Brownbrigde, M. (1998). The Causes Of Financial Distress In Local Banks In Africa An Implication For Prudential Policy. Journal Of Management Policy And Practice.

70


Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu lại hệ thống NHTM: để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và TCTD , Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 254/ QĐ- TTg ngày 01/03/2012, theo đó cơ quan đầu mối thực hiện tái cơ cấu là NHNN sẽ tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD, tiến hành đánh giá và phân loại TCTD, xây dựng và triển khai phương án tái cơ cấu lại TCTD yếu kém và các TCTD khác,tập trung hỗ trợ thanh khoản để đảm bảo khả năng chi trả của các TCTD, triển khai việc sát nhập, hợp nhất và mua lại TCTD.

Chính phủ cần cho phép và khuyến khích việc mua bán và sáp nhập giữa các ngân hàng. Một số ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt có thể mua lại những ngân hàng yếu kém . Việc sáp nhập cũng có thể theo định hướng sáp nhập các ngân hàng có lĩnh vực hoạt độn giống nhau để đảm bảo sự tương thích về mô hình kinh doanh và tổ chức. Điều này, vừa giúp giữ lại ngân hàng, đảm bảo lợi ích và lòng tin cho dân chúng, vừa cải thiện năng lực quản trị rủi ro cho các ngân hàng. Việc sáp nhập các ngân hàng làm gia tăng sức mạnh tài chính cũng như tập hợp các thế mạnh giữa các ngân hàng tham gia hợp nhất.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Tăng cường giám sát: NHNN cần thực hiện việc rà soát, hoàn thiện các qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng, sửa đổi, bổ sung các qui định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và thực tiễn của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, NHNN cũng cần tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để đảm bảo các TCTD tuân thủ các qui định về an toàn hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN cần phải xây dựng các tiêu chí để đánh giá việc thực hiện các chính sách đề ra và qui trình quản lý rủi ro tín dụng mà NHTM xây dựng.

Giảm lãi suất cho vay: Ngân hàng Nhà nước cần yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay; tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với

71


khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của tổ chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

tín dụng.

Minh bạch hóa thông tin: Để thực hiện tốt việc minh bạch hóa thông tin, tránh tình trạng các ngân hàng vì muốn thu hút khách hàng mà có thể dẫn đến tình trạng gian lận, công bố thông tin không chính xác theo hướng có lợi cho mình, cần phải có một tổ chức độc lập, có vai trò khai thác thông tin, kiểm định, kiểm soát thông tin từ phía NHTM. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát lĩnh vực tài chính, tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tăng cường kỷ luật thị trường, NHNN cũng triển khai và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ “ Bộ chỉ số lành mạnh tài chính” do Quỹ tiền tệ quốc tế đã xây dựng và phổ biến. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin của NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó, các thông tin về việc thành lập, mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, giải thể, thu hồi giấy phép, chấp thuận mở rộng mạng lưới và xử phạt vi phạm hành chính đối với TCTD cũng phải được công bố công khai.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Hồ Nguyễn Phương Thúy - 11

Nâng cao năng lực vốn: Tăng vốn đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải chịu áp lực tăng trưởng về lợi nhuận. Mà lợi nhuận các ngân hàng đang sụt giảm khá mạnh khi lãi biên ngày càng giảm, trong khi tín dụng – nguồn thu chủ yếu của ngân hàng cũng không tăng được nhiều.Trong chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng thì việc tăng cường khả năng phòng thủ thanh khoản hay nói cách khác là tăng độ vững mạnh của bảng tổng kết tài sản qua việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh đó, để tăng quy mô hoạt động thì vốn điều lệ phải tăng trưởng tương ứng để đảm bảo tiêu chí an toàn trong hoạt động.

Việc tăng vốn điều lệ trong thời điểm này bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) - thước đo độ an toàn vốn của một số ngân hàng theo quy định của NHNN (9%) nên việc tăng vốn điều lệ là tăng tính hiệu quả và ổn định trong hoạt động.

Với kế hoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng, bất cứ lúc nào nếu NHTM có thể tăng vốn điều lệ là chuyện tốt, nhất là những ngân hàng yếu kém,

72


nợ xấu cao. Bởi tăng vốn điều lệ giúp ngân hàng bù trừ vốn chủ sở hữu do nợ xấu tăng cao. Nếu chỉ trông chờ lợi nhuận từ dịch vụ rất khó để bù đắp và xử lý nợ xấu.Khi có đồng vốn dồi dào, quản trị rủi ro của ngân hàng ngày càng tăng cường, thì việc sử dụng vốn hiệu quả hơn sẽ giúp ngân hàng phát triển tốt hơn.

3.3.3. Đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan

Phát triển một CIC bền vững: Thông qua hoạt động thực tiễn của CIC cho thấy, ý thức và niềm tin của ngành ngân hàng, các tổ chức tín dụng, những người làm tín dụng và người tiêu dùng về thông tin tín dụng đã được nâng cao.Trong bối cảnh mới, các ngân hàng và tổ chức tín dụng không thể không nâng cao năng lực quản trị, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập; nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho khách hàng; nâng cao văn hóa tín dụng…. Điều này lại càng khiến thông tin về khách hàng vay có vai trò quan trọng hơn đối với họ trong công tác quản trị rủi ro. Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra với CIC từ 2014 là phải hiện đại hóa và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.

Muốn làm được điều đó, CIC cần phải xây dựng được một kho dữ liệu phong phú, đa dạng và chất lượng hơn; cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu thập để nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin phục vụ công tác điều hành và cung cấp cho các khách hàng. CIC cần phát triển mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân tại CIC; liên kết hệ thống xếp hạng, chấm điểm tín dụng của CIC với các tổ chức tín dụng; đa dạng các kênh cung cấp và dịch vụ thông tin đảm bảo an toàn, bảo mật, công khai; nâng cao độ chuẩn dữ liệu đạt chuẩn quốc tế để phục vụ tốt công tác quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh những yêu cầu trên, trong thời gian tới, CIC cần chú trọng hơn đến độ chính xác của thông tin trong thu thập và xử lý; tăng tính kiểm soát và đẩy mạnh hợp tác công - tư để quản lý toàn diện thông tin về khách hàng vay; chú trọng đến tính đầy đủ khi bổ sung các loại thông tin có đủ phân tích xã hội,

73


chấm điểm tín dụng đủ cơ sở tin cậy cho các tổ chức có thể quyết định cấp tín

dụng.

Cải thiện khung pháp lý: Nâng cao năng lực của hệ thống tòa án trong việc tiếp nhận, thụ lý các đơn kiện đòi nợ của Ngân hàng để giúp Ngân hàng thu hồi nợ nhanh chóng tránh tình trạng khoản nợ xấu không thể xử lý.

Khung pháp lý cho việc thanh lý tài sản thế chấp rõ ràng, tránh những thủ tục rườm rà gây mất thời gian cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đặt trong bối cảnh hiện nay, nợ xấu đang trở thành vấn đề nóng bỏng và nhức nhối, đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng bị thu hẹp khiến hoạt động sản xuất của nền kinh tế đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp, ảnh hưởng xấu tới quá trình xây dựng và phát triển đất nước, an sinh xã hội. Vì vậy, hạn chế nợ xấu đang là một nhiệm vụ cấp bách không chỉ với bản thân các tổ chức tín dụng mà còn cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Các giải pháp hạn chế nợ xấu mà tác giả nêu ra nhằm mục đích cuối cùng là làm cho hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng Agribank nói riêng hoạt động tốt hơn, với mong muốn đem lại cho hệ thống NHTM hoạt động lành mạnh, tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách tiền tệ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định.

Tuy nhiên, những giải pháp này có được thực hiện hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào diễn biến của nền kinh tế Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ, NHTM, NHNN, doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành có liên quan. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến theo hướng tích cực và nợ xấu được giải quyết tốt, duy trì mức độ tăng trưởng tín dụng theo yêu cầu phát triển kinh tế.

74


KẾT LUẬN

Nợ xấu và hạn chế nợ xấu là một vấn đề rất lớn trong quá trình cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay. Nợ xấu đến từ nhiều nguyên nhân từ khách hàng, bản thân ngân hàng hay từ môi trường kinh tế. Việc phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu góp phần nào đó để tìm ra giải pháp hạn chế khoản nợ xấu nhằm phát triển hệ thống kinh tế tài chính bền vững.

Hiện nay, hạn chế nợ xấu đang là một nhiệm vụ cấp bách không chỉ với bản thân các tổ chức tín dụng mà còn cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Các cơ quan nhà nước và hệ thống ngân hàng phải phối kết hợp để hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu này, tạo điều kiện phát triển kinh tế lành mạnh, bền vững.

Trên cơ sở tham khảo các bài nghiên cứu trong nước, nước ngoài, tạp chí tài chính, nhận định của chuyên gia tài chính, tác giả đã thực hiện được luận văn với các nội dung: tìm hiểu các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và mức độ tác động của từng nhân tố. Từ đó, đưa ra những giải pháp kiến nghị để hạn chế nợ xấu nhằm giúp Ngân hàng giảm thiểu nợ xấu đến mức thấp nhất.

Mặc dù cố gắng nghiên cứu tài liệu, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong Quý Thầy Cô trong Hội đồng và T.S Phạm Tố Nga cảm thông và cho ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian tới.

Xin chân thành cám ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt Các bài báo và báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính ACB 2009- Qúy 2/2014

2. Báo cáo tài chính Agribank 2009-Quý 1/2014.

3. Báo cáo tài chính BIDV 2009- Quý 2/2014.

4. Báo cáo tài chính Eximbank 2009-Quý 2/2014.

5. Báo cáo tài chính Maritimebank 2009- Quý 2/1014.

6. Báo cáo tài chính MB 2009-Quý 2/2014.

7. Báo cáo tài chính Sacombank 2009- Quý 2/1014.

8. Báo cáo tài chính Seabank 2009- 2013.

9. Báo cáo tài chính SHB 2009- Quý 2/2014.

10. Báo cáo tài chính Techcombank 2009-Quý 2/2014.

11. Báo cáo tài chính VIB 2009-Quý 2/2014.

12. Báo cáo tài chính Vietcombank 2009- Quý 2/2014.

13. Báo cáo tài chính Vietinbank 2009-Quý 2/ 2014.

14. Báo cáo tài chính VPbank 2009- Quý 2/2014.

15. Báo cáo thường niên NHNN.

16. Đỗ Thiên An Tuấn. (2012). Nợ xấu và sự tham gia của tòa án. Thời báo kinh tế Sài Gòn , số 51.

17. Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính sách phát triển. (2013). Tạp chí phát triển và hội nhập , số 8(18), trang 21-26.

18. Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

19. Huỳnh Thế Du. (2004). Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

20. KPMG. (2013). Khảo sát về ngành Ngân hàng Việt Nam 2013.

21. Lê Đăng Doanh. (2013). Kinh tế Việt Nam 2012-2013: Triển vọng và Thách thức. Diễn đàn tư vấn- quản trị .

22. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng. (2012). Tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Học viện Ngân hàng.

23. Ngân hàng thanh toán quốc tế

24. Nghiên cứu của nhóm chuyên gia tư vấn Liên hiệp quốc

25. Nghiên cứu nhóm ngân hàng châu Âu

26. Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản lao động xã hội.

27. Nguyễn Hồng Sơn. (2012). Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam.

28. Quyết định 18/2007/ QĐ-NHNN ngày 22/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/QĐ-NHNN.

29. Quyết định 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012, Quyết định phê duyệt đề án" Cơ

cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.”

30. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005,Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng .

31. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

32. Quyết định 780 ngày 23/04/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

33. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 qui định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

34. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN (do Thống đốc NHNN ngày 18/03/2014 để

sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT.

35. Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc. (2012). Nghiệp vụ Ngân

hàng Thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản lao động xã hội.

36. Trần Huy Hoàng. (2012). Quản trị Ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản lao động xã hội.

37. Trung tâm thông tin tư liệu. (2013). Giải quyết nợ xấu- Vấn đề mấu chốt

trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

38. Trương Nhật Quang và Dương Thu Hà. (2013). Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Banking and Finance .

39. Uỷ ban Basel về giám sát Ngân hàng.

Các trang web

1. www.finance.vietstock.vn

2. www.gafin.vn

3. www.rating.com.vn

4. www.sav.gov.vn

5. www.sbv.gov.vn

6. www.tapchitaichinh.com.vn

7. www.thoibaonganhang.vn

B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Adebola, S. S., Wan Yusoff, S. b., & Dahalan, D. J. (2011). An ARDL approach to the determinants of nonperforming Loans. Kuwait Chapter of Arabian Journal of Business and Management Review , Vol.1, No.2;.

2. Ahmed, JU. (2010). An Empirical Estimation of Loan Recovery and Asset Quality of Commercial Banks; The NEHU Journal, Vol.8 (1).

3. Bercoff, Jose J., Julian di, Giovanni & Franque Grimard. (2002). Argentinean Banks, Credit Growth and the Tequila Crisis: A Duration Analysis.

4. Berge, T.O., Boye, K.G.( 2007). An analysis of bank’s problem loans.

Norges Bank Economic Bulletin 78, 65–76.

5. Berger, N.A and De Young, R. (1997). Problem Loans and Cost Efficiency in Commercial Banks. Journal of Banking and Finance , vol.21, p.849-870.

6. Bloem, M.A and Gorder, N.C. (2001). Treatment of Non-performing Loans in Macroeconomic Statistics. IMF Working Paper .

7. Brownbrigde, M. (1998). The Causes of financial distress in local banks in Africa an implication for prudential policy. Journal of Management Policy and Practice.

8. Collins, N.J. and Wanju, K., (2011). The Effects of interest rate spread on the level of nonperforming assets: A Case of commercial banks in Kenya. International Journal of Business and Public Management, Vol. 1, No.1.

9. Dash, M. K., and G. Kabra.( 2010). The Determinants of Nonperforming Assets in Indian

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí