Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Cảm nhận rủi ro (RURO) và Ý định sử dụng thẻ ngân hàng là -0,258 (p = 0,000). Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy rằng Cảm nhận rủi ro là một trong các nhân tố tác động tiêu cực đến Ý định sử dụng thẻ ngân hàng. Khi Cảm nhận rủi rocàng tăng thì Ý định sử dụng thẻ ngân hàng càng giảm và ngược lại.
Giả Thuyết H8: Có mối quan hệ thuận chiều giữa ảnh hưởng xã hội (XAHO) với ý định sử dụng thẻ ngân hàng.
Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Ảnh hưởng xã hội và Ý định sử dụng thẻ ngân hàng là 0,093 (p = 0,020). Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy rằng Ảnh hưởng xã hội là một trong các nhân tố tác động dương đến Ý định sử dụng thẻ ngân hàng. Khi Ảnh hưởng xã hội càng tốt thì Ý định sử dụng thẻ ngân hàng càng lớn và ngược lại.
Giả thuyết H9: Có mối quan hệ thuận chiều giữa cảm nhận kiểm soát hành vi (KSHV) với ý định sử dụng thẻ ngân hàng.
Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa cảm nhận kiểm soát hành vi và Ý định sử dụng thẻ ngân hàng là 0,108 (p = 0,012). Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy rằng cảm nhận kiểm soát hành vi là một trong các nhân tố tác động dương đến Ý định sử dụng thẻ ngân hàng. Khi cảm nhận kiểm soát hành vi càng tốt thì Ý định sử dụng thẻ ngân hàng càng lớn và ngược lại.
Giả thuyết H10: Có mối quan hệ thuận chiều giữa chất lượng dịch vụ thẻ (CLDV) với ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng.
Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Chất lượng dịch vụ và Ý định sử dụng thẻ ngân hàng là 0,169 (p = 0,000). Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy rằng Chất lượng dịch vụ là một trong các nhân tố tác động dương đến Ý định sử dụng thẻ ngân hàng. Khi Chất lượng dịch vụ càng tốt thì Ý định sử dụng thẻ ngân hàng càng lớn và ngược lại.
Như vậy, mười giả thuyết được đề xuất trong mô hình nghiên cứu đều được ủng hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có chín nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng Việt Nam. Trong đó, có tám nhân tố có ảnh hưởng tích cực. Cụ thể, nhân tố khoa học công nghệ có mức ảnh hưởng mạnh nhất với hệ sốβ = 0,366(chuẩn hóa). Tiếp đến là các nhân tố với mức ảnh hưởng giảm dần lần là: Chất lượng dịch vụ (β = 0,169), cảm nhận dễ sử dụng (β = 0,121), cảm nhận hữu ích (β = 0,116), chính sách pháp luật (β = 0,114), kiểm soát hành vi (β = 0,108), ảnh hưởng xã
hội (β = 0,093), và thấp nhất là chính sách Marketing (β = 0,085). Nhân tố có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng là: Cảm nhận rủi ro, với ảnh hưởng là β = - 0,258. Tiếp đến, ý định sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng Việt Nam, với hệ số β = 0,441.
Bảng 3.15 sẽ tổng hợp mức độ ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) của các nhân tố đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng Việt Nam.
Bảng 3.15. Tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình
Mức tác động | Ý định sử dụng | Quyết định sử dụng | |
Cảm nhận hữu ích | Trực tiếp | 0,254 | |
Gián tiếp | 0,106 | ||
Cảm nhận dễ sử dụng | Trực tiếp | 0,132 | |
Gián tiếp | 0,055 | ||
Chính sách Marketing | Trực tiếp | 0,156 | |
Gián tiếp | 0,065 | ||
Yếu tố pháp luật | Trực tiếp | 0,141 | |
Gián tiếp | 0,059 | ||
Cảm nhận rủi ro | Trực tiếp | -0,275 | |
Gián tiếp | -0,114 | ||
Ảnh hưởng xã hội | Trực tiếp | 0,096 | |
Gián tiếp | 0,040 | ||
Kiểm soát hành vi | Trực tiếp | 0,189 | |
Gián tiếp | 0,079 | ||
Chất lượng dịch vụ | Trực tiếp | 0,180 | |
Gián tiếp | 0,075 | ||
Ý định sử dụng | Trực tiếp | 0,416 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Kết Quả Thủ Tục Efa Với Các Nhân Tố Độc Lập
- Kết Quả Phân Tích Cfa Mô Hình Đo Lường Tới Hạn
- Kết Quả Ước Lượng Của Mô Hình Nghiên Cứu (Chuẩn Hóa)
- Giải Pháp Góp Phần Mở Rộng Thanh Toán Thẻ Ngân Hàng Ở Việt Nam Hiện Nay
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng - Nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam - 19
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng - Nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.
Ghi chú: Mức tác động gián tiếp của biến độc lập lên biến phụ thuộc được tính bằng cách nhân trọng số hồi quy β của các biến trong cùng một quỹ đạo của mô hình.
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2017.
Như vậy, quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ý định sử dụng, và bị ảnh hưởng gián tiếp tích cực của các
nhân tố: nhân tố khoa học công nghệ, chất lượng dịch vụ, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích, chính sách pháp luật, kiểm soát hành vi, ảnh hưởng xã hội, chính sách Marketing và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhân tố cảm nhận rủi ro.
3.5.3. Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap
Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả trong nghiên cứu định lượng, việc xử lý lý dữ liệu sẽ được thực hiện trên hai mẫu khác nhau. Một mẫu để ước lượng các tham số của mô hình, còn một mẫu để đánh giá lại. Tuy nhiên phương thức này là tốn kém về thời gian, tài chính. Phương pháp Bootstrap được sử dụng để thay thế.
Phương pháp Bootstrap được sử dụng để đánh giá tính bền vững của mô hình lý thuyết. Đây là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế từ mẫu ban đầu (N=410), trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò tổng thể [147]. Trong Bootstrap, chương trình xử lý sẽ chọn ra những mẫu khác nhau theo phương pháp lặp lại, và có thể trùng với số quan sát ban đầu: 410.
Nghiên cứu này sử dụng số lượng mẫu lặp lại N=1000. Mẫu được tính trung bình kèm theo độ lệch được trình bày trong Bảng 3.16 (Chi tiết phụ lục 11).
Bảng 3.16. Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) bằng Bootstrap với N=1000
Estimate | SE | SE- SE | Trung bình | Độ chệch | SE- Bias | |||
YDSD | <--- | MARK | 0,085 | 0,042 | 0,001 | 0,089 | 0,003 | 0,001 |
YDSD | <--- | PALU | 0,114 | 0,056 | 0,001 | 0,111 | -0,003 | 0,002 |
YDSD | <--- | XAHO | 0,093 | 0,041 | 0,001 | 0,095 | 0,001 | 0,001 |
YDSD | <--- | CLDV | 0,169 | 0,057 | 0,001 | 0,172 | 0,003 | 0,002 |
YDSD | <--- | KSHV | 0,108 | 0,046 | 0,001 | 0,110 | 0,002 | 0,001 |
YDSD | <--- | HUIC | 0,116 | 0,051 | 0,001 | 0,115 | -0,001 | 0,002 |
YDSD | <--- | DESD | 0,121 | 0,049 | 0,001 | 0,118 | -0,003 | 0,002 |
YDSD | <--- | RURO | -0,258 | 0,044 | 0,001 | -0,259 | -0,001 | 0,001 |
YDSD | <--- | KHCN | 0,366 | 0,047 | 0,001 | 0,365 | -0,001 | 0,001 |
QDSD | <--- | YDSD | 0,441 | 0,056 | 0,001 | 0,445 | 0,004 | 0,002 |
Ghi chú: SE: sai lệch chuẩn; SE-SE: sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; SE-Bias: sai lệch chuẩn của độ chệch.
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2017.
Kết quả như trên Bảng 3.16. Cụ thể độ chệch phản ảnh chênh lệch giữa giá trị trung bình ban đầu và giá trị trung bình thực hiện qua kỹ thuật Boostrap. Trị số tuyệt đối của các độ chệch càng nhỏ, càng không có ý nghĩa thống kê càng tốt. Theo kết quả từ Bảng 3.15 thì độ chệch có giá trị khá nhỏ, từ -0,003 đến 0,004. Như thế có thể kết luận được mô hình ước lượng có thể chấp nhận được.
3.6. Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học của mô hình nghiên cứu
Để kiểm định các đặc điểm về nhân khẩu học có ảnh hưởng khác nhau đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng hay không, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). Mô hình ANOVA sử dụng phổ biến để so sánh trung bình các đám đông với dữ liệu nghiên cứu. Các biến trong phương pháp ANOVA gồm một biến phụ thuộc định lượng (và một hay nhiều biến độc lập định tính. Trong nghiên cứu này, biến định lượng là ý định sử dụng và quyết định sử dụng, biến định tính là các biến về đặc điểm nhân khẩu học.
Kết quả Cronbach alpha và EFA cho thấy các thang đo ý định sử dụng và quyết định sử dụng đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy. Vì vậy, tổng của các biến đo lường trong thang đo ý định sử dụng và thang đo quyết định sử dụng được dùng trong phân tích ANOVA. Cụ thể:
YDSD_Total = YDSD1 + YDSD2 + YDSD3 + YDSD4 QDSD_Total = QDSD1 + QDSD2 + QDSD3
Thủ tục kiểm định bao gồm: (i) Kiểm định Levene về phương sai đồng nhất không có ý nghĩa thống kê, và (ii) kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả phân tích ANOVA được thể hiện ở Bảng 3.17 (Chi tiết xin xem Phụ lục 12).
Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt về sự ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng. Tương tự, các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, trình độ học vấn cũng không tạo nên sự ảnh hưởng khác biệt đối với ý định sử dụng thẻ ngân hàng.
Tuy nhiên, nhân tố nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng của người tiêu dùng
có tạo ra sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ ngân hàng của họ. Cụ thể có sự khác biệt giữa: (1) Ý định sử dụng thẻ ngân hàng của nhóm những người là tiểu thương/kinh doanh (trung bình: 12,08) cao hơn ý định sử dụng thẻ ngân hàng của nhóm những người công nhân viên chức (trung bình: 10,67), và (2) Ý định sử dụng thẻ ngân hàng của nhóm những người có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng (trung bình: 12,05) thì cao hơn ý định sử dụng thẻ ngân hàng của nhóm những người có thu nhập từ 6 – 10 triệu đồng/tháng.
Như vậy, có thể thấy những người kinh doanh, doanh nhân cũng như những người có mức thu nhập cao (trên 10 triệu đồng/tháng) thì có xu hướng sử dụng thẻ ngân hàng cao hơn những đối tượng khác.
Bảng 3.17. Kết quả kiểm định sự khác biệta
Nhân tố phụ thuộc (Định tính) | Sig. | Kết luận | |
Levene | Anova | ||
Giới tính | 0,626 | 0,876 | Không có sự khác biệt |
Tuổi | 0,54 | 0,826 | Không có sự khác biệt |
Hôn nhân | 0,146 | 0,087 | Không có sự khác biệt |
Cư trú | 0,787 | 0,274 | Không có sự khác biệt |
Học vấn | 0,259 | 0,287 | Không có sự khác biệt |
Nghề nghiệp | 0,392 | 0,006 | Có sự khác biệt giữa hai nhóm: - Công nhân/ Viên chức - Tiểu thương/ Kinh doanh |
Thu nhập | 0,401 | 0,004 | Có sự khác biệt giữa hai nhóm: - Từ 6 – 10 triệu/tháng - Trên 10 triệu/tháng |
Nhân tố phụ thuộc (Định tính) | Sig. | Kết luận | |
Levene | Anova | ||
Giới tính | 0,215 | 0,058 | Không có sự khác biệt |
Tuổi | 0,674 | 0,293 | Không có sự khác biệt |
Hôn nhân | 0,484 | 0,657 | Không có sự khác biệt |
Cư trú | 0,091 | 0,923 | Không có sự khác biệt |
Học vấn | 0,194 | 0,155 | Không có sự khác biệt |
Nghề nghiệp | 0,061 | 0,046 | Không có sự khác biệt |
Thu nhập | 0,330 | 0,078 | Không có sự khác biệt |
Ghi chú: a : mức ý nghĩa 5%.
Tóm tắt chương 3
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2017.
Chương 3 đã trình bày các kết quả của nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy mô hình nghiên cứu bao gồm mười một nhân tố: (1) Cảm nhận hữu ích; (2) Cảm nhận dễ sử dụng; (3) Chính sách Marketing; (4) Yếu tố pháp luật; (5) Khoa học công nghệ; (6) Cảm nhận rủi ro; (7) Ảnh hưởng xã hội; (8) Cảm nhận kiểm soát hành vi; (9) Chất lượng dịch vụ; (10) Ý định; và (11) Ý định. Trong đó, chín nhân tố đầu có ảnh hưởng đến ý định sử dụng, và từ đó ý định sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử thẻ ngân hàng của người tiêu dùng Việt Nam. Các thang đo lường đều đạt được các giá trị thích hợp. Hơn nữa, mô hình nghiên cứu đề xuất đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường. Mười giả thuyết đều được ủng hộ với dữ liệu thu thập được. Hơn nữa, kết qủa nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt về mức thu nhập và nghề nghiệp của người tiêu dùng sẽ tạo nên sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ ngân hàng của họ.
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Sau khi tổng hợp các lý thuyết từ các mô hình lý thuyết đã có, tác giả đã đề xuất ra mô hình nghiên cứu phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Mô hình gồm 8 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết ý định, từ đó tác động đến quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng ở Việt Nam. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu, với 450 bảng câu hỏi được phát ra kết quả thu về là 410 bảng là phù hợp.Với dữ liệu thu được tiến hành đưa vào phần mềm SPSS, AMOS để sử lý và đưa ra kết quả như sau:
Mô hình nghiên cứu lý thuyết được đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng, bao gồm mười mộtnhân tố: (1) Cảm nhận hữu ích, (2) Cảm nhận dễ sử dụng, (3) Chính sách marketing, (4) Yếu tố pháp luật, (5) Cảm nhận rủi ro, (6) Yếu tố xã hội, (7) Khoa học công nghệ, (8) Yếu tố kiểm soát hành vi, (9) Yếu tố chất lượng dịch vụ, (10) Ý định sử dụng, và (11) Quyết định sử dụng. Tất cả các thang đo của các khái niệm đều đạt độ tin cậy và có giá trị phù hợp.
Nghiên cứu đã xác đinh được các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng thẻ ngân hàng. Trong đó, các nhân tố có sự tác động tích cực theo mức độ giảm dần là: (1) Khoa học công nghệ, (2) Chất lượng dịch vụ, (3) cảm nhận dễ sử dụng, (4) cảm nhận hữu ích, (5) chính sách pháp luật, (6) kiểm soát hành vi, (7) ảnh hưởng xã hội, (8) chính sách Marketing, và nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực là (9) Cảm nhận rủi ro. Từ đó, ý định sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể, nhóm khách hàng có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng có ý định sử dụng thẻ cao hơn nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 6 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng/tháng. Tương tự, là giữa nhóm khách hàng doanh nhân và nhóm khách hàng công chức. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ cho từng đối tượng khách hàng cũng như duy trì sự trung thành của những nhóm khách hàng hiện tại đang sử dụng thẻ ngân hàng.
4.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu
Luận án đã xây dựng được một mô hình tích hợp logic theo hướng mô hình TAM mở rộng [124] về “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng
thẻ ngân hàng: nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam” và luận án cũng đã tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng. Như vậy, luận án thực hiện được hai vấn đề lớn như sau:
Thứ nhất, về mặt lý thuyết, luận án đóng góp về mặt học thuật cho mô hình TAM mở rộng ứng dụng trong môi trường thương mại điện tử cũng như ngân hàng điện tử và thanh toán không dây là thanh toán thẻ ngân hàng. Điều này khẳng định mô hình TAM có thể kết hợp để mở rộng với các nhân tố khác và với các biến điều tiết khác nhau phù hợp với từng môi trường khác nhau. Các nghiên cứu trước đây chỉ xoay quanh các mô hình lý thuyết đơn lẻ hoặc có khi được kết hợp với các mô hình khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa khái quát được các nhân tố, biến số để phân loại về chức năng, vai trò của các và đặt tính của người tiêu dùng cũng như đặt tính của công nghệ và đặc tính của tổ chức.
Mô hình “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng: nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam” khẳng định về mặt lí thuyết đi đúng theo hướng nghiên cứu trong tương lai mà [148] đã dự đoán: “TAM là mô hình hữu ích, nhưng là mô hình cần thiết để được và bổ sung với các biến và các thuyết phù hợp”. Cũng cùng ý kiến như vậy, Younghwa Lee và cộng sự (2003) [117] khẳng định “TAM đã phát triển và cải tiến qua thời gian và được khởi tạo bởi các nhà nghiên cứu để giải quyết sự giới hạn của mô hình với các lý thuyết khác hoặc các biến mới bên ngoài, và được áp dụng trong môi trường, hệ thống và chủ đề khác nhau”. Ngoài ra, dự đoán về tương lai của mô hình TAM Shengnan Han [148] còn cho rằng “ Sẽ tìm ra sự mở rộng và bổ sung cho mô hình TAM để giải thích và dự đoán hành vi của người sử dụng trong môi trường không dây và Michael Nyoro (2015)
[134] cũng đã đề cập đến các môi trường mới và công nghệ mới như điện toán xanh (green computering) và điện toán đám mây. Thật vậy, “ TAM đã tiến triển thành một mô hình chủ chốt để dự đoán hành vi của con người trong việc từ chối hay chấp nhận công nghệ” [124].
Tóm lại, mô hình “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng: nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam” chứng minh rõ ràng cho dự báo hướng nghiên cứu của [119] là “TAM là một mô hình hữu ích, nhưng nó cần được tích hợp rộng hơn với việc thêm vào nhiều biến liên quan đến con người và quy trình thay đổi của xã hội, và sự chấp nhận của mô hình đổi mới”.
Thứ hai, luận án đã xây dựng thành công một mô hình nghiên cứu về các nhân