá được phần nào thái độ, tiêu chí chọn lựa những người đứng đầu kinh thành.
Ở trên chúng tôi đã thống kê danh sách các quan Phủ doãn, Đề lĩnh Thăng Long ba thế kỷ XVI - XVIII được tài liệu chính sử biên chép. Căn cứ vào hành
trạng các vị này, trong tổng số 10 người giữ chức Phủ doãn Phụng Thiên, trừ 2 vị chưa rò (Nguyễn Tránh, Nguyễn Quýnh), 6/8 quan Phủ doãn còn lại đều xuất thân khoa bảng, nhiều người từng đậu học vị cao trong khoa cử (Hoàng giáp Dương Trực Nguyên, Bảng nhãn Đào Công Chính, số còn lại đều đậu Tiến sĩ). Trước khi nhậm chức Phủ doãn, nhiều người đã từng trải các chức vụ khác nhau trong triều đình cũng như ở địa phương, có công lao trong việc cai trị rồi mới được bổ về kinh nhậm chức Phủ doãn. Trong và sau khi làm quan Phủ doãn, tuỳ vào việc khảo xét khả năng, công lao, có người được thăng chức vào các nha môn trong triều đình, sung Chánh sứ... (Dương Trực Nguyên, Nguyễn Đình Chính, Đào Công Chính); nhưng cũng có người do mắc lỗi, bị biếm chức, luận tội hoặc thuyên chuyển đi nơi khác (Ngô Sách Dụ, Nguyễn Đăng Tuân).
Hai trường hợp còn lại (Chu Thực, Vũ Chân) được bổ chức Phủ doãn trong những hoàn cảnh khác với đa số trên đây, họ có thể không là trí thức Nho học hoặc đang trong quá trình đào tạo, chưa thuộc hàng khoa bảng (Nho sinh Chu Thực) nhưng lại là người lập công đặc biệt và thể hiện được sự trung thành trong những hoàn cảnh khó khăn với triều đình, được triều đình hoặc chúa Trịnh thưởng công, bổ chức Phủ doãn. Tuy nhiên, số này không nhiều.
Như vậy, có thể thấy chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên - chức vụ cao nhất quản lý kinh thành đa phần được bổ nhiệm, chọn lựa từ những người xuất thân là trí thức Nho học, từng đỗ đạt trong các kỳ thi của triều đình.
Khác với chức Phủ doãn, không có tư liệu phản ánh trực tiếp, Lịch triều hiến chương loại chí cho biết lệ bổ dụng chức Tri huyện: “Năm Đức Nguyên thứ 1 [1674], định lệ bổ dụng các chức trong ngoài... Lệ Nho sinh trúng thức và Giám sinh lâu năm nhiều trường, Nho sinh trúng thức được bổ dụng thì không cứ niên hạn, Giám sinh làm việc ở Quốc Tử Giám 15 năm là lâu năm, trúng 10 trường là nhiều trường, do quan Quốc Tử Giám bảo cử... quan ngoài thì bổ các chức tri huyện, tri châu, huấn đạo. Đủ niên hạn hai lần, quan trong thì thăng các chức viên ngoại, tự thừa, tư vụ, lục sự, huyện úy, học chính, chiếu khám” [5, 572]. Các thời kỳ tiếp theo, triều đình tiếp tục ban bố nhiều lệnh dụ chuẩn định lệ bổ dụng, theo đó:
- Năm Chính Hoà 2 (1681): Nho sinh trúng thức, Giám sinh trúng tam trường Hội thí; chưa trúng trường nhưng am hiểu lễ độ và lâu năm nhiều trường cộng với làm việc đủ niên hạn có thể bổ Tri huyện. [5, 573]
- Năm Bảo Thái 1 (1720): Nho sinh trúng thức, Giám sinh sau khi bổ làm việc đủ niên hạn có thể thăng chức Tri huyện. [5, 574]
- Năm Bảo Thái 4 (1723), chuẩn định những người chính thức, Giáo thụ được thăng Tri huyện.
Việc thăng bổ từ tri huyện lên chức vụ cao hơn cũng được quy định nhiều lần và cụ thể. Theo lệnh dụ năm Đức Nguyên 1 (1674) được ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí: “Các chức Tự thừa, Tư vụ, Lục sự, Huyện úy, Học chính, Chiếu khám, Tả mạc, Đô quan, đủ niên hạn và thi Hội trúng tam trường, quan trong thì thăng các chức Thiếu khanh, Viên ngoại, Kinh lịch, quan ngoài thì thăng Tri phủ”. [5, 572]
Thời Lê Trung hưng còn có lệnh quy định cho nộp tiền thóc để được bổ dụng. Theo lệnh năm Vĩnh Hựu 6 (1740), chức Tri huyện: "1.200 quan thì cho chức Tri huyện ở nha rất nhiều việc, 1.000 quan thì cho chức Tri huyện ở nha nhiều việc, 750 quan thì cho chức Tri huyện, Tri châu ở nha nhiều việc vừa, 500 quan thì cho chức Tri huyện, Tri châu ở nha ít việc", ngoài ra còn có loại "350 quan thì cho hàm Tri huyện, Tri châu không có thực nhiệm" [5, 576]. Lệ dâng tiền thóc để được bổ tri huyện này tiếp tục được bổ sung vào các năm Cảnh Hưng 3 (1742), Cảnh Hưng 9 (1748), Cảnh Hưng 21 (1760) với số lượng và giá trị tiền tuỳ theo việc người nộp có hay chưa chức phẩm. [5, 576 - 578]. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí từng đánh giá về tệ nộp thóc, tiền này: “Chức phẩm là trọng, không thể mua bán. Thế mà đem vật quý của nhà nước để làm mối lợi, vốn không phải là việc nên có ở đời thịnh trị. Song ở đời Quang Thuận, quan phẩm trao cho người dâng thóc còn là chức tản quan bậc thấp, chưa là hại lắm. Đến đời Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng trở về sau, các chức phủ huyện nhiều việc điều đặt ra thành giá. Những chức mà sĩ phu vất vả nhiều năm và nhiều trường thi mới được, nay dân thường đều có thể lấy tiền thóc mà đổi được ngay. Thế là việc chọn người bổ quan thành quá lạm, mà nảy ra thói xấu thích hơi đồng quan tước cho bừa, làm gì mà chả đến tệ như thời Hán mạt, Tấn suy”. [5, 578]