Quy Định Về Tiêu Chuẩn Đối Với Hàng Hóa

Quy định về xuất xứ được ghi trong luật thuế quan năm 1930 và 1984, Luật Thương mại và cạnh tranh năm 1988. Trong đó đưa ra các quy định như sau:

Mọi hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi tại vị trí dễ thấy, bằng cách không thể phai, mờ, tuỳ theo bản chất hàng hoá cho phép, bằng tiếng Anh tên của nước xuất xứ, để cho người mua cuối cùng ở Hoa Kỳ biết được tên của nước đã sản xuất ra hàng hoá đó, trừ một số mặt hàng theo danh sách riêng được miễn ghi tên nước xuất xứ.

Về mức phạt và các biện pháp xử lý có liên quan. Mức phạt đối với các nhà xuất khẩu vi phạm quy định về xuất xứ thường tương đương với 10% giá trị hàng hóa khi đưa vào lãnh thổ hải quan của Mỹ. Hàng nhập không đáp ứng đúng yêu cầu về ghi mác sẽ bị giữ lại ở khu vực hải quan Hoa Kỳ cho tới khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, phá huỷ đi hoặc tới khi hàng được xem là bỏ để Chính phủ định đoạt toàn bộ hoặc từng phần. [17]

Hoa Kỳ là quốc gia giàu và mạnh nhất trên thế giới hiện nay, là một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. Hiện nay, Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn đóng vai trò đầu tàu trong nhiều tổ chức kinh tế và chính trị trên thế giới, như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB). Bên cạnh những chính sách thương mại sắc bén, Hoa Kỳ có rất nhiều điều luật để bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ nền sản xuất, bảo vệ môi trường.

Hiện nay, Hoa Kỳ đang đối mặt với sự cạnh tranh của luồng hàng hoá từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam với giá thấp, lao động rẻ và kỹ thuật trung bình so với hàng hoá của Hoa Kỳ. Kết quả là Hoa Kỳ đã phản ứng lại tình trạng này bằng cách đặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là từ các nước đang phát triển khi họ muốn xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ. Việc gia nhập WTO đã mở ra cánh cửa cho hàng hoá của Việt Nam như thuỷ sản, dệt may, giầy dép, cà phê… thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn có nhiều rào cản đối với việc tăng cường mở rộng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này..

2.3.2. Trung Quốc

Là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Một số vấn đề do hậu quả của cơ chế tập trung để lại như chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, chính sách hợp tác hóa... Một số khác phát sinh do quá trình tự do hóa thương mại nhanh chóng. Cụ thể: các nguy cơ thiên tai như lũ lụt và hạn hán, các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí do sử dụng các nhiên liệu có chứa nhiều lưu huỳnh dẫn đến mưa a xít, ô nhiễm nguồn nước do khí thải công nghiệp, phá rừng, săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã. Đáp ứng yêu cầu môi trường của các nước nhập khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu cũng là một vấn đề được Trung Quốc coi trọng. Bởi vì nhiều mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Trung Quốc nhạy cảm với môi trường.

Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc được triển khai từ đầu thập niên 90 thế kỷ 20 được thể hiện một cách rò nét trong chương trình nghị sự 21 (1993). Một số nội dung quan trọng liên quan đến thương mại và môi trường của chiến lược này là phát triển bền vững nông nghiệp, bền vững đa dạng sinh học, bền vững thương mại. Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ mối quan hệ tổng thể giữa môi trường và phát triển, mục tiêu là sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật với dân số, tài nguyên và môi trường với tiền đề giữ vững tốc độ phát triển kinh tế cao, thực hiện việc sử dụng tổng hợp và lâu dài tài nguyên, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường, không những làm cho người Trung Quốc đương đại có thể lấy từ kho tài sản quý giá của thiên nhiên những gì mà mình cần, đồng thời, còn để lại cho đời sau môi trường sinh thái và tài nguyên để họ có thể tiếp tục sử dụng những gì mà họ cần.

