Đánh Giá Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Các Chi Nhánh Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh.


lập dự phòng rủi ro tại các chi nhánh trong khu vực, chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình để đảm bảo phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro khi Thông tư 02 có hiệu lực, quyết liệt thu nợ và xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống ở mức 2,44%, hoàn thành tốt mục tiêu duy trì con số này dưới 3%, trong đó tín dụng doanh nghiệp chiếm 2%. Bằng việc quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng cao, tổng thu nhập từ hoạt động của các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt 4.366 tỷ đồng, tăng 127,16% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 1.133, tăng 127,97%.

Giai đoạn từ năm 2013 – 2014: Kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vũng và đồng đều, nhưng nền kinh tế vĩ mô trong nước đã đạt được những kết quả tích cực, hoàn thành mục tiêu đề ra với GDP cả năm đạt 5,98%, lạm phát ở mức thấp nhất trong 10 năm qua với CPI là 1,84%. Qua đó, các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã tận dụng và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ lần lượt tăng 28,62%, 39,07% và 32,92% so với năm trước. Từ tháng 6 năm 2014, BIDV đã thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02 và Thông tư 09 của NHNN. Mặc dù hai Thông tư này có một số quy định chặt chẽ hơn nhưng do có sự chuẩn bị, lường đón trước nên tình hình nợ xấu đã được kiểm soát tốt. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn chỉ ở mức 1,93% và 7,01%, thấp hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước đó, trong đó tín dụng doanh nghiệp chiếm 1,48% tỷ lệ nợ xấu và 5,48% tỷ lệ nợ quá hạn.

Giai đoạn từ năm 2014 – 2015: Trong sự khởi sắc chung của cả nước và ngành ngân hàng, với vai trò, vị thế của Định chế tài chính hàng đầu luôn song hành cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, BIDV đã có quá trình đổi mới toàn diện với những dấu ấn đậm nét: hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh năm 2015, nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược, tái cơ cấu giai đoạn 2011 – 2015, sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB). Đi cùng với đó, các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đạt được các mốc tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng lần lượt là 232.465 tỷ đồng, 219.601 tỷ đồng, 208.652 tỷ đồng, đều vượt trên 200.000 tỷ đồng. Cơ cấu và


tăng trưởng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ và NHNN, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất nhập khẩu. Chất lượng tín dụng được kiểm soát theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp nhấp trong suốt nhiều năm qua, ở mức 1,86% và 4,34%.

Giai đoạn từ năm 2015 – 2016: Với mục tiêu chiến lược là ngân hàng số 1 tại Việt Nam, BIDV đã luôn tiên phong áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất để quản trị hoạt động kinh doanh, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Năm 2016, BIDV đã hoàn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, giúp đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II). Dự kiến năm 2017, BIDV sẽ tiếp tục tích cực triển khai và hoàn thiện dự án trang bị giải pháp quản lý khoản vay (LOS) nhằm hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê duyệt tín dụng toàn hệ thống. Sau khi dự án được triển khai sẽ giúp quản lý thông tin tập trung, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ tín dụng, tăng hiệu quả và chất lượng xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần phục vụ triển khai Basel II theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, năm 2016 BIDV cũng đã tích cực thực hiện rà soát, cập nhật, ban hành các văn bản, chính sách, quy trình tín dụng nội bộ, song song với việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cấp hệ thống CNTT nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Nhờ vậy, tổng tài sản của cả hệ thống BIDV đạt 1.006.404 tỷ đồng, vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng, trong đó khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (36/191 Chi nhánh) đóng góp 287.658 tỷ đồng, chiếm 28,58%. Công tác kiểm soát chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu là 2,12%, nợ quá hạn là 4,97%, trong đó tín dụng doanh nghiệp chiếm lần lượt là 1,72% và 3,74%. Việc quản lý chất lượng tín dụng tốt đã góp phần giúp lợi nhuận của Công ty tăng trưởng. Đặc biệt là trong giai đoạn 2015


– 2016, tổng tải sản đã vượt mức 1 triệu tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới mức 2% và lợi nhuận sau thuế vượt mức 6 ngàn tỷ đồng.

Qua đó có thể thấy rằng, với vị trí chiến lược, trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất cả nước, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn trong kế hoạch kinh doanh chung của hệ thống BIDV. Trong cơ cấu của hoạt động tín dụng, tín dụng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 70%) và tỷ lệ nợ xấu từ tín dụng doanh nghiệp cũng luôn chiểm tỷ trọng cao. Do đặc thù của khu vực, doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn đa dạng mọi ngành nghề từ thương mại, xây lắp, sản xuất cho đến vận tải,… nhưng doanh nghiệp thương mại vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời cũng là khu vực có doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao vượt trội, khu vực vẫn đảm bảo rủi ro tín dụng ở mức an toàn, đảm bảo tỷ trọng lợi nhuận khá cao. Các chi nhánh có quy mô và lợi nhuận cao nhất khu vực như: Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Sở giao dịch 2, Chi nhánh Sài Gòn, Chi nhánh Ba Tháng Hai,…. và một số chi nhánh khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

3.2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – các Chi nhánh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.3.1 Ưu điểm

Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, khu vực thành phố Hồ Chí Minh - 8

Công tác quản trị rủi ro tại BIDV được định hướng tương đối tốt góp phần phòng ngừa RRTD đạt hiệu quả cao.

Cấu trúc phê duyệt tín dụng tập trung được triển khai trên toàn hệ thống giúp rút ngắn thời gian phê duyệt đồng thời đảm bảo việc kiểm soát và hạn chế rủi ro. Dưới sự giúp đỡ của tư vấn quốc tế, BIDV đã xây dựng và áp dụng các phương thức quản trị rủi ro tiên tiến như: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phần mềm SIBS để quản lý khách hàng và thông tin tín dụng của khách hàng. Những hoạt động đã triển khai là nền tảng để BIDV thực hiện tuân thủ theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước về áp dụng phương pháp cơ bản và phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2018.


BIDV đã xây dựng được mô hình quản trị rủi ro tương đối chặt chẽ, công tác nhận diện rủi ro tín dụng mang đến hiệu quả tích cực, vận hành tốt hệ thống xếp hạng nội bộ, thực hiện tốt công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó là các mặt ưu điểm khác:

- Nâng cao và tăng cường công tác thẩm định tín dụng: việc nâng cao và tăng cường công tác thẩm định tín dụng luôn luôn được quan tâm và chú trọng thực hiện.

- Giám sát, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, phát hiện dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kịp thời xử lý

- Tích cực đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn theo quy định.

- Đưa ra những cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn về kinh tế Với vai trò Ngân hàng thương mại Nhà nước chủ lực, hàng đầu tại Việt Nam, BIDV đã triển khai nhiều cơ chế chính sách hướng tới việc hỗ trợ các Doanh nghiệp vượt qua bối cảnh kinh tế khó khăn, đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh.

3.2.3.2 Những hạn chế

Hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ còn yếu và mang nhiều yếu tố định tính, việc đánh giá tài sản đảm bảo chưa chuẩn. Trong xem xét cho vay doanh nghiệp, ngân hàng ở các nước chú ý nhiều hơn đến yếu tố định lượng với một tỷ lệ thường là 70/30. Theo đó, các yếu tố chứng minh khả năng trả nợ của doanh nghiệp (thuộc về định lượng) chiếm 70% trọng số, các yếu tố định tính khác như môi trường kinh doanh, triển vọng ngành… chỉ chiếm 30% còn lại. Vì vậy, yếu tố “dòng tiền” của doanh nghiệp được các ngân hàng rất quan tâm, đặt trên cả tiêu chí về tài sản đảm bảo trong quyết định cấp tín dụng. Ở Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng thì ngược lại, dù đang có dấu hiệu dần thay đổi, nhưng yếu tố định tính và tài sản đảm bảo vẫn đứng hàng đầu trong xem xét cho vay.

Về quy trình xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng có một số mặt hạn chế sau:


- Nguồn dữ liệu nhập vào chấm điểm chưa đáng tin cậy do báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bắt buộc phải kiểm toán.

- Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng: các chỉ tiêu phi tài chính và tài chính có tỷ trọng điểm chưa phù hợp, cách cho điểm phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm.

- Ngoài ra vì áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh, các Chi nhánh có thể sẽ can thiệp có chủ đích nhằm thay đổi thứ hạng doanh nghiệp theo hướng có lợi cho Chi nhánh.


Kết luận Chương 3

Thông qua thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV nói chung và BIDV – Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có thể thấy rằng, tăng trưởng tín dụng luôn đi liền với rủi ro tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng xảy ra càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ càng giảm. Do đó, việc quản trị rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với Ngân hàng. Công tác đảm bảo rủi ro tín dụng bao gồm nhiều quá trình và một phần không thể thiếu trong đó là xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với từng Ngân hàng cũng như BIDV. Trong quá trình kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu của ngân hàng, công tác xếp hạng tín dụng là một yếu tố gần như không thể thiếu, nhất là đối với các tín dụng doanh nghiệp. Vì lẽ đó, để tăng cao hiệu quả của việc đánh giá khách hàng trong công tác quản trị, tác giả sẽ thực hiện khảo sát và kiểm định mô hình về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp.


CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TÔ TÁC ĐỘNG ĐÉN RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP.

4.1 Các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

Rủi ro tín dụng doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau mà chung nhất là nhân tố chủ quan (ngân hàng) và nhân tố khách quan (khách hàng và các yếu tố khác). Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ chỉ tập trung vào các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp như: đặc điểm tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp, các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm của khoản vay. Trong các nhân tố trên, có những biến tác động cùng hoặc ngược chiều với khả năng tăng cao của rủi ro tín dụng doanh nghiệp. Cụ thể:

- Những biến có tương quan cùng chiều với mức độ rủi ro tín dụng: Hàng tồn kho/Tổng tài sản, Lạm phát. Cụ thể:

Biến Hàng tồn kho/Tổng tài sản kỳ vọng một quan hệ tích cực. Theo Carling và cộng sự (2007), tồn tại một mối quan hệ tích cực, có nghĩa hàng tồn kho chiếm tỷ lệ càng lớn trong tổng tài sản thì rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp càng cao.

Biến Lạm phát: kỳ vọng là dấu dương. Tuy nhiên, lạm phát sẽ tác động không rõ nét đến rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, vì còn phụ thuộc vào mức độ lạm phát như thế nào.

- Những biến có tương quan ngược chiều với mức độ rủi ro tín dụng: Lãi suất, Doanh thu/Tổng tài sản, Lợi nhuận trước thuế/Tổng nợ, Vốn chủ sở hữu/Tổng nợ, GDP bình quân đầu người. Cụ thể:

Biến lãi suất: kỳ vọng là dấu âm, điều này phù hợp với các lý thuyết kinh tế, một mức chi phí lãi vay cao sẽ làm cho nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên, Carling và cộng sự (2007) đã cho thấy lãi suất không có tác động định lượng quan trọng về nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp.

Biến Doanh thu/Tổng tài sản được kỳ vòng là một mối quan hệ tiêu cực. Theo Carling và cộng sự (2007), tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa rủi ro vỡ nợ và tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản.



Biến Lợi nhuận trước thuế/Tổng nợ được kỳ vòng là dấu âm. Carling và cộng sự (2007) đã cho thấy rằng, tồn tại một mối quan hệ ngược chiều mạnh giữa rủi ro vỡ nợ và tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/Tổng nợ.

Biến Vốn chủ sở hữu/Tổng nợ kỳ vọng một dấu âm. Carling và cộng sự (2007) thấy rằng một mối quan hệ cùng chiều rất mạnh giữa rủi ro vỡ nợ và tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng nợ. Điều này là hoàn toàn phù hợp, khi các tài sản của doanh nghiệp được tài trợ quá nhiều từ vốn vay thay vì vốn của doanh nghiệp thì nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp là cao.

Biến GDP bình quân đầu người: kỳ vòng là dấu âm. Khi một nền kinh tế tăng trưởng tốt thì nhìn chung nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp sẽ giảm.

- Những biến khác có tương quan với mức độ rủi ro tín dụng: Quy mô doanh nghiệp, Thời hạn khoản vay, Giám đốc doanh nghiệp được thuê ngoài hay từ trong nội bộ công ty. Cụ thể:

Quy mô doanh nghiệp: là biến giả nhận giá trị = 0 khi doanh nghiệp có quy mô lớn và rất lớn, nhận giá trị = 1 khi doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Altman và Sabato (2007) đã cho thấy rằng việc quản lý rủi ro tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi các mô hình và quy trình đặc biệt, qua đó sẽ cho kết quả chính xác hơn 30% so với các mô hình chung.

Biến Giám đốc doanh nghiệp: là biến giả nhận giá trị = 1 khi doanh nghiệp thuê giám đốc ngoài (hoàn toàn không có quyền lợi sở hữu đối với doanh nghiệp) và nhận giá trị = 0 khi giám đốc là cổ đông hoặc thành viên của doanh nghiệp. Theo Ashbaugh-Skaife và cộng sự (2004) thì khi giám đốc doanh nghiệp được thuê ngoài thì nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp sẽ thấp hơn.

Biến Thời hạn khoản vay: nhận giá trị là 0 nếu thời hạn vay là ngắn hạn (dưới 1 năm), là 1 nếu thời hạn vay là trung hạn (từ 1 năm đến năm 5 năm) và dài hạn (trên 5 năm). Biến này được kỳ vọng là dấu dương, điều này phù hợp với các lý thuyết tài chính cổ điển, khi cho rằng thời hạn khoản vay càng dài thì rủi ro ngân hàng gánh chịu càng lớn. Tuy nhiên, Carling và cộng sự (2007) lại thấy rằng rủi ro vỡ nợ của các khoản vay ngắn hạn là rõ rệt cao hơn so với tín dụng dài hạn. Khách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2024