Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Của Tỉnh Vĩnh Long 32420


hết các cơ sở lớn đạt chuẩn đều tập trung ở Thành phố Vĩnh Long. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc định hướng phát triển du lịch đều giữa các địa phương.

- Về dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao

Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí bao gồm bể bơi, sân tennis, bóng đá mini, thể dục thẩm mỹ, vò thuật tập trung tai trung tâm văn hóa, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm hoạt động thanh thiếu niên, vũ trường, câu lạc bộ bi-da, các cơ sở massage tập trung ở thành phố Vĩnh Long. Các dịch vụ trên đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của khách du lịch.

+ Phương tiện giao thông

Theo báo cáo của Phòng Quản lý du lịch tỉnh Vĩnh Long (2016), phương tiện đến với Vĩnh Long chủ yếu là đường bộ và đường thủy. Hiện tại tham gia vận chuyển khách du lịch có trên 100 tàu thủy nội địa từ 9 đến 50 chỗ ngồi, có 6 hãng xe ô tô chất lượng cao và nhiều hộ kinh doanh cũng tham gia vận chuyển khách du lịch.

Với số lượng rất lớn phương tiện vận chuyển tham gia phục vụ du khách như thống kê trên, nhưng chưa có bên tàu du lịch đạt chuẩn và chưa có bến đỗ xe ô tô chuyên vận chuyển khách du lịch và hầu hết ô tô chưa đăng ký biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Nhiều đại lý cung cấp vé máy bay trong nước và quốc tế, cùng với các dịch vụ cung cấp vé tàu lửa, tàu thủy và ô tô vận chuyển Bắc Nam hoạt động trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho du khách có nhiều lựa chọn phương tiện vận chuyển cho chuyến đi của mình.

+ Đơn vị kinh doanh du lịch

Theo thống kê của Phòng Quản lý du lịch tỉnh Vĩnh Long (2016), hiện tại Vĩnh Long có 19 đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành cùng 25 cơ sở homestay và hơn 87 cơ sở lưu trú du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành: Hiện tại Vĩnh Long có 19 đơn vị doanh nghiệp lữ hành. Hầu hết các doanh nghiệp này có thể nói đây là những đơn vị khá năng động và nhiều sáng tạo trong việc đưa các điểm du lịch Vĩnh Long vào trong


các chương trình tour du lịch nhiều nhất. Bên cạnh các chương trình tour cơ bản hiện có tại tỉnh thì các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh cũng đã chủ động hơn trong việc kết nối, liên kết điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh tạo tour du lịch cho du khách. Tiêu biểu như: Công ty TNHH Du lịch Mê Kông, Công ty Cổ Phần Du lịch Cửu Long, Công ty TNHH DV Du lịch Vĩnh Long (trong tỉnh); Công ty Du lịch Việt, Công ty Vietravel, Cty lữ hành Saigontourist,... (ngoài tỉnh). Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm du lịch của tỉnh chưa đa dạng, chưa tạo được nét độc đáo hấp dẫn riêng, còn khá đơn điệu, chỉ khai thác cái sẵn có và một cách độc lập. Việc liên kết các điểm, khu du lịch trong tỉnh cũng như liên tỉnh tạo các tour hấp dẫn, thu hút du khách còn khá hạn chế. Nếu có cũng chỉ từ phía các đơn vị kinh doanh lữ hành tổ chức, chưa có sự phối hợp giữa các đơn vị ban ngành với các đơn vị kinh doanh du lịch trong việc tổ chức các chương trình du lịch.

Đơn vị kinh doanh lưu trú và ăn uống: Số lượng cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống đạt chuẩn tuy chưa cao nhưng ngày càng có sự đầu tư hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật. Đặc biệt, vấn đề về chất lượng cung ứng dịch vụ cũng được chú trọng hơn. Riêng về vấn đề cung ứng sản phẩm trong ăn uống thì một số điểm ăn uống cũng đã biết đưa vào các món ăn mang tính đặc trưng của vùng hơn.

Khu điểm du lịch: Ý thức trong việc cung ứng sản phẩm du lịch tại các điểm khu du lịch cũng đóng vài trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu du lịch Tỉnh Vĩnh Long. Tiêu biểu hơn hết là các khu du lịch Homestay vì theo định hướng phát triển du lịch thời gian tới, ngành Du lịch Vĩnh Long sẽ nâng cao chất lượng và phát triển bền vững sản phẩm du lịch homestay, đây là sản phẩm đặc thù của tỉnh đã khẳng định thương hiệu. Chính điều này các khu du lịch Homestay cũng đã tự mình cải thiện hơn trong việc cung ứng dịch vụ, tạo không gian mang đậm chất vùng miền hơn thông qua việc tổ chức, đưa các sản phẩm nổi tiếng của vùng như chôm chôm, nhãn (Long Hồ), cam sành (Tam Bình), bưởi Năm Roi (Bình Minh); khoai lang (Bình Tân), cải xà lách xoong (Bình Minh) vào trong các hoạt động của du khách.


+ Các tiện nghi khác

Hệ thống thông tin liên lạc: dịch vụ bưu chính viễn thông được phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, 100% xã, phường đều được phủ sống điện thoại và có khả năng kết nối internet tạo thuận lợi cho việc liên lạc, trao đổi thông tin thông suốt, liên tục, mọi lúc mọi nơi.

Dịch vụ tài chính: hầu hết các ngân hàng trên toàn quốc đều có chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động tại Vĩnh Long (kể cả thanh toán quốc tế). Một số sơ sở kinh doanh dịch vụ đã chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng. điều đó đã tạo thuận lợi cho khách trong việc thanh toán chi phí các dịch vụ.

Dịch vụ y tế: hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển đều trên địa bàn toàn tỉnh (bao gồm nhà nước và tư nhân). Việc chăm sóc sức khỏe với dịch vụ y tế chất lượng cao cũng được đáp ứng theo yêu cầu của du lịch (thông qua dịch vụ y tế chất lượng cao tại thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).

4.1.2 Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Vĩnh Long

4.1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Vĩnh

Long

Trong mọi hoạt động kinh doanh thì kết quả hoạt động kinh doanh là

những gì doanh nghiệp nhận được, cho nên luôn được quan tâm. Bảng 4.1 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 – 2016, bao gồm các thông số như: tổng lượt khách du lịch, lượt khách du lịch trong nước, lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu.

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2016

Năm

Khách (lượt)


Doanh thu (tỷ)

Tổng

Nội địa

Quốc tế

2012

900.000

700.000

200.000

185

2013

940.000

748.000

192.000

200

2014

950.000

750.000

200.000

210

2015

960.000

755.000

205.000

220

2016

1.160.000

945.000

215.000

300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch Vĩnh Long - 8

Nguồn: Sở Thể thao – Văn hóa – Du lịch tỉnh Vĩnh Long

Tổng lượt khách du lịch đến Vĩnh Long trong giai đoạn 2012 – 2016 luôn có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2012 là 900.000 lượt; năm 2013 là 940.000 lượt; năm 2014 là 950.000 lượt; năm 2015 là 960.000 lượt; năm 2016 là 1.160.000


lượt. Điều này cho thấy, hoạt động du lịch của tỉnh Vĩnh Long ngày càng được khách du lịch quan tâm. Để đạt được kết quả này là sự nổ lực không ngừng nghỉ của ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long, tỉnh luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm ở điểm du lịch khác và đầu tư, hoàn thiện hệ thống du lịch để thu hút khách du lịch.

Với tổng lượng khách du lịch vừa được thể hiện, thì lượt khách du lịch trong nước như sau: năm 2012 là 700.000 lượt; năm 2013 748.000 lượt; năm 2014 là 750.000 lượt khách; năm 2015 là 755.000 lượt; năm 2016 là 945.000 lượt. Đối với khách quốc tế, năm 2012 là 200.000 lượt; năm 2013 là 192.000 lượt; năm 2014 là 200.000 lượt; năm 2015 là 205.000 lượt; năm 2016 là 215.000 lượt. Điều này cho thấy, tổng lượt khách du lịch đến tham quan tỉnh Vĩnh Long tăng trong giai đoạn phân tích 2012 – 2016 có cả khách trong nước lẫn quốc tế.

Về tình hình doanh thu của ngành du lịch, theo số liệu thống kê thể hiện ở Bảng 4.1 thì doanh thu của ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long luôn tăng trong giai đoạn 2012 – 2016. Cụ thể, năm 2012 doanh thu ngành du lịch của tỉnh Vĩnh Long là 185 tỷ đồng; năm 2013 là 200 tỷ đồng; năm 2014 là 210 tỷ đồng; năm 2015 là 220 tỷ đồng; năm 2016 là 300 tỷ đồng. Tỉnh chủ trương phát triển hoạt động du lịch sinh thái, có nhiều điểm vườn và khu du lịch sinh thái được hình thành và thu hút khách du lịch. Với kết quả đạt được ngày càng tăng, điều này sẽ tạo động lực giúp cho những doanh nghiệp, những hộ gia đình hoạt động du lịch có tinh thần thực hiện các hoạt động du lịch ngày càng chất lượng hơn.

4.1.2.2 Một số điểm đến du lịch của tỉnh Vĩnh Long

a. Cù lao An Bình

Cù Lao An Bình nổi giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, Cù Lao gồm bốn xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh và Ðồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Nằm ở vị trí đầu của dải cù lao Minh (nơi được mệnh danh “vương quốc trái cây”) được mẹ phù sa bồi đắp cho đất đai màu mỡ, trù phú, ươm mầm và phát triển phong phú các loại cây ăn trái đặc trưng của miền Tây.

Vì là một vùng sông nước mênh mông, kênh rạch đan nhau chằng chịt nên du khách phải thuê ghe xuồng để tham quan mảnh đất màu mỡ này. Trải


rộng khắp Cù Lao là hệ thống sông ngòi gồm các con sông mang những cái tên độc đáo, đậm chất miệt vườn như sông Bà Vú, rạch Trời Đánh, rạch Ruột Ngựa, sông Tắc Cát, rạch Đường Cày lớn, rạch Đường Cày nhỏ… Ngoài ra, hình thức du lịch “homestay” (sống tại nhà dân) rất phổ biến và được du khách ưu tiên lựa chọn nhất. Chính vì lợi thế về du lịch sinh thái nên tỉnh Vĩnh Long đã khuyến khích mô hình “Nông dân – Nhà vườn làm du lịch”. Bên cạnh đó, còn được thưởng thức các món ăn đặc trưng vùng sông nước như: bánh xèo, cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù, ốc đắng, cá lóc hấp bầu, cháo hến, gỏi trái cóc, canh chua cá rô,... Nếu thực sự muốn trở thành một nông dân “chính hiệu”, các bạn có thể tự câu cá, bắt ốc, hái rau và tự tay chế biến các món ăn mình ưa thích. Các gia chủ ở đây sẽ khiến cho du khách cảm thấy quyến luến với cảnh vật và con người cực kỳ hiếu khách và thân thiện.

Một số điểm vườn du lịch không nên bỏ qua khi đến tham quan cù lao An Bình như: vườn Ngọc Lý, Tám Lộc, Bảy Hồng, Chín Sang, Chín Mai, vườn cảnh bon sai của ông Sáu Giáo, vườn chôm chôm của ông Chín Hoán, Chín Cần, nhãn tiêu của ông Tám Hổ …Vườn nhỏ thì khoảng 5 – 6 công vườn, vườn rộng đến 1 – 2 hecta.

b. Khu du lịch sinh thái – Trang trại Vinh Sang

Khu Du lịch sinh thái - trang trại Vinh Sang thuộc Công ty TNHH thương mại - dịch vụ - du lịch Vinh Sang (ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) được thành lập từ năm 2005 đã thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến thăm.

Khu du lịch Vinh Sang có một đàn đà điểu với hơn 60 con trưởng thành được chứa trong sân rộng hơn 200 mét vuông, được phủ cát mịn. Du khách có thể thỏa thích với trò “cưỡi đà điểu”, đặc biệt là trẻ em. Bên cạnh đó, du khách còn có thể tham gia câu cá sấu trong một hồ rộng 200 mét vuông. Mặt khác, nếu khách du lịch thích cảm giác nhàn nhã và thư giãn hơn thì có thể câu cá song và sử dụng chiến lợi phẩm chế biến ra những món ăn cực kỳ hấp dẫn, mà không tốn thêm bất kỳ khoảng nào. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể lựa chọn rất nhiểu các trò chơi dân gian thú vị khắc như thử tài bắn sung, câu cá trúng thưởng, bịt mắt gắn lông đà điểu,… Về ẩm thực, du khách có thể tận hưởng các


món ăn như: trứng và thịt đà điểu chiên hoặc luộc, nướng xiên, lúc lắc,… hoặc thử các món ăn chế biến từ cá sấu như cá sấu tiềm thuốc bắc, lúc lắc, nướng vỉ, xào lăn,… Ngoài ra, còn có rất nhiều sự lựa chọn cho thực khách đó là cá đồng nấu canh chua bần, gà vườn luộc lá chanh, heo sữa quay lu,...

c. Khu du lịch Trường An

Khu du lịch Trường An rộng 16 ha, này nằm ngay cạnh sông Tiền thuộc xã Tân Ngãi, từ trung tâm thành phố di chuyển tới khoảng 4km. Ví trí của Trường An nằm ở ngò giao lộ, nối tuyến liên thông với các tỉnh ĐBSCL qua quốc lộ 1A. Tại đây, khách du lịch có thể ngắm những khung cảnh nên thơ, hữu tình. Bên cạnh đó, với cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống ao hồ, cây cối cùng với các địa điểm vui chơi giải trí đã tạo lợi thế cho khu du lịch Trường An trở thành một trong các điểm đến đẹp và lý tưởng nhất của vùng ĐBSCL.

Khu du lịch hiện có 11 biệt thự với 30 phòng nghỉ tiêu chuẩn 2 sao, các nhà hàng, bar, massage, karaoke, billards, café sân vườn, du lịch sinh thái, ẩm thực ngoài trời với các món ăn miển Tây Nam Bộ, câu cá, lướt ván, du thuyền,... tạo điều kiện cho du khách có nhiều sự lựa chọn về hình thưc giải trí và thư giãn.

d. Chợ Nổi Trà Ôn

Chợ nổi Trà Ôn đây là chợ nổi cuối cùng trên sông Hậu trước khi đổ ra biển. Chợ nằm ngay giữa ngã ba sông Hậu và sông Măng Thít.

Chợ nhóm họp cả ngày nét đặc biệt của chợ nổi Trà Ôn so với các chợ nổi khác chính là việc nhóm họp theo con nước. Thường thì vào buổi sáng chợ thường đông đúc nhưng đông nhất vẫn là lúc cao điểm của con nước lớn. Do đó du khách vẫn có thể ngắm nhìn nét đẹp của chợ vào các buổi trong ngày tùy theo con nước. Đặc biệt tại đây các loại hàng hóa nông sản đều được mua bán theo những nhóm hàng và được phân phối từ các ghe vườn theo dạng bán sỉ. Nét độc đáo này cũng đã tạo cho khu chợ nổi Trà Ôn một nét riêng có sức cuốn hút du khách nhất là du khách nước ngoài. Sản vật chủ yếu của chợ nổi là trái cây như dừa xiêm, chuối tiêu, ổi, dứa, mít na, bưởi, cóc, cam sành… Tại chợ nổi còn có một món ăn đặc sản là bún bò viên ăn kèm với rau chuối.


e. Văn thánh miếu Vĩnh Long

Văn thánh miếu Vĩnh Long tọa lạc trên một sở đất rộng cặp bên bờ sông Long Hồ. Người chủ xướng xây dựng công trình là kinh lược sứ nam kỳ Phan Thanh Giản và đốc học Nguyễn Thông.

Ngoài những giá trị cao về văn hóa thì Kiến trúc là một điểm nổi bậc tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Cổng tam quan xây dựng theo lối cổ lâu có ba tầng mái. Cổng có thiết kế đơn giản những tính mỹ thuật cao. Sau cổng là thần đạo đi thẳng vào điện Đại Thành, hai bên là hai hàng sao cao vút có cùng niên đại với ngôi Thánh Miếu, giữa thần đạo là ba tấm bia đá. Chính điện thờ Khổng Tử hai bên thờ Từ Phối và Thập Triết. Hai bên chính điện có hai gian nhà (tả vu và hữu vu) thờ thất thập nhị hiền. Ngoài ra trong khuôn viên Văn Thánh Miếu còn có hai ao nhỏ trồng sen (hồ nhật tinh, hồ nguyệt anh) và một công trình kiến trúc nhỏ là Tụy Văn Lâu.

Tụy Văn Lâu được thiết kế theo kiểu trùng thềm điệp ốc, trên gác là nơi cất sách và thờ Văn Xương Đế Quân vị tinh quân chủ quản việc thi cử học hành. Tầng dưới Văn Xương là nơi quan trọng nhất gian giữa là nơi văn nhân thi ngồi đàm đạo, phía sau là khám thờ. Khám thờ này chạm trổ tinh vi, trong đặt hai bài vị có câu đối ca tụng hai kẻ sĩ đứng đầu đất gia định là Vò Trường Toản và Phan Thanh Giản.

f. Khu Di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Vĩnh Long đã trở thành chiến trường ác liệt vào bậc nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, xuất phát từ vị trí xung yếu của Vĩnh Long kẻ địch luôn dồn sức nhằm khống chế bằng được địa bàn này.

Trong hoàn cảnh lịch sử ấy tỉnh ủy Vĩnh Long cơ quan đầu não lãnh đạo toàn diện cuộc kháng chiến của toàn tỉnh vẫn tồn tại hoàn thành sứ mệnh lịch sử giao phó. Vượt lên bao khó khăn thử thách tỉnh ủy Vĩnh Long chỉ đạo mọi phong trào tỉnh nhà đi đến thắng lợi chính là do tỉnh ủy Vĩnh Long luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, đảng bộ Vĩnh Long dựa hẳn vào dân, động viên sức mạnh to lớn, sức sáng tạo vô biên của nhân dân nhằm vào mục tiêu chiến thắng kẻ thù xâm lược.


Ngày nay trong tình hình đất nước đang hội nhập với thế giới trên tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa vấn đề khôi phục di tích cách mạng Cái Ngang càng trở nên bức thiết. Khi công trình trùng tu tôn tạo hoàn thành đưa vào phục vụ đây sẽ là nơi thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.

Di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang là nơi khơi gợi nguồn sức mạnh từ lịch sử hòa hùng để động viên toàn đảng toàn quân, toàn dân Vĩnh Long. Ngày 9/8/2003 khu di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang được đưa vào phục vụ khách du lịch và hứa hẹn sẽ là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

g. Khu tưởng niệm cố Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Phạm Hùng

Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được khởi công xây dựng ngày 2/10/200 và khánh thành ngày 11/6/2004. Khu tưởng niệm được đặt trên mảnh đất quê hương ấp Long Thuận A, xã Long Phước huyện Long Hồ một vùng đất nổi danh đất học.

Cả cuộc đời của cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng là một tấm gương sáng của một nhà lãnh đạo trung kiên mẫu mực ông đã được đất nước quê hương và nhân dân muôn đời tôn kính. Để tưởng nhớ công lao của một người con ưu tú của cả dân tộc của quê hương, tỉnh ủy ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã cho xây dựng khu tưởng niệm cố chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng để giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Khu tưởng niệm đồng chí Phạm Hùng với tổng diện tích 3,2 ha gồm các hạng mục như: nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1:1 gồm: phòng biệt giam đồng chí Phạm Hùng tại Côn Đảo từ 1934 – 1945, ngôi nhà làm việc của đồng chí Phạm Hùng tại căn cứ trung ương cục miền Nam từ 1967 đến 30/4/1975 và căn phòng làm việc của đồng chí Phạm Hùng tại số 72 Phan Đình Phùng Hà Nội năm 1958 đến năm 1967 và năm 1978 đến 1988.

Với khuôn viên rộng, bố cục tổng thể cân đối hài hòa và một cấu trúc nghệ thuật đơn giản nhưng trang nghiêm, thanh thoát, hợp với một không gian màu sắc cây cảnh… khu tưởng niệm đồng chí Phạm Hùng xứng đáng với tầm

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí