Tổng Quan Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Có Liên Quan


máy chế biến đầu vỏ tôm. Ngoài ra còn có 876 cơ sở sản xuất con giống và 223 cơ sở kinh doanh con giống. ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có trên 200 cơ sở dịch vụ kinh doanh thức ăn, thuốc thú ý thủy sản với hơn 1.000 cơ sở thu mua tôm gắng kết với giữa nhà máy chế biên với vùng nuôi. Với số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh con giống nói trên, hàng năm, từ các cơ sở này đã cung cấp ra thị trường khảng 8-9 tỷ con giống tôm su, đáp ứng khoảng 40% lượng tôm giống thả nuôi trong tỉnh. Số còn lại được nhập từ các tỉnh khác về vào khoảng từ 10 đến 11 tỷ con tôm sú và khoảng 3 tỷ con giống thẻ chân trắng. Tỉnh Cà Mau cũng đã đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, khắc phục hệ thống thủy lợi cũ để phù hợp khi chuyển dịch sang nuôi trồng thủy sản. Để phục vụ cho việc nuôi rồng thủy sản thuận lợi, Cà Mau đã đầu tư hệ thống điện lưới điện trung thế hầu hết các xóm, ấp đều có điện sinh hoạt và sản xuất với hơn 96% tổng số hộ trong tỉnh, lưới điện đã đưa đến 82/82 xã, đạt 100% số xã có điện. Cùng với việc đầu tư, nâng cấp các cơ sở vật chất phục vụ cho việc phá triển thủy sản, thời gian qua, công tác khuyến ngư cũng được các ngành chức năng của tỉnh Cà Mau quan tâm, theo đó, hệ thống khuyến ngư cơ sở đã được hình thành đến tất cả các xã, thị trấn với một lực lượng cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm. Công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân luôn được tăng cường, thực hiện từ nhiều nguồn chương trình, dự án khác nhau. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, trong năm 2015 này, tỉnh Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo toàn diện trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, chính quyền và các đoàn thể cấp xã phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trên cơ sở hướng dẫn của ngành chức năng. Phát triển theo quy hoạch, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, tổ chức sản xuất liên kết chuổi, phát huy vai trò cũng như trách nhiệm của các bên có liên quan, hỗ trợ nhau trong sản xuất… nhằm giảm chi phí, nâng cao đời sống người dân, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch nuôi trồng thủy sản và xuất khẩu thủy sản năm 2015.


2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

2.3.1. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan Các nghiên cứu nước ngoài

(1) Nghiên cứu “Phân tích về các rào cản cản trở doanh nghiệp nhỏ phát triển xuất khẩu” của Leonidas C. Leonidou, (2004)

Xu hướng toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích từ xuất khẩu, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại trong xuất khẩu. Tác giả Leonidou phân tích 39 rào cản xuất khẩu trên cơ sở tổng quan của 32 nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này. Tác giả đã phân ra 2 loại rào cản: rào cản bên trong (bao gồm thông tin, chức năng và marketing) và rào cản bên ngoài (bao gồm thủ tục hành chính, chính phủ và môi trường). Tác động của rào cản xuất khẩu tùy thuộc vào cách quản lý, tổ chức và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các rào cản có tác động mạnh mẽ đến hành vi xuất khẩu như thiếu thông tin, khả năng cạnh tranh về giá, thói quen và tập quán của khách hàng nước ngoài, rào cản kinh tế và rào cản chính trị. Một số kết luận của các nhà nghiên cứu khác cho rằng hoạch định chính sách công, đào tạo kinh doanh và nghiên cứu xuất khẩu là những yếu tố rất quan trọng đến việc quản lý của các doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp nên chủ động hạn chế những rào cản này theo các bước sau: (1) Dự đoán chính xác, xác định và tìm hiểu rõ mọi vấn đề có thể cản trở nỗ lực xuất khẩu của doanh nghiệp bằng cách sử dụng dữ liệu nội bộ, khôn khéo trong kinh doanh và nghiên cứu thị trường; (2) Ưu tiên những vấn đề tác động theo các mục tiêu đạt được trong xuất khẩu dựa trên các thông số như sự kiên trì, khó khăn và tầm quan trọng; (3) Đánh giá nguyên nhân của mỗi vấn đề, thiết lập các mức độ mà nó có thể giải quyết được và sử dụng các phương tiện cần thiết để thực hiện; (4) Thực hiện các biện pháp khắc phục để thích ứng với vấn đề, sử dụng cả hai yếu tố bên trong và bên ngoài; (5) Giám sát tiến độ của quá trình giải quyết vấn đề bằng cách thiết lập cơ chế phản hồi đặc biệt.


(2) Nghiên cứu “Quy định về chất lượng và hoạt động xuất khẩu” của Tomasz Iwanow và Colin Kirkpatrick, (2007)

Mục tiêu nghiên cứu của tác giả Tomasz Iwanow và Colin Kirkpatrick là để cải thiện các điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại. Nghiên cứu ứng dụng mô hình lực hấp dẫn nhằm gia tăng thuận lợi trong thương mại, đánh giá tác động của các chỉ số quy định về chất lượng và những hạn chế thương mại khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thương mại thuận lợi 10% thì hoạt động xuất khẩu sẽ gia tăng khoảng 5%. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra sự cải thiện môi trường pháp lý với tỷ lệ tương ứng (10%) thì xuất khẩu gia tăng từ 9-11%, còn chất lượng cơ sở hạ tầng sẽ mang lại xuất khẩu tăng trưởng 8%. Như vậy việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại có thể cải thiện hoạt động xuất khẩu, nhưng việc cải tiến chất lượng môi trường pháp lý, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc lại còn quan trọng hơn trong xuấtkhẩu. Qua phân tích trên tác giả đã đưa ra các kết luận như sau:

Các luận cứ lý thuyết ủng hộ tự do hóa thương mại có vai trò như một động cơ tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tác động của tự do hóa thương mại trong hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia đều khác nhau. Như vậy, yếu tố quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định phản ứng của nền kinh tế thông qua những thay đổi về chính sách ưu đãi và cơ hội kinhdoanh.

Nghị quyết Doha là khuôn khổ cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương đã nhận được nhiều sự chú ý trong những năm gần đây. Nhiều nhà quan sát nhận thấy những cải tiến các thủ tục hành chính hải quan tại các cửa khẩu làm gia tăng khối lượng thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Tác giả kết luận rằng chỉ cải cách thương mại để tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu thì hoạt động xuất khẩu không thể phát triển nhanh và bền vững ở các nước đang phát triển. Điều này phải có một chương trình tích hợp bao gồm nâng cao chất lượng các cơ sở hạ tầng, thể chế và bổ sung những cải tiến cần thiết trong thương mại, nhằm nâng cao năng lực kinh doanh để đáp ứng các quy định của các thị trường xuất khẩu.


Các nghiên cứu trong nước

(1) Trương Hoàng Kiệt (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Kiên Giang, luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Nha Trang.

Phân phối (H4)

Dịch vụ hậu cần (H5)

(+)

Đặc trưng doanh nghiệp:

- Quy mô lao động của doanh nghiệp (H6a)

- Số năm doanh nghiệp hoạt động (H6b)

Mô hình nghiên cứu của tác giả là:


Sản phẩm (H1)

Giá (H2)

Xúc tiến (H3)


( - )


( - )


( - )


Kết quả xuất khẩu


( - )


( - )

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau - 4


Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Trương Hoàng Kiệt (2012))

Trong đó, biến phụ thuộc Kết quả xuất khẩu được đo lường bằng khả năng sinh lợi từ doanh thu xuất khẩu. Tác giả khảo sát 80 đại diện doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nội dung của các biến độc lập là rào cản maketing. Mô hình hồi qui thực nghiệm cuối cùng với 5 nhân tố là: Rào cản về xúc tiến/chiêu thị, Rào cản về giá, Rào cản về sản phẩm, Rào cản về phân phối, Rào cản về dịch vụ hậu cần.

(2) Hồ Xuân Hướng & Nguyễn Thị Kim Anh (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến gỗ tại Bình Định, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 215, tháng 5/2015, tr.116-127.


Tác giả khảo sát 228 nhà lãnh đạo và cán bộ quản lý các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn Bình Định. Kết quả ước lượng cho thấy nhân tố có tác động rõ nét đến kết quả xuất khẩu là:

- Đặc điểm và năng lực công ty,

- Chính sách kinh tế vĩ mô trong nước,

- Chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh,

- Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp,

- Đặc điểm thị trường trong và ngoài nước .

(3) Trần Hữu Ái (2015), Các rào cản thương mại khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường quốc tế, Tạp chí khoa học- Đại học Mở TP.HCM, số 3/2015, tr. 135 – 145.

Bài nghiên cứu nhằm đo lường hiệu ứng kết hợp của năm rào cản thương mại (sản phẩm, giá cả, phân phối, hậu cần và xúc tiến thương mại vào hoạt động xuất khẩu của các công ty thủy sản Việt Nam và mối liên hệ giữa các yếu tố này:

Rào cản sản phẩm

Rào cản giá

Hiệu suất xuất khẩu

Rào cản phân phối

Rào cản xúc tiến

Dịch vụ hậu cần

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Dẫn theo Trần Hữu Ái, 2015)

Mẫu khảo sát gồm 152 nhà quản lý kinh doanh từ các công ty thủy sản ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng trọng điểm phía nam của Việt Nam.

Các kết quả cho thấy, ngoại trừ các rào cản khuyến mãi, những rào cản của sản phẩm, giá cả, phân phối, hậu cần có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.


(4) Nguyễn Quốc Định (2000), Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010, luậnvăn thạc sĩ kinh tế .

Kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề ra qui hoạch phát triển ngành chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010 gồm các nội dung qui hoạch sau:

- Qui hoạch về thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Qui hoạch về nguồn nguyên liệu khai thác, đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng

- Qui hoạch về các sản phẩm chế biến như hàng đông lạnh, các loại thực phẩmcông nghiệp ăn liền, chế biến nước mắm, thủy sản khô, chế biến bột cá, thức ăn gia súc.

- Qui hoạch về nguồn lao động và các dịch vụ hậu cần phục vụ cho chế biếnthủy sản.

Để giải quyết các vấn đề qui hoạch đã đặt ra, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu .

2.3.2. Đánh giá tài liệu lược khảo.

Thứ nhất, Bài nghiên cứu của Trương Hoàng Kiệt (2012) và Trần Hữu Ái (2015) đều hướng đến các nhân tố là rào cản thương mại trong xuất khẩu thủy sản.

Thứ hai, 5 nhân tố đều có ý nghĩa thống kê trong bài nghiên cứu của Trương Hoàng Kiệt (2012) và Trần Hữu Ái (2015) là: rào cản của sản phẩm, giá cả, phân phối, hậu cần, xúc tiến có tác động tiêu cực đến kết quả xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp.

Thứ ba, biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu của Trương Hoàng Kiệt (2012) và Trần Hữu Ái (2015) có khác nhau: Bài nghiên cứu của Trương Hoàng Kiệt (2012) có biến phụ thuộc là Khả năng sinh lợi từ doanh thu xuất khẩu từ dữ liệu thứ cấp của 36 doanh nghiệp và biến độc lập có thang đo likert 7 mức độ. Trong khi, biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu của Trầ Hữu Ái (2015) là hiệu suất xuất khẩu, cũng được diễn đạt bằng thang đo likert 5 mức độ.

Thứ tư, bài nghiên cứu của Nguyễn Quốc Định (2000), là bài nghiên cứu định tính, đã củng cố cơ sở thực tiễn cho các nhân tố của mô hình như sau: các giải pháp


của tác giả cũng xoay quanh các nội dung của các nhân tố: về tiêu thụ xuất khẩu (xúc tiến), về phát triển sản phẩm, về lao động và dịch vụ hậu cần.

Thứ năm, các tóm tắt trên là cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả luận văn.

2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Bài nghiên cứu gốc làm cơ sở cho mô hình nghiên cứu đề xuất là “Các rào cản thương mại khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường quốc tế “Tạp chí khoa học- Đại học Mở TP.HCM, số 3/2015, tr. 135 – 145 của Trần Hữu Ái với 5 biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê”. Từ đó, mô hình đề xuất ban đầu của tác giả giữ nguyên mô hình này và bổ sung thêm biến độc lập là Chiến lược marketing xuất khẩu từ bài nghiên cứu Hồ Xuân Hướng & Nguyễn Thị Kim Anh (2015).

Bước kế tiếp, tác giả tiến hành mời thảo luận nhóm 03 chuyên gia gồm để góp ý các nhân tố tác động. Kết quả cuối cùng, mô hình nghiên cứu chính thức gồm 5 biến độc lập như bài nghiên cứu của Trần Hữu Ái (2015)(chi tiết: Phụ lục 2)

Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức sau tham khảo ý kiến chuyên gia như

sau:


Rào cản về phát triển Sản phẩm

Rào cản về Giá

Rào cản về Xúc tiến

Kết quả xuất khẩu thủy sản của các

DN tỉnh Cà Mau

Rào cản về Phân phối

Rào cản về dịch vụ Hậu cần

Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả đề xuất)


Giả thuyết nghiên cứu:

H1: Rào cản về phát triển sản phẩm có quan hệ ngược chiều với kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau.

H2: Rào cản về giá cả có quan hệ ngược chiều với kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau.

H3: Rào cản về xúc tiến có quan hệ ngược chiều với kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau.

H4: Rào cản về phân phối có quan hệ ngược chiều với kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau.

H5: Rào cản về dịch vụ hậu cần có quan hệ ngược chiều với kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau.

2.4.2. Giải thích biến độc lập trong mô hình Rào cản về phát triển sản phẩm

Rào cản về sản phẩm xảy ra khi doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm mới cho những thị trường nước ngoài, điều chỉnh thiết kế và kiểu dáng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thị trường lớn, đáp ứng yêu cầu bao gói và dán nhãn cho các sản phẩm xuất khẩu và việc cung cấp dịch vụ hậu mãi sau bán hàng (Leonidou, 2004).

Rào cản về giá

Rào cản về giá liên quan đến việc đưa ra các mức giá thỏa đáng tới khách hàng, khó khăn trong việc thích nghi với mức giá chào bán của các đối thủ cạnh tranh, thiếu chiến lược giá cạnh tranh trên thị trường quốc tế và hạn chế cấp tín dụng cho khách hàng nước ngoài (Leonidou, 2004).

Rào cản về xúc tiến

Rào cản về xúc tiến liên quan tới những điều chỉnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, các chương trình xúc tiến ở nước ngoài, nguồn lực tài chính để thực hiện các chương trình quảng bá ở thị trường nước ngoài và tham gia các hội trợ triễn lãm ở nước ngoài (Leonidou, 2004).

Rào cản về phân phối

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 29/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí