DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê lượng vốn đầu tư lũy kế đến năm 2017 6
Bảng 2.1: Các nhân tố thuộc lợi thế địa điểm thu hút đầu tư 21
Bảng 2.2: Động cơ đầu tư của của các tập đoàn đa quốc gia 23
Bảng 2.3: Tổng hợp động cơ tìm kiếm tài nguyên du lịch của nhà đầu tư 26
Bảng 2.4: Tổng hợp động cơ tìm kiếm thị trường của nhà đầu tư 27
Bảng 2.5: Tổng hợp động cơ tìm kiếm sự hiệu quả - Lợi thế chi phí 29
Bảng 2.6: Tổng hợp động cơ tìm kiếm sự hiệu quả - Cơ sở hạ tầng 31
Bảng 2.7: Tổng hợp động cơ tìm kiếm sự hiệu quả - Môi trương đầu tư 32
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ - 1
- Thống Kê Lượng Vốn Đầu Tư Lũy Kế Đến Năm 2017
- Giới Thiệu Chung Về Nghiên Cứu Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu Chương 3: Thiết Kế Nghiên Cứu
- Các Nhân Tố Thuộc Lợi Thế Địa Điểm Thu Hút Đầu Tư
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Bảng 2.8: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm – địa điểm sản xuất quốc tế 35
Bảng 2.9: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm – động cơ đầu tư 37
Bảng 3.1 Nghiên cứu định tính dựa vào phương pháp thu thập dữ liệu 45
Bảng 3.2 Nghiên cứu định tính dựa vào cách tiếp cận 46
Bảng 3.3 Hệ số KMO theo Kaiser 51
Bảng 3.4: Quy mô mẫu và hệ số Factor Loadings 51
Bảng 3.5: Tổng hợp chỉ số đo lường tính đơn hướng 56
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Lợi thế tài nguyên” 59
Bảng 3.7 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế tài nguyên” 60
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Cơ sở hạ tầng du lịch” 61
Bảng 3.9 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Cơ sở hạ tầng” 61
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Thị trường tiềm năng” 62
Bảng 3.11 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế kinh tế” 63
Bảng 3.12 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Môi trường đầu tư” 63
Bảng 3.13 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Môi trương đầu tư” 64
Bảng 3.14 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Lợi thế chi phí” 65
Bảng 3.15 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế chi phí” 65
Bảng 3.16 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Tính hấp dẫn điểm đến đầu tư du lịch” 66
Bảng 3.17 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Tính hấp dẫn điểm đến” 67
Bảng 3.18 Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu nhân tố “Ý định đầu tư du lịch” 67
Bảng 3.19 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Ý định đầu tư” 68
Bảng 3.20: Lợi thế tài nguyên - Reliability Statistics 68
Bảng 3.21: Lợi thế tài nguyên - Item-Total Statistics 69
Bảng 3.22: Thị trường du lịch tiềm năng - Reliability Statistics 69
Bảng 3.23: Thị trường du lịch tiềm năng - Item-Total Statistics 69
Bảng 3.24: Cơ sở hạ tầng du lịch - Reliability Statistics 70
Bảng 3.25: Cơ sở hạ tầng du lịch - Item-Total Statistics 70
Bảng 3.26: Môi trường đầu tư - Reliability Statistics 70
Bảng 3.27: Môi trường đầu tư - Item-Total Statistics 71
Bảng 3.28: Lợi thế chi phí - Reliability Statistics 71
Bảng 3.29: Lợi thế chi phí - Item-Total Statistics 72
Bảng 3.30: Lợi thế chi phí - Reliability Statistics 72
Bảng 3.31: Lợi thế chi phí - Item-Total Statistics 72
Bảng 3.32: Tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư - Reliability Statistics 72
Bảng 3.33: Tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư - Item-Total Statistics 73
Bảng 3.34: KMO and Bartlett's Test 73
Bảng 3.35: Phân tích EFA sơ bộ -Rotated Component Matrixa74
Bảng 3.36: Lợi thế tài nguyên - Reliability Statistics 75
Bảng 3.37: Lợi thế tài nguyên - Item-Total Statistics 75
Bảng 3.38: Thị trường du lịch tiềm năng - Reliability Statistics 76
Bảng 3.39: Thị trường du lịch tiềm năng - Item-Total Statistics 76
Bảng 3.40: Cơ sở hạ tầng du lịch - Reliability Statistics 77
Bảng 3.41: Cơ sở hạ tầng du lịch - Item-Total Statistics 77
Bảng 3.42: Môi trường đầu tư - Reliability Statistics 77
Bảng 3.43: Môi trường đầu tư - Item-Total Statistics 77
Bảng 3.44: Lợi thế chi phí - Reliability Statistics 78
Bảng 3.45: Lợi thế chi phí - Item-Total Statistics 78
Bảng 3.46: KMO and Bartlett's Test – Nhân tố Hấp dẫn đầu tư 78
Bảng 3.47: Total Variance Explained – Nhân tố hấp dẫn đầu tư 79
Bảng 3.48: KMO and Bartlett's Test – Ý định đầu tư du lịch 79
Bảng 3.49: Total Variance Explained – Ý định đầu tư du lịch 80
Bảng 4.1 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Cơ sở hạ tầng du lịch” 81
Bảng 4.2 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Môi trường đầu tư” 82
Bảng 4.3 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Lợi thế chi phí” 83
Bảng 4.4 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Thị trường du lịch tiềm năng” 83
Bảng 4.5 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Lợi thế tài nguyên DL” 85
Bảng 4.6: Lợi thế tài nguyên - Reliability Statistics 85
Bảng 4.7: Lợi thế tài nguyên - Item-Total Statistics 85
Bảng 4.8: Lợi thế tài nguyên - Reliability Statistics 86
Bảng 4.9: Lợi thế tài nguyên - Item-Total Statistics 86
Bảng 4.10 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Tiềm năng thị trường” 87
Bảng 4.11: Thị trường du lịch tiềm năng - Reliability Statistics 87
Bảng 4.12: Thị trường du lịch tiềm năng - Item-Total Statistics 87
Bảng 4.13 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Cơ sở hạ tầng du lịch” 88
Bảng 4.14: Cơ sở hạ tầng du lịch - Reliability Statistics 88
Bảng 4.15: Cơ sở hạ tầng du lịch - Item-Total Statistics 89
Bảng 4.16 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Môi trương đầu tư” 89
Bảng 4.17: Môi trường đầu tư - Reliability Statistics 90
Bảng 4.18: Môi trường đầu tư - Item-Total Statistics 90
Bảng 4.19 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Lợi thế chi phí” 91
Bảng 4.20: Lợi thế chi phí - Reliability Statistics 91
Bảng 4.21: Lợi thế chi phí - Item-Total Statistics 91
Bảng 4.22 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Hấp dẫn nhà đầu tư” 92
Bảng 4.23: Tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư - Reliability Statistics 92
Bảng 4.24: Tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư - Item-Total Statistics 92
Bảng 4.25 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Ý định đầu tư du lịch” 93
Bảng 4.26: Ý định đầu tư du lịch - Reliability Statistics 93
Bảng 4.27: Ý định đầu tư du lịch - Item-Total Statistics 93
Bảng 4.28: KMO and Bartlett's Test 94
Bảng 4.29: Rotated Component Matrixa94
Bảng 4.30: KMO and Bartlett's Test – Nhân tố hấp dẫn đầu tư 96
Bảng 4.31: Total Variance Explained – Nhân tố hấp dẫn đầu tư 96
Bảng 4.32: Component Matrixa – Nhân tố hấp đẫn đầu tư 97
Bảng 4.33: KMO and Bartlett's Test – Ý định đầu tư du lịch 97
Bảng 4.34: Total Variance Explained – Ý định đầu tư du lịch 98
Bảng 4.35: Component Matrixa – Ý định đầu tư du lịch 98
Bảng 4.37: Kết quả giá trị ước lượng tương quan giữa các biến 101
Bảng 4.38: Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình 103
Bảng 4.39: So sánh các chỉ số mô hình bất biến từng phần và khả biến 106
Bảng 4.40: Kết quả ước lượng 2 mô hình đối với vốn trong và ngoài nước 107
Bảng 4.41: So sánh các chỉ số 2 mô hình – vốn trong và ngoài nước 109
Bảng 5.1: Biến số và chỉ báo đo lường tính hấp dẫn điểm đến thu hút nhà đầu tư 114
Bảng 5.2: Minh họa cho việc tính điểm hấp dẫn tổng thể tại 1 tỉnh 117
Bảng 5.3: Minh họa tính điểm hấp dẫn theo lượng vốn đầu tư thực tế 118
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein 1980) 33
Hình 2.2: Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) 33
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 40
Hình 3.1: Trình tự nghiên cứu 44
Hình 4.1: Kết quả phân tích CFA – Mô hình chuẩn hóa 99
Hình 4.2: Kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết 102
Hình 4.3: Ước lượng mô hình khả biến cho 2 nhóm KDL và KS 105
Hình 4.4: Kết quả ươc lượng mô hình bất biến từng phần cho KDL và KS 106
Hình 4.5: Kết quả ước lượng mô hình khả biến – Vốn trong và ngoài nước 108
Hình 4.6: Kết quả ước lượng mô hình bất biến – Vốn trong và ngoài nước 109
1.1 Dẫn nhập
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
Du lịch là một ngành tổng hợp phát triển nhanh, bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội, làm cho nó trở thành một đòn bẩy thúc đẩy các ngành khác phát triển theo. Không có gì đáng ngạc nhiên, các cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng du lịch là ngành ưu tiên cao cho các cơ quan xúc tiến đầu tư trên toàn thế giới (UNCTAD, 2009). Với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng giữa các điểm đến du lịch, và các địa phương làm thế nào để cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư vào địa phương mình là một vấn đề sống còn đối với mỗi địa phương.
Thiếu vốn là một trở ngại lớn cho phát triển du lịch và nhiều quốc gia - đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các quốc gia này ngày càng tìm cách thu hút các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài để cung cấp vốn giúp phát triển ngành du lịch của họ. Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) trong lĩnh vực du lịch thường có tác động tích cực đến các điểm đến đầu tư. Ngoài việc đầu tư vốn, TNCs nước ngoài có thể giúp các nền kinh tế chủ nhà như: đa dạng hóa việc cung cấp các sản phẩm du lịch, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ địa phương.... Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn tư nhân trong lĩnh vực du lịch thường khó khăn và vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia, giữa các địa phương. Việc tìm hiểu được nhu cầu và mong muốn của nhà đầu tư sẽ giúp cho các địa phương có được các chính sách thu hút vốn đầu tư đúng đắn và hiệu quả hơn. Đây là một vấn mang tính thời sự hiện nay trên cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
1.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu
1.2.1 Tính cấp thiết về mặt lý luận
Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu về thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch cho thấy sự cần thiết nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” cần được bổ sung về mặt lý luận như sau:
Một là, về vai trò của nguồn vốn tư nhân từ bên ngoài đã được nhiều nhà khoa học khẳng định là góp phần xây dựng và phát triển địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, tạo ra hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp (Grossman và Helpman, 1991; Hermes và Lensink, 2003; Oecd, 2008). Nguồn vốn tư nhân là yếu tố
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn cho nên các địa phương cần phải xem là nguồn vốn quan trọng cần phải tập trung thu hút.
Hai là, để thu hút được nguồn vốn tư nhân từ bên ngoài này thì mỗi địa phương phải hiểu được nhà đầu tư họ mong muốn điều gì và động cơ của họ là gì? Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng mục tiêu của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường (Agarwal, 1980; Moosa, 2002); hoặc để đa dạng hóa (Markowitz, 1991; Moosa, 2002; Rose-Ackerman và Tobin, 2005); hoặc bị ảnh hưởng bởi tiềm năng thị trường của các nước sở tại (Moore, 1993; Kreinin và cộng sự, 1999). Điều này khẳng định các yếu tố ảnh hưởng, tầm quan trọng của các yếu tố ở mỗi địa phương là khác nhau đối với nhà đầu tư. Bởi vậy, việc nghiên cứu đặc thù của mỗi địa phương là một vấn đề cần thiết hiện nay.
Ba là, tại Việt Nam có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề đo lường các nhân tố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp- dịch vụ tại một tỉnh thành phố cụ thể mà ít có nghiên cứu, đo lường về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho riêng ngành du lịch nói chung, và cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng chính đó là: cơ sở hạ tầng, lao động, thị trường, yếu tố tài chính, ưu đãi của chính quyền địa phương, pháp lý, điều kiện tự nhiên, chính sách thu hút đầu tư (Nguyễn Mạnh Toàn, 2010; Trương Bá Thanh và cộng sự, 2010; Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2015; Huyen, 2015). Nhìn chung các nghiên cứu tại Việt Nam, đa phần hướng nghiên cứu của các tác giả đề cập đến một trong các yếu tố vừa được liệt kê ở trên, mang tính không đầy đủ (nhân tố tài nguyên tự nhiên chưa đầy đủ, tài nguyên văn hóa bỏ sót, môi trường đầu tư đề cập chưa đầy đủ). Ngoài ra, các nghiên cứu này nhìn chung không có sự thống nhất khoa học về các nhân tố tác động. Từ đây, dẫn đến việc mỗi nghiên cứu là một nhóm các nhân tố tác động, không thống nhất. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các tác giả không dựa trên căn nguyên gốc là động cơ đầu tư. Động cơ đầu tư này bao gồm tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm sự hiệu quả, tìm kiếm tài sản chiến lược (Dunning, 1988) như vậy sẽ khoa học và ít bỏ sót nhân tố hơn. Hơn nữa, các nghiên cứu tại Việt Nam đa phần tập trung cho lĩnh vực công nghiệp nên hầu hết các tác giả không đề cập đến yếu tố lợi thế tài nguyên du lịch; yếu tố môi trường đầu tư đa phần đề cập đến ưu đãi và chính sách thu hút đầu tư là chưa đầy đủ như chỉ số PCI đã chỉ rõ.
Bốn là, các nghiên cứu các nghiên cứu ở nước ngoài về thu thút vốn đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, khu giải trí hầu hết đều chỉ ra nhân tố thị trường du lịch tiềm năng là yếu tố quan trọng nhất (quy mô, tốc độ tăng trưởng thị trường...), ngoài ra các yếu tố
ảnh hưởng khác như: luật pháp và các quy định, các sự kiện lớn thu hút khách, chi phí lao động, vị trí đặt khách sạn, chi phí vận chuyển, văn hóa xã hội địa phương, cơ sở hạ tầng, quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ tội phạm, tài nguyên tự nhiên, động thực vật... (UNTAD, 2007; Yang và Fik, 2011; Ussi và Wei, 2011; Zhang và cộng sự, 2012; Adam và Amuquandoh, 2013; Assaf và cộng sự, 2015; Falk, 2016; Tomohara, 2016; Puciato và cộng sự, 2017). Các nghiên cứu trên đa phần chỉ ra nhân tố thị trường du lịch tiềm năng là quan trọng, kế đến các nhân tố lợi thế chi phí, cơ sở hạ tầng, chính sách pháp luật, sự bất ổn chính trị, xã hội. Ngoài ra các nghiên cứu này có đề cập đến nhân tố tìm kiếm tài nguyên du lịch, tuy nhiên đa phần là tài nguyên tự nhiên được thể hiện qua việc tìm kiếm vị trí đặt khách sạn có vị trí đẹp, khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp thu hút khách. Nhân tố tài nguyên văn hóa gần như các tác giả ít đề cập mà chủ yếu đề cập đến 1 nhân tố trong tài nguyên văn hóa đó là các sự kiện lớn thu hút khách là có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhân tố môi trường đầu tư thì mỗi tác giả đề cập một khía cạnh chứ chưa có tác giả nào đề cập đầy đủ hết các khía cạnh đo lường nhân tố môi trường đầu tư như chỉ số PCI.
Năm là, hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút khách du lịch mà hầu như ít có nghiên cứu nào nghiên cứu về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư về lĩnh vực du lịch.
Tựu trung lại, về nghiên cứu cơ sở lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế (Greenhut, 1952) phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư là lợi thế thị trường, lợi thế chi phí, môi trường đầu tư là những nhân tố ảnh hưởng chính. Lý thuyết động cơ đầu tư (Dunning, 1988) chỉ ra 3 nhóm động cơ đầu tư chính đó là tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm sự hiệu quả. Từ các lý thuyết này đã chỉ ra được các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn điểm đến thu hút vốn đầu tư gồm: nhân tố tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài nguyên du lịch, tìm kiếm sự hiệu quả gồm: lợi thế chi phí, lợi thế cơ sở hạ tầng và nhân tố thể chế. Dựa trên nhóm nhân tố do cơ sở lý thuyết chỉ ra thì tác giả thấy rằng các nghiên cứu thực nghiệm hầu hết đều ít đề cập đến nhân tố tài nguyên văn hóa hoặc có đề cập nhưng chưa đầy đủ. Ngoài ra, nhân tố môi trường đầu tư gần như các nghiên cứu cũng đề cập chưa đầy đủ. Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây không chia các nhân tố ảnh hưởng theo động cơ đầu tư cho nên các nhân tố của mỗi nghiên cứu lại có yếu tố này nhưng nghiên cứu khác lại có nhân tố khác hoặc tên gọi khác nên không thống nhất trong nghiên cứu.