Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH


CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN S&S


SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh MSSV: 085 404 2176

Ngành: Kế toán - Tài chính GVHD: (Cô) Ngô Ngọc Linh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S - 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, hoạt động kiểm toán đã không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng, cũng như các lĩnh vực được kiểm toán. Từ chỗ chỉ có hai doanh nghiệp kiểm toán nhà nước là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư

vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) được thành lập năm 1991 đến nay đã có hơn 170 công ty kiểm toán độc lập1. Chất lượng kiểm toán cũng luôn được nâng cao, bắt kịp với thế giới, nếu trong năm 2001 chỉ có 3 trong tổng số 34 công ty kiểm toán được công nhận là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, thì nay đã có 22 công ty2 là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. Hơn thế nữa, phạm vi kiểm toán cũng được mở rộng, từ việc lấy trọng tâm của kiểm toán là các báo cáo tài chính (BCTC) chuyển dần sang lấy trọng tâm là kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động. Chức năng của kiểm toán cũng chuyển dần từ tập trung kiểm tra xác nhận sang tập trung vào tư vấn, trình bày ý kiến trong tương lai.

Như vậy, sự ra đời của những công ty kiểm toán độc lập đã khẳng định được vị thế của ngành kiểm toán ở nước ta. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường việc kiểm toán trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với thông tin tài chính của các doanh nghiệp bởi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế của mình.

Theo Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 về Kiểm toán độc lập và Thông tư số 64/2004/TT-TC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài Chính quy định cụ thể các đối tượng kiểm toán bắt buộc. Hơn nữa, sự ra đời và phát triển mạnh của các sàn chứng khoán tại Việt Nam, nên cần phải có sự trung thực, hợp lý trong báo cáo tài chính của các công ty lên sàn chứng khoán để những nhà đầu tư cũng như các bên liên quan quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhắm được tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán.

Quá trình kiểm toán chủ yếu là thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán, sự chính xác của bằng chứng kiểm toán, vì sự chính xác của báo cáo kiểm toán trước hết phụ thuộc vào những bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được và làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình. Tuy nhiên quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán là một quá trình xuyên suốt chi phối đến chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.


1 http://www.vacpa.org.vn/index.phpo=modules&n=auditing&f=auditing&idtype=126&page=6

2 http://www.vacpa.org.vn/index.phpo=modules&n=auditing&f=auditing&idtype=129

Thực tiễn hoạt động kiểm toán cho thấy, việc thu thập bằng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, là cơ sở tin cậy để kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

Xuất phát từ tầm quan trọng đó, người viết chọn đề tài “Các phương pháp thu thập các bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S”. Dựa trên những kiến thức đã học tại trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh cũng như qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S và tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan, người viết phân tích về những điểm mạnh và vấn đề còn hạn chế trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trình bày các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Mô tả kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty Tư Vấn và Kiểm Toán S&S.

Minh hoạ bằng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán mà Công ty Tư Vấn và Kiểm Toán S&S thực hiện tại khách hàng.

Nêu nhận xét về phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty S&S và đưa ra kiến nghị.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:

Thu thập tài liệu liên quan tại Công ty S&S, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về bằng chứng kiểm toán.

Trực tiếp tham gia vào một số khâu trong quy trình kiểm toán tại Công ty.

Xem xét hồ sơ kiểm toán của các năm trước

Quan sát công việc và phỏng vấn các anh chị kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán.

1.4 Phạm vi của đề tài

Do sự hạn chế về thời gian thực tập, cơ hội tiếp xúc với khách hàng cũng như thời gian quan sát có hạn, người viết chỉ trình bày trong đề tài “Các phương pháp thu thập các bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S” một số khoản mục trên báo cáo tài chính mà người viết có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu nhiều hơn các khoản mục khác trong quá trình thực tập bao gồm các khoản mục: tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, khoản phải trả, chi phí.

1.5 Kết cấu của khoá luận

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

Chương 3: Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn S&S

Chương 4: Nhận xét và giải pháp

Phần kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN THEO CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM


2.1 VÀI NÉT VỀ KIỂM TOÁN

Kiểm toán ra đời vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Kiểm toán đã được hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vào những thập niên 90 của thế kỷ 20, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam chủ yếu là do Nhà nước tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Từ Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, quyết định thay đổi Việt Nam trên mọi mặt, đặc biệt là sự chuyển sang nền kinh tế thị trường, thêm vào đó là sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài, sự xuất hiện của những nhà đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhu cầu có kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính. Năm 2005, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được thành lập với tư cách là một tổ chức nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề. Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có thể được rất nhiều người sử dụng, và dĩ nhiên người sử dụng cần có được những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp họ đánh giá về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh tế. Do nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển đã tạo nên hệ quả là khả năng nhận được các thông tin tài chính không đáng tin cậy. Do đó, kiểm toán viên là người trung gian, kiểm tra các thông tin tài chính của doanh nghiệp cho nội bộ lẫn bên ngoài doanh nghiệp.

2.2 ĐỊNH NGHĨA KIỂM TOÁN

Theo An Integrated Approach ( A. A. Arens & J.K Locbbecke ,Prentice Hall, 1997), “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”.

Có hai cách phân loại chủ yếu đối với hoạt động kiểm toán là phân loại theo mục đích và theo chủ thể kiểm toán. Theo mục đích kiểm toán, kiểm toán được chia làm ba loại là kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. Còn dựa vào chủ thể kiểm toán gồm có kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập.

2.3 PHÂN LOẠI BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán

Dựa vào nguồn gốc bằng chứng kiểm toán, chúng ta có thể phân loại các bằng chứng kiềm toán:

Bằng chứng do đơn vị bên ngoài trực tiếp cung cấp cho kiểm toán viên

Bằng chứng do đơn vị bên ngoài trực tiếp cung cấp cho kiểm toán viên như thư xác nhận số dư tài khoàn ngân hàng vào ngày kết thúc năm tài khoá, văn bản xác nhận công nợ của nhà cung cấp. Các bằng chứng được lập do các đối tượng bên ngoài lập có liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp như hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp hay sổ phụ ngân hàng.

Bằng chứng do bên ngoài lập nhưng được lưu trữ tại đơn vị

Bằng chứng do bên ngoài lập nhưng được lưu trữ tại đơn vị: như hoá đơn mua hàng, sổ phụ ngân hàng, biên bản bàn giao tài sản cố định. Loại bằng chứng này có khả năng thuyết phục cao vì nó được tạo từ bên ngoài, tuy nhiên loại bằng chứng này vẫn có khả năng bị tẩy xoá, thêm bớt ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán.

Bằng chứng do đơn vị phát hành, luân chuyển ra ngoài đơn vị, kiểm toán viên thu thập được từ bên ngoài đơn vị

Bằng chứng do đơn vị phát hành sau đó luân chuyển ra bên ngoài đơn vị. Khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có thể thu thập các bằng chứng này từ đơn vị bên ngoài doanh nghiệp được kiểm toán cung cấp. Loại bằng chứng này có mức độ tin cậy cao vì do đơn vị thứ ba độc lập với đơn vị được kiểm toán cung cấp.Ví dụ: trong cuộc kiểm toán, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị gửi thư xác nhận các công nợ phải thu theo mẫu thư xác nhận mà kiểm toán viên cung cấp. Có một số trường hợp, khi phúc đáp, đơn vị được gửi thư xác nhận sẽ gửi thư xác nhận kèm bản photo của hoá đơn hàng chưa thanh toán tiền. Hoá đơn trên chính là loại bằng chứng do đơn vị được kiểm toán phát hành, luân chuyển ra bên ngoài đơn vị và sau đó được đơn vị thứ ba cung cấp cho kiểm toán viên.

Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển nội bộ

Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển nội bộ như phiếu chi, phiếu xuất vật tư, giấy đề nghị xuất kho, phiếu nhập kho thành phẩm hay hoá đơn bán hàng. Bằng chứng này chiếm một số lượng khá nhiều, vì nó được lập và lưu trữ tại doanh nghiệp nên thuận lợi cho kiểm toán viên trong việc thu thập. Nhưng do có nguồn gốc từ nội bộ doanh nghiệp nên độ tin cậy của chúng phụ thuộc vào sự hiện hữu và tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp.

Tuỳ thuộc vào nguồn gốc, bằng chứng kiểm toán có mức độ tin cậy khác nhau. Bằng chứng do đơn vị bên ngoài trực tiếp cung cấp cho kiểm toán viên có mức độ tin cậy cao nhất so với các loại bằng chứng khác. Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị thông tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong. Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả. Bằng chứng do kiểm toán viên tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp.

Phân loại theo hình thức của bằng chứng kiểm toán

Ngoài ra, ta có thể phân loại bằng chứng kiểm toán theo hình thức của chúng. Mỗi bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy khác nhau tuỳ thuộc vào dạng của bằng chứng.

Bằng chứng vật chất và hiểu biết trực tiếp của kiểm toán viên về đối tượng kiểm toán.

Các bằng chứng vật chất và hiểu biết trực tiếp của kiểm toán viên về đối tượng kiểm toán là dạng bằng chứng có mức độ tin cậy cao nhất vì nó được kiểm toán viên thu thập trong quá trình thanh tra, kiểm kê để xác minh tính hiện hữu của chúng. Ví dụ như kiểm kê các tài sản hữu hình, tiền mặt tồn tại quỹ, hàng tồn kho hay nguyên vật liệu tồn kho. Khi kiểm kê, kiểm toán viên sẽ lập biên bản kiểm kê tiền mặt tồn tại quỹ, hàng tồn kho vào ngày kết thúc năm tài khoá và biên bản kiểm kê tài sản cố định.

Bằng chứng tài liệu

Bằng chứng tài liệu là bằng chứng do các đơn vị bên trong và bên ngoài cung cấp tài liệu, thông tin cho kiểm toán viên. Chẳng hạn như các số sách kế toán, báo cáo tài chính, bản giải trình của nhà quản lý, biên bản quyết toán thuế, giấy xác nhận công nợ, giấy xác nhận số dư tài khoản cuối kỳ của ngân hàng hay tờ khai hải quan. Tuy nhiên, bằng chứng tài liệu phụ thuộc vào sự hiện hữu và tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán nên chúng có độ tin cậy không cao bằng bằng chứng vật chất.

Bằng chứng lời nói là bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được thông qua phỏng vấn.

Bằng chứng lời nói là bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được thông qua phỏng vấn. Chúng đòi hỏi người phỏng vấn phải am hiếu khá cao về vấn đề cần phỏng vấn và sự trung thực của người được phỏng vấn. Do đó đây là dạng bằng chứng kiểm toán có mức độ tin cậy thấp nhất.

2.4 YÊU CẦU CỦA BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

Đoạn 8 VSA 500 có nêu rò những yêu cầu nhất định về mặt chất lượng và số lượng mà một bằng chứng kiểm toán phải đạt được. Sự đầy đủ và tính thích hợp luôn đi liển với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập từ các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản. Một bằng chứng được xem là bằng chứng kiểm toán phải thoả mãn về mặt số lượng và chất lượng.

Tính thích hợp

Tính thích hợp của một bằng chứng kiểm toán là yêu cầu về mức độ tin cậy và sự phù hợp với cơ sở dẫn liệu.

a/ Phù hợp với cơ sở dẫn liệu

Theo đoạn 14 VSA 500, cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính phải có các tiêu chuẩn sau:

Hiện hữu: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo.

Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểm lập báo cáo.

Phát sinh: Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét.

Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có liên quan đến báo cáo tài chính phải được ghi chép hết các sự kiện liên quan.

Đánh giá: Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận);

Chính xác: Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng về toán học.

Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).

Bằng chứng kiểm toán phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán. Ví dụ: mục tiêu kiểm toán là sự hiện hữu của hàng tồn kho, kiểm toán viên phải chọn mẫu là số dư hàng tồn kho trên sổ sách kế toán và thu thập bằng chứng về sự tồn tại của chúng thực tế tại kho. Nhưng nếu mục tiêu kiểm toán là tính đầy đủ, kiểm toán viên lựa chọn một số hàng tồn kho trong kho và thu thập bằng chứng chứng minh các mặt hàng này đã được ghi chép đầy đủ trong sổ sách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2022