Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 5

cho rằng dấu tích nay chính là con đường đê đi từ Nhật Tân, qua Bưởi, ô Cầu Giấy, vòng qua đường La Thành, ô Chợ Dừa, Kim Liên, đường Đại Cồ Việt, ô Cầu Dền, theo đường Trần Khát Chân qua ô Đông Mác, ra tới tận phố Lãng Yên giáp đê sông Hồng. [73, 22], [116, 121]

Năm 1592, khi Trịnh Tùng ra Thăng Long diệt Mạc đã cho san phẳng ba lớp luỹ ngoài thành Đại La do Mạc Mậu Hợp đắp: “Ngày 15 [tháng 1 năm 1592], hạ lệnh cho các quân san phẳng luỹ đất đắp thành Đại La dài đến mấy nghìn trượng... Đây là mưu của Nguyễn Quyện để làm kế hoãn binh cho họ Mạc” [24, 173]. Từ đó đến năm 1749, suốt hơn 150 năm, Hoàng thành Thăng Long không có lớp thành luỹ ngoài bao quanh.

Năm 1749, khi Đàng Ngoài nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, Trịnh Doanh đã lệnh cho dân phu các huyện chung quanh kinh kỳ “nhân vào thành Đại La cũ” mà sửa đắp thành mới, tức Thành Đại Đô. Thành Đại Đô mở 8 cửa, mỗi cửa gồm hai ô tả hữu (tức 16 cửa ô).

Ban đêm các cửa ô đều được đóng chặt, có binh lính canh gác cẩn mật, chỉ đến sáng mới cho dân chúng qua lại. Lê Hữu Trác thuật lại trong Ký sự lên Kinh: “Ngày 10 tháng 9, nhân trời sáng trăng khởi hành rất sớm. Khi đi tới cửa ô Ông Mạc (tức là ô Đống Mác hay ô Thanh Lãng) mà cửa thành vẫn chưa mở. Quan quân canh gác cửa ô thấy có thẻ “hành quân phù” bèn mở cửa cho đi. Đến bến đò Thanh Trì trời mới sáng”. [32, 14]

Hệ thống thành luỹ đắp năm 1749 tồn tại cho đến thế kỷ XIX: “Nay phía ngoài tỉnh thành (Hà Nội) có luỹ tre bao bọc bốn mặt, hai bên huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận có 12 cửa ô là xây đắp vào năm Kỷ Tỵ Cảnh Hưng thứ 11 (1749), không phải là dấu cũ thành Đại La của Cao Biền” [28, 193]. Bản đồ Hà Nội 1831 của Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến cùng một số bản đồ sau này vẫn thể hiện hệ thống thành luỹ đó.

Tuy nhiên, thành Đại Đô đắp năm 1749 đã thu hẹp nhiều so với thành Đại La thời Mạc, chỉ có ba mặt (bắc, đông, nam) là dựa vào nền thành cũ, mặt phía tây có thể là đắp lại, lấy đỉnh là ô Yên Hoa (Yên Phụ) qua đường Thanh Niên, Hoàng Hoa Thám hiện nay đến Bưởi chứ không phải là Nhật Chiêu (Nhật Tân) như thời Mạc. Thành Đại La mới này để thoát ra ngoài những vùng rộng lớn như Hồ Tây,

khu Thập Tam trại phía Tây vốn là đất trong Hoàng thành (đến thời Nguyễn thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận). Riêng mặt đông, tuy sử cũ không chép rò nhưng căn cứ vào và con đê bao phía đông kinh thành và vị trí các cửa ô tồn tại đến cuối thế kỷ XIX để có thể đoán định. Theo đó, con đê - dấu vết thành Đại La cũ - chạy dọc từ Yên Phụ theo các đường, phố Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Hàng Chuối đến khoảng ô Đông Mác, nối tiếp vào đoạn thành Đại La ở phía nam.

Trong lần lên Thăng Long năm 1782 - 1783, Lê Hữu Trác đã miêu tả khá cụ thể một đoạn thành Đại Đô ở cửa Vũ Quan (khu vực ô Chợ Dừa): “Nhìn thấy một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một cái tường nhỏ, trên mặt là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài có hàng rào tre kín mít. Dưới chân tường là hào sâu, trong hào thả chông, xem ra rất kiên cố. Thành có 3 vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm, súng sáng quắc”. [32, 30]

Như vậy, từ thế kỷ XVI, trải qua triều Mạc và Lê Trung hưng, thành Đại La có nhiều biến đổi. Nó được Mạc Mậu Hợp cho mở rộng vào cuối thế kỷ XVI, ít được chú ý trong suốt một thế kỷ rưỡi. Đến giữa thế kỷ XVIII thành Đại La được củng cố nhưng phạm vi đã thu hẹp rất nhiều.

2.1.2 Khu vực chính trị - hành chính

Đây là nơi có các cung điện của vua và hoàng gia, khu dinh thự, nha môn của triều đình. Thời Mạc và Lê - Trịnh, bên cạnh Hoàng thành còn có thêm Phủ chúa, là điểm khác biệt của Thăng Long với các triều đại trước và sau đó.

Trong Quốc triều hình luật, việc bảo vệ Hoàng thành được quy định chặt chẽ và nhắc nhiều lần trong các điều 51, 52, 53, 56, 62, 81, 82, 91, 92, 94 và 96.

[27, 50 - 64]

Năm 1516, Hoàng thành được mở rộng về phía tây nam, sử chép: “Vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy nghìn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang” [25, 74]. Diện tích Hoàng thành lúc này có thể xem là lớn nhất so với các thời kỳ trước và sau đó.

Thời Mạc, quy mô Hoàng thành hầu như không thay đổi, theo quy mô của Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ.

Dựa theo các tấm bản đồ Hồng Đức, Hoàng thành thời Lê Sơ có hình thước thợ, mở các Đại Hưng ở phía Nam (tên gọi có từ thời Lý); cửa Đông Hoa ở phía Đông (thông trực tiếp ra khu dân cư buôn bán, có thể vào quãng phố Hàng Đường hiện nay); cửa Bảo Khánh ở phía tây nam (nay ở vào quãng đường Đê La thành, bản đồ Hà Nội năm 1831 là Chuôi Vồ - Cổng Lấp, nhiều khả năng đó chính là cửa Bảo Khánh của Hoàng thành Thăng Long thời Lê). Ngoài ra, sử liệu còn ghi có các cửa Tây, cửa Bắc Thần. Hình luật chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú lại chép bốn cửa Hoàng Thành có tên Đông Hoa, Đại Hưng, Bắc Thần và Thiên Hựu.

Đại Việt địa dư toàn biên có đoạn mô tả khá rò về Hoàng thành đời Lê: “Căn cứ vào bản đồ thành Thăng Long thời Hồng Đức thì thành này hình như thước thợ mộc. Ba mặt đông, nam, bắc vuông vắn, mặt tây và nam dài bằng một nửa. Đông Môn bắt đầu từ thôn Đức Môn (trước là thôn Đông Môn) tổng Đồng Xuân, theo hướng bắc đến sông Tô Lịch, theo bờ bên tả qua Bắc Môn về phía tây đến phường Nhật Chiêu, theo về phía nam là cửa Bảo Khánh, đến trước bên hữu Văn Miếu, lại qua phía tả là Nam Môn, đi thẳng về phía đông. Đấy là dấu cũ thành Thăng Long” [31, 178].

Như vậy, Hoàng thành thời Lê Sơ có một thay đổi quan trọng là mở rộng sang phía tây nam, mặt bắc và mặt tây dọc theo bờ sông Tô Lịch, đến khoảng Cầu Giấy thì rẽ sang phía đông theo theo đường La Thành rồi đường Giảng Vò đến quãng Kim Mã nối với đường thành phía nam qua cửa Đại Hưng. Cả khu Giảng Vò - Ngọc Khánh được đưa vào phạm vi Hoàng thành.

Trong Hoàng thành, công sở, sảnh đường, nha môn... nơi làm việc của vua và quan lại cao cấp triều đình tập trung ở phía đông. Gần đây, phát hiện khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu đã chứng minh trung tâm của Cấm thành và Hoàng thành nằm trên cùng một vị trí và ở phía đông Hoàng thành (khu trung tâm chính trị Ba Đình hiện nay).

Phía tây trong Hoàng thành - tức khu vực Khán Sơn - Ngọc Hà được qui hoạch thành nơi giảng dạy và luyện tập vò nghệ. Năm 1664, chúa Trịnh cho mở tại khu Giảng Vò này Trường thi Hội.