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các chính sách thương mại và chính sách môi trường của Trung Quốc đảm bảo phát triển bền vững tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như quản lý xuất nhập khẩu, hạn chế suy thoái môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường để mở rộng xuất khẩu, quản lý lưu thông trong nước. Cụ thể:

2.3.2.1. Quản lý xuất nhập khẩu: Quy chế quản lý xuất nhập khẩu của Trung Quốc quy định danh mục hàng hóa xuất khẩu có ảnh hưởng đến môi trường như hàng cấm xuất nhập khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu theo hạn ngạch. Chẳng hạn, danh mục cấm xuất khẩu quy định 4 nhóm hàng là xương hổ, động vật hoang dã chưa hoặc đã qua chế biến, sừng tê giác, thuốc phiện và chất gây nghiện, chất nổ; 68 mặt hàng đã qua sử dụng, 54 mặt hàng quản lý bằng giấy phép. Quy định về danh mục cấm hoặc hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc cũng rất cụ thể gồm 18 nhóm hàng và 644 mặt hàng. Quy chế cũng quy định những đối tượng được phép xuất nhập khẩu. Quy chế này còn quy định hạn ngạch một số mặt hàng xuất nhập khẩu nhạy cảm đối với môi trường như nông sản, thủy sản, hóa chất...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

2.3.2.2. Quy định về bao gói, nhãn mác

Theo Luật Trung Quốc về những tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm, một số mặt hàng nhập khẩu yêu cầu phải được giám định và chứng nhận phù hợp với những tiêu chuẩn bắt buộc của quốc gia, những tiêu chuẩn mậu dịch trong nước và những tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng. Một số sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chất lượng sẽ được dán nhãn an toàn sản phẩm.

Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 10

Mọi hàng hóa lưu thông trên thị trường Trung Quốc đều phải có mác kèm theo các thông tin liên quan bằng tiếng Trung Quốc. Cơ quan kiểm dịch chất lượng và y tế quốc gia yêu cầu hàng thực phẩm nhập khẩu như: kẹo, rượu, quả hạch, thực phẩm đóng hộp và pho mát phải được dán tem và chứng nhận an toàn sản phẩm trước khi cho xuất khẩu và nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải chịu chi phí dán nhãn có hình, nhãn có hình chỉ được đính vào sản phẩm khi có sự đồng ý của cơ quan Kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu Nhà nước (SACI).

Chính phủ Trung Quốc đưa ra hệ thống chứng nhận an toàn, áp dụng cho 132 mặt hàng. Với hệ thống này, các nhà sản xuất muốn xuất khẩu hoặc bán hàng ở Trung Quốc phải có được dấu CCC. Hệ thống bắt đầu được áp dụng vào 1/5/2002 và hoàn toàn có hiệu lực vào 1/5/2003. CCC là viết tắt của từ “China Compulsory Certification” (Chứng nhận bắt buộc của Trung Quốc). Cục công nhận và chứng nhận Trung Quốc (CNCA) chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tiêu chuẩn mới vốn

được phát triển để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra cho việc Trung Quốc gia nhập vào WTO.

2.3.2.3. Kiểm tra giám sát hoạt động thương mại gây ô nhiễm: Để quản lý xuất nhập khẩu các sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường, Trung Quốc ban hành quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu. Các quy định trong lĩnh vực này gồm:

Hàng miễn kiểm nghiệm, kiểm dịch: Doanh nghiệp nhà nước phải có hệ thống chất lượng hoàn thiện và nó phải có sự giám sát, đồng ý của Cục kiểm nghiệm Nhà nước và được cấp chứng nhận do cơ quan kiểm tra chất lượng cấp. Doanh nghiệp sản xuất phải có sự chấp nhận của Ủy ban về tiêu chuẩn theo ISO 9000. Chất lượng hàng miễn kiểm phải ổn định lâu dài. Tỷ lệ hợp cách xuất khẩu phải đạt 100% liên tục trong 3 năm.

Hàng liên quan đến an toàn vệ sinh và có yêu cầu đặc biệt bắt buộc kiểm nghiệm, kiểm dịch: Lương thực, dầu ăn, thực phẩm, đồ chơi, đồ điện. Hàng dễ biến chất hoặc hàng rời. Hàng mà Hợp đồng quy định tỷ lệ, thành phần, hàm lượng trong giấy chứng nhận hàng hóa cấp. Đồ đựng, đóng gói hàng nguy hiểm trong xuất nhập khẩu.

Quy định về chế độ giấy phép an toàn chất lượng hàng nhập khẩu: Hàng liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động khi nhập khẩu vào Trung Quốc phải thực hiện chế độ giấy phép an toàn chất lượng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu nằm trong danh mục bắt buộc phải có giấy phép, khi chưa được cấp giấy phép an toàn chất lượng thì không được nhập khẩu. Hàng chỉ được cấp giấy phép an toàn chất lượng khi đạt các yêu cầu phù hợp với luật pháp và tiêu chuẩn quy định của Trung Quốc.

Các quy định về vệ sinh y tế tại cảng, cửa khẩu Trung Quốc: Tại các cảng, cửa khẩu Trung Quốc có các bộ phận giám sát vệ sinh. Đối tượng kiểm dịch vệ sinh y tế gồm các phương tiện giao thông, khách xuất nhập cảnh. Ngoài những quy định chung nêu tại Luật kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh, quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu, Trung Quốc còn ban hành các quy định cụ thể cho từng loại hàng hóa. Chẳng hạn, ngày 23/12/2002, Tổng cục kiểm dịch, kiểm

nghiệm chất lượng quốc gia Trung Quốc đã gửi công hàm số 888 cho các nước và khu vực xuất khẩu hàng thủy sản sang Trung Quốc phải xin giấy phép chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng thủy sản và phải tuân thủ các điều kiện do Trung Quốc quy định mới được phép xuất khẩu vào Trung Quốc. [21]

2.3.2.4. Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường: Nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thủy sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000..., đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu, phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ sở sản xuất, cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu. Hệ thống nhãn hiệu xanh, thực phẩm xanh đã được áp dụng. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững Trung Quốc đã áp dụng chính sách “hộp xanh” và “hộp vàng” trong nông nghiệp. Đối với nhóm nông sản được hưởng chính sách hộp xanh, nhà nước tăng cường hỗ trợ như giảm thuế, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng. Đối với nhóm được hưởng chính sách hộp vàng, Nhà nước chuyển trợ cấp ở khâu lưu thông sang các khâu liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến như ưu đãi vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, năng lượng.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn sử dụng các chính sách thuế để hạn chế khai thác tài nguyên, quy định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện để bảo vệ môi trường trong nước, tăng cường hợp tác giữa các Bộ ngành trong vấn đề bảo vệ môi trường...

Nhìn chung, hệ thống chính sách về thương mại và môi trường của Trung Quốc tương đối đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn gia tăng. Điều này có nguyên nhân do nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp và những người thực thi chính sách về môi trường còn yếu kém, quá coi trọng mục tiêu kinh tế, phát triển kinh tế bằng mọi giá. Phát triển kinh tế quá nóng ở Trung Quốc hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề môi trường cấp bách đối với Trung Quốc.

2.3.3. Thụy Điển


2.3.3.1. Quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hóa


Muốn bán hàng vào các siêu thị ở Thụy Điển, trước hết phải sản xuất được hàng thành phẩm có chất lượng cao, bao gói theo yêu cầu của các tập đoàn siêu thị; phải đảm bảo cung cấp hàng đều đặn và ổn định về số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh. Người tiêu dùng Thụy Điển coi trọng chất lượng với giá cạnh tranh. Họ quen với các thương hiệu lớn truyền thống. Hàng thành phẩm chất lượng cao, số lượng lớn và ổn định thì nên bán qua các tập đoàn siêu thị; hàng có số lượng không lớn và đa dạng thì nên bán qua đại lý hoặc các công ty nhỏ và vừa; hàng ở dạng nguyên liệu thô thì nên bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến.

Thụy điển là một thành viên của EU do đó hàng hóa muốn đạt tiêu chuẩn của Thụy Điển trước hết phải đạt tiêu chuẩn của EU. Nhìn chung, thị trường EU có nhu cầu cao về chất lượng sản phẩm, các quy định tập trung đến các nội dung sau:

Tiêu chuẩn hóa sản phẩm: Theo truyền thống, các tiêu chuẩn được sử dụng để mô tả chất lượng và tính năng của hàng hóa dịch vụ và chúng rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường toàn cầu. Hầu hết các tiêu chuẩn đều được xây dựng theo yêu cầu của nền công nghiệp. Tiêu chuẩn hóa không chỉ quan trọng trong lĩnh vực sức khỏe, an toàn còn trong lĩnh vực quản lý chất lượng, sản xuất mang tính môi trường trách nhiệm xã hội. Việc tiêu chuẩn hóa sẽ tạo ra các nhãn hiệu hàng hóa, các giấy chứng nhận nhằm chứng minh cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp áp dụng, tạo điều kiện tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

Quản lý chất lượng sản phẩm: Đây là tiêu chuẩn quan trọng để quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng liên quan đến phương thức quản lý. Tiêu chuẩn này khác với tiêu chuẩn hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa có liên quan đến sản phẩm hay quá trình sản xuất. Đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng là quá trình tự nguyện, tiêu chuẩn này sẽ giúp cho người tiêu dùng có cách nhìn nhận về doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là khi doanh nghiệp được

cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn quản lý được quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quan trọng nhất thuộc nhóm tiêu chuẩn ISO 9000. Các nhà sản xuất được cấp chứng chỉ ISO 9001 hay ISO 9002 thực sự đã sở hữu một tài sản quan trọng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một đặc điểm hỗ trợ bán hàng cơ bản trong kinh doanh ở thị trường EU vốn rất mạnh, đặc điểm này cũng giúp tăng thêm lòng tin của khách hàng.

Về sức khỏe và an toàn thực phẩm: Đối với các sản phẩm công nghiệp chế tạo cần phải đạt nhãn CE (European Conformity) là một nhãn bắt buộc đối với nhiều sản phẩm công nghiệp. Mục đích của nhãn CE là đặt ra yêu cầu chung đối với các nhà sản xuất nhằm chỉ đưa ra những sản phẩm an toàn ở thị trường EU. Nhãn CE được xem là một giấy thông hành của nhà sản xuất lưu thông nhiều sản phẩm công nghiệp như máy móc thiết bị, các thiết bị điện có điện thế thấp, đồ chơi, các thiết bị an toàn cá nhân... Trên thị trường EU, nhãn CE chỉ ra rằng sản phẩm đáp ứng các nhu cầu về luật định và có thể được áp dụng về an toàn, sức khỏe, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng.

Đối với sản phẩm thực phẩm thì tiêu chuẩn HACCP được áp dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm, điều này sẽ xác định rằng các công ty thực phẩm xác định từng khía cạnh ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Về môi trường: Nhiều quốc gia Châu Âu thỏa thuận mang tính tình nguyện và mang tính pháp lý được thông qua giữa chính phủ và các nhà sản xuất. Các thỏa thuận không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà được áp dụng cho bao bì của sản phẩm. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ những quy định về môi trường để được xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu buộc phải xem xét ảnh hưởng môi trường của sản phẩm mình, của quá trình sản xuất và đóng gói. Do đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải hiểu rằng việc tuân thủ các quy định về sản phẩm là rất cần thiết, tuy nhiên việc đầu tiên là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là điều quan trọng trong thành công tại thị trường EU.

Ngoài các tiêu chí quan trọng về chất lượng, vệ sinh, an toàn và môi trường đã đề cập ở trên, các vấn đề xã hội ngày càng có tầm quan trọng. Ngày nay, có nhiều

người dân Châu Âu cho rằng các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về đạo đức đối với nhân viên của họ nói riêng và an toàn xã hội nói chung. Người tiêu dùng ngày càng coi trọng “đạo đức kinh doanh” như một tiêu chí để lựa chọn và đàm phán trong kinh doanh.

2.3.3.2. Quy định về kiểm dịch động thực vật


Chứng nhận vệ sinh: Đối với hàng hóa có khả năng chứa các bệnh động thực vật dễ lây lan, khi nhập khẩu vào Thụy Điển bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh mang tên nước xuất xứ. Các loại hàng hóa đòi hỏi phải có chứng nhận vệ sinh bao gồm: Các loại động vật sống; các sản phẩm từ động vật (thịt, các sản phẩm từ thịt và thức ăn động vật); các sản phẩm thực vật như khoai tây, cây trồng, hạt giống.

Giấy chứng nhận vệ sinh phải được hợp pháp hóa bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc xuất khẩu. Ngoài ra, Thụy Điển còn áp dụng các quy định về hạn chế nhập khẩu đối với hàng hóa đặc biệt để đảm bảo an toàn và sức khỏe cộng đồng, hoặc để phòng trừ nguy cơ dịch bệnh cho động thực vật trong nước.

Kiểm dịch động thực vật sống và sản phẩm từ động vật: Bất cứ ai muốn nhập khẩu động vật sống hay các sản phẩm từ động vật đều phải đăng ký với Ủy ban Nông nghiệp Thụy Điển về việc nhập khẩu hàng hóa đó. Đối với một số loại hàng nhất định, cần phải có sự cho phép từ phía Ủy ban Nông nghiệp Thụy Điển.

Tờ khai nhập khẩu động vật, phôi, trứng, tinh trùng và các sản phẩm từ động vật khác từ nước thức ba phải được nộp cho Cơ quan thanh tra thú y biên giới trước khi tiến hành nhập khẩu ít nhất 1 ngày. Nhập khẩu các loại hàng hóa nêu trên từ các quốc gia trực thuộc EU phải báo trước cho Bộ Nông nghiệp Thụy Điển.

Việc nhập khẩu động vật và các sản phẩm từ động vật từ các nước thế giới thứ ba phải được thực hiện tại địa điểm nhập khẩu định trước (địa điểm thanh tra biên giới). Tuy nhiên điều này không áp dụng đối với những loại chim cảnh được nhập khẩu và khai báo tại cơ quan hải quan.

Việc vận chuyển hàng hóa phải luôn kèm theo chứng nhận y tế hoặc chứng nhận khác do một cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí