Chất Lượng Điểm Đến Và Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch



xung quanh thông qua sử dụng các sản phẩm/dịch vụ ví dụ như: Dịch vụ vui chơi, giải trí ngoài trời, dịch vụ tại một điểm đến du lịch. Thêm vào đó, sự hài lòng cũng liên quan đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch, mức tiêu dùng các sản phẩm/dịch vụ du lịch và quyết định quay trở lại của họ.

Cho đến nay, có nhiều mô hình và phương pháp khác nhau được sử dụng để diễn tả khái niệm về sự hài lòng của khách hàng, bao gồm: Lý thuyết chuẩn mực, Lý thuyết đo lường nhận thức việc thực hiện. Trong các lý thuyết được đề cập ở trên, Oliver (1980) có bốn thành phần giúp đánh giá các trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, cụ thể gồm:

+ Mong đợi trước khi sử dụng dịch vụ

+ Nhận thức việc thực hiện dịch vụ

+ Hiệu quả sau khi sử dụng

+ Sự hài lòng.

Mức độ hài lòng thông qua nhận thức so sánh giữa sự mong đợi của khách hàng trước khi mua hàng/ sử dụng dịch vụ với việc nhận thức việc thực hiện các sản phẩm/dịch vụ.

Trong các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực giải trí/du lịch, nhiều nhà nghiên cứu đã áp dụng các lý thuyết trên để giải thích sự hài lòng của du khách tham gia các sự kiện thể thao, sử dụng dịch vụ đại lý lữ hành. Tian Cole và cộng sự (2002) đã xác định sự hài lòng của khách du lịch khi tham quan công viên bảo tồn động vật hoang dã. Theo đó cùng với chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định, hành vi của khách du lịch (đặc biệt là các em nhỏ). Trong một nghiên cứu về sự hài lòng của Millan và Esteban (2004), các tác giả đã phát hiện thang đo nhằm đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ của các đơn vị lữ hành thông qua sử dụng lý thuyết bất bại không mong đợi. Các tác giả đã phát hiện sáu biến quan sát để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với đơn vị lữ hành, bao gồm: dịch vụ giao tiếp, sự cảm thông, độ tin cậy, môi trường dịch vụ, hiệu quả tư vấn và các thuộc tính bổ xung. Wong và Low (2003) đã thực hiện nghiên cứu mức độ hài lòng của khách du lịch Hồng Kông khi đi mua sắm và phát hiện rằng có sự khác biệt đáng kể giữa kỳ vọng và nhận thức sự hài lòng của nhóm khách du lịch về chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa và giá cả hàng hóa. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, khách du lịch phương Tây có mức độ hài lòng với hầu hết các thuộc tính chất lượng dịch vụ cao hơn so với khách du lịch châu Á.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.



Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc - 6

Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch đã phát triển thang đo sự hài lòng của khách hàng. Pizam và cộng sự (1978) đã xác định 6 yếu tố xác định sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch Cape Cold. Thông qua phân tích yếu tố, tác giả chỉ ra được các yếu tố có liên quan đến sự hài lòng của khách du lịch như: Cơ hội vui chơi trên bãi biển, chi phí, thiết bị phục vụ ăn uống, Cơ sở lưu trú, môi trường, mức độ thương mại hóa. Schofield (1999) cũng xác định các yếu tố quyết định của kỳ vọng du khách và sự hài lòng với các điểm đến bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân tích khám phá. Đặc biệt, Tribe và Snaith (1998) đề xuất các đo lường hài lòng của du khách tới một điểm đến bằng cách so sánh mong đợi của họ và trải nghiệm thực tế.

Latour và cộng sự (1979) đề xuất lý thuyết chuẩn mực như là một khung lý thuyết hướng tới khái niệm sự hài lòng của khách hàng. Lý thuyết này nhấn mạnh chuẩn mực như là điểm tham chiếu để đánh giá các sản phẩm cụ thể liên quan đến các tiêu chuẩn từ đó xác định sự hài lòng của khách hàng. Trong lĩnh vực du lịch, trải nghiệm trong quá khứ, các điểm đến khác nhau, ấn tượng điểm đến trước đây, hoặc nhận thức lợi ích điểm đến được xem là chuẩn mực có tầm quan trọng đối với những trải nghiệm hiện tại đối với điểm đến, điều này ảnh hưởng đến mức độ đánh giá mức độ hài lòng của du khách. Cụ thể, nghiên cứu của Scott và cộng sự (1995) đã đề nghị rằng những lợi ích từ sự trải nghiệm của khách du lịch đóng vai trò quan trọng như là quy chuẩn trong việc xác định sự hài lòng và ý định giới thiệu du lịch cho khách du lịch khác. Nghiên cứu của Yoon và Uysal (2005) về quan hệ giữa động cơ thúc đẩy du lịch và sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch đã sử dụng khảo sát các điểm đến khác nhau nhằm cung cấp các đặc điểm tương tự (xem như các điểm đến tham chiếu) để đánh giá chất lượng trải nghiệm của khách du lịch ở miềm Bắc đảo Síp.

Như vậy, sự hài lòng có thể được hiểu là khi khách hàng sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp, khách hàng sẽ cảm nhận về dịch vụ của nhà cung cấp và so sánh với nhà cung cấp khác, từ đó thể hiện thái độ của mình đối với dịch vụ của nhà cung cấp đó.

Cũng tương tự như sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm du lịch cộng đồng cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Theo Frochot (2004), bản chất của dịch vụ điểm đến du lịch phụ thuộc nhiều vào mức độ phù hợp giữa dịch vụ do nhà cung ứng du lịch cung cấp và nhu cầu của khách hàng, qua đó du khách có thể đạt được những điều mình muốn và làm tăng sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng đối với dịch vụ du lịch.

Saez và cộng sự (1997) lập luận, một điểm đến du lịch có chất lượng sẽ làm tăng sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch và nâng cao triển vọng thu hút khách du lịch mới cũng như tạo thêm thu nhập cho điểm đến phát triển du lịch.



Qua đây cho thấy, sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ du lịch cộng đồng là trạng thái cảm xúc của khách du lịch cộng đồng về sản phẩm/dịch vụ du lịch được xác định trên cơ sở cảm nhận từ trải nghiệm thực tế so với mong đợi trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ du lịch cộng đồng. Thông qua việc trải nghiệm dịch vụ tại điểm đến du lịch cộng đồng, khách du lịch sẽ cảm nhận dịch vụ và so sách với các điểm đến khác, từ đó đưa ra những nhận định và đánh giá về điểm du lịch cộng đồng.

2.2.2 Chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch

2.2.2.1 Các quan điểm liên quan đến chất lượng điểm đến

Khách du lịch khi tham gia các hoạt động du lịch thường có cơ hội được tiếp cận với nhiều dịch vụ khác nhau tại một điểm đến và vì thế việc đánh giá những cảm nhận về chất lượng dịch vụ của du khách là khá phức tạp (Augustyn và cộng sự, 1998). Vì vậy, các nhà nghiên cứu thường sử dụng khái niệm “Chất lượng điểm đến” để chỉ ra các thuộc tính của dịch vụ được giới thiệu bởi các nhà cung cấp dịch vụ tại một địa phương, cụ thể: chất lượng của đường sá, sân bay, bến cảng, khách sạn, nhà hàng, quán bar, hệ thống thông tin liên lạc, công viên, khu vui chơi giải trí, hoạt động thể thao, khu bảo tàng, các di tích lịch sử, mức độ an toàn, chính trị ổn định, giá cả các mặt hàng, môi trường không khí, thời tiết, ô nhiễm tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông. Thêm vào đó, một số yếu tố khác cũng có thể giúp chúng ta đánh giá chất lượng điểm đến như: tài nguyên du lịch ở khu vực nông thôn, sự thân thiện và hiếu khách của các cư dân địa phương, vấn đề ngôn ngữ (Baker và cộng sự, 2000), (Beerli và Martin, 2004).

Trong khi đó, khi nghiên cứu đến du lịch ở các tỉnh miền núi, ngoài các thành phần chất lượng dịch vụ điểm đến được đề cập ở trên thì những yếu tố thuộc về tài nguyên du lịch miền núi cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra sự hấp dẫn điểm đến và lôi kéo khách du lịch quay trở lại. Cuối cùng, trong các nghiên cứu về du lịch, những yếu tố tạo thành chất lượng điểm đến như đề cập ở trên thường được xem như là hình ảnh điểm đến (Baloglu và McCleary, 1999; Beerli & Martin, 2004). Hơn nữa, du khách thường đánh giá về chất lượng của một điểm đến dựa trên các phối hợp khác nhau và rất phức tạp, trải nghiệm nhiều hoặc ít với các loại dịch vụ khác nhau tại một điểm đến sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc đánh giá chất lượng tại điểm đến của khách du lịch (Chi và Qu, 2008).

2.2.2.2 Mối quan hệ giữa chất lượng điểm đến với sự hài lòng của khách du lịch

Nghiên cứu của Baker và Crompton (2000) xem xét mối tương quan giữa chất lượng điểm đến và sự hài lòng của du khách trong bối cảnh du khách tham gia các lễ hội. Những phân tích của các tác giả chỉ ra rằng chất lượng cảm nhận có tác động mạnh lên sự hài lòng của du khách. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ tiếp cận đến



khái niệm chất lượng cảm nhận chung của du khách đối với các điểm đến mà chưa kiểm định các thành phần khác nhau của chất lượng điểm đến sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2004) khám phá các mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng, và các ảnh hưởng của chúng đến lòng trung thành hành vi giữa các khách tham quan khu rừng nguyên sinh. Họ nhận thấy rằng chất lượng dịch vụ là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sự hài lòng và sự hài lòng đóng một vai trò trung gian giữa chất lượng dịch vụ và ý định hành vi. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ cũng tìm thấy có ảnh hưởng trực tiếp trên lòng trung thành hành vi. Vì vậy, các tác giả đã đưa ra kết luận rằng tác động của chất lượng dịch vụ lên ý định hành vi là quan trọng như tác động của sự hài lòng lên ý định hành vi. Thêm vào đó, một số nghiên cứu khác trong lĩnh vực du lịch đã chỉ ra rằng, sự hài lòng của du khách được đánh giá thông qua cảm nhận của họ về các thành phần của chất lượng điểm đến (Baker và Crompton, 2000). Ngoài ra, chất lượng điểm đến đóng vai trò quan trọng trong các quyết định hành vi bao gồm: ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định lựa chọn điểm đến, hành vi sau khi quyết định du lịch, và ý định hành vi trong tương lai; chẳng hạn như ý định quay trở lại và ý định truyền miệng (Bigne và Sanchez, 2001; Chen và Tsai, 2007; Lee 2005).

Những đánh giá chất lượng điểm đến của du khách có thể được xem xét chủ yếu dựa trên nhận thức chất lượng chuyến đi thông qua việc so sánh giữa sự mong đợi và sự thực hiện (Chen và Tsai, 2007). Tuy nhiên, ảnh hưởn của chất lượng điểm đến đối với các quyết định hành vi đã bị lãng quên trong các nghiên cứu trước đây, ngoại trừ nghiên cứu của Bigne và cộng sự (2001) và Lee và cộng sự (2005). Theo quan điểm tiếp thị, Lee và cộng sự (2005) luận rằng các cá nhân đánh giá tốt chất lượng điểm đến sẽ hài lòng lớn hơn và dẫn tới việc chia sẻ những trải nghiệm tích cực của họ trên websites, bày tỏ ý định tham quan trở lại. Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần khác nhau của chất lượng điểm đến lên sự hài lòng của du khách vẫn còn nhiều hạn chế và tranh luận. Cụ thể, các nghiên cứu trước đây xác định chất lượng cảm nhận của khách hàng cũng như chất lượng điểm đến là một khái niệm chung và có tác động trực tiếp lên sự hài lòng của du khách (Crompton và Love, 1995). Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại xem xét chất lượng thông qua nhiều thành phần khác nhau, sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL (hữu hình, độ tin cậy, sự đáp ứng, sự bảo đảm, và đồng cảm) được đề xuất bởi Parasuraman và cộng sự (1988) và phát triển vào các năm 1991, 1993 để đánh giá. Ví dụ, Bojanic và Rosen (1994) sử dụng thang đo SERVQUAL trong nghiên cứu dịch vụ tại nhà hàng; Saleh và Ryan (1992) nghiên cứu dịch vụ lưu trú; Pizam và cộng sự (2004) nghiên cứu dịch vụ du lịch tại một điểm đến (Chi và Qu, 2008). Đặc biệt nghiên cứu của Chi và cộng sự (2008) đã tiếp cận đến các thành phần khác nhau của chất lượng điểm đến như: (1) Môi trường tham quan; (2)



Tính hấp dẫn của tự nhiên; (3) Hoạt động vui chơi và giải trí; (4) Sự hấp dẫn của các di tích lịch sử; (5) Cơ sở hạ tầng; (6) Sự thuận tiện trong hệ thống giao thông; (7) Dịch vụ thư giãn; (8) Hoạt động ngoài trời; (9) Chất lượng các dịch vụ lưu trú, ăn uống. Tuy nhiên, tác giả xem xét nó là các chỉ báo thành phần của chất lượng điểm đến và tác động lên sự thỏa mãn, lòng trung thành mà không xem xét chúng là những thành phần đứng độc lập. Cuối cùng, các nghiên cứu ở trên lại tiếp cận trong bối cảnh văn hóa phương tây nơi mà sự phát triển các dịch vụ du lịch đã quá hiện đại và khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực cho phát triển du lịch (Truong và King, 2009). Trong khi vấn đề trong phát triển du lịch miền núi Việt Nam là gắn chặt giữa phát triển và gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đánh giá những ảnh hưởng của thành phần chất lượng điểm đến lên sự thỏa mãn của du khách? Yếu tố nào trong số các thành phần hợp thành chất lượng điểm đến du lịch miền núi (ví dụ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, Tour; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ mua sắm; sức hấp dẫn tài nguyên du lịch miền núi; văn hóa bản địa; giao thông vận tải; người dân tại địa phương…) cần được đầu tư khai thác hoặc cần gìn giữ đang là vấn đề được quan tâm? Vì vậy, thực hiện nghiên cứu để kiểm định các thành phần khác nhau của chất lượng điểm đến có tác động đến sự hài lòng của khách du lịch hay không là rất cần thiết.

2.2.3 Du lịch cộng đồng

2.2.3.1 Khái niệm du lịch cộng đồng

Nguồn gốc của thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” phát sinh từ các thuật ngữ có trước như “du lịch làng”, “du lịch nông thôn” là những mô hình phát triển kinh tế nông thôn. Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia của cộng đồng vào những mô hình phát triển du lịch nông thôn nên thuật ngữ “du lịch cộng đồng” bắt đầu phát triển. Hiện nay, thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” đã trở thành thuật ngữ căn bản trong từ vựng chuyên ngành du lịch với một số khái niệm liên quan như sau:

Khái niệm cộng đồng

Cộng đồng (community) là một khái niệm được Liên hiệp quốc công nhận vào năm 1950 và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện trong các chương trình viện trợ.

Võ Quế, Lương Hồng Quang và Võ Chí Công (2006) cho rằng “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một tôn giáo, một tầng lớp chính trị”.



Theo Bùi Thị Hải Yến và cộng sự (2012): “Cộng đồng là một tập hợp các nhóm người có chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa phương. Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội”.

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2000): “Cộng động là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc”.

Từ các khái niệm về cộng đồng đã được các tác giả đưa ra như trên, trong luận án khái niệm Cộng đồng được hiểu là một nhóm người cùng chung sống trên một địa bàn được gọi tên như bản, làng, xã, huyện, thị, thành phố, tỉnh, quốc gia và cùng chung những đặc điểm về kinh tế, truyền thống văn hóa.

Khái niệm du lịch

Du lịch là một khái niệm rộng mang tính trừu tượng, được khái quát theo nhiều cách hiểu khác nhau. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ du lịch, cụ thể như sau:

Theo David và Edgell (2006) khái niệm du lịch được hiểu: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Ở Việt Nam, dù ngành du lịch chỉ mới phát triển trong khoảng vài thập kỷ gần đây, nhưng cũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra. Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ở ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật và du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài đem lại tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; du lịch có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ tại chỗ (Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự, 2012).

Theo Paul F.J.Eagles, S.F.McCool (2003) “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”.



Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống” (Dẫn theo Trần Mạnh Thường, 2005).

Theo Luật Du lịch Việt Nam, được ban hành năm 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Luật Du lịch, 2017).

Theo quan điểm của Trần Đức Thành (2005), du lịch là khái niệm được tiếp cận theo nhiều khía cạnh, nhiều đối tượng khác nhau:

- Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư trú để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau: hòa bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.

- Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.

- Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.

- Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở.

Như vậy, du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Trong luận văn, tác giả sẽ tập trung tiếp cận khái niệm du lịch theo quan điểm của công đồng dân cư nơi có cảnh quan du lịch.



Khái niệm du lịch cộng đồng

Tổ chức du lịch thế giới (2009) đã khái niệm “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng”.

Trên quan điểm Rhonda Phillips (2012) khái niệm “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương”.

Derek Hall, Morag Mitchell, Irene Kirkpatrick (2005) cho rằng: “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”.

Du lịch cộng đồng phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980 và ngày càng được coi trọng từ sau những năm 1990. Khái niệm về du lịch cộng đồng trong nghiên cứu này dựa vào đặc điểm của cộng đồng dân cư với tư cách là thành phần cốt lõi. Trần Thị Mai (2005) khái niệm “Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương có dự án”.

Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức phát triển du lịch cộng đồng trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006) đã khái niệm: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”.

Bên cạnh nội dung xem xét phát triển du lịch cộng đồng là phương thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương, với cách nhìn về du lịch cộng đồng: “Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí