Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Lệ Tăng Trưởng Tín Dụng Và Tỷ Lệ Nợ Xấu


kinh tế cho thị trường này.Lãi suất huy động và cho vay trong giai đoạn 2010-2011 được đẩy lên rất cao gây khó khăn cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp.Hậu quả là tỷ lệ nợ xấu đã tăng vào năm 2012-2013 trong toàn ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riên năm 2012 là 2,4% và năm 2013 là 2,7%.Nợ xấu trong giai đoạn này đã trở thành vẫn đề nhức nhối đối với không chỉ các ngân hàng mà còn đối với chính phủ. Năm 2012 vẫn là năm khó khăn cho hoạt động ngân hàng, áp lực cạnh tranh lớn, nợ xấu tăng cao. Các ngân hàng nhỏ hoạt động không hiệu quả tiến hành tái cơ cấu,thực hiện mua bán sáp nhập diễn ra khá sôi động.Hàng loạt những vụ lùm xùm trong ngành ngân hàng bị phanh phui như cú sốc xảy ra tại ngân hàng ACB càng gây hoang mang trong hệ thống ngân hàng.

Trong giai đoạn 2013-2016 Vietcombank đã thực sự chú trọng đến khâu quản trị rủi ro đang từng bước chuẩn bị để áp dụng các qui tắc của Basel II đồng thời tăng cường trích lập dự phòng và sử lý triệt để nợ xấu.Nên trong giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank liên tục giảm xuống từ 2,7% năm 2013 xuống còn 1,51% năm 2016.Đây là cả một nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Vietcombank.

3.3 Thực trạng mối quan hệ các nhân tố và tỷ lệ nợ xấu

Trong phần này luận văn sẽ tiến hành phân tích mối quan hệ các nhân tố và tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn 2002-2016. Các nhân tố bao gồm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; dự phòng rủi ro tín dụng; khả năng sinh lợi ngân hàng; quy mô ngân hàng; khả năng quản lý,tỷ lệ nợ xấu của năm trước.

3.3.1 Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ phụ thuộc vào chính sách tín dụng mà ngân hàng theo đuổi trong thời kỳ đó. Thời kỳ kinh tế phát triển đi cùng với nó là nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cũng tăng lên và như vậy tín dụng cũng được tăng trưởng nhanh chóng. Thời kỳ này khách hàng có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nợ cho ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống.


Bảng 3.2 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2002-2016


Năm

Cred_gr -Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

2002

78,05%

2003

35,26%

2004

35,1%

2005

13,88%

2006

10,97%

2007

44,12%

2008

15,53%

2009

25,56%

2010

24,85%

2011

18,44%

2012

15,16%

2013

13,74%

2014

17,87%

2015

19,91%

2016

18,85%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 5

(Nguồn: dữ liệu được tính toán từ BCTC của Vietcombank 2002-2016)

Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu thể hiện qua biểu đồ như sau:


Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2002-2016

90.00%

80.00%

7.00%


6.00%

70.00%

5.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

4.00%


3.00%

CRED_GR - Tỷ lệ

tăng trưởng tín dụng

NPL_Tỷ lệ nợ xấu

2.00%

20.00%

10.00%

1.00%

0.00%

0.00%

Hình 3.2 về cơ bản cho thấy xu hướng khi tỷ lệ tỷ dụng tăng thì tỷ lệ nợ xấu cũng tăng theo và ngược lại trong giai đoạn 2002-2016.Trong giai đoạn này vẫn có những khoảng thời gian mặc dù tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng và ngược lại.

Để đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng thì chúng ta cần xem xét từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.Ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong giai đoạn 2002-2006 từ mức tăng trưởng 78,05% vào năm 2002 xuống còn 10,97% trong năm 2006.Nguyên nhân tại sao tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank giai đoạn này lại giảm nhanh như vậy.Thứ nhất ta có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng mặc dù giảm nhưng vẫn là rất cao trong giai đoạn 2003-2004 luôn ở trên mức 35%/năm.Thứ hai là giai đoạn 2002-2005 là giai đoạn hậu sau khi đất nước mở của bước vào thời kỳ đổi mới.Sau quá trình bơm vốn mạnh cho nên kinh tế ở giai đoạn trước đó để đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước có năm lên đến 95% vào năm 1995 thì Vietcombank gặp phải những vấn đề về nợ xấu từ các doanh nghiệp nhà nước,vấn đề về quản trị rủi ro, chất lượng quản lý,công nghệ….Để đáp ứng với nhu cầu đổi mới trong thời kỳ mở


của hội nhập kinh tế thế giới và giải quyết các vấn đề nội tại thị Vietcombank đã triển khai đề án tái cơ cấu giai đoạn 2000-2005.Ngân hàng tích cực giải quyết nợ xấu,tăng cường việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào mọi lĩnh vực hoạt động.Đồng thời thực hiện hàng loạt đề án công nghệ lớn nhằm hiện đại hóa các nghiệp vụ ngân hàng.Tăng cường việc quản trị rủi ro, kiên quyết hạn chế cấp giới hạn tín dụng vào những ngành nghề cáo rủi ro cao.

Giai đoạn 2004-2006 mục tiêu hướng tới của Vietcombank giai đoạn này là “Tăng cường công tác khách hàng,nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”.Nhờ những chính sách này mà Vietcombank đã cơ bản giải quyết được những vấn đề nội tại của mình nhưng lại làm tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại và chỉ còn tăng 10,97% trong năm 2006.Vietcombank đã thành công với đề án tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2000-2005.

Năm 2007 là năm đánh dấu Vietcombank chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán IPO lần đầu vào tháng 12/2007.Năm 2007 cũng là năm hoạt động tín dụng khá thuận lợi khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng mạnh mẽ lên 44,12%/năm.Điều này cũng dễ hiểu vì Vietcombank cần bơm một khoản vốn lớn cho nên kinh tế để đáp ứng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 là 8,5%/năm.Đồng thời đây cũng là năm bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán lên đến đỉnh điểm.

Năm 2008 thì bong bóng bất động sản và chứng khoán bắt đầu vỡ cộng với suy thoái toàn cầu.Đồng thời trong năm 2008 để để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao,ngân hàng nhà nước đã áp dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt.Chính vì vậy Vietcombank kiên quyết thực thi chủ trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát,đồng thời ưu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực trọng điểm đồng thời bám sát chỉ đạo của chính phủ để khống chế tăng trưởng tín dụng nên tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2008 chỉ đạt 15,53%/năm phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ. Năm 2009 là năm mà nhiều nên kinh tế trên thế giới bắt đầu gượng dậy và dần hồi phục vào giai đoạn cuối năm.Trong năm chính phủ đã thực hiện các gói kích thích kinh tế mà


trọng tâm là hỗ trợ lãi suất đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng.Chính vì vậy mà tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank trong năm đã tăng trở lại và đạt 25,56%,thực hiện tốt những chỉ đạo của chính phủ , của NHNN,góp phần tích cực chống suy giảm kinh tế ,ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.

Năm 2010 là năm đầu tiên trong chiến lược phát triển 10 năm đưa Vietcombank trở thành tập đoàn tài chính đa năng nằm trong top 70 các định chế tài chính lớn nhất châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam với phương châm “Tăng tốc,An toàn,Chất lượng và hiệu quả”.Trong năm ngân hàng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 24,85%.

Giai đoạn 2011-2013 tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank liên tục giảm xuống chỉ đạt 13,74% vào năm 2013.Đây là giai đoạn nên kinh tế lạm phát tăng cao,ngành ngân hàng thì nợ xấu tăng cao,thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hang.Đây cũng là giai đoạn đầu của đề án “Tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” theo quyết định số 254/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 01/03/2012.Đây cũng là giai đoạn mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại.Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này của Vietcombank liên tục giảm là điều hợp lý.Từ năm 2014-2016 thì tình hình kinh tế đã tốt hơn, mặc dù cón rất nhiều khó khăn và thách thức.Ngành ngân hàng vẫn đang cố gắng giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu,tăng cường xử lý các ngân hàng yếu kém thông qua tái cơ cấu,mua bán sáp nhập…Với những nỗ lực hết mình Vietcombank luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức trên 18% là khá cao trong ngành.Đặc biệt trong năm 2016 thì Vietcombank là ngân hàng đầu tiên xử lý xong số nợ xấu tại Công ty VAMC.

3.3.2 Mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng


rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. Theo Ngân hang Nhà nước (2007), tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể quy định với các nhóm nợ là: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ

Bảng 3.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank 2002-2016


Năm

LLR -Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

2002

2.22%

2003

2.01%

2004

1.55%

2005

2.20%

2006

2.20%

2007

2.15%

2008

3.70%

2009

3.27%

2010

3.15%

2011

2.54%

2012

2.19%

2013

2.35%

2014

2.18%

2015

2.22%

2016

1.76%

(Nguồn: dữ liệu được tính toán từ BCTC của Vietcombank 2002-2016)

Mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu thể hiện qua biểu đồ như sau:


Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2002-2016

7.00%

4.00%

6.00%

3.50%

5.00%

3.00%

2.50%

4.00%

NPL_Tỷ lệ nợ xấu

2.00%

3.00%

1.50%

2.00%

LLR_ Tỷ lệ dự phòng

rủi ro tín dụng

1.00%

1.00%

0.50%

0.00%

0.00%

Qua hình ta thấy tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng.Ta thấy tỷ lệ trích lập dự phòng giảm trong giai đoạn 2002-2004 sau đó thì tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2008 và giảm liên tục trong giai đoạn 2009-2016.Việc trích lập lợi nhuận giảm giúp cải thiện lợi nhuận của ngân hàng.Qua đó ngân hàng có thể sử dụng phần lợi nhuận đó để tăng vốn chủ sở hữu giúp khả năng hoạt động của ngân hàng được tốt hơn.Việc tỷ lệ trích lập dự phòng giảm cho thấy chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng,xử lý và kiểm soát nợ xấu của Vietcombank là có hiệu quả trong giai đoạn vừa qua đúng với chiến lược phát triển 10 năm đưa Vietcombank trở thành tập đoàn tài chính đa năng nằm trong top 70 các định chế tài chính lớn nhất châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam với phương châm “Tăng tốc,An toàn,Chất lượng và hiệu quả”.Vietcombank tiếp tục áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, từng bước áp dụng các chuẩn của Basel II vào hoạt động của ngân hàng.

3.3.3 Mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi của ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng trong luận văn đại diện cho khả năng sinh lợi của ngân hàng Vietcombank. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu được


xác định bằng lợi nhuận ròng chia cho vốn tự có của ngân hàng. ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. Ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao tức kinh doanh hiệu quả , nếu tỷ số này mang giá trị dương là ngân hàng làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là ngân hàng làm ăn thua lỗ.

Bảng 3.4 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở của Vietcombank 2002-2016.


Năm

ROE -Tỷ suất sinh lợi

2002

4.86%

2003

10.41%

2004

15.23%

2005

15.23%

2006

25.31%

2007

17.36%

2008

19.42%

2009

23.45%

2010

20.63%

2011

14.65%

2012

10.60%

2013

10.29%

2014

10.60%

2015

11.76%

2016

14.24%

(Nguồn: dữ liệu được tính toán từ BCTC của Vietcombank 2002-2016)

Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi của Vietcombank và tỷ lệ nợ xấu thể hiện qua biểu đồ như sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 27/09/2024