Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Thương Mại Bằng Biện Pháp Dân Sự Theo Các Điều Ước Quốc Tế.

1.4.2. Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bản chất của biện pháp hành chính là việc áp dụng đơn phương các biện pháp chế tài của cơ quan nhà nước đối với bên có nghĩa vụ. Bảo vệ QSHCN bằng biện pháp hành chính là thủ tục xử lý hành chính các hành vi xâm phạm QSHCN bằng việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi bị coi là xâm phạm QSHCN theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về SHCN là các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp có chức năng liên quan đến quản lý nhà nước về SHCN, bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan hải quan, thanh tra chuyên ngành SHCN. Các cơ quan này không chỉ căn cứ vào đơn yêu cầu của chủ thể quyền SHCN bị xâm phạm mà trong quá trình hoạt động thanh tra, kiểm tra các đối tượng thuộc quyền quản lý của mình còn chủ động phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Hiện nay, so với các biện pháp bảo vệ khác, có thể thấy biện pháp hành chính là biện pháp thực thi phổ biến nhất, mang lại hiệu quả nhất về thời gian và cả sự an toàn pháp lý. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định trong biện pháp hành chính khi giải quyết xâm phạm QSHCN như việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên thực tế rất khó thực hiện.

1.4.3. Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự là công cụ chế tài so cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm trừng phạt những hành vi xâm phạm trật tự xã hội ở mức độ nghiêm trọng bị coi là tội phải được quy định trong pháp luật hình sự. Biện pháp hình sự, tức là coi người có hành vi xâm phạm QSHCN là tội phạm và

việc điều tra, xét xử loại tội phạm này phải tuân theo các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Các tội phạm hình sự liên quan đến QSHCN quy định trong Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 bao gồm: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh (Điều 157); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ QSHCN (Điều 170); Tội xâm phạm QSHCN (Điều 171). [15]

Pháp luật Việt Nam quy định thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với xâm phạm QSHCN thuộc về cơ quan điều tra, VKS nhân dân, TAND. Luật quy định những người có quyền tố cáo hành vi xâm phạm là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi phát hiện hành vi xâm phạm QSHCN.

Bảo vệ QSHCN bằng biện pháp hình sự là biện pháp bảo vệ có tính răn đe và trừng phạt cao nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền bị xâm phạm, người tiêu dùng. Nếu so với biện pháp hành chính, biện pháp hình sự có tính nghiêm khắc hơn rất nhiều, có thể dẫn tới hạn chế, tước bỏ một số quyền công dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

1.4.4. Biện pháp kiểm soát biên giới

Biện pháp kiểm soát biên giới là biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới. Thực chất, biện pháp kiểm soát biên giới giống với biện pháp hành chính. Tuy nhiên, do đặc thù việc áp dụng biện pháp này chỉ ở phạm vi khu vực biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, vì vậy, có thể coi biện pháp này độc lập, tách biệt với biện pháp hành chính.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật Việt Nam - 5

Biện pháp kiểm soát biên giới được thực hiện bởi cơ quan hải quan với mục đích ngăn chặn hàng hóa xuất nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm QSHCN

tràn vào thị trường nội địa, hoặc mở rộng thị trường ra nước ngoài dẫn tới khó kiểm soát.

Các biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định tại Điều 216 Luật SHTT. Đây là biện pháp được bổ sung cho phù hợp với các biện pháp thực thi QSHTT theo Hiệp định TRIPs. Qua đó bảo vệ quyền, lợi ích và uy tín của chủ thể QSHCN cũng như lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

1.5. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo các Điều ước quốc tế.

1.5.1. Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN 1883

Công ước Paris được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris và được xem xét lại nhiều lần vào các năm 1900, 1911, 1934, 1958, 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Việt Nam là thành viên của Công ước Paris vào ngày 08/3/1949 (trên cơ sở kế thừa của chính quyền Ngụy Sài Gòn). Đây là Công ước quốc tế đầu tiên đề cập tới việc bảo hộ QSHCN nói chung và chỉ dẫn thương mại nói riêng.

Công ước Paris năm 1883 chủ yếu đề cập đến việc bảo hộ chỉ dẫn thương mại thông qua các nguyên tắc chung về xác lập quyền, nguyên tắc đối xử quốc gia, về quyền ưu tiên yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải tuân thủ mà không có những quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm thực thi cũng như quy định về bảo vệ QSHCN.

Theo Công ước Paris đối với việc bảo hộ, mỗi nước thành viên phải dành cho công dân nước thành viên khác sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho công dân nước mình. Công ước cũng quy định về chế độ đối xử quốc gia trong bảo hộ nhằm đảm bảo quyền của người nước ngoài được bảo hộ và đảm bảo không có sự phân biệt đối xử theo bất kỳ cách nào liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn thương mại.

Đây là công ước quốc tế cơ bản nhất xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên và là cơ sở cho các công ước riêng áp dụng cho từng lĩnh vực cụ thể và các hiệp ước song phương sau này. Tuy vấn đề thực thi QSHCN mới chỉ được đề cập một cách nguyên tắc và có tính chất khuyến cáo, nhưng Công ước Paris đã gợi mở sự hình thành những công cụ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể quyền trong hệ thống pháp luật của từng quốc gia.

1.5.2. Hiệp định TRIPs 1994

Hiệp định TRIPs được ký kế ngày 15/4/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của WTO. Hiệp định TRIPs ra đời đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh cực SHTT nói chung, SHCN nói riêng. Hiệp định là sự nối tiếp của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT khi giải quyết các vấn đề mà GATT đặt ra bằng các quy định cụ thể, rõ ràng cho các nước thành viên tuân thủ, áp dụng.

Hiệp định TRIPs quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộ tất cả các đối tượng SHCN bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bảo hộ thông tin bí mật. Hiệp định TRIPs là điều ước quốc tế đầu tiên chính thức quy định hệ thống hình phạt, lần đầu tiên đề cập đến khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt hữu hiệu đối với những vi phạm về bảo vệ QSHTT nói chung, QSHCN nói riêng thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Trong Mục 2, Điều 42: “Các thành viên phải quy định cho các chủ thể quyền được tham gia các thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến việc thực thi bất kỳ loại quyền SHTT nào quy định trong Hiệp định này”. Đây là những quy định mang tính định hướng cơ bản cho các quốc gia thành viên. Trên cơ sở đó, các thành viên xây dựng pháp luật quốc gia mình cho phù hợp.

Nội dung biện pháp dân sự đã được Hiệp định đề ra với những yêu cầu mang tính nguyên tắc về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền SHTT, QSHCN và QSHCN đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Chủ thể quyền được phép lựa chọn biện pháp dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi biện pháp dân sự được áp dụng thông qua yêu cầu của chủ thể quyền thì bên bị đơn cũng phải được thông báo cụ thể về nội dung vụ việc bằng văn bản. Trong quá trình tố tụng, các bên có quyền đưa ra những chứng cứ, lập luận để biện minh và bảo vệ mình. Hiệp định quy định khá chi tiết vấn đề chứng cứ và việc cung cấp chứng cứ trong quá trình tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp bằng biện pháp dân sự. TRIPs cũng yêu cầu pháp luật quốc gia phải xây dựng hệ thống pháp lý, trong đó trao quyền cho các cơ quan xét xử được quyền ra lệnh buộc bên xâm phạm phải đền bù một khoản bồi thường cho chủ thể quyền do hành vi xâm phạm gây ra. Các khoản đền bù này được tính toán chặt chẽ, nhằm tránh gây thiệt hại cho chủ thể quyền. Hiệp định TRIPs cũng dành một mục quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó nêu rõ mục đích của việc áp dụng nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm, ngăn chặn hàng hóa vi phạm quyền hay nhằm đảm bảo chứng cứ liên quan đến hành vi bị khiếu kiện là xâm phạm quyền. Hiệp định đề ra các trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp tạm thời, quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thẩm quyền áp dụng…

Trong quá trình tiến hành bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự, Hiệp định TRIPs yêu cầu các phán quyết của tòa án đưa ra phải được thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do và được thông báo kịp thời cho các bên.

Có thể nói, TRIPs là một hiệp định có phạm vi điều chỉnh rộng so với các điều ước quốc tế đa phương về SHTT khác bao gồm các vấn đề mang tính nguyên tắc chung, các vấn đề về điều kiện bảo hộ, thực thi và bảo vệ quyền,

các thủ tục để đạt được và duy trì quyền….TRIPs đã thiết lập một cơ chế mới và quan trọng nhằm bảo hộ SHTT theo trật tự quốc tế.

1.5.3. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000

Sau 9 vòng đàm phán chính thức bắt đầu từ năm 1996 và kết thúc vào tháng 7/1999, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được Bộ trưởng thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Bộ trưởng – đại diện Thương mại Mỹ Charlene Barshefsky ký tại trụ sở đại diện Thương mại Mỹ (Washington D.C) ngày 13/7/2000 và có hiệu lực ngày 10/12/2001. Hiệp định gồm 7 chương, 71 Điều và 9 phụ lục. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước, giúp Việt Nam bước thêm một bước tiến mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Vấn đề SHTT được coi là một trong bốn nội dung chính của Hiệp định, được sắp xếp ở chương II với 18 Điều điều chỉnh về hai nội dung chính là các quy định về quyền nội dung và trình thự thủ tục thực hiện các quyền đó, bao gồm các vấn đề bồi thương cho chủ sở hữu và các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm.

Cũng giống như Hiệp định TRIPs, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đưa ra những chuẩn mực chung trên cơ sở yêu cầu mỗi nước xây dựng pháp luật về thực thi và bảo vệ quyền SHTT tương ứng nhằm đạt hiệu quả cao trong ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền vào đảm bảo lợi ích cho chủ thể quyền. Các thủ tục và biện pháp xử lý trong nước phải đủ mạnh để ngăn chặn vi phạm xảy ra và không gây cản trở thương mại hợp pháp và chống sự lạm dụng, bao gồm các những thủ tục hành chính và dân sự cụ thể. Các quy định chung khi biện pháp dân sự được áp dụng trong điều chỉnh hành vi xâm phạm được đặt ra là: bên bị đơn phải được thông báo bằng văn bản những nội dung bị khiếu kiện; các bên nguyên đơn và bị đơn đều có quyền được đại diện thông qua việc thuê luật sư; khi giải quyết vụ việc trong một số trường hợp

nhất định không cần thiết buộc có mặt nguyên đơn hoặc bị đơn. Hiệp định quy định rõ về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về các bên đương sự. Cơ quan xét xử trong phạm vi chức năng của mình có quyền và trách nhiệm đưa ra những phán quyết đảm bảo cho việc cung cấp chứng cứ hay chứng minh. Các biện pháp tạm thời nhanh chóng và có hiệu quả được hỗ trợ bởi chứng cứ và khoản bảo chứng hoặc bảo đảm tương đương. Các biện pháp kiểm soát biên giới cũng được quan tâm, nhằm xử lý kịp thời hàng hóa vi phạm quyền SHTT qua biên giới và hạn chế cao nhất hàng hóa vi phạm thông quan.

Có thể nói, để bảo vệ QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã có sự kế thừa, phát triển so với Hiệp định TRIPs, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của cả hai nước.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN THƯƠNG MẠI BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ


2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự

Tại Việt Nam, bảo vệ QSHTT nói chung và bảo vệ QSHCN nói riêng phụ thuộc vào chủ trương, chính sách về SHCN cũng có những dấu ấn riêng, trong đó, bảo vệ các đối tượng của QSHCN được đặc biệt nhấn mạnh và đã có bước phát triển đáng kể.

Quá trình phát triển của các quy định pháp luật về QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại và pháp luật về các biện pháp dân sự bảo vệ QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử phát triển của đất nước. Các quy định này phụ thuộc khá nhiều vào chủ trương, chính sách của nhà nước ta trong mỗi giai đoạn, thời kỳ nhất định. Có thể phân chia các quy định về QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn trước năm 1975: Trước năm 1975, cả nước tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nền kinh tế tập trung cho việc chiến thắng kẻ thù giành độc lập và thống nhất đất nước. Trong thời kỳ này đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, ở miền Bắc các quy định liên quan đến sáng kiến, khen thưởng sáng kiến đã được đề cập nhưng pháp luật về chỉ dẫn thương mại chưa được nhắc đến, chưa có hệ thống bảo hộ hay bảo vệ chỉ dẫn thương mại. Ở miền Nam, thời kỳ những năm 1954 – 1975 chịu sự cai quản của chính quyền ngụy quyền Sài Gòn, chính quyền này đã ban hành một

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí