a) Các phương pháp chẩn đoán bệnh, phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho người và động vật;
b) Thực vật và động vật không phải là các chủng vi sinh, các quy trình sản xuất thực vật và động vật, chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải là các quy trình phi sinh học hoặc vi sinh. Tuy nhiên, các Thành viên phải bảo hộ giống cây bằng hệ thống patent hoặc bằng một hệ thống riêng hữu hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống đó dưới bất kỳ hình thức nào. Các quy định tại điểm này phải được xem xét lại sau 4 năm kể từ khi Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.” [39]
Hiệp định cũng quy định các nước thành viên phải đảm bảo cho các giống cây trồng khác nhau nhằm mục đích đa dạng sinh học thông qua các văn bằng sáng chế hoặc các phương tiện hữu ích khác. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với giống cây trồng, các vật liệu nhân giống đã đặt ra những nghĩa vụ về môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào việc sử dụng bền vững các giống cây trồng, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại môi trường.
Hiệp định TRIPS được thiết lập với mục tiêu tạo ra một mức chuẩn tương đối trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở tất cả các nước thành viên. Mặc dù vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường được quy định hầu như rất ít và không trực tiếp tuy nhiên lại tạo ra những nguyên tắc, tiêu chuẩn và ảnh hưởng nhất định. Chẳng hạn các quy định đối với nhãn hiệu thương mại, đối tượng bảo hộ bao gồm bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp khác, ví dụ: “...từ, bao gồm cả tên cá nhân, chữ, số, các yếu tố hình và sự kết hợp các mầu sắc cũng như bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố đó...” (Điều 15) [39]. Các nhà sản xuất có quyển sử dụng nhãn hiệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, không cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình... Nhãn hiệu được khuyến khích để các nhà sản xuất áp dụng nhằm tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường đồng thời nhắc nhở người tiêu dùng về ý thức bảo vệ môi trường bằng cách chọn mua những sản phẩm đã được dán nhãn. Bên cạnh đó, để được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu, các nhà
sản xuất cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định, do đó các nhà sản xuất cần phải đầu tư thêm các chi phí để nâng cấp cải tạo hoặc thay thế toàn bộ dây chuyền sản xuất cũ và đương nhiên giá thành hàng hoá sẽ bị ảnh hưởng. Còn nếu không thì hàng hoá của họ sẽ không thể thâm nhập được vào thị trường nước yêu cầu dán nhãn.
Việc thực hiện các cam kết về sở hữu trí tuệ đã góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp của các nước thành viên. Các quy định của TRIPS đã làm hạn chế đáng kể tình trạng hàng giả, hàng nhái và các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, qua đó tạo tâm lý yên tâm tin tưởng cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Một khi quyền sở hữu công nghiệp của nhà sản xuất, doanh nghiệp được bảo đảm thì họ sẽ chú trọng hơn vào việc sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng cũng được tăng cường cơ hội tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao và giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của hàng giả, hàng lậu. Đây cũng là mục tiêu của việc bảo vệ môi trường trong quá trình tự dó hóa thương mại.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường mà TRIPS gián tiếp quy định. Tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TRIPS là nghĩa vụ bắt buộc đối với các nước thành viên WTO. Doanh nghiệp lại là đối tượng chịu tác động của các quy định mà các nước thành viên ban hành để thực hiện TRIPS. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần có hiểu biết cơ bản về TRIPS để định hướng biện pháp thích hợp bảo vệ các lợi ích của mình cũng như xác định chiến lược kinh doanh thích hợp trong những trường hợp khác.
2.1.5. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, ngành sản xuất: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay); miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng); mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Của Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Một Số Nước Về Bảo Vệ Môi Trường Có Liên Quan Tới Thương Mại Quốc Tế
- Hiệp Định Về Các Biện Pháp Kiểm Dịch Động Thực Vật (Sps)
- Hiệp Định Về Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Liên Quan Đến Thương Mại (Trips)
- Nghị Định Thư Montreal Về Các Chất Làm Suy Giảm Tầng Ô Dôn
- Quy Định Của Pháp Luật Một Số Nước Về Bảo Vệ Môi Trường Trong Thương Mại Quốc Tế
- Quy Định Về Tiêu Chuẩn Đối Với Hàng Hóa
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
tầng chung); thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng được áp dụng với các lĩnh vực phi nông nghiệp. Hiệp định chia trợ cấp thành ba loại: Trợ cấp đèn đỏ là trợ cấp hoàn toàn và có thể là đối tượng của các biện pháp đối kháng do các nước khác áp dụng; trợ cấp đèn vàng là trợ cấp không bị cấm nhưng cũng có thể là đối tượng của các biện pháp đối kháng; trợ cấp đèn xanh là trợ cấp không bị cấm và do đó không phải là đối tượng của các biện pháp đối kháng.
Điều 8 của Hiệp định quy định về trợ cấp không bị cấm, hay còn gọi là các trợ cấp được phép. Điều 8.2, điểm c: “hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra, làm cho các hãng phải chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính lớn hơn” [40].
Như vậy, trợ cấp đèn xanh gồm có trợ cấp phát triển khu vực và bảo vệ môi trường mang tính đặc thù. Chức năng của trợ cấp là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện, khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường.
Sự việc hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với một vụ điều tra chống trợ cấp túi nhựa PE khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ là một bài học cho Việt Nam cũng như các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển khi các nước này phải đối phó với những rào cản hợp pháp mà các nước nhập khẩu thường xuyên sử dụng để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của mình. Sau 1 năm điều tra, ngày 26/3/2010 Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra đã kết luận cuối cùng khẳng định có trợ cấp đối với túi nhựa PE Việt Nam. Cuối tháng 4/2010, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra kết luận cuối cùng khẳng định có thiệt hại (đối với ngành túi nhựa PE Hoa Kỳ). Như vậy túi nhựa PE của Việt Nam đã chính thức bị áp thuế chống trợ cấp [42]. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị kiện chống trợ cấp. Vì vậy các kết luận của DOC về từng chương trình trợ cấp bị cáo buộc trong vụ việc này có ý nghĩa quan trọng không chỉ
đối với vụ việc hiện tại mà còn mang tính định hướng các quyết định của DOC trong các vụ việc trong tương lai, nếu có.
Trợ cấp bảo vệ môi trường hỗ trợ ngành công nghiệp nâng cấp thiết bị hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật và được phép sử dụng trợ cấp này khi việc nâng cấp đó sẽ gây ra gánh nặng rất lớn về tài chính cho một công ty. Tuy vậy, trợ cấp chỉ được áp dụng duy nhất một lần, không vượt quá 20% chi phí; không bù đắp giá của việc thay thế hay đưa vào hoạt động các thiết bị xử lý, gắn liền với kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công ty.
2.1.6. Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS)
Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS) lần đầu tiên được đưa ra thương thảo tại vòng đàm phán Uruguay và đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của WTO. Mục đích chính của GATS là tạo ra khuôn khổ pháp lý cho tự do hóa thương mại dịch vụ. Các nước thành viên đưa ra các cam kết về việc mở cửa thị trường dịch vụ không phân biệt đối xử trên cơ sở điều chỉnh luật trong nước. Việc điều chỉnh luật sẽ được tiến hành từng bước, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn mọi hạn chế đối với các sản phẩm dịch vụ nhập khẩu cũng như đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi tiến hành cung cấp dịch vụ theo các phương thức khác nhau. Đồng thời mỗi thành viên phải dành cho nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà nước này dành cho một nước thứ ba.
Theo Điều 14 của Hiệp định, các nước thành viên WTO không bị ngăn cản trong việc chấp thuận hoặc thực thi các biện pháp cần thiết để bảo vệ con người, động vật. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này không được gây ra sự phân biệt đối xử hay tạo nên một hình thức hạn chế trá hình đối với thương mại dịch vụ [41]. Vấn đề bảo vệ môi trường vẫn tiếp tục được quy định trong GATS như yếu tố không thể thiếu của tự do hóa thương mại.
Các dịch vụ môi trường trong GATS gồm có 4 ngành: dịch vụ nước thải, dịch vụ chất thải, dịch vụ vệ sinh dịch tễ và các dịch vụ tương tự, các dịch vụ khác (có
thể gồm dịch vụ tẩy sạch khí, dịch vụ hạn chế tiếng ồn, dịch vụ bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các dịch vụ bảo vệ môi trường khác). Cách phân loại này tập trung nhiều vào những dịch vụ liên quan tới việc xử lý các hậu quả về môi trường; các loại hình dịch vụ được cung cấp trong quá trình hoạt động của các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các dịch vụ cung cấp cho cộng đồng. Dịch vụ môi trường được đặt trong ngành công nghiệp môi trường có tính linh hoạt và gắn kết cao; các công nghệ và sản phẩm nhằm làm giảm rủi ro và giảm thiểu sự ô nhiễm lãng phí các nguồn lực; dịch vụ môi trường được xác định là những dịch vụ được cung cấp để xác định, ngăn chặn, hạn chế, giảm thiểu hoặc khắc phục những thiệt hại môi trường xảy ra đối với đất, nước, không khí, cũng như những vấn đề liên quan tới chất thải, tiếng ồn và hệ sinh thái.
Tiềm lực kinh tế mạnh sẽ tạo nguồn lực tài chính cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường, phát triển và tăng cường thể chế bảo vệ môi trường, tạo thuận lợi cho việc trao đổi công nghệ và phát triển các dịch vụ môi trường. Song, đây cũng là một động lực gia tăng cạnh tranh, thúc đẩy khai thác nhiều hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, những vấn đề về dịch chuyển công nghệ lạc hậu và rác thải xuyên biên giới, như vậy sẽ mang đến cho môi trường nhiều thách thức... Để gắn kết vấn đề bảo vệ môi trường vào chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại, đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường công tác bảo vệ môi trường các quốc gia thành viên cần có những cam kết tích cực trong quá trình tham gia và thực thi GATS.
Việc tự do hóa các dịch vụ về môi trường trong khuôn khổ GATS sẽ có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường như giúp cho chất lượng dịch vụ tốt hơn, các loại hình dịch vụ được phát triển phong phú đa dạng hơn và kết quả là chất lượng môi trường được cải thiện. Tuy nhiên việc này mới chỉ có 22 nước thành viên WTO cam kết mở cửa dịch vụ môi trường, trong đó nhiều nước không cam kết đối với phương thức cung cấp qua biên giới và phương thức di chuyển thể nhân.
Như vậy, các cam kết của các thành viên WTO để phát triển bền vững và môi trường được thể hiện rất rò trong các quy định nêu trên. Với các nguyên tắc cơ bản về phân biệt đối xử, minh bạch, dự báo giúp thiết lập các khuôn khổ cho các thành
viên để thiết kế và thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề môi trường. Với các thỏa thuận mang tính chuyên ngành như các quy định về sản phẩm, vệ sinh dịch tễ… tạo nên phạm vi cho các mục tiêu môi trường phải được tuân theo và cho thương mại liên quan đến các biện pháp cần thiết để được thông qua.
2.2. Một số điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường có liên quan tới hoạt động thương mại quốc tế
Cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 140 hiệp định quốc tế về môi trường và các công cụ quốc tế về lĩnh vực môi trường, trong số đó có khoảng 20 hiệp định có các quy định liên quan đến thương mại quốc tế. Các biện pháp môi trường trong các hiệp định môi trường quốc tế được áp dụng đối với việc vận chuyển buôn bán, trao đổi, khai thác các sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường như chất thải độc hại, động vật hoang dã, các nguồn gen thực động vật, các chất phá huỷ tầng ô dôn...
Nhìn chung, các nghĩa vụ của các thành viên tham gia các hiệp định để kiểm soát thương mại được thể hiện dưới hình thức cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Các quy định và biện pháp thương mại trong các hiệp định môi trường đa phương được áp dụng vì những lý do khác nhau, tuỳ thuộc vào mục tiêu chung của mỗi hiệp định. Trong mỗi hiệp định đều nhằm 4 mục đích chính như sau:
Tạo ra khung khổ pháp lý cho các thành viên tham gia thị trường: Như đã từng đề cập, thương mại có thể là nguồn gốc của nhiều vấn đề môi trường, do đó việc giải quyết các vấn đề môi trường không thể tách rời việc áp dụng các biện pháp quản lý thương mại. Một khía cạnh khác là các hạn chế thương mại có thể dễ được chấp nhận hơn. Khi được áp dụng đối với tất cả các thành viên trên một thị trường nhất định, các hạn chế thương mại vì mục đích bảo vệ người tiêu dùng hoặc bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường có thể được chấp nhận như một điều kiện cạnh tranh chung mà họ phải chấp nhận khi tham gia thị trường.
Đóng vai trò ngăn chặn, phòng ngừa các nguy cơ môi trường: Trong thực tế, các biện pháp thương mại được sử dụng để ngăn chặn các nguy cơ môi trường. Ví dụ: một nước có thể áp dụng hạn chế về kích cỡ tôm hùm được phép nhập khẩu (không nhập khẩu tôm quá bé) nhằm mục đích bảo vệ trữ lượng tôm ở các vùng
biển quốc tế. Các nước có thể cấm buôn bán vận chuyển các chất thải nguy hại nhằm ngăn chặn nguy cơ môi trường do các chất này gây ra (công ước Basel).
Kiểm soát thị trường và định hướng tiêu dùng: Thị trường có thể có nhu cầu cao đối với một số sản phẩm nhưng việc đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể dẫn tới cạn kiệt các nguồn lực môi trường. Rất khó có thể xác định được trị giá của nguồn lực. Đó chính là những ý tưởng lôgic đằng sau các Công ước CITES và CBD;
Đảm bảo sự tuân thủ: Các biện pháp thương mại có thể gây sức ép buộc các nước phải tuân thủ và thực hiện mục tiêu của các MEAs. Việc hạn chế buôn bán các sản phẩm có chứa chất gây thủng tầng ô dôn của Nghị định thư Montreal giữa các nước tham gia và không tham gia Nghị định thư là một ví dụ điển hình. Nó tạo sức ép buộc các nước loại bỏ các chất nêu trên trong sản phẩm của mình hoặc đáp ứng những điều kiện nhất định để tham gia Nghị định thư nếu không muốn giảm kim ngạch thương mại. [48]
Dưới đây là nội dung của một số công ước về môi trường trong đó có các quy định liên quan đến thương mại:
2.2.1. Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra việc buôn bán quốc tế lớn về thực và động vật đã chết hay còn sống, bao gồm: khoảng 500.000 con vẹt sống, 10 triệu da loài bò sát, 10 triệu cây xương rồng, 350 triệu cá cảnh, 50 triệu lông thú… mỗi năm. Buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã mang lại siêu lợi nhuận như buôn bán chất gây nghiện. Việc buôn bán khăn choàng làm từ lông của loài Linh dương Tây Tạng là hoàn toàn bất hợp pháp nhưng lại có thể bán được đến 20,000 Euros, hoặc trứng cá muối từ loài cá tầm có thể bán với giá 8,000 euro/kg ở chợ bán lẻ [43]. Các phương tiện thông tin đại chúng đang nói đến rất nhiều nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật như hổ, voi... do đó nhu cầu về một công ước quốc tế giải quyết vấn đề thương mại đối với những loài động, thực vật này trở nên rò ràng. Tuy vậy, vào
những năm 1960, khi ý tưởng về CITES được đưa ra thì vấn đề còn hết sức mới mẻ. Với mức độ khai thác sử dụng vào mục đích thương mại cao như hiện nay, cùng với nhiều nhân tố khác, nhiều loài động thực vật bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Thậm chí, đối với những loài chưa bị đẩy đến nguy cơ tuyệt chủng, sự tồn tại của một công ước như thế nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thương mại, bảo vệ nguồn tài nguyên cho tương lai là rất quan trọng.
Ngày 1 tháng 7 năm 1975, CITES chính thức có hiệu lực. CITES được coi là một trong những Hiệp định đa phương về môi trường ra đời sớm nhất. CITES ràng buộc trách nhiệm của các nước thành viên tham gia. CITES đưa ra một khuôn khổ mà các nước thành viên phải tuân thủ thông qua hệ thống luật pháp quốc gia của mình. CITES yêu cầu các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất khẩu (xuất khẩu các loài đã được nhập khẩu) các loài chịu sự điều chỉnh của Công ước đều phải được thực hiện thông qua hệ thống cấp phép, hạn ngạch và nhãn mác xuất xứ.
Mục đích của nó là đảm bảo rằng các hoạt động mua bán động vật hoang dã không đe dọa sự sống của chúng. Công ước đang bảo vệ cho hơn 30.000 loài. Ngay từ lời nói đầu của Công ước, đã thể hiện được mục đích của của các nước thành viên:
“Nhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau. Ý thức được giá trị to lớn của động và thực vật hoang dã về mặt thẩm mỹ, khoa học, văn hoá, giải trí và kinh tế. Nhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những người bảo vệ tốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế. Ý thức được rằng phải có những biện pháp thích hợp cho các mục tiêu trên là cấp bách.” [4]
Công ước đề ra các nguyên tắc cơ bản cho những loài bị đe dọa tuyệt diệt do hoặc có thể do buôn bán, việc buôn mẫu vật của những loài ấy phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe dọa sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp ngoại lệ; đối với những loài mặc dù chưa bị