Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2



VAB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á

Viet A Commercial Joint

Stock Bank

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Việt Nam Accouting

Standards

VCB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương

Việt Nam

Bank for Foreign Trade of

Vietnam


VPB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for

Private Enterprises

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


NHTM

Ngân hàng thương mại


BCTC

Báo cáo tài chính


TCTD

Tổ chức tín dụng


VCSH

Vốn chủ sở hữu


TSTC

Tài sản tài chính


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu và mô hình phân tích 15

Bảng 2.1: Đối tượng xét rủi ro tín dụng trong NHTM 23

Bảng 3.1: Bảng phân bổ mẫu điều tra 39

Bảng 3.2: Tổng hợp các nhân tố nghiên cứu 49

Bảng 4.1: Mô tả tóm tắt các nhóm nợ 55

Bảng 4.2: Bảng xếp hạng tín dụng của ngân hàng Quân đội (MB) 57

Bảng 4.3: Tỷ lệ khấu trừ tài sản bào đảm 59

Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả 64

Bảng 4.5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 66

Bảng 4.6: Kiểm định Hausman 67

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với mô hình tác động cố định 68

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính thực hiện chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế bằng cách tìm kiếm những nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội và cung cấp cho những cá nhân, doanh nghiệp đang cần vốn hoạt động thông qua hình thức gửi tiết kiện và cho vay. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành, các lĩnh vực theo và qua đó đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế, xã hội.

Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng, chất lượng và quy mô để từng bước hội nhập với kinh tế quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình này, thông tin kế toán ngân hàng giữ vai trò quan trọng đối với bản thân các ngân hàng, các nhà đầu tư, khách hàng và các tổ chức tài chính khác. Vì những thông tin này sẽ có tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động mua bán, đầu tư của những cổ đông, nhà đầu tư, hoặc gửi, rút tiền của khách hàng .

Với bản chất là tổ chức hoạt động chủ yếu thông qua cho vay và đi vay nên Ngân hàng không tránh khỏi việc phát sinh những khoản nợ xấu, điều này không những gây ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín của bản thân ngân hàng nói riêng mà còn gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia nói chung, đặc biệt khi nền kinh tế vẫn đang bị những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Theo như Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 10/2012, nợ xấu của toàn hệ thống chiếm khoảng 8,8 – 10% trên tổng dư nợ, có những ngân hàng tăng đến hơn 50 lần số nợ và có khả năng mất vốn, trong khi hầu hết các ngân hàng lớn thì nợ xấu đều tăng gấp đôi. Chính điều này dẫn đến hàng lọat các hoạt động sáp nhập giữa các ngân hàng hiện nay như: sự hợp nhất của SCB, TinNghiaBank và FicomBank từ cuối năm 2011. Điều này cho thấy nợ xấu đang gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt khi chúng chuyển thành những khoản rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải gánh chịu khi đối tượng mất khả năng thanh toán.


Bản chất của rủi ro tín dụng là sự tổn thất tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ việc người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Điều này đòi hỏi bên cho vay phải tìm mọi cách để kiểm soát được khả năng trả nợ của người đi vay, phán đoán được mức độ rủi ro khi cho vay cũng như kiểm soát tốt mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Và một trong những hoạt động góp phần vào việc kiểm soát các khoản tổn thất chính là công tác kế toán các khoản rủi ro tín dụng trong việc ghi nhận kịp thời, chính xác các khoản tổn thất cũng như lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ.

Với các chức năng tạo tiền, trung gian và kinh doanh khiến hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều đặc thù khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và chịu sự điều hành, giám sát chặt chẽ của NHNN. Chính vì vậy, kế toán các hoạt động ngân hàng nói chung và kế toán dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng nói riêng chịu sự chi phối không chỉ của hệ thống chuẩn mực kế toán mà còn phải tuân thủ các quy định của NHNN. Trong đó, quan điểm của nhà lập quy với kế toán dồn tích yêu cầu kế toán ghi nhận tổn thất cho vay trên cơ sở các sự kiện xảy ra trong kỳ báo cáo cũng như các sự kiện dự kiến xảy ra khiến ảnh hưởng đến thu hồi các khoản cho vay. Bên cạnh đó, các nhà điều hành ngân hàng (như NHNN) lại quan tâm nhiều hơn đến việc đảm bảo an toàn vốn, nên có quan điểm lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn trong giai đoạn kinh doanh tốt để có nguồn bù đắp khi rủi ro thực sự xảy ra (Wall & Koch, 2000). Như vậy cho thấy, thực hành kế toán dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM sẽ bị chi phối không chỉ bởi CMKT mà còn chịu ảnh hưởng của các quy định được ban hành của NHNN. Hay nói cách khác, để đảm bảo ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin về dự phòng rủi ro tín dụng không phải là điều dễ dàng vì sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Như việc lập dự phòng rủi ro tổn thất của ngân hàng theo VAS luôn nhỏ hơn số dự phòng theo IAS do khó xác định được luồng tiền chiết khấu theo lãi suất thực tế hay không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với các khoản vay theo chỉ định, kế hoạch của Nhà nước


Bên cạnh đó, việc ghi nhận các khoản dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí cũng khiến cho mục tiêu lợi nhuận cũng như những mục tiêu khác của ngân hàng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, việc ghi nhận dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng còn có nhiều điểm không phù hợp với thực tế phát sinh. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp khi nợ xấu thật sự phát sinh thì ngân hàng không có những khoản dự phòng rủi ro để đảm bảo và khiến ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn và có nguy cơ sụp đổ, gây hệ quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các thông tin không chính xác về mức lập dự phòng so với nợ xấu mà ngân hàng đang gánh chịu đã khiến cho những nhà đầu tư, khách hàng và các tổ chức tài chính đã có cái nhìn sai lệch về hoạt động của ngân hàng, mức độ an toàn khi đầu tư vào ngân hàng.

Với những biến động lớn trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến nợ xấu và các khoản rủi ro tín dụng thời gian qua đã tạo nên một nhu cầu cấp thiết cho những nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng, giải quyết rủi ro trong ngân hàng, các biện pháp giúp ngân hàng giải quyết vấn đề nợ xấu, dự phòng rủi ro. Hiện nay, có nhiều đề tài nghiên cứu trên thế giới được công bố trên các tạp chí quốc tế về nhân tố ảnh hưởng đến lập dự phòng rủi ro tín dụng với mục tiêu là kế toán quản trị lợi nhuận và vốn bằng phương pháp định lượng như nghiên cứu của Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008), Mahmuod O. Ashour và các cộng sự (2011), hoặc để xác định lý do tại sao việc trích lập dự phòng lại không được thực hiện đầy đủ, hợp lý và mong muốn chứng minh tính hữu ích cho người sử dụng BCTC ngân hàng trong việc đánh giá hoạt động ngân hàng như nghiên cứu của Grace T. Chen và các cộng sự ( 2005), Mohd Yaziz Bin Mohd Isa (2011), hay với mục đích xác định điểm chung và khác biệt về nhân tố tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giữa các nước khác nhau như nghiên cứu của Larry D. Wall và Ifterkhar Hasan (2003). Các kết quả nghiên cứu trên đều đưa ra các nhân tố tài chính và phi tài chính tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, các nhân tố tác động sẽ có thể giống hoặc khác nhau tùy theo vị trí địa lý, đất nước và đặc điểm ngân hàng.


Vì vậy, với sự khác biệt trong lĩnh vực ngân hàng giữa Việt Nam và các nước sẽ có những nhân tố khác biệt ảnh hưởng đến lập dự phòng rủi ro tín dụng, đặc biệt là ở Việt Nam với lĩnh vực ngân hàng còn non trẻ và tiềm tàng nhiều rủi ro.

Việc đánh giá các nhân tố tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ giúp cho kế toán ngân hàng có thể xác định được mức tăng hoặc giảm của khoản dự phòng dự phòng rủi ro tín dụng, tương ứng với sự tác động của các nhân tố đó. Ngoài ra, nhà quản trị ngân hàng thông qua đó có thể nắm bắt về các khoản tổn thất mà ngân hàng đã, đang và sẽ gánh chịu một cách chính xác, để từ đó đưa ra các quyết định quản trị về vốn hiệu quả nhất. Đối với kiểm toán thì dựa vào các nhân tố tác động này có thể kiểm tra việc tăng hoặc giảm mức trích lập dự phòng trong từng năm có thật sự phù hợp hay không. Còn nhà đầu tư sẽ có căn cứ đánh giá hoạt động của ngân hàng thông qua việc đánh giá tính chính xác của ngân hàng trong lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, tác giả đã xác định nội dung nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng, lãi suất cho vay, nợ xấu, thu nhập trước thuế và dự phòng, tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn chủ sở hữu với dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại Việt Nam.

Xác định xem các nhân tố trên ở Việt Nam có tác động tương tự như các kết quả nghiên cứu trước đây hay không.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tiến hành nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian 5 năm bắt đầu từ năm 2008 đến 2012.


4. Phương pháp nghiên cứu‌


Với việc áp dụng phương pháp định lượng, đề tài sẽ suy diễn từ các nghiên cứu trước nhằm dự kiến mô hình lý thuyết sẽ kiểm định.

Đề tài khảo sát các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu từ BCTC và các thông tin trên Báo cáo thường niên của 23 NHTM trong thời gian 5 năm, tức 115 BCTC của các ngân hàng khảo sát.

Đề tài sử dụng kiểm định hồi quy với việc sử dụng phần mềm Stata để thực hiện hồi quy dữ liệu dạng bảng. Việc sử dụng dữ liệu dạng bảng cách kết hợp chuỗi thời gian với các đơn vị chéo sẽ cho chúng ta biết được nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên cao hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. Bên cạnh đó, đối với việc quan sát lập đi lập lại của các đơn vị chéo thì dữ liệu dạng bảng cho phép nghiên cứu động thái thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo này.

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 04/2013 đến tháng 11/2013.

Cụ thể, quy trình chọn mẫu và các phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu trong đề tài như sau:

Quy trình chọn mẫu:

Tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu thông qua điều tra chọn mẫu với kích cỡ mẫu là 23 ngân hàng thương mại Việt Nam công bố đầy đủ các báo cáo tài chính qua 5 năm, từ năm 2008 đến 2012.

Phương pháp thu thập:

Thu thập đầy đủ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng trong thời gian 5 năm, bắt đầu từ 2008 đến năm 2012 thông qua Website của các ngân hàng và các Website liên quan.

Phương pháp phân tích dữ liệu:


Sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan và phân tích các nhân tố tác động nhằm xác định nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến mức trích lập dự phòng các khoản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam.

Quy trình nghiên cứu: tác giả thực hiện nghiên cứu theo mô hình dưới đây nhằm thực hiện đầy đủ nội dụng và mục tiêu của đề tài.



VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam


CƠ SỞ LÝ THUYẾT

- Các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Các công trình nghiên cứu trước đây


MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Mô hình đo lường các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng các khoản rủi ro tín dụng


NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Thống kê mô tả

Phân tích hệ số tương quan

Thực hiện các hồi quy dữ liệu dạng bảng

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí