Khái Quát Chung Về Các Quyền Của Công Đoàn

Nhà nước sẽ tạo cơ sở xã hội - chính trị thuận lợi cho cả hai tổ chức này hoàn thành tốt hơn vai trò của mình trong hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Với tổ chức chính trị, xã hội khác. Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh Công, Nông, trí thức, bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động. Công đoàn tham gia vào Mặt trận Tổ quốc với tư cách là một tổ chức độc lập, có đối tượng vận động cụ thể là công nhân, viên chức, lao động, có chức năng, nhiệm vụ, phương pháp hoạt động riêng của mình. Công đoàn góp phần to lớn vào mục tiêu hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng kiên cường của quần chúng lao động, tăng thêm sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Có thể nói, mối quan hệ giữa Công đoàn với Mặt trận Tổ quốc là quan hệ hiệp thương, dân chủ, thống nhất hành động. Ngoài ra, với các tổ chức chính trị- xã hội khác như Đoàn thành niên, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Công đoàn có quan hệ bình đẳng, phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng. Hệ thống chính trị Việt Nam là một thể thống nhất, các thành viên của nó có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Vì vậy, xây dựng tổ chức Công đoàn gắn liền với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị của Nhà nước.

1.1.2. Chức năng của tổ chức công đoàn

Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng Công đoàn cũng phát triển, ở mỗi một điều kiện lịch sử - xã hội khác nhau, Công đoàn thực hiện chức năng khác nhau và nó luôn luôn được bổ sung những nội dung mới, ý nghĩa mới cho phù hợp. Đồng thời, sự phát triển chức năng không có nghĩa là phủ định, rũ bỏ những chức năng đã có của Công đoàn. Vì vậy, cần hiểu đúng để tránh sự trì trệ, bảo thủ, đồng thời tránh sa vào tư tưởng nóng vội, phủ định một cách vô căn cứ những chức năng của Công đoàn.

Các chức năng của Công đoàn gắn chặt với các mặt hoạt động của đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa -

xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Chức năng của Công đoàn trong chủ nghĩa xã hội khác hẳn về chất so với chức năng của Công đoàn trong chủ nghĩa tư bản. Có sự khác nhau này là do sự thay đổi vị trí, vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong xã hội quyết định.

Xác định đúng chức năng của Công đoàn Việt Nam có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tư tưởng sâu sắc. Về mặt lý luận nó sẽ phản ánh được đầy đủ và toàn diện bản chất của Công đoàn. Về mặt thực tiễn, nó tránh được sự trùng lắp, chồng chéo giữa Công đoàn với Nhà nước và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội khác. Đồng thời, xác định đúng chức năng của Công đoàn còn có ý nghĩa tư tưởng là giải đáp những vướng mắc, phân vân của quần chúng, củng cố lòng tin, đáp ứng nguyện vọng của công nhân, viên chức và lao động, đồng thời đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, bôi đen chức năng của Công đoàn cách mạng.

Xuất phát từ tính chất của Công đoàn Việt Nam là tính chất giai cấp và tính chất quần chúng nên Công đoàn Việt Nam hiện nay có ba chức năng sau:

Một là, Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động bởi lẽ trình độ và kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cấp còn non kém, bộ máy Nhà nước còn quan liêu, hành chính. Tình trạng tham ô, lãng phí, móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng, vi phạm đến lợi ích, đời sống của người lao động vẫn còn tồn tại. Vì vậy, Công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích của người lao động chống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực. Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác hẳn sự bảo vệ trong chủ nghĩa tư bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động không bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nước, làm

suy yếu Nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp. Ngược lại Công đoàn còn tiến hành vận động, tổ chức cho công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đồng thời Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước. Đấu tranh chống lại thói hư, tật xấu của một số người, nhóm người bị tha hóa, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, bảo vệ chính quyền Nhà nước.

Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 3

Thực tế hiện nay của nước ta, trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh; xí nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài, người lao động làm việc trong sự quản lý của chủ doanh nghiệp đã làm xuất hiện quan hệ chủ - thợ và tình trạng vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động có xu hướng phát triển. Do vậy, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.

Để thực hiện chức năng này, Công đoàn chủ động tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho người lao động; Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, trong việc kí kết hợp đồng lao động của người lao động; đại diện cho người lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công theo quy định của Bộ luật lao động. Quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, tham quan nghỉ mát cho các công đoàn viên trong Công đoàn.

Song, trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc rằng lợi ích của người lao động gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của tập thể, sự tồn tại của Nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích cho người

lao động. Lợi ích của người lao động không chỉ đơn giản là miếng cơm, manh áo mà cao hơn thế là lợi ích chính trị; lợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa, tinh thần; lợi ích trước mắt, lâu dài; lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước. Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích của người lao động. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa quyền và nghĩa vụ. Đồng thời nó là cơ sở nhận thức về lợi ích của người lao động trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất của Công đoàn Cách mạng Việt Nam.

Hai là, Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức; quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vi chức năng của mình; thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Trong điều kiện giai cấp công nhân giành được chính quyền người lao động trở thành người chủ, họ có quyền và có trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội. Vì vậy, vấn đề tham gia quản lý đã trở thành chức năng của Công đoàn. Tuy nhiên cần nhận thức rằng, Công đoàn tham gia quản lý chứ không làm thay, không cản trở, không can thiệp thô bạo vào công việc quản lý của Nhà nước. Công đoàn tham gia quản lý thực chất là để thực hiện quyền của Công đoàn, quyền của công nhân, viên chức, lao động và để bảo vệ đầy đủ các quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.

Chức năng tham gia quản lý của Công đoàn Việt Nam được biểu hiện ở những nội dung cụ thể như sau: Công đoàn tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và lao động - một biện pháp tổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lý; tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho người lao động; tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động như tiền lương, tiền thưởng, nhà ở…; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động; tham gia xây dựng hoàn thiện các chính sách xã hội như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách kế hoạch hóa gia đình, các phong

trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội; vận động và tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức ở đơn vị; tham gia vào việc hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và đầu tư, đồng thời kiểm tra, giám sát các công việc đã được hoạch định; tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của đơn vị.

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi thực hiện chức năng tham gia quản lý Công đoàn Việt Nam cần quan tâm đến việc phát triển tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến, phối hợp với lãnh đạo đơn vị, chủ doanh nghiệp, xí nghiệp tìm nguồn vốn, thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. Kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, chống quan liêu tham nhũng.

Ba là, Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Chức năng giáo dục của Công đoàn Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất và tham gia các phong trào thi đua góp phần cho công nhân, viên chức và lao động nhận thức và hiểu được lợi ích của họ gắn với lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội. Muốn có lợi ích và muốn lợi ích của mình được bảo vệ trước hết phải thực hiện tốt nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ của người công dân đối với cơ quan, xí nghiệp và xã hội. Trên cơ sở đó xây dựng ý thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong công nghiệp. Nâng cao tinh thần tự giác học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chức năng này của Công đoàn Việt Nam được biểu hiện qua các hoạt động như: Công đoàn tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, viên chức và lao

động vững tin vào đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn. Giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương đặc biệt đối với những người lao động trẻ; tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Với tinh thần thường xuyên cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mưu thù địch.

Chức năng của Công đoàn là một chỉnh thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm, hết sức được coi trọng. Không những vậy, đó còn được coi là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Bên cạnh đó, chức năng tham gia quản lý của Công đoàn lại mang ý nghĩa phương tiện và chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu. Từ các chức năng trên sẽ định ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn. Do vậy, Công đoàn Việt Nam đồng thời quan tâm tới cả ba chức năng, không coi nhẹ chức năng này xem nhẹ chức năng kia.‌

1.2. Khái quát chung về các quyền của công đoàn

1.2.1. Đặc điểm địa vị pháp lý của công đoàn

Địa vị pháp lý của tổ chức Công đoàn Việt Nam được ghi nhận trong điều 1 Luật Công đoàn được xây dựng trên cơ sở quy định tại điều 10 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và xuất phát từ vai trò, vị trí, tính chất của Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân - giai cấp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã xác định:

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức

kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [27].

Điều 1 Luật Công đoàn năm 1990 có nêu rõ:

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và người lao động (gọi chung là người lao động); góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [28].

Điều 5 Nghị định 133-HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn: "Các cấp công đoàn có quyền tham gia ý kiến với cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan về các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động" [19].

Điều 12 Nghị định 133-HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật công đoàn:

Các cấp công đoàn có quyền tổ chức kiểm tra, hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan để kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hợp đồng lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và trợ cấp xã hội, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, sử dụng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tập thể, và các chính sách khác liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của người lao động [19].

Điều 18 Nghị định 133-HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật công đoàn:

Cán bộ công đoàn không chuyên trách do Đại hội công đoàn bầu và do Ban chấp hành Công đoàn phân công, được dùng một số thời gian làm việc, sản xuất, kinh doanh của đơn vị kinh tế để hoạt động công đoàn mà vẫn được hưởng nguyên lương. Chủ tịch công đoàn của công đoàn cơ sở có trên 150 lao động mỗi tháng được 6 ngày, và Chủ tịch công đoàn của công đoàn cơ sở có từ 80 - 150 lao động mỗi tháng được 3 ngày để hoạt động công đoàn [19].

Điều 155 khoản 4 Bộ luật lao động đã được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 qui định:

Khi người sử dụng lao động quyết định sa thải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người là ủy viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở, thì phải có sự thỏa thuận của Ban chấp hành công đoàn cơ sở; nếu là Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có sự thỏa thuận của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp [33], [34].

Nhìn chung các văn bản pháp lý nêu trên đều thể hiện rõ địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam đó là: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam; Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động thuộc các thành phần kinh tế, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp - văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà còn tiếp tục được khẳng định trong các văn bản pháp luật khác. Tất cả đều ghi nhận những quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức Công đoàn. Nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc tinh thần pháp luật ấy sẽ

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí