Bubilek, O. (2017). Importance Of Internal Audit And Internal Control In An Organization-Case Study


- NH cần xây dựng các biện pháp kiểm soát các hoạt động của đơn vị như kiểm soát quá trình thực hiện các thủ tục kiểm soát, kiểm soát tình hình thực hiện các mục tiêu của đơn vị, kiểm soát quá trình xử lý thông tin và kiểm soát tình thực hiện công tác tài chính kế toán theo đúng quy định của pháp luật và NH, thông qua bộ phận KSNB của đơn vị.

5.2.3. Đối với ĐGRR

Theo Đào Minh Phúc (2012) thì “Kinh doanh NH là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, hết sức nhạy cảm với sự biến động của môi trường kinh tế và phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường kinh doanh và các rủi ro bất thường khác với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp hơn”. Vì vậy, muốn đạt được tính HH của HĐKD thì các NH cần có các biện pháp nâng cao hoạt động ĐGRR cụ thể như sau:

- Ban lãnh đạo NH xây dựng các mục tiêu hoạt động và kiểm soát rõ ràng. Bên cạnh đó, NH phải thường xuyên ĐGRR đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu đề ra để có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro.

- NH cần phải xây dựng cơ chế nhận diện rủi ro trong NH và phải thường xuyên điều chỉnh quy trình nghiệp vụ để nhận diện, đánh giá và ứng phó kịp thời với rủi ro mới phát sinh trong hoạt động của NH phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

5.2.4. Đối với TT & TT

- Đối với công tác TT & TT trong nội bộ NH: NH cần phải công khai, minh bạch thông tin trong nội bộ NH thông qua việc áp dụng và duy trì một số biện pháp sau:

+ Định kỳ, NH phải phổ biến cho nhân viên NH các văn bản về chính sách, các quy định, quy trình của NH cũng như các chỉ thị của cấp trên cho toàn thể nhân viên giúp họ nắm rõ thông tin và thực hiện đúng quy định. Cách phổ biến thông tin HQ nhất trong NHTM là thông báo tới tất cả các phòng, ban, chi nhánh và yêu cầu trưởng bộ phận họp phổ biến những nội dung quan trọng, những nội dung khác thì nhân viên đọc trong văn bản và phải ký xác nhận trên văn bản chứng minh đã đọc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

và hiểu rõ những quy định đó. Bên cạnh đó, NH cũng nên cung cấp các thông tin cho nhân viên về các hoạt động của NH thông qua phát hành các bản tin nội bộ hay qua website nội bộ của mình.

+ Bộ phận công nghệ thông tin của NH phải thường xuyên nâng cấp phần mềm ứng dụng, cập nhật đầy đủ các chương trình hệ thống, khắc phục nhanh chóng các lỗi và sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động, đẩy nhanh tốc độ xử lý dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu báo cáo, cung cấp thông tin nhanh và kịp thời.

Các nhân tố kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại tại tỉnh Vĩnh Long - 12

- Đối với công tác TT & TT bên ngoài NH: các NHTM cần chú trọng đến công tác truyền đạt thông tin và nhận thông tin phản hồi cho các đối tượng bên ngoài, cụ thể:

+ Việc phản hồi của các khách hàng cá nhân, tổ chức đến giao dịch tại NH; xây dựng thùng thư góp ý, đường dây nóng nhằm giúp hỗ trợ, xử lý vướng mắc cho khách hàng một cách nhanh nhất.

+ Tạo lập trang thông tin của NH để ghi nhận hình ảnh và toàn bộ thông tin cần thiết của NH, đặc biệt phải cập nhật liên tục các tin tức về NH như những giải thưởng, danh hiệu mà NH đã đạt được, những ưu đãi về các sản phẩm dịch vụ của NH mình, những chương trình khuyến mãi,…

+ Công khai báo cáo tài chính hoặc báo cáo tình hình hoạt động của NH trên báo, tạp chí, Website; đảm bảo các thông tin cung cấp là trung thực và đáng tin cậy nhằm tăng sự tin tưởng của bên ngoài, đặc biệt là sự tin tưởng của khách hàng.

+ Ban lãnh đạo và nhân viên NH phải thường xuyên lắng nghe và tiếp nhận những phản hồi của khách hàng và các đối tượng ở bên ngoài. Từ đó, NH sẽ xem xét để cải tiến phong cách phục vụ của nhân viên, thường xuyên cải tiến quy trình nghiệp vụ tại NH để đảm bảo vừa phục vụ tốt cho khách hàng vừa kiểm soát được các rủi ro, giúp hoàn thiện HTKSNB tại NH.

5.2.5. Đối với GS

Hoạt động GS cũng là một thành phần của KSNB nên nó cũng góp một phần quan trọng vào tính HH của HĐKD tại các NHTM giúp NH hoạt động tốt hơn. NH


cũng cần có những biện pháp giúp cho công việc GS hoạt động một cách HH và HQ hơn như sau:

- Ban lãnh đạo NH phải thường xuyên tăng cường và nâng cao công tác kiểm tra GS trên các lĩnh vực nghiệp vụ bên trong và bên ngoài NH để phát hiện những điểm chưa phù hợp của hệ thống và có biện pháp điều chỉnh kịp thời với tình hình thực tế tại đơn vị nhằm chủ động phát hiện, cảnh báo ngăn ngừa những sai phạm trong công tác quản lý tại NH.

- Các NHTM cần xây dựng quy trình GS thường xuyên kết hợp GS định kỳ ở tất cả các khâu của quy trình hoạt động của NH và được thực hiện bởi những kiểm toán viên nội bộ có kiến thức nền tảng trong các nghiệp vụ nhằm đưa ra các đánh giá độc lập và khách quan đối với HTKSNB. Bên cạnh đó, NH cần phải thuê kiểm toán độc lập là các công ty danh tiếng để đánh giá và góp phần hoàn thiện HTKSNB của các NHTM.

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Ngoài những kết quả đạt được như trên, các NC luôn tồn tại những hạn chế. Nghiên cứu này cũng không ngoại lệ, những hạn chế xuất phát từ sự giới hạn về thời gian, chi phí và nguồn lực.

Thứ nhất, NC bị hạn chế số lượng mẫu trên địa bàn NC và trong cùng một ngân hàng khảo sát nhiều mẫu cho nhiều đối tượng khác nhau không tránh khỏi mâu thuẫn, do đó các NC tiếp theo có thể mở rộng phạm vi NC để đánh giá tác động của các nhân tố đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại Việt Nam một cách bao quát hơn.

Thứ hai, NC này chỉ xác định mức độ ảnh hưởng của từng thành phần trong KSNB đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long mà chưa đi sâu vào phân tích chi tiết từng nội dung trong các thành phần đó tác động như thế nào đến tính HH của hoạt động của các NHTM. Vì vậy, đây có thể là một trong những hướng NC trong tương lai.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Trong chương 5 này, tác giả đã rút ra kết luận về kết quả của NC là có 5 nhân tố đã ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long với mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là MTKS, HĐKS, ĐGRR, TT & TT và GS. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, tác giả cũng trình bày những nội dung hạn chế của đề tài và hướng NC tiếp theo trong tương lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ môn Kiểm toán - ĐH Kinh tế TPHCM, (2014). Giáo trình kiểm toán. Tp HCM: nhà xuất bản kinh tế.

2. Bộ Tài Chính, (2012). Thông tư số 214/2012/TT–BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012, chuẩn mực kiểm toán số 315.

3. Đào Văn Phúc & Lê Văn Hinh, (2012). HTKSNB gắn với rủi ro tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí NH, số 24, trang 20-26.

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Tập 1. TP.HCM: nhà xuất bản Hồng Đức

5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Tập 2. TP.HCM: nhà xuất bản Hồng Đức

6. Hồ Tuấn Vũ, (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. NH Nhà nước Việt Nam, (2011). Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài.

8. Ngô Trí Tuệ và tập thể tác giả (2004). Xây dựng HTKSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam. Đề tài NCKH cấp bộ. Đại học kinh tế quốc dân.

9. Nguyễn Đình Thọ – Nguyễn Thị Mai Trang, (2008). Nghiên cứu khoa học trong Quản Trị Kinh Doanh. Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.

10. Nguyễn Đình Thọ, (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.Tp HCM: Nhà xuất bản lao động xã hội.

11. Nguyễn Thị Thủy & Nguyễn Tuấn, (2017). Đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 4/2017 (163), trang 44- 49.


12. Nguyễn Văn Dờn, (2014). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tp HCM: Nhà xuất bản Kinh tế TP HCM.

13. Nhóm tác giả, (2000). Từ điển tiếng Việt. NXB Văn hóa Thông tin

14. Phạm Thanh Thủy, (2016). Đánh giá HTKSNB của NHTM Việt Nam và một số khuyến nghị. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành. Học viện NH.

15. Quốc hội Việt Nam, (2015). Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.

16. Trần Thị Giang Tân, (2015). KSNB. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

17. Võ Thị Hồng Vi, (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Võ Thu Phụng, (2016). Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến HQHĐ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia (2017). Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017

Tài liệu tiếng nước ngoài

20. Angella Amudo, Eno L. Inanga, (2009). Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda, International Research Journal of Finance and Economics, 27:125-144.

21. Bubilek, O. (2017). Importance of Internal Audit and Internal Control in an organization-Case Study

22. C.T.Gamage and AAJ Fernando, (2014). Effectiveness of internal control system in state commercial banks in Sri Lanka, International Journal of Scientific Research and Innovative Technology, Vol. 1 No. 5: 25-44.

23. Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO), (1992). Internal control-integrated framework. New York, NY: AICPA.

24. COSO, (2013). The 2013 Internal Control–Integrated Framework.


25. COSO, (2013). The 2013 COSO Framework & SOX Compliance: One Approach to an Effective Transition

26. Dinapoli, T. P., (2007). Standards for Internal Control In New York State Government.

27. Ewa, E. U., & Udoayang, J. O., (2012). The Impact of Internal Control Design on Banks‟ Ability to Investigate Staff Fraud, and Life Style and Fraud Detection in Nigeria. International Journal of Research in Economics & Social Sciences, 2(2), 32-43.

28. Freeman, R,R, (1984). Strategic management: a stakeholder approach, Boston, Pitman.

29. Jensen, M. C. & Meckling, W. H., (1976). Theory of the firm Managerial behaviour, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3: 305-369.

30. Lannoye .M.A, (1999). Evaluation of internal Controls.

<www.michighan.gov/documents/gf_master1_26775_7.pdf>. [Retrieved in, set, 2009].

31. Michael C. Jensen & William H. Meckling, (1976). Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Struture.

32. Ndamenenu Koranteng, D. O. U. G. L. A. S. (2011). Internal control and its contributions to Organizational Efficiency and Effectiveness: A case study of Ecobank Ghana Limited (Doctoral dissertation)

33. Ramos, M., (2004). Evaluate the Control Environment:

Documentation Is Only a Start; Now its All about Asking Questions. Journal of Accounting, vol. 197, 2004.

34. Sorauf, F. J. (1957). The public interest reconsidered. The Journal of Politics, 19(4), 616-639.

35. Sultana R and Haque M. E., (2011). Evaluation of Internal Control Structure: Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh, ASA University Review, Vol. 5 No. 1.


36. Vaclovas, L., & Lukas, G., (2012). The concept of internal control system: theoretical aspect. Ekonomika, 91.

31. Vu, H. T. (2016). The Research of Factors Affecting the Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial Banks-empirical Evidence in Viet Nam. International Business Research, 9(7), 144.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2023