đe dọa tuyệt diệt nhưng có thể dẫn đến đó nếu việc buôn bán những mẫu vật của những loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù hợp với sự tồn tại của chúng.
Theo Điều 8, đối với các quốc gia là thành viên cần tiến hành những biện pháp thích hợp để thi hành có hiệu lực các điều khoản của Công ước và để cấm buôn bán các mẫu vật vi phạm Công ước như: Phạt việc buôn bán hoặc lưu giữ các mẫu vật, hoặc cả hai; Tịch thu hoặc trả lại cho nước xuất khẩu các mẫu vật đó; khi cần thiết, các nước thành viên có thể bằng phương pháp thanh toán nội bộ để chi trả cho những chi phí do hậu quả của việc tịch thu mẫu vật kinh doanh vi phạm những biện pháp sử dụng để thực hiện các điều khoản của CITES, thực hiện chế độ báo cáo thường kỳ việc thực thi Công ước… Mỗi nước đều có nhiệm vụ thiết lập một hệ thống giấy phép riêng của mình để kiểm soát sự di chuyển cuộc sống của các loài hoang dã xuất khẩu và nhập khẩu. Đồng thời, có nhiệm vụ chỉ định một cơ quan quản lý để điều khiển hệ thống giấy phép đó và một cơ quan khoa học nghiên cứu xác định xem việc buôn bán có thể làm hại đến sự tồn tại của các loài hay không.
Công ước này có 3 Phụ lục, trong đó đưa ra danh mục các loại với các cấp độ cần bảo vệ khác nhau:
Phụ lục 1: Bao gồm các loại có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thương mại đối với các loài này chỉ được phép trong một số trường hợp ngoại lệ;
Phụ lục 2: Bao gồm các loài chưa có nguy cơ tuyệt chủng nhưng cần phải kiểm soát thương mại nhằm tránh việc khai thác bừa bãi;
Phụ lục 3: Bao gồm các loài được bảo vệ tại ít nhất một quốc gia.
Mỗi nước tham gia phải có một hoặc một vài cơ quan quản lý chuyên trách giám sát hệ thống cấp phép và một vài cơ quan khoa học tư vấn cho các cơ quan chuyên trách tác động của thương mại đối với các loài động thực vật.
Một loài động vật thuộc diện điều chỉnh của CITES chỉ có thể được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu từ nước thành viên khi các tài liệu phù hợp được xuất trình khi thông quan tại cửa khẩu. Mới đây, Công ước còn bổ sung thêm biện
pháp mới là đình chỉ thương mại tất cả các loài thuộc sự điều chỉnh của CITES đối với những thành viên nào không nộp báo cáo hàng năm trong 3 năm liên tiếp.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệp Định Về Các Biện Pháp Kiểm Dịch Động Thực Vật (Sps)
- Hiệp Định Về Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Liên Quan Đến Thương Mại (Trips)
- Hiệp Định Về Trợ Cấp Và Các Biện Pháp Đối Kháng
- Quy Định Của Pháp Luật Một Số Nước Về Bảo Vệ Môi Trường Trong Thương Mại Quốc Tế
- Quy Định Về Tiêu Chuẩn Đối Với Hàng Hóa
- Quy Định Về Tiêu Chuẩn Đối Với Hàng Hóa Và Dịch Vụ
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
Công ước quy định các bên tham gia nếu có tranh chấp gì thì phải giải quyết thông qua đàm phán. Nếu đàm phán không có kết quả, hai bên thống nhất đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế tại La Hay. Phán quyết của trọng tài có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp. Cho đến nay vẫn chưa có tranh chấp nào xảy ra.
Quy định của CITES có tác động đáng kể đến thị trường quốc tế về các loài động thực vật nói chung và những loài đang lâm nguy nói riêng. Việc kiểm soát xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, từng việc kiểm soát này sẽ làm giảm số lượng buôn bán nhưng sẽ có tác động đến giá cả. Kiểm soát xuất khẩu làm tăng chi phí xuất khẩu, từ đó dẫn tới số lượng các loài càng giảm đi, phương pháp để giảm buôn bán cũng dẫn đến giá cả tăng. Mặt khác khi kiểm soát nhập khẩu làm cho giá cả giảm xuống. Thông thường khi kiểm soát nhập khẩu có tác động giảm yêu cầu về loài được nhập khẩu, dẫn đến số lượng giảm xuống và giá cả cũng giảm xuống. Hiệu ứng của việc giảm giá này làm giảm sự khuyến khích, dẫn đến sức ép giảm xuống về thu hoạch và sự giảm đi của các loài. Điều này được chứng minh ở một số sự việc như: nhờ vào kết quả cấm nhập khẩu ngà voi làm cho giá ngà voi của thế giới giảm xuống nhiều, do đó đã làm giảm áp lực săn voi của những kẻ săn trộm ở nhiều nơi của Châu Phi.
CITES được coi là một công ước đa phương thành công. Kể từ khi CITES chính thức có hiệu lực, chưa có một loài nào bị tuyệt chủng do thương mại gây nên. Tính đến cuối tháng 12 năm 2002, CITES đã có 160 nước thành viên. Việt Nam là nước thứ 121 tham gia Công ước này. Việt Nam ký kết Công ước vào ngày 20 tháng 1 năm 1994 và Công ước chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 20 tháng 4 năm 1994.
2.2.2. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô dôn
Ô dôn nằm trong tầng bình lưu cách mặt đất từ 10 đến 50 km. Các phân tử ô dôn được hình thành từ ba nguyên tử ôxy. Tầng ô dôn có vai trò đặc biệt trong việc
bảo vệ mặt đất khỏi những tác động có hại của tia cực tím. Do đó, bất kỳ sự suy giảm nào của ô dôn trên tầng bình lưu cũng có thể gây ra bức xạ của tia cực tím đến bề mặt trái đất. Bức xạ của tia cực tím lên bề mặt trái đất có thể gia tăng bệnh ung thư da, giảm khả năng miễn dịch, tăng các bệnh về mắt...
Năm 1928, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các chất Chlorofluorocarbon được tìm thấy trong hoá chất, bột giặt, tủ lạnh, máy điều hoà, dung môi, chất cứu hoả... có thể tồn tại rất lâu và khi những chất này bay đến tầng bình lưu thì chúng có khả năng phá huỷ tầng ô dôn. Năm 1985, thông qua thực nghiệm, các nhà khoa học khẳng định rằng có "lỗ thủng ô dôn" tại Nam Cực và có chiều hướng ngày càng lớn.
Ngày 16/09/1987, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô dôn được ký kết. Nghị định thư được xây dựng một cách rất linh hoạt trong đó có quan tâm đến nhu cầu phát triển của các nhóm nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mục tiêu cuối cùng của Nghị định thư là xoá bỏ các chất gây suy giảm tầng ô dôn (ODS). Nghị định thư này có hiệu lực vào ngày 01/01/1989 với sự tham gia của 29 nước và Cộng đồng Châu Âu, chiếm khoảng 82% lượng tiêu thụ toàn thế giới của các chất gây tổn hại đến tầng ô dôn.
Cốt lòi của Nghị định thư này là cơ chế giám sát sản xuất và tiêu thụ các ODS. Nghị định thư quy định 3 nhóm sản phẩm cần kiểm soát là các ODS, các sản phẩm có chứa ODS, các sản phẩm trong quá trình sản xuất có sử dụng nhưng thành phần cuối cùng không có các ODS. Ban đầu, Nghị định thư đưa tám hoá chất vào danh mục kiểm soát trong đó gồm có 5 chất chlorofluorocarbons (CFC) và 3 chất halon. Cả sản xuất và tiêu thụ các chất CFC phải được cắt giảm 50% từ năm 1986 đến năm 1998, trong khi đó sản xuất và tiêu thụ 3 chất halon kể từ năm 1993 phải dừng ở năm 1986. Lịch trình cắt giảm cụ thể cho từng năm cũng được đưa ra. Bốn lần sửa đổi của Nghị định thư đã liên tục đưa ra thời hạn và mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các chất làm suy giảm tầng ô dôn khác.
