Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Của Tỉnh Vĩnh Long


có ý nghĩa thực tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0,75.

Từ cơ sở lý thuyết trên, mô hình “Các nhân tố ảnh hưởng đến Xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long” sử dụng 28 biến quan sát cho phân tích nhân tố EFA và việc thực hiện tiến hành theo các bước sau:

- Đối với các biến quan sát đo lường các khái niệm thành phần và khái niệm xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long đều là các thang đơn hướng nên sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có EigenValues lớn hơn 1.

- Sau đó tiến hành thực hiện kiểm định các yêu cầu liên quan gồm:

+ Kiểm định Barlett: các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng

thể.

+ Xem xét trị số KMO: nếu KMO trong khoảng từ 0,5 - 1 thì phân tích

nhân tố là thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

+ Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn, tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

+ Xem lại thông số EigenValues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị lớn hơn 1.

+ Xem xét tổng phương sai trích (yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 50%): cho biết các nhân tố được trích giải thích % sự biến thiên của các biến quan sát.

d. Phân tích hồi quy đa biến

+ Phân tích tương quan:

Các thang đo đã qua đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson. Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm khẳng định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến này và khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Hệ số tương quan Pearson (r) có giá trị trong khoảng (-1,+1). Giá trị tuyệt đối của r càng tiến đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ. Giá trị r = 0 chỉ ra


rằng hai biến không có quan hệ tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

+ Phân tích hồi quy đa biến:

Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.

Kiểm định giả thuyết:

Quá trình kiểm định giả thuyết được thực hiện theo các bước sau:

- Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến thông qua R2 và R2 hiệu chỉnh.

- Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.

- Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần.

- Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: dựa theo biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa; xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1.

- Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long: hệ số beta của nhân tố nào càng lớn thì có thể nhận xét nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các nhân tố khác trong mô hình nghiên cứu.

Tóm tắt chương 3

Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết.

Thông qua lược khảo tài liệu và lý thuyết về thương hiệu, mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất bao gồm 6 biến độc lập: tài nguyên du lịch, cơ sở hạ


tầng, bầu không khí du lịch, chi phí hợp lý, khả năng tiếp cận, sức hấp dẫn của điểm đến và 1 biến phụ thuộc: xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long. Với 6 biến độc lập được đo lường thông qua 28 biến quan sát.

Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm đánh giá thang đo bằng Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Vĩnh Long

4.1.1 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Vĩnh Long là vùng đất nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích của cả nước. Dân số là

1.045 nghìn người, mật độ dân số bằng 706,5 người/Km2 (2015).



Hình 4 1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long Nguồn Sở Thể thao – Văn hóa – Du 1

Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long

Nguồn: Sở Thể thao – Văn hóa – Du lịch tỉnh Vĩnh Long

Địa thế Vĩnh Long, trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 – 1,2m chiếm khoảng 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh


Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lồng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về hai hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ.

Vĩnh Long có địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu trong lành ôn hòa, nằm giữa 2 dòng sông Tiền, sông Hậu hiền hòa, có nhiều sông rạch nhỏ bao quanh, những đồng lúa vàng óng ánh, vườn cây ăn trái say trĩu quả như: cam, nhãn, quýt, bưởi, dừa.... Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và quốc lộ 53 đi qua. Việc giao thương của Vĩnh Long trở nên thuận tiện dễ dàng hơn kể từ khi câu cầu Dây văng Mỹ Thuận khánh thành đưa vào hoạt động.

b. Khí hậu

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C đến 270C, nhiệt độ cao nhất là 36,90C nhiệt độ thấp nhất là 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân là 7,30C.

Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hằng năm đạt 79.600 cal/m2 . Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550 – 2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh tăng vụ.

Độ ẩm không khí bình quân 80 – 83%, tháng cao nhất là (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).

Lượng mưa trung bình đạt 1.450 – 1.504 mm/ năm. Số ngày mưa bình quân 100 – 115 ngày/năm, về thời gian mưa có đến 90% lượng mưa phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).

Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng của các dạng khí hậu cực đoan nhưng những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ… Có thể là những tác động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm khi bố trí không gian lãnh thổ và kinh tế xã hội nói chung.


c. Tài nguyên tự nhiên

+ Tài nguyên đất

Đất đai của tỉnh Vĩnh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển lùi Holocene (cách nay khoảng 5.000 – 11.200 năm) dưới tác động của sông Mekong. Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của chương trình đất tỉnh Vĩnh Long năm 1990 – 1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn 90.779,06 ha (chiếm 68,94% diện tích), đất phù sa 40.577,06 ha (chiếm 30,81%), đất cát giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xám thổi 116,14 ha (chiếm 0,09% diện tích). Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010 tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 147.912,7 ha được chia ra 5 loại đất sử dụng như sau (tỉnh không có đất lâm nghiệp): đất nông nghiệp 116.180,6 ha chiếm 78,6%, đất chuyên dùng 9.163,9 ha chiếm 6,2%, đất ở nông thôn 5.502,3 ha chiếm 3,7%, đất ở đô thị 656,8 ha chiếm 0,44%, đất chưa sử dụng 105,3 ha chiếm 0,07%.

+ Tài nguyên nước

- Nước ngầm

Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình thăm dò thì nguồn nước ngầm ở Vĩnh Long rất hạn chế và chỉ phân bố ở một số khu vực nhất định. Các tầng nước ngầm ở Vĩnh Long như sau:

Tầng nước ngầm ở độ sâu trung bình 86,4m nước nhạt phân bố chủ yếu ở vùng ven sông hậu và sông Tiền, bề dày tầng chứa nước không lớn. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 46.169m3/ngày.

Tầng chứa nước phân bố ở độ sâu trung bình 150m, nước nhạt phân bố chủ yếu ở vùng ven sông Hậu và một số xã phía nam tỉnh Vĩnh Long. Bề dày tầng chứa nước khá lớn. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 86.299m3/ngày.

Tầng chứa nước phân bố ở độ sâu trung bình 333,2m chất nước kém không thể khai thác.

Tầng chứa nước phân bố ở độ sâu trung bình 425m. Bề dày tầng chứa nước khá lớn đây là tầng chứa nước đang được khai thác bằng nhiều các giếng khoan công nghiệp, trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 31.669 m3/ngày.


Tầng chứa nước phân bố ở độ sâu trung bình 439m trở xuống. Nước nhạt chỉ phân bố ở khu vực thành phố Vĩnh Long (ven sông tiền). Bề dày tầng chứa nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các giếng khoan công nghiệp. Đặc biệt đây là tầng chứa nước khoáng. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 19.520 m3/ngày.

- Nước mặt

Với 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn nguồn nước mặt của tỉnh Vĩnh Long được phân bố đều khắp trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ thống kênh rạch này là:

Sông Cổ Chiên nằm ở phía đông bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 800m – 2500m, sâu từ 20m – 40m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.000 – 19.000m3/s.

Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông Cổ Chiên chạy dọc theo phía tây nam của tỉnh, sông có chiều rộng từ 1500m – 3000m, sâu từ 15m – 30m, khả năng tải nước cực đại lên tới 20.000 – 32.000m3/s.

Sông Măng Thít gồm một phần kênh thiên nhiên, một phần kênh đào nối từ sông Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47km có bề rộng trung bình từ 110m – 150m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa sông như sau: Phía sông cổ Chiên 1500 – 1600m3/s, phía sông Hậu 525 – 650m3/s.

+ Khoáng sản

Vĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông chủ yếu phân bố trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra, sông Hậu và sông Hậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m3 (không kể những vùng cấm, tạm cấm và dự trữ sau năm 2010).

Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ có tổng trữ lượng khoảng 200 triệu m3 chất lượng khá tốt. Sét thường nằm dưới lớp đất canh tác nông nghiệp với chiều dầy 0,4 – 1,2m và phân bố hầu hết ở các huyện và thành phố.


4.1.1.2 Điều kiện kinh tế

Vị trí của ngành du lịch Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, một khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Do có vị trí sát với Thành phố Cần Thơ - trung tâm của tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ và nằm trên tuyến đường giao thông chính cả đường bộ lẫn đường sông nên Vĩnh Long có điều kiện thuận trong giao lưu với các Tỉnh còn lại trong khu vực và các Tỉnh khác để nhanh chóng phát triển về mọi mặt, đặc biệt là du lịch trong thời gian sắp tới. Chính lợi thế này tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác quốc tế thu hút đầu tư đối với du lịch Vĩnh Long.

4.1.1.3 Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

+ Hệ thống cơ sở lưu trú

Tính đến hết năm 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có Tổng số 81 cơ sở lưu trú. Trong đó có 1 khách sạn hạng 3 sao, 5 khách sạn 2 sao và 32 khách sạn 1, với hơn 1000 phòng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Ngoài ra còn có trên 200 cơ sở lưu trú loại hình nhà trọ cũng tham gia phục vụ khách du lịch. Với số liệu thống kê như trên cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn cao nhất là 3 sao (1 cơ sở). Vì vậy hạn chế trong việc thu hút khách có chi tiêu cao và hạn chế trong việc đăng cai tổ chức các sự kiện lớn cấp vùng và cấp quốc gia (Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long, 2016).

+ Dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao

- Về ăn uống

Ngoài các cơ sở ăn uống thuộc hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận hạng, còn có nhiều cơ sở ăn uống khác cũng có thể tham gia vào phục vụ khách du lịch. Cụ thể trên địa bàn tỉnh hiện có trên 10 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch như nhà hàng Thiên Tân, nhà hàng Hương Sen, Ẩm Thực Phố, nhà hàng Sông Tiền, quán ăn Tân Tân,… ngoài ra còn có các quán ăn chay đều có thể tham gia phục vụ khách có nhu cầu ăn kiêng trong chuyến đi (Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long, 2016).

Các cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh có thể phục vụ một lượng lớn khách đến Vĩnh Long trong những sự kiện cấp vùng và cấp quốc gia. Tuy nhiên hầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022