(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)
4.1.7.2. Kiểm định F trong ANOVA
Kiểm định F trong ANOVA nhằm mục đích kiểm tra xem kết quả của mô hình có thể suy rộng ra và áp dụng được cho tổng thể hay không. Theo kết quả ở bảng 4.34 ta thấy, giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nên mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tổng thể và mẫu NC có thể đại diện cho tổng thể.
Bảng 4.34. Bảng phân tích ANOVA
Model | Sum of Squares | Df | Mean Square | F | Sig. | |
1 | Regression | 21,161 | 5 | 4,232 | 76,476 | ,000b |
Residual | 11,234 | 203 | ,055 | |||
Total | 32,396 | 208 | ||||
a. Dependent Variable: HH | ||||||
b. Predictors: (Constant), GS, MT, RR, TT, KS |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Tần Số Thang Đo Tính Hh Của Hđkd Tại Các Nhtm
- Kết Quả Phân Tích Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Thang Đo Tính Hh Của Hđkd Tại Các Nhtm
- Kiểm Định Kmo Và Bartlett Cho Thang Đo Tính Hh Của Hđkd Tại Các Nhtm
- Bubilek, O. (2017). Importance Of Internal Audit And Internal Control In An Organization-Case Study
- Các nhân tố kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại tại tỉnh Vĩnh Long - 13
- Các nhân tố kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại tại tỉnh Vĩnh Long - 14
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)
4.1.7.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng thành phần trong HTKSNB đến tính HH của HĐKD tại các NHTM thể hiện thông qua trọng số hồi quy của các biến độc lập là MT, RR, TT, KS và GS. Cụ thể các trọng số hồi quy (Beta) của từng biến được thể hiện trong bảng 4.35. Giá trị Beta của các biến này đều dương có nghĩa là các biến này có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc là tính HH của HĐKD tại các NHTM, với Sig. < 0,05 nên các biến này đều có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.35. Bảng trọng số hồi quy của các biến độc lập
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | t | Sig. | Collinearity Statistics | ||||
B | Std. Error | Beta | Tolerance | VIF | ||||
1 | (Constant) | -,219 | ,250 | -,879 | ,381 |
KS | ,323 | ,036 | ,386 | 9,056 | ,000 | ,938 | 1,066 |
TT | ,088 | ,030 | ,123 | 2,895 | ,004 | ,953 | 1,050 |
MT | ,386 | ,026 | ,607 | 14,673 | ,000 | ,998 | 1,002 |
RR | ,212 | ,030 | ,301 | 7,163 | ,000 | ,970 | 1,031 |
GS | ,052 | ,026 | ,087 | 2,020 | ,045 | ,930 | 1,076 |
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)
Từ bảng 4.35 ta có phương trình hồi quy tuyến tính bội của các nhân tố thuộc HTKSNB ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long được viết theo hệ số Beta đã chuẩn hóa như sau:
HH = 0,607MT + 0,301RR + 0,123TT + 0,386KS + 0,087GS
Như vậy, các nhân tố thuộc HTKSNB có ảnh hưởng cùng chiều đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố được sắp xếp từ cao đến thấp như sau: MTKS, HĐKS, ĐGRR, TT & TT và GS.
Kết quả kiểm định giả thuyết NC trình bày trong chương 3 như sau:
Bảng 4.36. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết
Kết quả kiểm định | ||
H1 | MTKS có ảnh hưởng tích cực đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long. | Chấp nhận |
H2 | ĐGRR có ảnh hưởng tích cực đến tính HH của của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long. | Chấp nhận |
H3 | TT & TT có ảnh hưởng tích cực đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long. | Chấp nhận |
H4 | HĐKS có ảnh hưởng tích cực đến tính HH của của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long. | Chấp nhận |
H5 | GS có ảnh hưởng tích cực đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long. | Chấp nhận |
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Khi thực hiện NC tác giả đã đặt ra 2 câu hỏi là: (1) Các nhân tố nào thuộc KSNB ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long? và
(2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long như thế nào?
Để giải quyết được 2 câu hỏi trên, tác giả đã tiến hành tổng kết các các NC trước có liên quan và cơ sở lý thuyết cho NC, xây dựng các giả thuyết NC và mô hình NC, tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích đã được thể hiện trong mục 4.1, tác giả xin trình bày ngắn gọn lại như sau:
- Đối với câu hỏi thứ nhất: Sau khi tiến hành phân tích ta thấy có 5 nhân tố thuộc KSNB đều ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long, 5 nhân tố đó là MTKS, ĐGRR, TT & TT, HĐKS và GS.
- Đối với câu hỏi thứ 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long là khác nhau, tuy nhiên đều có sự ảnh hưởng tích cực đến tính HH của HĐKD tại các NHTM, cụ thể:
Nhân tố MTKS (MT) có hệ số 0,607, cho thấy nhân tố này có quan hệ cùng chiều với tính HH của HĐKD tại các NHTM và nhân tố này có mức tác động lớn nhất trong mô hình NC chiếm tỷ trọng 40,4%. Trong điều kiện giả định các nhân tố khác không đổi, khi nhân tố MTKS tăng thêm 1 điểm thì tính HH của HĐKD tại NHTM sẽ tăng thêm 0,607 điểm. Với giá trị trung bình của các biến QS được đánh giá ở mức rất cao từ 4,01 trở lên, điều này cho thấy MTKS trong các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long trung thực và lành mạnh về các phương diện như: sự trung thực và giá trị đạo đức, đảm bảo về năng lực, cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm, chính sách nhân sự,… Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) và Võ Thị Hồng Vi (2017), tuy nhiên về mức độ tác động của MTKS tới sự hữu hiệu của hoạt động kinh doanh thì chỉ giống với nghiên cứu của Võ Thị Hồng Vi (2017) với mức độ tác động lớn nhất còn khác với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) với mức độ tác động thấp nhất. Từ những phân tích trên thì nhân tố MTKS là nền tảng để HTKSNB trong các NHTM đạt được tính HH của HĐKD và hệ số
của nhân tố này cũng thể hiện MTKS trong các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long ít chịu sự chi phối của nhân tố khác.
Nhân tố ĐGRR (RR) có hệ số 0,301, cho thấy nhân tố này có quan hệ cùng chiều với tính HH của HĐKD tại các NHTM. Đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng đứng thứ 3 trong số 5 nhân tố được đo lường, chiếm 20%. Trong điều kiện giả định các nhân tố khác không đổi, khi nhân tố ĐGRR tăng thêm 1 điểm thì tính HH của HĐKD tại NHTM sẽ tăng thêm 0,301 điểm. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) và Võ Thị Hồng Vi (2017). Các NHTM là loại hình kinh doanh tiền tệ nên gặp rất nhiều rủi ro vì vậy việc chú trọng đến việc xây dựng cơ chế nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro và ĐGRR cho các hoạt động của NH nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể là rất cần thiết và góp phần hoàn hiện HTKSNB để đạt được tính HH của HĐKD.
Nhân tố TT & TT (TT) có hệ số 0,123, cho thấy nhân tố này có quan hệ cùng chiều với tính HH của HĐKD tại các NHTM. Trong điều kiện giả định các nhân tố khác không đổi, khi nhân tố TT & TT tăng thêm 1 điểm thì tính HH của HĐKD tại NHTM sẽ tăng thêm 0,123 điểm. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến tính HH của HĐKD tại các NHTM đứng thứ 3 trong số 5 nhân tố được đo lường. Với giá trị trung bình của các biến QS trong nhân tố này đều từ 4,28 trở lên cho thấy mức độ đồng ý về các nhận định rất cao. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) và Võ Thị Hồng Vi (2017) và mức độ tác động của TT&TT đến tính hữu hiệu của HĐKD là đứng thứ 3 giống với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016). Từ kết quả đó, chứng minh rằng TT & TT trong NHTM ở tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ tốt cho công tác điều hành, kiểm soát, cách thức truyền và tiếp nhận thông tin có HQ và đáp ứng yêu cầu quản lý sẽ làm gia tăng tính HH của HĐKD tại các NHTM.
Nhân tố HĐKS (KS) có hệ số 0,386, cho thấy nhân tố này có quan hệ cùng chiều với tính HH của HĐKD tại các NHTM. Trong điều kiện giả định các nhân tố khác không đổi, khi nhân tố HĐKS tăng thêm 1 điểm thì tính HH của HĐKD tại NHTM sẽ tăng thêm 0,123 điểm. Nhân tố này chiếm tỷ trọng 25,7, đứng ở vị trí thứ
2 trong số 5 nhân tố được đo lường. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) và Võ Thị Hồng Vi (2017). Từ đó, cho thấy các HĐKS được thực hiện thường xuyên, liên tục và có HQ của Ban lãnh đạo NH trong việc kiểm soát các hoạt động sẽ làm gia tăng tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long.
Nhân tố GS (GS) có hệ số 0,087 cho thấy nhân tố này có quan hệ cùng chiều với tính HH của HĐKD tại các NHTM. Trong điều kiện giả định các nhân tố khác không đổi, khi nhân tố hoạt động GS tăng thêm 1 điểm thì tính HH của HĐKD tại NHTM sẽ tăng thêm 0,087 điểm. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này là thấp nhất trong mô hình NC. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) và Võ Thị Hồng Vi (2017) và mức độ tác động của GS đến tính hữu hiệu của HĐKD là đứng thứ 5 giống với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016). Từ đó, ta thấy các hoạt động GS trong NHTM tại tỉnh Vĩnh Long chưa thực hiện tốt, việc quan tâm đến những hoạt động để GS các hoạt động trong NH của mình và thực hiện các hoạt động GS thường xuyên, cũng như lựa chọn đối tượng thích hợp đề thực hiện công tác đánh giá nhằm tìm ra những hạn chế, yếu kém của KSNB sẽ có tác động quan trọng đến việc nâng cao tính HH của HĐKD tại các NHTM.
Bảng 4.37. Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long
Biến độc lập | Giá trị | Tỷ trọng | Thứ tự ảnh hưởng | |
1 | MT | 0,607 | 40,4% | 1 |
2 | RR | 0,301 | 20,0% | 3 |
3 | TT | 0,123 | 8,2% | 4 |
4 | KS | 0,386 | 25,7% | 2 |
5 | GS | 0,087 | 5,7% | 5 |
Tổng | 1,504 | 100,0% |
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương này, tác giả đã trình bày kết quả của NC bao gồm việc điều chỉnh thang đo, thống kê mô tả mẫu, phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích mô hình hồi quy bội. Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy (phân tích Cronbach’s Alpha) và kiểm định giá trị thang đo (phân tích nhân tố khám phá EFA) thì các thang đo đều đạt được độ tin cậy và phù hợp với mô hình NC. Đối với phân tích mô hình hồi quy sau khi kiểm tra các giả định ảnh hưởng đến sự phù hợp thì cho kết quả là cả 5 nhân tố của HTKSNB là MTKS, ĐGRR, TT & TT, HĐKS và GS đều có ảnh hưởng tích cực đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long.
Chương 5. KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Kết quả NC đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long và được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp như sau:
- Nhân tố MTKS: Tính trung thực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự trong các NHTM.
- Nhân tố HĐKS: Soát xét của những nhà quản lý cấp cao đối với các hoạt động của NH; soát xét của những nhà quản lý cấp trung đối với các hoạt động của NH; kiểm soát quá trình xử lý thông tin và kiểm soát vật chất trong NHTM.
- Nhân tố ĐGRR: Xác định mục tiêu cho từng hoạt động của NH; nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro, ĐGRR và quản trị rủi ro trong các NHTM.
- Nhân tố TT & TT: Thông tin được cung cấp chính xác, kịp thời và thích hợp; công tác truyền thông bên trong nội bộ và công tác truyền thông bên ngoài.
- Nhân tố GS: GS thường xuyên các hoạt động bên trong NHTM; GS định kỳ các đối tượng bên trong NHTM; đánh giá HTKSNB của các kiểm toán viên độc lập.
5.2. Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long
5.2.1. Đối với MTKS
MTKS là nhân tố tác động mạnh nhất đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long. Vì vậy, chúng ta cần phải tập trung các giải pháp nhằm cải thiện MTKS ở mức tốt nhất có thể, cụ thể như sau:
- Tạo ra một MTKS coi trọng vai trò của đạo đức kinh doanh trong nội bộ
NH.
- Ban hành bộ chuẩn mực đạo đức, nội quy lao động, văn hóa NH, quy tắc
ứng xử của nhân viên trong NH cũng như ngoài NH. Đồng thời, Ban lãnh đạo NH cần có những biện pháp khuyến khích nhân viên tuân thủ các quy định trong NH
như khen thưởng, biểu dương các cá nhân thực hiện tốt trong các buổi sơ kết, tổng kết hoạt động của NH.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức của các NHTM sao cho các bộ phận hoạt động một cách HQ và đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của đơn vị.
- Xây dựng quy trình tuyển dụng phù hợp với từng bộ phận để đảm bảo tuyển dụng những nhân viên có trình độ chuyên môn và năng lực tốt phù hợp với vị trí cần tuyển. Bên cạnh đó, NH nên thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ giúp nhân viên bắt kịp những thay đổi về quy trình thực hiện công việc.
- NH nên trả lương dựa vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi nhân viên, điều này sẽ tạo động lực giúp nhân viên cố gắng tối đa phát huy năng lực bản thân nhằm hoàn thành tốt mục tiêu được giao. Ngoài ra, NH nên có những chính sách khen thưởng và đãi ngộ hợp lý để động viên các nhân viên hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và khuyến khích tinh thần làm việc của nhận viên.
- Xác định chức năng của từng bộ phận, từng cá nhân trong NH phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, từng cá nhân nhằm hạn chế sự chồng chéo trong quá trình thực hiện công việc và sự đùn đẩy trách nhiệm.
5.2.2. Đối với HĐKS
Để tăng tính HH của HĐKD tại các NHTM cần phải tăng cường HQ của các HĐKS trong đơn vị. cụ thể như sau:
- NH nên thay đổi tiêu thức đánh giá về kết quả của các hoạt động KSNB từ việc đánh giá các chỉ tiêu mang tính chất định tính như số lượng biên bản; số lượng sai phạm đã phát hiện, số lượng ý kiến đề xuất,... sang các tiêu chí mang tính chất định lượng. Vì vậy, Ban lãnh đạo NH cần xây dựng các tiêu thức đánh giá kết quả của hoạt động KSNB theo hướng xây dựng bảng tiêu chí chấm điểm về mức độ thực hiện công việc của từng bộ phận, từng nhân viên.
- Các chính sách và hoạt động của NH cần phải cụ thể hóa bằng các thủ tục kiểm soát và ban hành cho tất cả các nhân viên để thực hiện, đảm bảo các thủ tục kiểm soát được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình.