Nhận Xét Và Xác Định Khoảng Trống Các Nghiên Cứu Trước Đây (Quốc Tế Và Việt Nam)‌

khách du lịch tại các điểm đến; hoặc vấn đề giải quyết việc làm… Ngành kinh tế du lịch có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước: chuyển giao khoa học công nghệ, mời gọi đầu tư, giải quyết vấn đề việc làm, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, khai thác hiệu quả nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương. Kinh tế du lịch cùng với các ngành kinh tế khác tạo thành mối liên kết, cùng hợp tác, cạnh tranh và phát triển.

Theo Tổng cục Du lịch, ước tính sơ bộ năm 2017 Việt Nam đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ khoảng hơn 73 triệu lượt khách nội địa. Năm 2018 Việt Nam đón được khoảng 15,6 triệu lượt khách quốc tế và 80 triệu lượt khách nội địa. Năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 18 triệu lượt người, cụ thể hơn, khách đến bằng đường hàng không đạt 14,3 triệu lượt người; bằng đường bộ đạt 3,36 triệu lượt người; bằng đường biển đạt 264 nghìn lượt người (Duyên Duyên, 2019). Trong các phương thức du lịch đến Việt Nam của du khách quốc tế, ta thấy được lượng khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là đường hàng không, chiếm tỷ trọng 79,8% so với các phương thức khác.

Cǜng theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2020 lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt người; khách du lịch nội địa đạt 56 triệu lượt người, kéo thu doanh thu ngành du lịch cǜng sụt giảm; điển hình là các công ty vận tải, lữ hành, khách sạn, nhà hàng… (Trang Linh, 2021). Như vậy, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ta thấy được lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm 79,5%; khách du lịch nội địa giảm 34,1% (so với năm 2019). Mặc dù Việt Nam chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, tuy nhiên đây là vấn đề chung toàn cầu, đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt (chẳng hạn: nghiên cứu thành công vaccin) thì nhìn chung du lịch vẫn là một trong những ngành kinh tế có vai trò chiến lược đối với sự phát triển của quốc gia.

1.1.2 Về mặt lý thuyết‌


Gitelson và Crompton (1984) nhận ra tầm quan trọng của phân khúc về những người du lịch quay lại nhiều lần điểm đến du lịch. Các ông thấy rằng nhiều khu vực điểm đến phụ thuộc rất nhiều vào các chuyến thăm lặp lại. Những nỗ lực tiếp thị dành cho việc phát triển và duy trì một lượng khách viếng thăm lặp lại của một nhóm khách hàng nên được quan tâm hàng đầu, bởi vì thị trường du lịch lặp lại rất quan trọng đối

2

với điểm đến. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, có 5 lý do mà du khách quay trở lại một điểm đến: (1) để giảm rủi ro bằng cách ở một điểm đến quen thuộc, (2) để giảm rủi ro bằng cách hiểu rõ cư dân địa phương, (3) để khám phá thêm nhiều nơi của điểm đến,

(4) để gắn bó tình cảm với điểm đến, và (5) để chứng tỏ đã đến du lịch nơi này. Cǜng theo các tác giả, qua so sánh giữa những người đi nghỉ (du lịch) nhiều lần và không lặp lại cho thấy rằng những khách du lịch lặp lại thì có nhiều khả năng đang tìm kiếm sự trải nghiệm văn hóa mới, trong khi những người đang tìm kiếm thư giãn sẽ có xu hướng chọn các địa điểm quen thuộc hơn đối với mình.

Ghé thăm lặp lại là một hiện tượng quan trọng trong du lịch, kể cả ở cấp độ nền kinh tế. Du khách quay lại chiếm hơn một nửa tổng số khách du lịch cho bất kǶ điểm đến nhất định nào (Wang, 2004), mang lại nguồn thu nhập ổn định (Cetinsoz và Ege, 2013) và có nhiều khả năng truyền miệng tích cực miễn phí (Kim và cộng sự, 2013). Hơn nữa, chi phí tiếp thị để thu hút du khách mới sẽ cao hơn so với làm hài lòng khách cǜ (Alegre và Juaneda, 2006; Kim và cộng sự, 2013). Do đó, việc giảm chi phí tiếp thị thông qua việc tạo ra một thái độ tích cực của du khách cǜ có thể là chìa khóa để tiếp thị điểm đến thành công. Ý nghĩa của thị trường du lịch lặp lại quốc tế và nội địa đã được công nhận về mặt đóng góp kinh tế quan trọng về quy mô, về thị phần so với khách du lịch lần đầu. Đây cǜng là mục tiêu của bất kǶ điểm đến nào để thu hút càng nhiều khách viếng thăm lặp lại càng tốt để giảm chi phí tiếp thị, thường ở mức hàng triệu đô la đối với nhiều tổ chức du lịch quốc gia (Tổ chức Lữ hành Châu Á Thái Bình Dương, 1997).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Theo Darnell & Johnson (2001), một chuyến thăm hiện tại ảnh hưởng đến khả năng sẽ được họ viếng thăm lặp lại ở một số thời kǶ tiếp theo; cǜng có thể ảnh hưởng đến khả năng những người khác sau đó cǜng sẽ ghé thăm do truyền miệng; hoặc, ý kiến của du khách về chuyến thăm của chính họ trước đây cǜng góp phần định hình nhận thức cho những người khác để có thể thực hiện chuyến viếng thăm lần đầu tiên.

1.1.3 Nhận xét và xác định khoảng trống các nghiên cứu trước đây (Quốc tế và Việt Nam)‌

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng Việt Nam - 3

Kết quả tổng quan (ở Chương 2) đã giúp tác giả có cái nhìn tổng thể về chủ đề và xu hướng nghiên cứu ý định quay lại điểm đến du lịch, cả ở Quốc tế và Việt Nam. Có thể nói, các nghiên cứu trước đây tuy vận dụng các cách tiếp cận lý thuyết khác

3

nhau nhưng đều cố gắng giải thích tâm lý, hành vi của du khách đối với điểm đến du lịch (thể hiện qua các thuật ngữ lựa chọn điểm đến; sự hài lòng; lòng trung thành điểm đến; hay, ý định quay lại điểm đến). Mặc dù chủ đề nghiên cứu vẫn có một số ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu, tuy nhiên, đa phần các đóng góp của nghiên cứu tạo ra sự đồng thuận về một số nhóm yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chuyến thăm lặp lại điểm đến của du khách (xem Phụ lục 01 và 02).

Nhìn chung, chủ đề nghiên cứu về ý định quay lại điểm đến được vận dụng lý thuyết với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu vẫn có thể giải thích được ý định hành vi quay lại điểm đến của du khách. Qua tổng quan lý thuyết về chủ đề này, tác giả xác định được một số cách tiếp cận nghiên cứu như sau: (1) Hướng tiếp cận về Sự hài lòng (kǶ vọng- xác nhận); (2) Hướng tiếp cận về Chất lượng dịch vụ; (3) Hướng tiếp cận về lòng trung thành; (4) Hướng tiếp cận về Hình ảnh điểm đến;

(5) Hướng tiếp cận về ý định hành vi (lý thuyết hành vi dự định có kế hoạch); (6) Hướng tiếp cận kết hợp nhiều lý thuyết để cùng giải thích ý định quay lại; (7) Hướng tiếp cận đặc thù khác (một số nhân tố mới).

1.1.4 Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu‌

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ, với tổng diện tích tự nhiên 39.734 km² chiếm 12,2% diện tích tự nhiên của V i ệ t N a m , p hía Bắc giáp Campuchia, phía Tây và Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông. Đây là vùng đồng bằng châu thổ với hệ thống sông ngòi chằng chịt; tiếp giáp với biển cùng với địa hình đa dạng (đồng bằng, núi, các đảo ven bờ…) và các điều kiện tự nhiên sẵn có, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ hội để phát triển du lịch. Với vị trí địa lý gần kề với TP. HCM- là cầu nối giao thương giữa đồng bằng sông Cửu Long với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi trong việc liên kết phát triển kinh tế- xã hội với các vùng khác của Việt Nam.

Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long còn dẫn đầu cả nước về nhiều mặt hàng nông sản (đặc biệt là lúa gạo) nên cǜng góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Mặt khác, với ưu thế từ thiên nhiên, các tỉnh trong vùng cǜng có nhiều lợi thế đa dạng hóa các loại hình du lịch, từ tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao, leo núi đến nghiên cứu khoa học… Nếu phát triển đúng cách, du lịch của vùng sẽ có

4

nhiều khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới. Trên cơ sở thực tiễn và lý luận được nói ở trên, việc tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm tâm lý du lịch của du khách nói riêng, nghiên cứu phát triển du lịch nói chung tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam) có thể xem là rất cần thiết thể hiện ở các nội dung cụ thể sau đây:

Đầu tiên, thể hiện ở chỗ chính sách và điều hành của Chính phủ trong việc ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về du lịch (Luật Du lịch; các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình hành động phát triển về du lịch…). Đây là cơ sở để các cá nhân, tổ chức kinh doanh có khả năng dự đoán được định hướng phát triển của ngành du lịch.

Thứ hai, thực tế cho thấy, về tổng thể cơ sở vật chất về ẩm thực, nghỉ dưỡng, giải trí du lịch chưa được đầu tư đầy đủ, dẫn đến công tác tiếp thị du lịch địa phương sẽ rất khó khăn để quảng bá cho thương hiệu của điểm đến. Có thể nói, mặc dù công tác tiếp thị du lịch đã được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên, kết quả đạt được về yếu tố kinh tế thì chưa được nhiều.

Thứ ba, thêm vào đó, công tác quy hoạch điểm du lịch kém hoặc sai cách sẽ dần dần ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên (ô nhiễm môi trường hoặc mức độ xuống cấp của điểm đến…). Vấn đề về việc xung đột lợi ích giữa các đối tượng liên quan cǜng là điều đáng bàn. Chẳng hạn, xung đột lối sống giữa người địa phương và du khách, chiếm dụng bãi biển trở thành tài sản riêng (lối đi, buôn bán…), tiếng ồn, an ninh trật tự điểm du lịch, hoặc những vấn đề mang tính toàn cầu như: dịch bệnh, khủng bố, chiến tranh… Do đó, vấn đề phát triển bền vững cần phải được tính đến ngay từ đầu trong phát triển kinh tế nói chung.

Thứ tư, như đã trình bày trên, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm có: 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Vùng có hơn 700 km bờ biển, vị trí địa lý có nhiều bãi biển đẹp, có vườn trái cây đa dạng, có đến 3 khu “dự trữ sinh quyển” của thế giới… Trong lĩnh vực du lịch, đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái có nhiều tiềm năng khai thác trong tương lai. Mặc dù phạm vi nghiên cứu luận án này chỉ được thực hiện tại 3 tỉnh, nhưng 3 tỉnh này có đặc điểm vị trí địa lý gần kề nhau, mang nét tương đồng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vấn đề nghiên cứu cǜng mang tính tổng quát

và có khả năng suy rộng ra các địa phương khác. Do đó, tác giả cho rằng việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu tại 3 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng cǜng tương đối phù hợp và cǜng đảm bảo tính khách quan, khoa học.

Thứ năm, theo kết quả khảo sát năm 2014 tại Sa Pa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng và Hội An (Việt Nam) của dự án EU đối với du khách quốc tế nói tiếng Anh và khách du lịch nội địa. Các điểm du lịch này thu hút du khách quốc tế đến thăm lần đầu khoảng 90%; lần 2 là khoảng 6% quay lại các điểm du lịch này; lần 3 là 2%; từ 4 lần trở lên là 3,2%. Nghiên cứu cho thấy, khả năng du khách quốc tế quay lại một điểm đến khoảng 11,2% (Nguyệt Hà, 2014). Mặt khác, qua nhiều kênh báo chí, có ý kiến cho rằng Việt Nam mới chỉ là một địa điểm để khám phá, đi đến để cho biết chứ chưa phải là nơi để nghỉ dưỡng của cả 2 đối tượng du khách quốc tế và du khách trong nước. Căn cứ vào một số thông tin sơ bộ này, tác giả luận án cho rằng, đối với các địa phương có thế mạnh du lịch (chẳng hạn như: sự nổi tiếng, yếu tố truyền thống, tài nguyên thiên nhiên hùng vĩ, cơ sở vật chất du lịch được đầu tư tốt,…) mà du khách vẫn chưa có ý định quay lại thì các địa phương có vị trí địa lý cách xa các thành phố lớn cǜng sẽ rất khó khăn để họ ưu tiên lựa chọn quay lại (thăm quan, du lịch) ở những lần tiếp theo, trừ trường hợp học tập, làm việc, hoặc thăm thân nhân, mà cụ thể trong trường hợp này là 3 tỉnh ven biển cuối cùng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long: Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Thứ sáu, qua việc tổng quan các nghiên cứu trước đây (ở chương 2) cho thấy. Lý thuyết về hành vi dự định TPB trong các nghiên cứu trước đây đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như ý định hành vi hút thuốc (Morrison và cộng sự, 1996); ăn ít chất béo (Armitage & Conner, 1999; Paisley & Sparks, 1998); tiếp nhận hormone liệu pháp thay thế (Quine & Rubin, 1997); hành vi tình dục an toàn (Boldero và cộng sự, 1999; uống rượu (Trafimow, 1996); đội mǜ bảo hiểm (Quine và cộng sự, 1998); tham gia vào hoạt động thể chất (Courneya và cộng sự, 1999; Trafimow & Trafimow, 1998); sử dụng chất cấm bất hợp pháp (Conner và cộng sự, 1998; Conner & McMillan, 1999); chọn nhà hàng (Simone và cộng sự, 2004)… Tuy nhiên, đến thời điểm này, tác giả vẫn chưa phát hiện được nghiên cứu nào có vận dụng lý thuyết hành vi dự định TPB để thực hiện nghiên cứu về ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách. Điều này đã giúp tác giả phát hiện được một số “khoảng trống”

trong các nghiên cứu trước đây nhằm làm cơ sở để tác giả lựa chọn được hướng tiếp cận nghiên cứu đối với chủ đề này.

Nói chung, lý thuyết hành vi dự định TPB có thể xem là một trong nhiều cách giúp nhà nghiên cứu giải thích một cách tổng quát được hành vi cá nhân của một người khi đối diện đối với một vấn đề. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn cách tiếp cận lý thuyết hành vi dự định TPB kết hợp với lý thuyết sự hài lòng và hình ảnh điểm đến du lịch để tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu luận án ở các bước tiếp theo. Xuất phát từ những nhận định trên, tác giả đề xuất nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: trường hợp 3 tỉnh ven biển tây nam Sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)” để thực hiện luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU‌

1.2.1 Mục tiêu tổng quát‌

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách tại 3 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam) nhằm xác định các nhân tố có liên quan đến hành vi du khách để đóng góp mới vào cơ sở lý thuyết; và trong thực tiễn, có thể đề xuất hàm ý quản trị để thu hút du khách đến thăm quan, du lịch ở các địa phương.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể‌

Để thực hiện mục tiêu tổng quát như đã nêu, luận án nhằm đạt 4 mục tiêu cụ thể sau đây:

(1) Xác định các nhân tố (có thể bao gồm cả nhân tố độc lập và trung gian) ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách (nhân tố phụ thuộc), đó là:

+ Xác định các nhân tố độc lập ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến;


+ Xác định các nhân tố độc lập ảnh hưởng đến nhân tố trung gian (nếu có), từ đó ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến.

(2) Xây dựng, phát triển và đánh giá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách;

(3) Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến biến kết quả ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: trường hợp 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng;

(4) Đề xuất hàm ý quản trị về ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách để góp phần thu hút du khách, phát triển ngành du lịch tại các địa bàn nghiên cứu.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU‌

Với những lập luận trên, chúng ta có thể thấy rằng, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định trở lại một điểm đến du lịch của du khách có vai trò quan trọng để hiểu biết hành vi của du khách đối với một điểm đến du lịch. Trong luận án này, trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả đặt ra 4 câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như sau:

Câu hỏi 1: Nhân tố (độc lập và trung gian) nào có ảnh hưởng đến ý định quay lại một điểm đến du lịch của du khách (nhân tố phụ thuộc), gồm 2 nhánh sau:

+ Nhân tố (độc lập) nào có ảnh hưởng đến ý định quay lại (nhân tố phụ thuộc);


+ Nhân tố (độc lập) nào ảnh hưởng đến nhân tố trung gian (nếu có), từ đó sẽ có ảnh hưởng đến ý định quay lại (nhân tố phụ thuộc).

Câu hỏi 2: Phương pháp nào để xây dựng được thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của họ?

Câu hỏi 3: Mối quan hệ giữa cơ sở lý thuyết và thực tế về ý định hành vi du

khách có phù hợp trong nghiên cứu không?


Câu hỏi 4: Hàm ý quản trị gì để góp phần thu hút khách du lịch và phát triển ngành du lịch tại các địa bàn nghiên cứu?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU‌

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu‌

1.4.1.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến, cụ thể là đề xuất mô hình nghiên cứu, kiểm định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến của du khách tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam).

1.4.1.2 Đối tượng khảo sát


Luận án tập trung khảo sát du khách đang có chuyến thăm quan các điểm đến du lịch tại các địa phương Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam) nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp để phục vụ cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của họ. Qua khảo sát sơ bộ, dân số Việt Nam ở thời điểm hiện tại ước đạt khoảng gần 100 triệu người, cho thấy thị trường du lịch nội địa còn rất nhiều tiềm năng, do đó để tập trung vào việc hiểu biết hành vi du lịch của nhóm du khách nội địa (du khách trong nước), tác giả quyết định lựa chọn đối tượng khảo sát là nhóm du khách trong nước để nghiên cứu.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu‌

1.4.2.1 Phạm vi về không gian


Do giới hạn về thời gian, chi phí và khả năng tiếp cận đối tượng nghiên cứu nên tác giả chỉ tiến hành khảo sát du khách đang có chuyến thăm quan ở các điểm du lịch phổ biển tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam).

1.4.2.2 Phạm vi về thời gian


Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong bước nghiên cứu sơ bộ và bước nghiên cứu chính thức của luận án bắt đầu từ tháng 1 năm 2021 đến hết tháng 4 năm 2021.

Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực du lịch ở thời điểm hiện tại, một vấn đề nghiêm trọng mới phát sinh vào thời điểm cuối năm 2019 tại TP. Vǜ Hán (Trung Quốc), đó là xuất hiện một loại dịch bệnh mới với tên gọi là bệnh viêm phổi do virus corona 2019 hay COVID-19 (Coronavirus disease 2019). Theo tổ chức y tế thế giới, đây là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm và rất nguy hiểm, gây ra bởi một chủng virus corona mới. Từ khi phát hiện vào đầu tháng 12 năm 2019 đến thời điểm năm 2021, đại dịch COVID-19 đã gây ra sự báo động toàn cầu do nhiều nguyên nhân: chưa biết được đặc tính truyền bệnh của chủng virus mới, căn bệnh tiến triển nhanh, dễ tử vong, dễ lây lan khi tiếp xúc… Các nước vẫn chưa kiểm soát tốt và việc tiêm vaccin cho người dân vẫn còn hạn chế vì ảnh hưởng của nguồn cung ứng và chất lượng của vaccine. Việt Nam cǜng không nằm ngoài ảnh hưởng trên, dịch bệnh cǜng vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế quốc gia và sinh mạng người dân.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023