Qúa Trình Hình Thành Và Phát Triển Pháp Luật Công Đoàn Ở Việt Nam

góp phần làm cho Công đoàn phát huy có hiệu quả quyền, cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ, sứ mệnh của mình.

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm các quyền của Công đoàn

1.2.2.1. Khái niệm các quyền của Công đoàn

Với tư cách là người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cho nên Công đoàn có địa vị pháp lý đặc biệt khi tham gia vào quan hệ lao động. Công đoàn khi tham gia vào quan hệ hoàn toàn với tư cách là một chủ thể độc lập. Xét về bản chất, Công đoàn chỉ là một tổ chức xã hội tự nguyện, song để Công đoàn thực hiện được vai trò sứ mệnh của mình, pháp luật quy định quyền của tổ chức công đoàn, đồng thời đảm bảo thực hiện các quyền này.

Quyền công đoàn được hiểu theo hai nghĩa đó là: Quyền của người lao động và quyền của tổ chức Công đoàn.

Nếu hiểu theo nghĩa là quyền của người lao động thì nó được hiểu là một trong những quyền cơ bản được pháp luật ghi nhận. Mọi công dân, viên chức và những người lao động khác (gọi chung là người lao động), nếu có đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Nếu hiểu theo nghĩa thứ hai thì quyền công đoàn chính là quyền của tổ chức Công đoàn, với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, được pháp luật ghi nhận. Theo nghĩa này, quyền công đoàn chính là những điều kiện và đảm bảo pháp lý để công đoàn thực hiện các chức năng cơ bản của mình.

1.2.2.2. Đặc điểm các quyền của Công đoàn

Thứ nhất, quyền công đoàn không phải do công đoàn quyết định mà do pháp luật quy định. Đặc điểm này giúp ta phân biệt quyền công đoàn với một số quyền của các cá nhân, tổ chức khác. Mặt khác, giúp ta phân biệt giữa

quyền công đoàn và chức năng công đoàn. Bởi vậy, quyền công đoàn là những quyền của tổ chức công đoàn do Nhà nước quy định. Quyền công đoàn là những bảo đảm về mặt pháp lý do Nhà nước tạo ra cho công đoàn, để công đoàn sử dụng nhằm thực hiện chức năng của mình. Đó là những điều kiện bảo đảm về pháp lý được công đoàn sử dụng như là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thứ hai, quyền công đoàn không bao gồm các nghĩa vụ hợp thành. Điều này có nghĩa là, thông thường trong các quan hệ pháp lý, chủ thể có quyền thường đi đôi với trách nhiệm gánh vác các nghĩa vụ. Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Tuy nhiên, với tổ chức công đoàn, Nhà nước chủ yếu quy định các quyền mà không trực tiếp quy định các nghĩa vụ của công đoàn. Như vậy cũng không có nghĩa là trong các quan hệ pháp lý, công đoàn không có nghĩa vụ gì mà cần phải hiểu rằng các nghĩa vụ của công đoàn chủ yếu tồn tại dưới dạng các trách nhiệm của công đoàn.

Thứ ba, trong quan hệ lao động, quyền công đoàn góp phần tham gia điều chỉnh quan hệ lao động. Bởi lẽ, trong quan hệ lao động, công đoàn vừa là một bên quan hệ lao động, vừa tham gia vào việc điều chỉnh quan hệ lao động. Xuất phát từ đặc điểm của quan hệ lao động, người lao động thường có vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động. Do đó, thông qua công cụ pháp luật, Nhà nước quy định cho công đoàn có những quyền với tư cách như một bên quan hệ lao động, đồng thời với tư cách đại diện cho tập thể lao động tham gia điều chỉnh quan hệ lao động, nhằm bảo đảm cho quan hệ lao động được hài hòa ổn định.

Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 4

1.2.3. Phân loại các quyền của Công đoàn

Có nhiều cách để phân loại quyền công đoàn. Nếu căn cứ vào chức năng của công đoàn, quyền công đoàn được chia thành ba loại đó là:

+ Các quyền của công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

+ Các quyền của công đoàn trong việc tổ chức, giáo dục, vận động người lao động tham gia quản lý kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước, quản lý cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị.

+ Các quyền của công đoàn trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Nếu căn cứ vào tính chất của quyền thì quyền công đoàn bao gồm ba loại như sau:

+ Loại quyền tham gia. Với quyền này, công đoàn chỉ được tham gia đóng góp ý, được hỏi ý kiến, song không có quyền quyết định. Quyền quyết định thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay người sử dụng lao động;

+ Loại quyền chung. Là quyền của công đoàn bàn bạc, thỏa thuận, nhất trí với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khi quyết định về một vấn đề nào đó. Tức là, tổ chức công đoàn và cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động có quyền như nhau.

+ Loại quyền độc lập. Đây là quyền của công đoàn trong việc độc lập ra một quyết định. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng và không có quyền can thiệp vào việc ra quyết định của công đoàn.

Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức của hệ thống công đoàn, ta có:

+ Quyền của Công đoàn trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

+ Quyền của Công đoàn cấp trên của Công đoàn cơ sở: Các công đoàn tỉnh, ngành, quận, huyện…;

+ Quyền hạn của công đoàn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

+ Quyền của Công đoàn cơ sở: công đoàn của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Có thể khẳng định rằng, việc phân loại các quyền của công đoàn là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Nó chẳng những cho thấy

được tính chất các quyền của công đoàn mà còn cho thấy sự tương quan về địa vị pháp lý của tổ chức này với địa vị pháp lý của các cơ quan, tổ chức hữu quan khác, đặc biệt là với người sử dụng lao động.

1.3. Qúa trình hình thành và phát triển pháp luật Công đoàn ở Việt Nam

Tiền thân của Công đoàn Việt Nam là từ những tổ chức tương tế buổi đầu đã dần dần xuất hiện các Công hội đỏ bí mật. Năm 1919, sau khi tham gia vụ binh biến Hắc Hải, bị trục xuất về nước, đồng chí Tôn Đức Thắng đã lập ra Công hội đỏ Sài Gòn với nhiều cơ sở ở nhà máy đèn Chợ quán, Xưởng đóng tàu biển Ba Son. Trong cuộc bãi công lịch sử ở Ba Son (8- 1925), số hội viên Công hội đỏ ở Sài Gòn lên tới 300 người, ghi một dấu son trong lịch sử phong trào công nhân Việt Nam.

Từ năm 1925 đến năm 1928, nhiều Công hội bí mật đã hình thành do sự hoạt động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đặc biệt từ năm 1928, khi kỳ bộ Bắc kỳ của Việt Nam Cách mạng thanh niên đồng chí Hội chủ trương thực hiện "vô sản hóa" thì phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam ngày càng sôi nổi, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức công hội lên một bước mới cả về hình thức lẫn nội dung hoạt động.

Từ mùa thu 1928, khi kỳ bộ Bắc kỳ của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội phát động phong trào vô sản hóa thì Công hội đỏ càng lớn mạnh, nhất là ở Bắc kỳ - trung tâm của phong trào công nhân nước ta.

Sau cuộc bãi công Avia (tháng 6 - 1929) thắng lợi, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, xứ ủy viên đã triệu tập hội nghị Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất vào ngày 28 /7/1929. Hội nghị quyết định ra báo Lao động, tạp chí Công hội đỏ để đẩy mạnh công tác công vận.

Năm 1929 là thời điểm phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi nhất, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống

nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương và giữa địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và tổ chức Công hội đòi hỏi phải có một tổ chức Mác xít, một Đảng thực sự cách mạng của giai cấp công nhân có khả năng tập hợp, lãnh đạo công nhân đấu tranh giành độc lập tự do. Tháng 3 năm 1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. Tiếp đến, ngày 17/6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời. Đông Dương Cộng sản Đảng giao cho đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên lâm thời phụ trách công tác công vận của Đảng triệu tập đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ vào ngày 28/7/1929.

Sự kiện thành lập Tổng Công hội đỏ miền Bắc Việt Nam là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và công đoàn việt nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể Cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân lao động. Chính vì ý nghĩa đó, theo đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định lấy ngày 28/7 là ngày truyền thống của công đoàn Việt Nam.

Sau cách mạng tháng Tám, công nhân cứu quốc lại đi đầu trong cuộc bảo vệ chính quyền mới: 40 cán bộ công đoàn và công nhân Sài Gòn đã hi sinh trong cuộc tổng tuyển cử Quốc hội 1 - 1946. Để thực sự thống nhất về tổ chức công đoàn, hội nghị cán bộ công nhân cứu quốc họp ngày 20/5/1946 quyết định đổi Hội Công nhân cứu quốc thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngày 20/7/1946, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chính thức tuyên bố thành lập, đánh dấu bước ngoặt của phong trào công đoàn Việt Nam với một tổ chức thống nhất và ổn định thực sự trong cả nước.

Tháng 1 năm 1949, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ nhất họp ở Thái Nguyên đã bầu ra Ban chấp hành trung ương do đồng chí Tôn Đức

Thắng làm chủ tịch danh dự và đồng chí Hoàng Quốc Việt làm chủ tịch. Tháng 3/1949, Hội Công nhân cứu quốc đã thống nhất toàn quốc với lực lượng trên 20 vạn đoàn viên. Trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam (1954 - 1975) công đoàn Việt Nam lớn mạnh vượt bậc.

Vào ngày 14/9/1957, Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật Công đoàn, qui định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Công đoàn Việt Nam. Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 (9-1960), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đổi tên là Tổng Công đoàn Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới.

Tổng công đoàn Việt Nam thu hút tuyệt đại đa số công nhân viên chức, thực sự là người giáo dục và tổ chức đoàn viên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Ở miền Nam, Liên hiệp công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam đã phát huy truyền thống Hội công nhân cứu quốc, đưa công nhân và lao động ở các đô thị lên đường đấu tranh góp phần giải phóng miền Nam.

Lịch sử phong trào công đoàn Việt Nam gắn chặt với lịch sử giai cấp công nhân và lịch sử Đảng ta. Đảng ta thực sự là người ngay từ đầu và duy nhất nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam và đưa phong trào công nhân lên đúng vị trí lịch sử của nó kể từ mùa xuân 1930. Tất cả các tổ chức công đoàn ở Việt Nam đều do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo kể từ thời kỳ vận động thành lập Đảng (1925 - 1930) cũng như sau này. Đó là một nhân tố không thể thiếu được khiến phong trào công nhân nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc và mau lẹ.

Cùng với đó, tương ứng với lịch sử phát triển công đoàn Việt Nam là lịch sử phát triển pháp luật của tổ chức này, trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của chính quyền thực dân Pháp, giai cấp công nhân cũng như toàn thể nhân dân không có bất cứ quyền tự do, dân chủ nào, chính quyền thực dân cấm người lao động lập hội. Do vậy, quyền công đoàn của công

nhân và người lao động vì thế cũng không được thừa nhận và đương nhiên pháp luật về Công đoàn cũng không tồn tại.

Đến những năm 1936 - 1937, Mặt trận bình dân lên cầm quyền lúc này chính quyền Pháp ở Việt Nam bắt đầu tỏ vẻ nhân nhượng đôi chút với giai cấp công nhân và người lao động bằng cách ban hành một bản tổng quy lao động vào ngày 27 tháng 1 năm 1937, trong đó có một vài quy định về công đoàn. Nhưng sau đó Mặt trận bình dân Pháp bị sụp đổ, những quy định của bản tổng quy lao động hầu như không được áp dụng.

Vào năm 1945, sau khi chính quyền Pháp tại Đông Dương bị phát xít Nhật đảo chính, Chính phủ bù nhìn Nam triều Trần Trọng Kim ban hành Dụ số 73 ngày 5/7/1945 quy định thể lệ cho công nhân thành lập nghiệp đoàn. Tuy nhiên chỉ 1 tháng sau, Nhật đầu hàng quân đồng minh, chính phủ thân Nhật bị lật đổ, Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Lúc này phong trào công nhân và công đoàn bắt đầu bước sang một giai đoạn mới.

Ngay từ Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1946 thì quyền thành lập và tổ chức công đoàn của giới lao động nằm trong quyền "tự do tổ chức và lập hội" đã được ghi nhận ở điều 10. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động Công đoàn Việt Nam.

Ngay sau đó vào ngày 12 tháng 3 năm 1947 Hồ Chủ tịch ban hành Sắc lệnh số 29/ SL có một chương gồm 22 điều quy định về "việc lập đoàn thể công nhân". Những quy định chứng tỏ, ngay từ khi Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, nhà nước non trẻ của chúng ta đã thấy được vai trò của Công đoàn trong đời sống xã hội. Vì vậy, bằng pháp luật, Nhà nước qui định cho Công đoàn có quyền bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Nhưng do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ mà việc thực hiện Sắc lệnh 29/ SL còn nhiều hạn chế. Tiếp sau đó Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 118/ SL ngày 18 tháng 10 năm 1949, với Sắc lệnh này công nhân các xí nghiệp quốc

gia có quyền cử Uỷ ban xí nghiệp để quản lý xí nghiệp của quốc gia bên cạnh tổ chức Công đoàn xí nghiệp. Tháng 5 năm 1950 Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 76/ SL, và Sắc lệnh 77/ SL quy định quyền làm việc, tiền lương, tiền công cho công chức và công nhân giúp việc Chính phủ. Trong đó xác định, công chức Việt Nam có quyền gia nhập công đoàn và quy định quyền đại diện công đoàn trong xí nghiệp, cơ quan nhà nước; tham gia các Hội đồng trong đơn vị để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam, ngày 14/ 9/ 1957 Quốc hội khóa I đã thông qua Luật công đoàn đầu tiên ở nước ta. Sau khi có Luật công đoàn, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 188/ TTG ngày 9 /4/ 1958 qui định chi tiết thi hành Luật công đoàn.

Luật công đoàn năm 1957 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, trong xí nghiệp tư doanh; quy định quyền Công đoàn thay mặt cho công nhân viên chức tham gia các hội nghị của cơ quan nhà nước, của ban lãnh đạo xí nghiệp khi bàn về thực hiện kế hoạch nhà nước; bảo vệ các chính sách, chế độ có liên quan đến quyền lợi của công nhân, viên chức trước tòa án.

Hiến pháp năm 1980 đã dành một điều (điều 10) để ghi nhận vị trí, vai trò của Công đoàn. Song do nằm trong khuôn khổ của cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của thời kỳ bao cấp nên địa vị pháp lý của Công đoàn còn chung chung, mang tính hình thức, chưa có các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của công đoàn cũng như quan hệ phối hợp giữa Công đoàn với các cơ quan nhà nước và các đơn vị tổ chức khác. Với cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn trong nền kinh tế thị trường, một đạo luật mới về Công đoàn được ban hành vào ngày 7/ 7/ 1990 thay thế Luật công đoàn năm 1957. Luật công đoàn lần này quy định cụ thể chức năng, quyền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023