Các biện pháp thương mại được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được lịch trình xoá bỏ ODS. Các biện pháp này gồm có việc kiểm soát thương mại giữa các nước thành viên thông qua công thức tính tiêu thụ ODS:
Sản xuất cộng nhập khẩu trừ đi lượng xuất khẩu (xuất nhập khẩu các ODS tái sử dụng được khuyến khích, do đó không tính vào lượng tiêu thụ ODS); cấm nhập khẩu ODS và các sản phẩm có chứa ODS từ các nước không phải thành viên, cấm xuất khẩu ODS cho các nước không phải thành viên; thoả thuận hệ thống cấp phép cho thương mại các ODS giữa các nước thành viên nhằm tránh thương mại phi pháp, tự nguyện thông báo các sản phẩm có chứa ODS mà một thành viên không muốn nhập khẩu.
Nghị định thư có một số các quy định chính như sau:
Đưa ra thời hạn cắt giảm và xoá bỏ 96 ODS; các nước đang phát triển có giai đoạn chuyển đổi 10 năm. Nghị định thư cũng cho phép các nước đang phát triển có thể sản xuất trên 15% mức họ đã đưa ra cam kết nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản của các nước đang phát triển.
Ngoài ra, Nghị định thư cũng có những quy định nhằm hợp lý hoá ngành công nghiệp sản xuất các chất có hại này bằng cách cho phép các bên tham gia chuyển đổi sản xuất cho nhau. Kể từ năm 1993, xuất khẩu từ một nước tham gia Nghị định thư vào một nước không tham gia cũng bị tính vào tổng lượng tiêu thụ chung của nước tham gia nhằm khuyến khích các nước xuất khẩu thuyết phục các nước bạn hàng của mình cùng tham gia vào Nghị định thư.
Nghị định thư không quy định các chính sách và biện pháp cụ thể nào nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Do đó, tại các bên tham gia áp dụng rất nhiều các biện pháp chính sách khác nhau nhằm thực hiện nghĩa vụ của Nghị định thư bao gồm: thuế cho các chất làm suy giảm tầng ô dôn, định lượng sản xuất, hạn ngạch nhập khẩu (trong một số trường hợp có thể chuyển nhượng được), cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu và sản xuất, yêu cầu nhãn mác sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, cấm tiêu thụ, các thoả thuận tự nguyện với ngành công nghiệp, và phát triển các vật liệu thay thế. Các biện pháp thương mại được áp dụng trong các biện pháp chính sách hỗn hợp nhằm kiểm soát sản xuất và tiêu thụ trong nước cũng như xuất nhập khẩu. [16]
Cho đến nay, Nghị định thư Montreal được đánh giá là Hiệp định đa phương về môi trường thành công nhất. Theo báo cáo gần đây của UNEP, Nghị định thư Montreal đã góp phần làm giảm 88% ODS và 84% các chất halons (so với mức giữa những năm 1980) [48]. Với tốc độ này, hy vọng đến khoảng năm 2050 lỗ hổng ô dôn tại Nam Cực sẽ được hồi phục. Cùng với sự tham gia của hơn 180 nước, cho tới nay chỉ có một số rất ít nước với khoảng 100 triệu người dân không tham gia Nghị định thư Montreal. Không có nước nào trong số này là nước sản xuất hay tiêu thụ chính các ODS. Đa số đều là những nước nhỏ hoặc mới thành lập. Tất cả các nước thành viên của WTO đều tham gia Nghị định thư Montreal.
2.2.3. Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng (BASEL)
Vào cuối những năm 1980, những quy định chặt chẽ về môi trường tại các nước công nghiệp phát triển dẫn đến chi phí xử lý rác thải nguy hiểm tăng đột biến. Để tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, các nhà kinh doanh của các nước này đã vận chuyển rác thải nguy hiểm sang các nước đang phát triển và các nước Đông Âu. Khi các hoạt động này bị tiết lộ và ngày càng trở nên nghiêm trọng, Công ước Basel ra đời vào năm 1989 tại Basel, Thuỵ Sỹ trước sự lên tiếng của các nước đang phát triển trước tình hình bị các nước phát triển biến thành “bãi rác thải độc hại”. Năm 1992, Công ước Basel chính thức có hiệu lực. Năm 1995, bổ sung danh mục cấm xuất khẩu các chất thải độc hại vì bất kỳ lý do nào từ các nước thành viên liên minh Châu Âu (EU), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tới tất cả các thành viên khác của Công ước.
Nhằm đạt được mục đích giảm khối lượng, độ độc hại của các chất thải được sản sinh, khuyến khích huỷ bỏ chất thải càng gần nơi sản sinh càng tốt, bảo đảm cho chất thải được quản lý một cách tốt nhất để bảo vệ môi trường, ngay từ lời nói đầu của Công ước đã thể hiện:
Tuy không cấm buôn bán các chất này nhưng đặt ra những yêu cầu về buôn bán, nhất là các yêu cầu về thông tin. Công ước đề ra bổn phận cho từng nước là phải cấm xuất khẩu bất cứ chất thải nguy hại nào, trừ trường hợp các nhà chức trách
có thẩm quyền về quản lý chất nguy hại của nước nhập khẩu đồng ý bằng văn bản về việc nhập khẩu các chất này và phải có đảm bảo là nước nhập khẩu sẽ có những biện pháp thích hợp để khử bỏ chất thải. Công ước còn có các điều khoản về thông báo, hợp tác về các vấn đề trách nhiệm pháp lý, truyền đạt những thông tin chủ yếu... [5]
Công ước nhìn nhận rằng, những thiệt hại mà các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác cũng như việc vận chuyển chúng qua biên giới có thể gây ra đối với sức khỏe con người và môi trường. Việc sản xuất ra nhiều phế thải nguy hiểm và các phế thải khác và việc vận chuyển chúng qua các biên giới là đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe con người. Công ước yêu cầu các quốc gia phải giám sát để bảo đảm rằng những người sản xuất phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến việc vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hại hiểm ác và các loại phế thải khác một cách phù hợp với việc bảo vệ môi trường, bất kể nơi tiêu hủy chúng ở đâu. Các quốc gia có quyền cấm việc đưa vào hoặc tiêu hủy các phế thải của nước ngoài trên lãnh thổ nước mình.
Năm 1998, nhóm công tác kỹ thuật của Công ước Basel đã thống nhất danh mục phân loại các chất thải độc hại và không độc hại. Danh mục này được các nước thành viên thông qua và từ đó làm rò phạm vi điều chỉnh của Công ước.
Năm 1999, Tuyên bố Bộ trưởng (Tuyên bố Basel) đã đưa ra phương hướng hoạt động cho thập kỷ tiếp theo. Trong suốt thập kỷ đầu tiên (1989 đến 1999), Công ước cơ bản đưa ra một khung pháp lý kiểm soát sự di chuyển "xuyên qua biên giới" của các chất thải nguy hiểm. Công ước cũng phát triển tiêu chí "quản lý môi trường bền vững".
Một hệ thống kiểm soát dựa trên các thông báo trước bằng văn bản cũng được đưa vào sử dụng. Giai đoạn 2000 đến 2010, Công ước sẽ xây dựng khuôn khổ nhằm thực thi đầy đủ các cam kết. Mặt khác, Công ước cũng sẽ tập trung làm giảm thiểu việc sản xuất ra các chất thải độc hại cả về mặt số lượng lẫn mức độ độc hại. Hội nghị Bộ trưởng tháng 12 năm 1999 đã đặt ra các hoạt động cho giai đoạn này như sau: Chủ động phát triển và sử dụng công nghệ và phương pháp sản xuất sạch hơn;
tiếp tục giảm vận chuyển các chất thải và chất thải độc hại; ngăn chặn và giám sát buôn lậu; tăng cường năng lực kỹ thuật và thể chế đến thông qua công nghệ phù hợp, đặc biệt cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; phát triển hơn nữa các trung tâm đào tạo chuyển giao công nghệ vùng và tiểu vùng.
Một số quy định liên quan đến thương mại trong Công ước cụ thể như sau:
Điều 4 của Công ước quy định các bên tham gia có quyền cấm nhập khẩu các chất thải độc hại. Đối với các chất thải mà một bên tham gia không cấm nhập khẩu một cách cụ thể thì bên tham gia xuất khẩu sẽ cấm xuất khẩu nếu nước nhập khẩu không có văn bản cụ thể đồng ý nhập khẩu;
Nước xuất khẩu cũng có thể cấm xuất khẩu nếu họ có đủ bằng chứng cho thấy nước nhập khẩu không thể xử lý một cách bền vững với môi trường;
Công ước cũng cấm xuất nhập khẩu chất thải độc hại với các nước không phải thành viên của Công ước, không được xuất khẩu rác thải đến vùng Nam Cực và cần phải đáp ứng các yêu cầu về nhãn mác, đóng gói và vận chuyển các chất thải độc hại;
Các nước xuất khẩu phải được sự chấp thuận của nước nhập khẩu. Nước xuất khẩu phải có trách nhiệm nhập khẩu lại nếu rác thải không được xử lý một cách bền vững với môi trường. [5]
Cũng tương tự như các Hiệp định đa phương về môi trường khác, Công ước Basel quy định các tranh chấp phải được giải quyết thông qua tham vấn và đàm phán trước khi đưa ra trọng tài hay toà án quốc tế.
2.2.4. Công ước về đa dạng sinh học
Công ước đa dạng sinh học là một hiệp ước khung được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janero (Brazin), có hiệu lực từ ngày 29/12/1993. Công ước này có 135 thành viên. Mục tiêu của Công ước là bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng lâu dài các cấu thành của đa dạng sinh học, chia sẻ công bằng và tương thích các lợi ích xuất phát từ việc sử dụng các nguồn gen.
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung cơ bản của Công ước tập trung vào bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; tiếp cận và chuyển giao công nghệ; quản lý công nghệ sinh học và chia sẻ lợi ích. Ngoài ra, Công ước cũng quy định về các biện pháp khuyến khích bảo vệ đa dạng sinh học, hợp tác quốc tế; trao đổi thông tin; các nguồn tài chính và cơ chế tài chính, v.v… trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu.
Thực hiện các nội dung trên, các nước cam kết tiến hành một số hoạt động chính như: xây dựng hệ thống khu bảo tồn, trong đó tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và tài nguyên di truyền; kiểm soát và quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khoẻ con người; kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại môi trường.
Nội dung của Công ước không trực tiếp đề cập về các biện pháp thương mại và cũng không quy định trực tiếp về việc áp dụng các biện pháp thương mại cụ thể. Tuy nhiên, Công ước bao gồm một số quy định mà theo cách diễn giải chung thì chúng đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp cụ thể và những biện pháp này có thể gây ảnh hưởng đối với thương mại. Ngoài ra, một số quy định có mối quan hệ chặt chẽ với một số Công ước thương mại quốc tế. Dưới đây là một số quy định có liên quan tới việc áp dụng các biện pháp thương mại cụ thể.
Điều 8 của Công ước quy định: “mỗi bên tham gia Công ước phải tôn trọng, bảo tồn và duy trì các kiến thức, sáng kiến và tập tục truyền thống của cộng đồng người bản xứ và địa phương liên quan đến việc bảo tồn và khai thác bền vững sự đa dạng sinh học. Các bên phải ngăn chặn, kiểm soát hoặc loại trừ tận gốc các loài sinh vật lạ đe doạ hệ sinh thái.”
Theo Điều 10 của Công ước: “các bên tham gia phải có những biện pháp để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi đối với đa dạng sinh học, bảo vệ và khuyến khích các biện pháp truyền thống để thực hiện mục tiêu khai thác bền vững các yếu tố của đa dạng sinh học.”