Khác với hình dáng của Hoàng thành, Cấm thành hình chữ nhật, chính giữa có điện Kính Thiên - nơi vua Lê thiết triều, hội họp với các đại thần. Phía trước điện Kính Thiên là điện Thị Triều. Bên phải điện Kính Thiên là điện Chí Kính, phía nam bên trái là điện Vạn Thọ... Phan Huy Chú trong Hình luật chí cho biết ra vào Cấm thành có nhiều cửa. Cửa chính nhìn về hướng nam có tên là Đoan Môn (có khi còn gọi là Đoan Minh, Ngũ Môn), hai bên là hai cổng Đông Tràng An và Tây Tràng An, ngoài ra còn có các cửa Hữu Dực, Tường Huy, Đại Định, Tường Lạc, Đại Khánh, Kiến Bình, Huyền Vũ [6, 317]. Phía đông Cấm thành có Đông cung dành cho các hoàng tử và nhà Thái miếu là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà vua.

Đó là diện mạo của Hoàng thành và Cấm thành thời Lê Sơ, qua triều Mạc, Lê Trung hưng ít nhiều đều có sự thay đổi.

Cuối thế kỷ XVI, cuộc chiến Nam - Bắc triều tàn phá nặng nề kinh thành. Bởi vậy, trước khi đón Lê Thế Tông về Thăng Long, Trịnh Tùng đã làm hành tại ở phía tây nam kinh thành. Sử cũng chép, chúa Trịnh cho sửa chữa Hoàng thành và xây dựng lại các cung điện: điện Tây Kinh (1595), Thái miếu (1596), làm 3 toà cung điện và 16 gian hành lang (1630). Tuy nhiên, thực quyền lúc này không nằm trong tay vua Lê nên việc sửa chữa Hoàng thành không được chú ý nhiều và cũng chỉ được tiến hành ở Cấm thành cùng một số cung điện phía đông. Phần đất rộng lớn phía tây Hoàng thành không được quan tâm, ngày càng trở nên sa sút. Cuối thế kỷ XVIII, khi Tây Sơn ra Bắc thì Hoàng thành đã bị sạt lở nhiều, chỉ còn lại hai cửa Đại Hưng và Đông Hoa.

Mặc dù vậy, quy mô, vẻ đẹp của Hoàng thành Thăng Long với cung điện, đài các vẫn khiến cho các giáo sĩ, thương nhân phương Tây đến Thăng Long hết sức trầm trồ, thán phục. Samuel Baron ghi nhận trong du ký năm 1680: “Những vết tích còn lại của 3 lần luỹ của kinh thành cũ và của Hoàng thành xưa kia cho chúng ta một ý niệm lớn về quy mô của nó lúc còn đương thời vàng son. Riêng Hoàng thành trước đây đã chiếm một diện tích có chu vi khoảng 6 hay 7 dặm” [39, 659]. W.Dampier khi đến Thăng Long năm 1688 đã mô tả về Hoàng thành thời Lê

- Trịnh: “...Có rất nhiều cổng nhỏ để ra vào cung điện nhà vua, nhưng cổng chính (cửa Đại Hưng - NNP) thì quay về phía thành phố... Có một vài chỗ tường thành đã bị sụt lở” [49, 66]. Những điều mà Baron và W.Dampier mô tả nói lên vẻ đồ sộ vốn có của Hoàng thành, cũng như phản ánh tình trạng xuống cấp, ít được quan tâm tu bổ đối với những cung điện của vua Lê.

Ngược lại với vẻ suy tàn Hoàng thành, công cuộc kiến thiết quy mô mà các chúa Trịnh tập trung xây dựng là quần thể kiến trúc phủ Chúa nguy nga đồ sộ ngoài Hoàng thành.

Lúc đầu, phủ chúa Trịnh nhiều khả năng ở vào quãng phía tây nam hồ Tả Vọng (hồ Hoàn Kiếm). Trong lần ra Thăng Long, Lê Hữu Trác mô tả phủ Chúa: “qua cửa Đại Hưng rồi rẽ theo lối bên phải, đi chừng nửa dặm thì tới dinh quan Chánh đường” (tức dinh Hoàng Đình Bảo ở cạnh phủ chúa Trịnh) [32, 31]. Về sau, chúa Trịnh cho xây dựng thêm nhiều cung điện lớn, tổng cộng có tới 52 toà, quy mô phát triển dần sang phía đông và phía đông nam cho tới sát tận bờ sông Hồng. Cùng với cung điện là các ao cảnh, nguyệt đài, thuỷ tạ, vọng đình, lầu gác, một số công trình quân sự ven sông Hồng như chuồng voi, kho súng đạn, diễn vũ trường.

Hồ Hoàn Kiếm lúc bấy giờ còn khá rộng và ăn thông ra sông Hồng. Vì hồ rộng và gần phủ Chúa nên chúa Trịnh thường cho tập thuỷ quân. Lầu Ngũ Long cũng được xây dựng bên hồ (nay là quãng Bưu điện Bờ Hồ) vào đầu thế kỷ XVIII, cao 300 thước. Năm 1784, chúa Trịnh cho tổ chức thi cống sĩ ở đây, năm 1786, sau khi Tây Sơn ra Bắc rồi rút về, Lê Chiêu Thống còn cho họp các tướng sĩ tại lầu này.

Năm 1786, vì trả mối tư thù, phủ Chúa Trịnh đã bị Lê Chiêu Thống sai người phóng hoả đốt rụi, quần thể kiến trúc cung điện nguy nga sau cơn cuồng hoả chỉ còn lại những đống tro tàn...

2.1.3. Khu vực kinh tế - dân gian

Phía đông và phía nam trong kinh thành, gần với sông Nhị là khu vực phố phường sản xuất, buôn bán mang tính chất kinh tế - dân gian, tồn tại như một hạt nhân kinh tế, tạo thành chỉnh thể đô - thị của Thăng Long - Kẻ Chợ.

Kẻ Chợ lúc đầu vốn chỉ để gọi cho khu buôn bán của kinh thành, về sau còn được hiểu theo nghĩa rộng, trở thành tên gọi dân gian của đô thị Thăng Long nói chung.

Về mặt hành chính, 36 phường của Thăng Long chính thức xuất hiện từ thời điểm năm 1466, khi phủ Trung Đô (năm 1469 đổi thành phủ Phụng Thiên) được chia làm 2 huyện, mỗi huyện có 18 phường. Hiện nay, do những thiếu hụt về mặt sử liệu dẫn đến việc đồng thời có nhiều danh sách tên gọi 36 phường của Thăng Long. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, Nguyễn Thừa Hỷ, Trần Huy Bá và Nguyễn Vinh Phúc có bảng danh sách đối chiếu sau:

Bảng: Đối chiếu danh sách tên gọi các phường của Thăng Long thế kỷ XVI, XVII, XVIII

(Ghi chú: Danh sách số 1 là của Nguyễn Thừa Hỷ, số 2 là của Trần Huy Bá, số 3 là của Nguyễn Vinh Phúc, số 4 là của Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, số 5 là danh sách các phường thời Nguyễn được thống kê trong Bắc Thành dư địa chí).



1

2

3

4

5

I

Khu vực phía đông và phía nam Hoàng thành và khu vực ngoại vi phía nam

1

Báo Thiên

Báo Thiên

Báo Thiên

Báo Thiên

Báo Thiên

2

Bích Câu



Bích Câu


3




Bố Cái


4

Công Bộ





5

Cổ Vũ

Cổ Vũ

Cổ Vũ

Cổ Vũ


6

Diên Hưng

Diên Hưng

Diên Hưng

Diên Hưng

Diên Hưng

7


Đại Lợi

Đại Lợi

Đại Lợi


8

Đông Các



Đông Các


9

Đông Hà

Đông Hà

Đông Hà

Đông Hà

Đông Hà

10


Đông Tác

Đông Tác

Đông Tác


11




Đông Tác


12


Đồng Lạc

Đồng Lạc

Đồng Lạc

Đồng Lạc

13

Đồng Xuân

Đồng Xuân

Đồng Xuân


Đồng Xuân

14


Giai Tuân

Giai Tuân



15

Hà Khẩu

Hà Khẩu

Hà Khẩu

Hà Khẩu

Hà Khẩu

16

Hoè Nhai

Hoè Nhai

Hoè Nhai

Hoè Nhai

Hoè Nhai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 5

Hồng Mai

Hồng Mai


Hồng Mai

Hồng Mai

18




Khang Thọ


19

Kim Cổ



Kim Cổ


20

Kim Hoa

Kim Hoa

Kim Hoa


Kim Hoa

21


Nhược Công

Nhược Công

Nhược Công

Nhược Công

22




Ông Mạc


23




Phong Văn


24

Phục Cổ

Phục Cổ

Phục Cổ

Phục Cổ

Phục Cổ

25

Phúc Lâm

Phúc Lâm

Phúc Lâm


Phúc Lâm

26


Phúc Phố

Phúc Phố

Phúc Phố


27

Quan Trạm

Quan Trạm

Quan Trạm


Quan Trạm

28




Tả Nhất


29




Tàng Kiếm


30


Thạch Hào

Thạch Hào



31

Thạch Khối

Thạch Khối

Thạch Khối

Thạch Khối

Thạch Khối

32

Thái Cực



Thái Cực

Thái Cực

33

Thịnh Hào




Thịnh Hào

34

Thịnh Quang

Thịnh Quang

Thịnh Quang

Thịnh Quang

Thịnh Quang

35

Vĩnh Xương

Vĩnh Xương

Vĩnh Xương

Vĩnh Xương


36

Xã Đàn

Xã Đàn

Xã Đàn

Xã Đàn

Xã Đàn

37


Yên Thọ

Yên Thọ



38

Yên Xá

Yên Xá

Yên Xá

Yên Xá

Yên Xá

II

Khu vực xung quang Hồ Tây

39

Bái Ân

Bái Ân

Bái Ân

Bái Ân

Bái Ân

40

Hồ Khẩu

Hồ Khẩu

Hồ Khẩu


Hồ Khẩu

41

Nghi Tàm

Nghi Tàm

Nghi Tàm

Nghi Tàm

Nghi Tàm

42

Nhật Chiêu

Nhật Thiêu

Nhật Thiêu


Nhật Thiêu

43

Quảng Bá

Quảng Bá

Quảng Bá


Quảng Bá

44

Tây Hồ

Tây Hồ

Tây Hồ

Tây Hồ

Tây Hồ

45

Thuỵ Chương

Thuỵ Chương

Thuỵ Chương

Thuỵ Chương

Thuỵ Chương

46

Trích Sài

Trích Sài

Trích Sài

Trích Sài

Trích Sài

47

Vòng Thị

Vòng Thị

Vòng Thị


Vòng Thị

17

Yên Hoa

Yên Hoa

Yên Hoa

Yên Hoa

Yên Hoa

49

Yên Thái

Yên Thái

Yên Thái

Yên Thái

Yên Thái

III

Khu vực phía tây

50



Thái Hoà




34

36

36

35

31

48


Qua bảng đối chiếu tên gọi này, có thể thấy thống kê nhiều phường trùng nhau, nhưng cũng không ít phường chỉ có trong danh sách này mà không có trong danh sách kia và ngược lại. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do nhiều phường đổi tên, tư liệu nghiên cứu hiện nay chưa thể xác định được. Ví dụ như trường hợp phường Thái Cực sau đổi thành Đại Lợi. Mặt khác, việc xác định chính xác phạm vi, vị trí của các phường trên trên thực địa là điều không dễ.

Có thể đưa ra những nhận xét từ kết quả thống kê các phường phân bố theo khu vực:

- Khu vực phía đông và nam Hoàng thành, đặc biệt là khu vực phía đông có phạm vi hẹp nhưng mật độ các phường lại khá lớn. Đây là những phường thủ công, tập trung những người thợ sản xuất và buôn bán, dân cư đông đúc, hoạt động sản xuất và buôn tấp nập, kinh tế phát triển của Thăng Long - Kẻ Chợ. Dù chưa xác minh cụ thể được vị trí từng phường của Thăng Long nhưng qua đối chiếu các nguồn tư liệu, có thể định vị được một số phường quen thuộc như: phường Đồng Xuân (Hàng Giấy ngày nay), Đông Hà (Hàng Chiếu), Hà Khẩu (Hàng Buồm), Đông Các (Hàng Bạc), Thái Cực (Hàng Đào),.., một số phường nghề ven khu vực Hồ Tây: Bái Ân, Trích Sài, Yên Thái, Nghi Tàm...

- Khu vực xung quanh Hồ Tây: địa bàn rộng nhưng số lượng các phường ít. Đây là khu vực có nhiều không gian (mặt nước, bãi bồi) thích hợp cho sản xuất các sản phẩm thủ công như giấy, dệt vải... Bản thân việc thống kê tên gọi phường khu vực này giữa các tác giả ít có sự khác biệt, phản ánh tính chất ổn định về đơn vị hành chính của khu vực này.

- Khu phía tây: thống kê duy nhất có 1 phường Thái Hoà. Phạm vi khu phía tây này tương ứng với vùng Thập tam trại hình thành khoảng cuối Lê - đầu Nguyễn. Khu vực này thời Lê Sơ do việc mở rộng Hoàng thành nên không thuộc

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí