Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, qui định của pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, và thực tiễn thi hành tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: luận văn chủ yếu nghiên cứu vấn đề thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự thuộc chuyên ngành Luật hình sựtố tụng hình sự.

+ Về thời gian, không gian: từ năm 2015 đến năm 2019 tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.

+ Về chủ thể: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai và 11 Chi cục Thi hành án dân sự trong tỉnh.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, luận văn còn dựa trên những tri thức nền tảng của khoa học thi hành án để luận giải đối tượng nghiên cứu trong luận văn của mình.

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như:

+ Nghiên cứu từ các nguồn tài liệu: Các Bộ luật, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các bài viết được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung liên quan đến đề tài luận văn.

+ Phương pháp so sánh, thống kê: được sử dụng để cung cấp các số liệu cần thiết, đối chiếu, so sánh, làm rò các nội dung liên quan, đặt trong tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống pháp luật về việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, cũng như lịch sử hình thành và phát triển của nó.

+ Phương pháp mô tả: được sử dụng để nêu, làm sáng tỏ những vấn đề về hình thức thể hiện của pháp luật trong việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trong pháp luật THADS nói chung.

+ Phương pháp khái quát hóa: được sử dụng để phân tích, kết luận những vấn đề có tính bao quát chung từ những công trình đã được các nhà khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.

+ Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát thực trạng thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự tại địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, từ đó đưa ra những bình luận, quan điểm, kết luận những nội dung nghiên cứu.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa về lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rò và phong phú thêm những vấn đề lý luận về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề này.

6.2. Ý nghĩa về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Đồng Nai trong việc chỉ đạo công tác Thi hành án dân sự tại địa phương. Luận văn còn là một kênh thông tin để Cục THADS Đồng Nai và 11 Chi cục THADS trong tỉnh tham khảo, vận dụng trong công tác chỉ đạo, điều hành, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác THADS trên địa bàn tỉnh.

Đối với các cơ quan hữu quan, luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo để các cơ quan chức năng thực hiện đúng, tốt, vai trò, trách nhiệm của mình theo luật định trong việc phối kết hợp trong hoạt động THADS.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự.

Chương 2: Qui định của pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự và thực tiễn thi hành tại tỉnh Đồng Nai

Chương 3: Yêu cầu, giải pháp bảo đảm áp dụng đúng qui định của Pháp luật, nâng cao hiệu quả về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ


1.1 Khái niệm, đặc điểm, căn cứ áp dụng quyết định dân sự trong bản án hình sự

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyết định dân sự trong bản án hình sự

1.1.1.1. Khái niệm quyết định dân sự trong bản án hình sự

Trong các bản án, quyết định hình sự của Tòa án, bên cạnh các quyết định về hình phạt tù, hình phạt tiền, tịch thu tài sản còn có các quyết định dân sự khác. Các quyết định dân sự khác trong bản án hình sự ở đây gồm: quyết định về án phí; quyết định dân sự thuộc phần các biện pháp tư pháp qui định tại Chương VII- BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như: quyết định tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 47); quyết định trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; quyết định buộc công khai xin lỗi (Điều 48). Mặc dù trong BLHS hiện hành có qui định một số vấn đề dân sự mà Tòa án quyết định trong bản án hình sự, nhưng không có qui phạm định nghĩa về “ quyết định dân sự trong bản án hình sự”. Do vậy, trong khoa học Luật hình sự, khoa học Luật dân sự còn một số quan điểm khác nhau về quyết định dân sự trong bản án hình sự.

Theo tác giả Đinh Văn Quế, thì vấn đề dân sự trong án hình sự chỉ bao gồm các khoản tiền, tài sản có liên quan trong việc trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 42 BLHS năm 2003 (nay là Điều 46 BLHS năm 2015), điều đó có nghĩa là giải quyết vấn đề dân sự trong án hình sự chỉ bó hẹp trong phạm vi “trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng” (quy định tại Chương V- BLDS 1995), nay là Chương XX BLDS 2015.

Tại Công văn số 121/2003/KHXX của TANDTC ngày 19/9/2003 hướng dẫn việc giải quyết vấn đề dân sự trong các vụ án hình sự đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại bao gồm các khoản: đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt; đòi bồi thường giá trị tài sản do bị chiếm đoạt, nhưng đã bị mất, hoặc bị hủy


hoại; buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng; đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Như vậy Công văn này đã liệt kê cụ thể những vấn đề dân sự (vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại) mà Tòa án có thể quyết định trong bản án hình sự.

Theo Đại từ điển tiếng Việt, thì thuật ngữ “quyết định” được giải nghĩa là “Định ra, đề ra và dứt khoát phải làm” [55, trang 1312].

Từ nhận thức như vậy, có thể đưa ra khái niệm về quyết định dân sự trong bản án hình sự như sau: “Quyết định dân sự trong bản án hình sự là phán quyết pháp lý về những vấn đề dân sự do Tòa án có thẩm quyền đề ra trong các bản án hình sự mà người bị kết án có nghĩa vụ phải chấp hành”.

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là một nguyên tắc cơ bản và phải được thực hiện với tư cách là quyền yêu cầu của những người tham gia tố tụng, viện kiểm sát. Do vậy, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ phát sinh khi có yêu cầu từ phía người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và viện kiểm sát.

Luật áp dụng điều chỉnh trong vấn đề giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự bao gồm pháp luật dân sự, tố tụng dân sự nhằm điều chỉnh quan hệ bồi thường, bồi hoàn. Theo đó, các nguyên tắc, các quy định của luật dân sự, tố tụng dân sự như tự do tự nguyện thỏa thuận, hòa giải, xác định thiệt hại…được áp dụng khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

1.1.1.2. Đặc điểm quyết định dân sự trong bản án hình sự

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có liên quan đến việc giải quyết vấn đề dân sự, mặc dù việc hòa giải không phải là nguyên tắc trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng thường hướng tới việc để cho các bên bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ thỏa thuận với bị hại, đại diện người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự. Chính vì thế, trong quá trình giải quyết vụ án có gắn với


việc giải quyết vấn đề dân sự, nhiều vụ án các bên đương sự đã tự nguyện thỏa thuận với nhau về vấn đề dân sự để khắc phục hành vi phạm tội gây ra. Thực tế cho thấy có trường hợp bồi thường, bồi hoàn một phần hoặc chưa bồi thường, bồi hoàn nhưng có sự thỏa thuận sẽ tiếp tục bồi thường, bồi hoàn. Trong các trường hợp này, phán quyết trong bản án của Tòa án sẽ nhận định “Vấn đề dân sự không đề cập đến vì bị hại, hoặc đại diện người bị hại không yêu cầu giải quyết” hoặc “Ghi nhận sự thỏa thuận của bị cáo với bị hại”.

Cùng là giải quyết vấn đề dân sự, nhưng việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có những điểm giống và khác nhau với việc giải quyết tranh chấp dân sự theo tố tung dân sự. Những điểm giống nhau là việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự cũng phải tuân theo nguyên tắc trong tố tụng dân sự, đó là quyền tự quyết định và tự định đoạt của các đương sự, đồng thời cũng phải áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự. Những điểm khác nhau là việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được áp dụng theo thủ tục tố tụng hình sự và không áp dụng thủ tục hòa giải. Ngoài ra, trong việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thì nghĩa vụ chứng minh, thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Trong khi giải quyết tranh chấp dân sự thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về các bên đương sự.

Từ khái niệm trên có thể rút ra các đặc điểm của quyết định dân sự trong bản án hình sự sau đây:

+ Một là, xét về tính chất: quyết định dân sự trong bản án hình sự là những quyết định có tính chất pháp lý, nghĩa là phải do pháp luật qui định. Vì thế, những quyết định không được qui định trong các văn bản pháp luật thì không phải là quyết định dân sự trong bản án hình sự.

+ Hai là, nội dung của quyết định dân sự trong bản án hình sự chỉ bao gồm những phán quyết của Tòa án về những vấn đề dân sự. Đây là những quyết định về hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản; về án phí; quyết định tịch thu vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm; quyết định trả lại tài sản, sửa chữa bồi thường thiệt hại, quyết định công khai xin lỗi v.v…


+ Ba là, về hình thức thể hiện: các quyết định dân sự nêu trên phải được thể hiện trong bản án, quyết định hình sự.

+ Bốn là, về chủ thể có thẩm quyền ban hành: các quyết định này phải do Tòa án có thẩm quyền ban hành.

+ Năm là, về đối tượng phải chấp hành: cá nhân người bị kết án hoặc pháp nhân thương mại bị kết án. Những cá nhân, tổ chức này buộc phải chấp hành, bởi đó là nghĩa vụ pháp lý của họ.

1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm

1.2.1.1. Khái niệm

Trong bản án, quyết định hình sự, ngoài phán quyết về trách nhiệm hình sự, còn có các phán quyết liên quan đến trách nhiệm dân sự mà theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì các quyết định dân sự về tiền, tài sản trong bản án hình sự do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành.

Ngoài những quy định chung về thủ tục thi hành án. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) dành 01 Mục với 8 Điều (Từ Điều 122 đến Điều 129) quy định về thi hành các khoản tịch thu sung quỹ nhà nước, tiêu hủy tài sản, tang vật, hoàn trả tiền, tài sản kê biên tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự.

Hiện nay, Thi hành án là đề tài không mấy mới mẻ, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề được đặt ra đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Bởi lẽ, diễn biến việc thi hành án trong thực tiễn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc, phức tạp và có nhiều biến động qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng việc triển khai nghiên cứu lý luận về thi hành án vẫn còn rất hạn chế.

Các công trình nghiên cứu về pháp luật THADS, nhìn tổng thể chủ yếu liên quan đến vấn đề lý luận về THADS, tổ chức THADS và thủ tục THADS.

Thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự là một dạng thi hành án. Do vậy, để có thể đưa ra được một khái niệm khoa học về vấn đề này, trước hết cần làm sáng tỏ khái niệm “thi hành”, “thi hành án”.


Theo Đại từ tiếng Việt thì thuật ngữ “thi hành” được hiểu là “thực hiện điều đã chính thức quyết định [55, tr. 1497]. Từ lôgic này có thể hiểu, thi hành án là đem bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực ra thi hành trên thực tế. Bản án, quyết định của Tòa án có thể là bản án, quyết định hình sự, dân sự, hành chính v.v…Đây là văn bản pháp lý của Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên tại phiên Tòa để giải quyết những vấn đề trong vụ án.

Quan điểm thứ nhất của TS. Phan Hữu Thư và ThS. Nguyễn Công Bình cho rằng: “thi hành án là một giai đoạn của tố tụng” [56]. Nhóm đồng quan điểm này cho rằng: “Có xét xử thì phải có thi hành án, thi hành án dựa trên cơ sở của công tác xét xử. Xét xử và thi hành án là hai mặt thống nhất của quá trình bảo vệ lợi ích của đương sự”[56]. Quan điểm này thừa nhận không phải mọi hoạt động trong quá trình thi hành án và quyết định của tòa án đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật tố tụng, nhưng lại cho rằng thi hành án thực chất là hoạt động tố tụng của tòa án, của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm bảo đảm cho bản án và quyết định của tòa án được thi hành một cách chính xác, kịp thời.

Quan điểm thứ hai của PGS.TS Vò Khánh Vinh và TS. Đinh Trung Tụng cho rằng: “thi hành án là một giai đoạn mang tính hành chính - tư pháp” và không thể đồng nhất hoạt động thi hành án với hoạt động tố tụng. [57]

Xuất phát từ các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn công tác thi hành án ở nước ta, nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm cho rằng thi hành án là hoạt động đặc thù, vừa có tính chất của hoạt động hành chính, vừa có tính chất của hoạt động tư pháp. Về vấn đề này tác giả cho rằng thi hành án là một giai đoạn mang tính hành chính- tư pháp; Điều này thể hiện trên một số cơ sở sau:

+ Tố tụng là quá trình tiến hành giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật; quá trình này trải qua nhiều giai đoạn nhưng các giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau trong thể thống nhất và xét xử là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng cho nên bản án, quyết định của tòa án là kết quả cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của quá trình tố tụng. Do vậy, thi hành án không thể là giai đoạn của tố tụng, bởi vì thi hành án có mục đích khác với mục đích của tố tụng. Điều này thể hiện ở


chỗ, muc đích của tố tụng là xác định các chứng cứ để khôi phục lại trạng thái ban đầu của sự việc. Nói cách khác, tố tụng là quá trình đi tìm sự thật của các vụ việc đã diễn ra để trên cơ sở đó đưa ra cách giải quyết vụ việc theo đúng các quy định của pháp luật. Với mục đích đó, toàn bộ quá trình tố tụng diễn ra theo quy trình hết sức chặt chẽ và phải bảo đảm các nguyên tắc như bình đẳng, công khai, dân chủ, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng… và khi có phán quyết của tòa án thì quá trình tố tụng kết thúc. Trong khi đó, thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy có thể nói cơ sở của hoạt động thi hành án là các bản án, quyết định dân sự của tòa án, các cơ quan tham gia vào quá trình thi hành án chủ yếu là cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng), cũng có thể mô tả một cách hình ảnh rằng, tố tụng là quá trình đi tìm chân lý để áp dụng công lý (pháp luật); còn thi hành án là quá trình thực thi chân lý bằng công lý. Ở đây chân lý đã rò, có tội hay vô tội, đúng hay sai đã được phân xử rò ràng, thi hành án chỉ nhằm thực hiện các bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Quá trình này có thể do các chủ thể bị thi hành án tự giác thi hành hoặc do các cơ quan có thẩm quyền (không chỉ là tòa án) buộc các chủ thể đó phải thi hành.

+ Bản chất của thi hành án là dạng hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành phán quyết của cơ quan xét xử với các cách thức và biện pháp khác nhau nhằm buộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, nó còn thể hiện rò tính chất hành chính, vì thế nó phải thuộc chức năng của quyền hành pháp. Là dạng hoạt động chấp hành vì thi hành án chỉ được tiến hành trên cơ sở các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và trong khuôn khổ luật định; toàn bộ quá trình thi hành án với những hoạt động, biện pháp, cách thức khác nhau đều nhằm thực hiện những nội dung đã được tuyên xử trong các bản án, quyết định của Tòa án. Là dạng hoạt động quản lý vì thi hành án là sự tác động tới đối tượng phải thi hành án để họ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành nghĩa vụ đã được xác định trong các bản án, quyết định của tòa án. Ngoài ra cũng cần giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích của cá nhân, tôn trọng kỷ luật nhà nước và để

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí