Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 2

Việt Nam, các quy định của Hiến pháp, Bộ luật lao động, Luật Công đoàn….có liên quan đến quyền của tổ chức công đoàn được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu.

6. Kết quả của luận văn

Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả các quyền của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn thực hiện từ đó đưa ra các kiến nghị đồng bộ cả về mặt lập pháp và tổ chức thực hiện nhằm góp phần phát triển quan hệ lao động nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Kết quả của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến vấn đề này nhất là trong giai đoạn hiện nay những vấn đề đang được đặt ra trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về tổ chức công đoàn và các quyền của Công đoàn Việt Nam

Chương 2: Các quyền của công đoàn và thực tiễn thực hiện

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền của tổ chức công đoàn.

Chương 1‌‌

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ CÁC QUYỀN CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


1.1. Những vấn đề chung về tổ chức công đoàn

Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 2

1.1.1. Tính chất, vị trí của tổ chức công đoàn

Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi nhận:

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [27].

Giai cấp công nhân vừa là nguồn gốc vừa là cơ sở xã hội hình thành, tồn tại phát triển tổ chức công đoàn. Bởi công đoàn ra đời với mục tiêu cao cả là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp công nhân. Hình thức tổ chức của công đoàn là liên hiệp công nhân lao động theo nghề nghiệp và dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Công đoàn Việt Nam được Đảng thành lập, giáo dục và rèn luyện luôn luôn thể hiện bản chất cách mạng của giai cấp công nhân. Khác với Công đoàn các nước, Công đoàn Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn luôn trung thành với lợi ích của dân tộc, của giai cấp. Công đoàn Việt Nam thể hiện hai tính chất cơ bản đó là: tính chất quần chúng rộng lớn và tính chất giai cấp. Thông qua hai tính chất này, Công đoàn Việt Nam luôn vận động, phát triển qua các thời kì cách mạng, luôn thống nhất trong lý luận và hành động, trong mục tiêu hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, tính chất của Công đoàn Việt Nam

vẫn kế thừa tính chất cách mạng của Công đoàn cách mạng thế giới, được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và biện chứng phù hợp với thực tiễn lịch sử dân tộc và giai cấp. Cụ thể như sau:

Tính chất quần chúng rộng lớn của công đoàn Việt Nam được thể hiện ở chỗ ngay từ khi mới ra đời Công đoàn Việt Nam gắn liền với công nhân, lao động bị áp bức bóc lột. Thông qua phong trào đấu tranh của công nhân lao động, Công đoàn Việt Nam tồn tại phát triển thành một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn. Ngày nay, tính chất quần chúng của Công đoàn Việt Nam thể hiện qua việc Kết nạp công nhân viên chức lao động vào tổ chức không phân biệt nghề nghiệp, tín ngưỡng, thành phần…; Cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào quần chúng công nhân viên chức lao động và được họ tín nhiệm bầu ra; Nội dung hoạt động của Công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo công nhân viên chức lao động.

Bên cạnh đó, tính chất giai cấp của công đoàn Việt Nam cũng được biểu hiện ở chỗ giai cấp công nhân, lao động nước ta là cơ sở xã hội để hình thành và phát triển của tổ chức công đoàn. Tổ chức Công đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của những người lao động, chống lại mọi sự bóc lột của đế quốc, thực dân, phong kiến. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước công - nông được thành lập thì tổ chức Công đoàn là đại diện cho quyền lợi của công nhân, lao động trong điều kiện lịch sử mới. Thấy rõ tính chất giai cấp của Công đoàn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đúng vị trí, vai trò của Công đoàn trong xã hội. Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, của người lao động tự nguyện thành lập nên, khác với Nhà nước của giai cấp công nhân Việt Nam là tổ chức chính trị, là công cụ của giai cấp công nhân. Ngày nay tính chất giai cấp của Công đoàn Việt Nam được biểu hiện ở những nội dung cơ bản như Công đoàn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, phấn đấu theo mục tiêu chiến lược cách mạng mà Đảng đã đề ra. Đảng giáo dục, rèn luyện và tạo mọi điều kiện để Công đoàn phát triển. Đồng thời Công

đoàn Việt Nam là sợi dây nối liền giữa Đảng với quần chúng; mọi hoạt động của Công đoàn Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của Đảng đề ra và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Ở Việt Nam đó là việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đổ thực dân phong kiến, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa; xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam phải đảm bảo tính thống nhất về lý luận và hành động của giai cấp công nhân trong mọi thời kì của cách mạng nước ta; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ Công đoàn theo đường lối, chính sách và tiêu chuẩn cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam là quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ- nguyên tắc tổ chức quan trọng nhất của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngoài ra, hoạt động của Công đoàn Việt Nam vì lợi ích dân tộc, bởi lẽ trong hoàn cảnh lịch sử nước ta thì lợi ích giai cấp của giai cấp công nhân Việt Nam cũng phù hợp với lợi ích dân tộc, nên mục tiêu phấn đấu của Công đoàn Việt Nam còn mang ý nghĩa to lớn là vì lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc Việt Nam.

Hai tính chất của công đoàn có quan hệ gắn bó mật thiết phản ánh bản chất của Công đoàn Việt Nam. Chúng có ý nghĩa quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của Công đoàn Việt Nam. Hai tính chất đó luôn luôn được quán triệt trong tôn chỉ và mục đích chỉ đạo, trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Do vậy, cần quán triệt sâu sắc hai tính chất này trong tư tưởng chỉ đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động, không coi trọng tính chất này mà xem nhẹ tính chất kia. Bởi lẽ, nếu chỉ coi trọng tính chất giai cấp của giai cấp công nhân mà xem nhẹ tính chất quần chúng thì về mặt tổ chức dần dần sẽ bị bó hẹp lại và ngược lại nếu chỉ coi trọng tính chất quần chúng mà xem nhẹ tính chất giai cấp thì sẽ dẫn đến xa rời mục tiêu chính trị, dần dần sẽ biến thành phường hội, sai lệch với mục tiêu chính trị, sai lệch với phương hướng hành động cách mạng và không đúng với bản chất của công đoàn cách mạng.

Từ những tính chất đó cũng phần nào nói lên vị trí của Công đoàn Việt Nam. Trước hết phải khẳng định rằng vị trí của Công đoàn chính là địa vị của Công đoàn trong hệ thống chính trị - xã hội, là mối quan hệ của Công đoàn với các tổ chức đó.

Có thể nói Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ tri thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Công đoàn là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động.

Vị trí của Công đoàn Việt Nam được Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể công nhân, viên chức, lao động thừa nhận.Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam.

Ngày nay, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang tác động mạnh mẽ đến vị trí của tổ chức công đoàn trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Cơ chế thị trường với sức mạnh của nó đang lay chuyển chỗ đứng của tổ chức công đoàn. Do nhiều nguyên nhân công đoàn còn lúng túng trong bước chuyển biến của nền kinh tế, còn vướng mắc về mô hình tổ chức và phương pháp hoạt động trong tình hình mới. Vì vậy, có nhiều người cảm thấy vị trí của công đoàn như đang bị lướt đi trước sự gia tăng của quá trình hội nhập và sự phát triển của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Nếu nhìn lại lịch sử, công đoàn đã ra đời từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII, khi mà nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, cơ chế tự do cạnh tranh đang bộc lộ rất nhiều khuyết điểm. Công đoàn ra đời vì yêu cầu lợi ích của công nhân, lao động và để thống nhất lực lượng giai cấp công nhân, đấu tranh cho sự phát triển xã hội. Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, có rất nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức từ

thiện hoạt động nhưng chỉ có tổ chức công đoàn mới trực tiếp tham gia giải quyết quan hệ lao động.

Ở Việt Nam, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng nhiều. Đó là mảnh đất để tổ chức công đoàn hoạt động, đòi hỏi công đoàn phải đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động cho phù hợp, phải tập hợp được nhiều đoàn viên, bám sát cơ sở để giữ vững vị trí, phát huy vai trò tích cực của mình.

Một lý do rất quan trọng để khẳng định vị trí của công đoàn là yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn bảo đảm quá trình hội nhập ở Việt Nam đi đúng hướng phải nâng cao vai trò của hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị, là cầu nối giữa quần chúng với Đảng, có mối liên hệ mật thiết với Nhà nước. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Công đoàn không những tạo nguồn lực thúc đẩy quá trình hội nhập có hiệu quả cao mà còn khẳng định vị trí của tổ chức công đoàn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Và, việc giải quyết mối quan hệ này cần được thực hiện theo hướng:

Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗ dựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng. Mối quan hệ giữa Công đoàn và Đảng Cộng Sản trong chặng đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thể hiện: Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn, mặt khác thể hiện trách nhiệm của Công đoàn trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và tham gia xây dựng Đảng. Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng vì Đảng là bộ phận tiên phong nhất, tích cực nhất của giai cấp công nhân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn được hình thành trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đảng lãnh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương Nghị quyết của cấp ủy Đảng. Công đoàn Việt Nam với chức năng của mình triển khai đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng thành chương trình công tác của tổ chức mình. Đảng lãnh đạo Công đoàn thông qua phát huy vai trò của từng đảng viên trong tổ chức Công đoàn các cấp. Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của tổ chức Công đoàn. Tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn có nghĩa là: Công đoàn xây dựng tổ chức và hoạt động phù hợp với điều lệ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp. Cần tránh nhận thức sai lầm về sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn là sự can thiệp trực tiếp của Đảng vào công việc của Công đoàn. Đảng không gán ghép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn, mà Đảng chỉ giới thiệu những đảng viên tốt để Đại hội Công đoàn lựa chọn và bầu vào các cương vị lãnh đạo Công đoàn. Đồng thời, không được đồng nhất tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn với sự "biệt lập", "trung lập", "đối lập", "tách biệt" của Công đoàn với Đảng dẫn đến sự xa rời lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn. Nếu nhầm lẫn sẽ dẫn đến sự lệch lạc mục tiêu hoạt động và không còn đúng bản chất của Công đoàn Cách mạng. Ngoài ra, Đảng cũng tiến hành kiểm tra Công đoàn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Trong quá trình hội nhập, Đảng thông qua tổ chức công đoàn để liên hệ mật thiết với giai cấp công nhân, giúp đỡ công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của quần chúng công nhân lao động. Đảng thông qua công đoàn để đưa chủ trương, mục tiêu hội nhập kinh tế của Đảng vào công nhân, viên chức, lao động, động viên họ tích cực tham gia vào quá trình này.

Công đoàn thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò trường học của mình, tham gia quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thuyết phục quần chúng phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công cuộc xây

dựng xã hội mới, thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng. Trong quá trình hội nhập, nguồn nội lực có thể được phát huy và đạt hiệu quả cao khi đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và Nhà nước. Công đoàn đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, động viên người lao động tích cực tham gia xây dựng cuộc sống mới, vươn lên thành người chủ đất nước. Như vậy, sự tồn tại của công đoàn chỉ có ý nghĩa khi bản thân tổ chức này thực sự phát huy vai trò, thực hiện tốt mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của mình, góp phần thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng. Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, là chiếc cầu và sợi dây liên hệ nối liền Đảng với quần chúng. Phong trào công đoàn chỉ tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng mới trở thành phong trào tự giác đi theo con đường phát triển lành mạnh.

Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công đoàn hoạt động. Quan hệ giữa công đoàn với Nhà nước là quan hệ hợp tác. Giữa Công đoàn và Nhà nước không có sự đối lập. Công đoàn vận động công nhân, viên chức, lao động thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, ủng hộ Nhà nước triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Không có sự ủng hộ của Công đoàn thì chính quyền nhà nước sẽ bị lung lay. Nhà nước tôn trọng và giải quyết những kiến nghị của Công đoàn một cách hữu hiệu. Công đoàn phát huy vai trò tham gia, kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước. Dưới chủ nghĩa xã hội mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nước là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, tôn trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong các mặt hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chung là: " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Công đoàn Việt Nam luôn cộng tác đắc lực với Nhà nước, góp phần xây dựng chính quyền Nhà nước không ngừng lớn mạnh. Công đoàn là người cung cấp, bồi dưỡng, rèn luyện những cán bộ ưu tú cho Đảng và Nhà nước. Vì thế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Công đoàn với

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí