DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Tỷ lệ nợ xấu Vietcombank giai đoạn 2002-2016 21
Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2002-2016 26
Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2002-2016 30
Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn tỷ suất sinh lợi của Vietcombank và tỷ lệ nợ xấu qua
các năm 2002-2016 32
Hình 3.5 Biểu đồ biểu diễn tổng tài sản của Vietcombank và tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2002-2016 35
Hình 3.6 Biểu đồ biểu diễn chi phí hoạt động/doanh thu hoạt động của Vietcombank và tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2002-2016 38
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 1
- Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 3
- Thực Trạng Nợ Xấu Tại Vietcombank Trong Giai Đoạn 2002-2016
- Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Lệ Tăng Trưởng Tín Dụng Và Tỷ Lệ Nợ Xấu
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nợ xấu năm trước của Vietcombank và tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2002-2016 40
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Ngân hàng là mạch máu quốc gia, điều này đã được chứng minh bằng những đóng góp to lớn của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế quốc gia qua đó tác động đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam. Hệ thống ngân hàng vừa đóng vai trò là nguồn cấp tín dụng quan trọng nhất cho nền kinh tế, vừa đóng vai trò là nhà đầu tư (các ngân hàng đầu tư) để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện tại hệ thống ngân hàng đang rơi vào tình trạng khó khăn đó có thể là kết quả của sự gia tăng hoạt động tín dụng quá nóng và nhiều yếu tố khác tác động vào lĩnh vực ngân hàng như: sự tụt dốc của thị trường chứng khoán,thị trường bất động sản bị đóng băng,giá vàng thì lên xuống thất thương,cùng hạng loạt vấn đề khác như tỷ giá,lạm phát…Những yếu tố này đã tác động tiêu cực đến chất lượng tín dụng và hậu quả là tỷ lệ nợ xấu gia tăng một cách nhanh chóng và cục máu đông này đến nay vẫn chưa thể xử lý hoàn toàn được.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng nhà nước cho đến năm 2012, nền kinh tế đang phải đối diện với những khó khăn rất lớn đó là tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong khi nợ xấu thì tiếp tục tăng cao. Cùng với sự tăng lên của nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng lên đồng nghĩa với việc lợi nhuận ngân hàng giảm. Nợ xấu tăng, vốn của hệ thống ngân hàng nằm trong tài sản đảm bảo còn khá lớn. Tất cả những điều này đã gây tác động tiêu cực đến uy tín của ngành ngân hàng khi mà lòng tin của người dân đang bị lung lay nghiêm trọng.Chính vì vậy công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng lại trở nên cấp thiết và thu hút nhiều sự quan tâm của chính phủ ,các chuyên gia kinh tế và các nhà quản trị ngân hàng như hiện nay.Chúng ta có thể thấy rủi ro tín dụng mà điển hình là nợ xấu đang là vấn đề nổi cộm và là vấn đề hàng đầu cần giải quyết triệt để của ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng.Là một trong những ngân hàng quan trọng hàng đầu của toàn ngành, Vietcombank cũng đã tự đặt nhiều câu hỏi về thực trạng nợ xấu của Vietcombank hiện nay như thế nào và câu hỏi quan trọng
nhất đó là nguyên nhân dẫn đến thực trạng nợ xấu ngày càng cao hiện nay là gì và cần có những biện pháp nào để giải quyết vấn đề nợ xấu gia tăng này. Chính vì lý do đó, luận văn đã chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ” là cần thiết.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố cơ bản nào tác động đến nợ xấu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn 2002-2016.
Các giải pháp nào dùng để hạn chế được nợ xấu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với những vấn đề gặp phải như đã trình bày ở trên, bài nghiên cứu mong muốn đạt được các mục tiêu sau:
Xác định được các nhân tố cơ bản tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu các vấn đề từ phía ngân hàng tác động trực tiếp đến nợ xấu của Vietcombank.Số liệu được lấy từ cơ sở dữ liệu Bankscope, từ báo cáo tài chính,báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn 2002-2016. Đề tài tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn đất nước bước vào môi trường hội nhập sâu rộng với thế giới.Giai đoạn này yêu cầu minh bạch hóa thông tin ngày càng cao. Chính vì lý do đó, báo cáo của ngân hàng được cập nhật và công bố công khai hàng năm, nên số liệu phân tích được thu thập dễ dàng và thuận tiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để xác định được các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp định lượng , thống kê và so sánh nhằm đưa ra cái
nhìn tổng quát về tình hình biến động của tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện theo các trình tự sau: trước tiên, đề tài sẽ tiến hành lược khảo các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu; sau đó sẽ phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập thông qua thống kê và so sánh số liệu nghiên cứu; tiếp theo sẽ trình bày các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Những dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện theo dữ liệu chuỗi thời gian, đó là các số liệu tài chính được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam giai đoạn 2002-2016. Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc được xác định là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Các biến độc lập được xác định gồm: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; dự phòng rủi ro tín dụng; khả năng sinh lợi của ngân hàng; quy mô ngân hàng; khả năng quản lý và tỷ lệ nợ xấu năm trước. Đồng thời đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp hồi quy thích hợp để đo lường các nhân tố đó.
Kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy sẽ được sử dụng làm cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu. Cuối cùng, ứng dụng kết quả của mô hình hồi quy ở chương 4 luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp cho công tác quản trị nợ xấu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.
5. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học là luận văn cung cấp thông tin và luận cứ khoa học để các nhà quản trị ngân hàng tìm ra những chính sách,phương hướng,kế hoạch và biện pháp cụ thể thích hợp để hạn chế nợ xấu một cách thấp nhất.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là thứ nhất đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc đo lường các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.Thứ hai là đề tài cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Vietcombank từ đó nhận thức được tầm quan trọng của các nhóm nhân tố này.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong chương này luận văn sẽ trình bày sơ lược về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng; đưa ra một số nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu.Các lý thuyết trên sẽ được trình bày cụ thể như sau:
2.1. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
2.1.1 Khái niệm về nợ xấu
Nợ xấu thường được nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “non-performing loan” (NPL), “doubtful debt”, thông thường nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi khách hàng vay đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Tuy nhiên hiện nay đang tồn tại khá nhiệu khái niệm nợ xấu khác nhau như sau:
Khái niệm về nợ xấu của Uy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS): BSBC không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định: việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi khoản nợ thì người vay đã quá hạn trả nợ trên 90 ngày. Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ.
Khái niệm nợ xấu của tổ chức tiền tệ IMF: Trong hướng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (IFRS)2, IMF đưa ra định nghĩa về nợ xấu như sau: Một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có
thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản)
Khái niệm của Ngân hàng Thế giới (World Bank): Nợ xấu (Bad Debt) là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản
Tại Việt Nam, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22-4- 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “nợ xấu” được định nghĩa như sau: “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”.Cũng theo Quyết định này thì:
Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại”.
Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
Theo Patersson và Wadman (2004) “Non Performing Loans- The markets of Italy and Sweden”, nợ xấu là các khoản cho vay mà các ngân hàng không thể thu được lợi nhuận từ các khoản vay đó. Nợ xấu là các khoản vay không thu hồi được trong khoảng thời gian quy định bởi luật pháp của một quốc gia.
Như vậy có thể hiểu nợ xấu là những khoản nợ mang các đặc trưng sau đây:
Khách hàng đã không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.
Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn và lãi.
Tài sản đảm bảo bao gồm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh… được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trãi nợ gốc và lãi.
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại các ngân hàng
Hoạt động ngân hàng là hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian, do vậy hoạt động của NHTM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế cũng như môi trường thiên nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đạo đức khách hàng và các yếu tố thuộc về chính bản thân ngân hàng:
Nguyên nhân khách quan làm phát sinh nợ xấu
Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ là nguyên nhân quan trọng góp phần gây ra nợ xấu. Sự bất cập và chồng chéo của các luật sẽ khiến cơ quan hữu quan lúng túng trong việc xử lý tranh chấp về tài sản đảm bảo, các quy định về kế toán kiểm toán chưa đủ sức mạnh thực hiện sẽ khiến số liệu không đủ cơ sở vững chắc để thẩm định cho vay.
Điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định, do khủng hoảng tài chính và suy thoái về kinh tế thế giới kéo dài đã tác động đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Nếu môi trường kinh tế chưa thực sự phát triển, cạnh tranh trên thị trường chưa thực sự bình đẳng, tốc độ cũng như trình độ phát triển chưa cao sẽ dẫn đến việc các cá nhân và tổ chức cũng như các doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Mặt khác, với sự thay đổi liên tục trong các chính sách kinh tế vĩ mô như sự thay đổi về cơ chế lãi suất, tỷ giá… chính sách xuất nhập khẩu, hàng tiêu dùng… thay đổi quy hoạch xây dựng hạ tầng, thay đổi cơ chế tài chính, cơ chế sử dụng đất đai… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, khiến các đối tượng này rơi vào thế bị động, do đó nó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nợ của các đối tượng này tại NHTM. Chúng ta có thể lấy ví dụ như sự thay đổi trong lãi suất: với mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng nhanh sẽ làm gia tăng các khoản nợ xấu. Trong lịch sử, hậu quả của lãi suất tăng không
có điểm dừng đã được chứng minh khá nhiều. Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 với sự tăng mạnh của lãi suất thị trường các nước trong khu vực . Ở thời điểm đó, lãi suất ở Indonesia tăng mạnh, và khi vượt trên 30% thì các ngân hàng bắt đầu phá sản. Điều này có thể được giải thích dễ dàng: những doanh nghiệp mạnh sẽ không chấp nhận mức lãi suất quá cao, họ có khả năng tìm đến những nguồn vốn khác thông qua thị trường chứng khoán. Nghi vấn đặt ra đối với những doanh nghiệp dám chấp thuận mức lãi suất cao. Phần lớn sự chấp thuận đó xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những nguồn vốn khác. Và tất nhiên, nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng lên từ nhóm đối tượng này.
Môi trường tự nhiên như thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, dịch bệnh… Đây là những nguyên nhân khách quan do sự biến đổi của môi trường thiên nhiên đã gây ra sự hoạt động thất bại của khách hàng vay, nhất là các khoản cho vay nông nghiệp, dẫn đến nợ xấu phát sinh.Nguyên nhân này nằm ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của cả NHTM và các khách hàng vay. Đây là nguyên nhân gây ra rủi ro không thể tránh được, những mất mát do nguyên nhân này gây ra cần được sự sẻ chia của nhà nước, và của cả xã hội. Tín dụng chỉ định của chính phủ: Theo lý thuyết và kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa hoặc chuyển đổi, nợ xấu thường là do vấn đề các NHTM quốc doanh bị ràng buộc tài chính “mềm”, dẫn đến việc các ngân hàng không quan tâm đánh giá sát sao năng lực tài chính của người vay. Ngoài ra, tại những nước này, chính quyền trung ương có xu hướng gây áp lực hay khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng vượt quá mức an toàn cho phép để đạt được những mục tiêu nhất định đã đề ra. Sự can thiệp của chính phủ vào việc cho vay của ngân hàng có thể diễn ra trước hoặc sau khi giao dịch đã hoàn tất. Đến tận những năm gần đây, tại một số nền kinh tế, các ngân hàng quốc doanh vẫn có nghĩa vụ thực hiện các khoản cho vay chính sách, theo các chương trình phát triển của chính phủ hoặc vì lý do chính trị.