Quan Điểm Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch Tỉnh Nghệ An

4.1.3. Quan điểm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực trạng, Luận án đề xuất các quan điểm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở Nghệ An như sau:

Thứ nhất, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch phải hướng tới đạt được cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội và bảo vệ môi trường. Về hiệu quả kinh tế đó là nâng cao đời sống nhân dân thông qua việc nâng cao thu nhập cho người lao động, vừa đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp vừa tăng thu ngân sách, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, tạo ra giá trị gia tăng cao, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hiệu quả về mặt xã hội đó là góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trực tiếp và gián tiếp cho người dân vùng có dự án đầu tư của doanh nghiệp, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội. Bảo vệ môi trường trong thu hút đầu tư đó là thu hút đầu tư có chọn lọc, tập trung lựa chọn những dự án du lịch có chất lượng tốt, sử dụng công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên nhất là đất đai gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên.

Thứ hai, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và xu hướng phát triển du lịch trong nước, quốc tế. Hoạt động này cần phải nằm trong mối quan hệ với thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, tạo ra sự liên kết trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng và cả nước nhằm phát huy lợi thế của mỗi tỉnh và thúc đẩy du lịch cả nước cùng phát triển.

Thứ ba, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tập trung thu hút doanh nghiệp khu vực tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dự án có tính khả thi cao, có sức lan tỏa và tạo động lực mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cần phải có hệ thống cơ chế chính sách được xây dựng đồng bộ, sát thực tế. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cần có sự phối hợp tốt trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện.

Các cơ chế, chính sách cần được thực hiện đồng bộ với giải pháp như xây dựng kết cấu hạ tầng, xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực và thực hiện các hỗ trợ khác.

Thứ năm, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch theo phương châm chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng đội ngũ công chức làm công tác thu hút đầu tư, hướng dẫn và quản lý, theo dõi hoạt động đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Chú ý đến lợi ích của doanh nghiệp trong việc đầu tư kinh doanh du lịch.

4.2. GIẢI PHÁP ÐẨY MẠNH THU HÚT ÐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN

4.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An đến năm 2030

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Trên cơ sở Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia đến năm 2030, Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 để tỉnh xây dựng Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2030. Tỉnh cần thuê chuyên gia như kinh nghiệm của Quảng Ninh để xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch nhằm đảm bảo tỉnh hiệu quả, tính khả thi và chất lượng của các văn bản này. Trong chiến lược này, tỉnh cần đánh giá thực trạng thu hút đầu tư phát triển du lịch trong 10 năm qua, dự báo, đánh giá những nguồn lực và yếu tố có thể thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch trong thời gian tới. Từ đó xây dựng lộ trình thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch một cách chi tiết, cụ thể. Cũng trong chiến lược này, tỉnh cần xác định loại hình doanh nghiệp ưu tiên thu hút đầu tư, lĩnh vực kinh doanh du lịch ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm du lịch ưu tiên đầu tư phát triển…

Về đánh giá thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, chiến lược phát triển du lịch cần phân tích những kết quả đạt được trong thực hiện thu hút đầu tư bao gồm các hoạt động thu hút đầu tư đã thực hiện như ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, thực hiện xúc tiến đầu tư vào phát triển du lịch, cải cách hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào du lịch…, kết quả thu hút đầu tư cả về số vốn, số doanh nghiệp, số dự án đầu tư và hiệu

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 17

quả kinh tế - xã hội. Chiến lược cũng phải chỉ ra những điểm chưa đạt được trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Trong chiến lược cần phải đánh giá khách quan, thực chất những nguồn lực, tiềm năng và yếu tố có thể khai thác để thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, chương trình thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch trong thời gian tới cần đề xuất các điểm đột phá về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch: 1) Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển du lịch; 2) Xây dựng kết cấu hạ tầng cho thu hút đầu tư vào du lịch, 3) Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch; 4) Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính để phục vụ các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch.

Trong chiến lược phát triển du lịch, cần phải quan tâm những định hướng lớn sau đây:

Một là, định hướng đối tác đầu tư kinh doanh du lịch. Thứ nhất, cần ưu tiên doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn, có thể triển khai những dự án du lịch có quy mô lớn, chất lượng cao, đầu tư vào các địa bàn trọng điểm du lịch mang tính đột phá và địa bàn khó khăn vùng miền Tây có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Thứ hai, cần ưu tiên các nhà đầu tư trong nước thực hiện dự án kinh doanh du lịch. Các tập đoàn, tổng công ty đóng trên địa bàn tỉnh cùng với các doanh nghiệp trong tỉnh được ưu tiên trước sau đó đến các nhà đầu tư ngoài tỉnh nếu có dự án tương tự như nhau. Thứ ba, quan tâm đến các đối tác có khả năng đem theo công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý tiên tiến, tạo động lực tích cực đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh cần ưu tiên các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia hàng đầu về lĩnh vực đầu tư kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp đến từ các nước có ngành du lịch phát triển như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… và các nước có nền kinh tế phát triển để vừa có các dự án đầu tư du lịch vừa có thể quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế.

Hai là, về lĩnh vực kinh doanh ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, tỉnh Nghệ An cần xác định rõ để tập trung nguồn lực của nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp. Ngành du lịch có đặc thù là các lĩnh vực gắn bó khá chặt chẽ với nhau. Khi khách lưu trú nhiều thì cần thiết gia tăng đầu tư kinh doanh lưu trú, khi

kinh doanh lưu trú tăng lên thì nhu cầu ăn uống cũng tăng lên nên cần đầu tư kinh

doanh ăn uống, ẩm thực. Ngoài ăn uống, du khách sẽ có nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan, trải nghiệm nên lại cần gia tăng đầu tư kinh doanh vui chơi giải trí, khi có nhiều khách du lịch thì nhu cầu vận chuyển khách du lịch cũng tăng lên lại cần đến đầu tư vận chuyển khách du lịch. Vì vậy, tỉnh cần xác định thu hút đầu tư một cách đồng bộ vào các lĩnh vực kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh vui chơi, giải trí, trải nghiệm, tham quan, khám phá. Đầu tư của doanh nghiệp cho du lịch Nghệ An trong nhiều năm qua tập trung chủ yếu cho các cơ sở khách sạn, nhà hàng, 70,15% chi phí của du khách cho du lịch là lưu trú và ăn uống, phần chi phí cho vui chơi, giải trí, mua sắm thấp. Còn thiếu các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao, biểu diễn và tìm hiểu văn hóa, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mua bán đồ lưu niệm, mua sắm các sản vật độc đáo của địa phương. Cần thu hút đầu tư cơ sở vui chơi giải trí lớn, độc đáo ở Cửa Lò (công viên giải trí, công viên - triển lãm - bảo tàng, công viên khoa học biển - đảo, bến du thuyền, nơi chơi các trò thể thao dưới nước và trên cạn) và khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở giải trí vừa và nhỏ của doanh nghiệp tư nhân (triển lãm tranh, đồ cổ, các vườn hoa, cây cảnh, .v.v..), mở mang và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tài chính, thương mại. Thu hút đầu tư sản xuất đồ lưu niệm và các sản phẩm đặc trưng của Nghệ An.

Ba là, định hướng thu hút đầu tư của doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch.

Đối với Nghệ An cần xác định các dự án ưu tiên thu hút đầu tư từ doanh nghiệp là lấy du lịch biển làm loại hình du lịch trụ cột để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Thu hút đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có: Du lịch tắm biển nghỉ dưỡng, du lịch thương mại, kết hợp nghỉ ngơi với hội nghị, hội thảo; dịch vụ vui chơi giải trí, tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng, tham quan các làng nghề thủ công truyền thống, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới, mang tính đặc thù hấp dẫn của du lịch biển của Nghệ An: như du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, các loại du lịch thể thao trên biển như thuyền buồm, thuyền chèo, lặn biển, lướt sóng, câu cá, câu mực trên biển; thăm quan hoạt động nuôi trồng thủy sản; ẩm thực biển… Kết hợp du lịch biển các loại hình du lịch khác như du lịch leo núi, nghiên cứu và khám phá rừng ở miền Tây Nghệ An, du lịch thắng cảnh, tham quan văn hóa – lịch sử dọc sông Lam,

du lịch thăm cánh đồng Chum, cố đô Luông Pha Băng (Lào), Đông Bắc Thái Lan

.v.v.. (thực hiện 1 tour 3 nước). Tập trung thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào một số trọng điểm du lịch để tạo điểm nhấn cho vùng du lịch biển: Các bãi tắm và công trình thể thao biển ở vùng Cửa Lò, Nghi Lộc; các tổ hợp giải trí ở Cửa Lò; khu du lịch sinh thái đảo Ngư, du lịch sinh thái Cửa Hội.

Bốn là, cần định hướng địa bàn thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, đảm bảo có thể thực hiện du lịch 4 mùa trong năm. Mặc dù địa điểm phát triển du lịch chính của Nghệ An hiện nay là Cửa Lò và dải ven biển xung quanh, nhưng từ nay đến năm 2030, trong quy hoạch thì Cửa Lò sẽ sáp nhập về thành phố Vinh theo Quyết định số 827/QĐ-TTg, ngày 12/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ nên định hướng địa bàn thu hút đầu tư vẫn xác định phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ với nhiều loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch có chất lượng cao. Đồng thời, phát triển du lịch theo trục quốc lộ 1A gắn với khai thác tài nguyên du lịch biển, khu di tích Kim Liên và các huyện Miền Tây Nghệ An. Phát triển du lịch theo hướng Tây, dọc quốc lộ 7 gắn với phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An và các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan thông qua các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phát triển du lịch về phía Tây Bắc dọc theo quốc lộ 48.

Tỉnh cần quan tâm xây dựng nội dung Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh theo quy định mới của pháp luật. Trên cơ sở Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, luật Du lịch 2017, Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chương trình hành động số 55-Ctr/TU ngày 4/1/2018 của Ban thường vụ tỉnh ủy thực hiện nghị quyết số 08 NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2030, Kế hoạch số 62/KH-UBND tỉnh Nghệ An ngày 31/1/2018 về triển khai Nghị quyết 103/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 55-Ctr/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy, tỉnh Nghệ An cần khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến 2045 và kế hoạch cụ thể để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

Trong luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 tại Điều 27 về nội dung quy hoạch tỉnh thì các tỉnh sẽ không có quy hoạch phát triển du lịch riêng như trước đây mà chỉ có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia, các tỉnh sẽ có Quy hoạch tỉnh. Do đó, từ sau năm 2020, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An sẽ được tích hợp trong Quy hoạch tỉnh.

Để có quy hoạch phát triển du lịch tích hợp trong Quy hoạch tỉnh, Nghệ An cần quan tâm tổng kết việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2006 đến năm 2020, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, đánh giá một cách đầy đủ, chi tiết tiềm năng và dự báo xu hướng phát triển du lịch của thế giới và trong nước, từ đó, tỉnh Nghệ An gấp rút tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 để đưa vào Quy hoạch tỉnh.

Để đưa quy hoạch phát triển du lịch tích hợp vào Quy hoạch tỉnh có chất lượng, cần phải giao cho Sở du lịch là đầu mối tiến hành xây dựng quy hoạch ngành. Trên cơ sở điều tra, đánh giá lại một cách khách quan các tài nguyên du lịch của địa phương, đánh giá những yếu tố thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức của việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch thời gian qua, từ đó tỉnh hình thành được cơ sở dữ liệu để xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện cho giai đoạn mới.

Trong bản quy hoạch ngành, cần lựa chọn các nội dung để có thể đưa vào Quy hoạch tỉnh như: Các yếu tố, nguồn lực phát triển du lịch tỉnh Nghệ An (vị trí du lịch tỉnh Nghệ An trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và kinh tế - xã hội của tỉnh; đánh giá tài nguyên du lịch Nghệ An cả về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn; các nguồn lực kinh tế - xã hội); Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2020, kết quả thu hút đầu tư cho phát triển du lịch; Dự báo, quan điểm và mục tiêu phát triển, định hướng các chỉ tiêu phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2021 đến 2030 tầm nhìn đến 2050 (định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch trong đó xác định rõ các khu du lịch, điểm du lịch; định hướng đầu tư phát triển du lịch gồm các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, các dự án đầu tư du lịch cần thu hút đầu tư; định hướng quy hoạch sử dụng đất cho các dự án phát triển du lịch). Giải pháp chính sách và tổ chức thực hiện phát triển du lịch (gồm các giải pháp về chính sách, giải về quản lý nhà nước hỗ trợ thực hiện quy hoạch, giải pháp về cơ chế, giải pháp về

vốn đầu tư, giải pháp về thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch, giải pháp về đào tạo

nguồn nhân lực, giải pháp hợp tác quốc tế) và các kiến nghị đối với trung ương, các sở, ban ngành địa phương, UBND huyện, thành thị trực thuộc tỉnh.

Bản quy hoạch này cần được xây dựng một cách khoa học, chi tiết, dựa trên những cơ sở dữ liệu khách quan, đầy đủ để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, đây sẽ là cẩm nang quan trọng để thực hiện thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Đặc biệt, quy hoạch phát triển du lịch nếu đi sâu về định hướng không gian phát triển du lịch và các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, các dự án đầu tư du lịch cần thu hút đầu tư; định hướng quy hoạch sử dụng đất cho các dự án phát triển du lịch thì công tác thu hút đầu tư của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Với thị trường rất lớn ở miền Bắc Việt Nam, Lào, miền Nam Trung Quốc, thậm chí vùng Viễn Đông Nga, ngành du lịch Nghệ An cần được đổi mới một cách toàn diện để đạt được mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với những định hướng chính sau đây:

(1) Quy hoạch tiểu vùng du lịch trọng điểm ven biển kéo dài từ Quỳnh Lưu tới Thành phố Vinh, với thị xã Cửa Lò là trung tâm. Tại tiểu vùng này, ưu tiên phát triển các hoạt động dịch vụ và thương mại liên quan tới du lịch, không bố trí các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xung đột với lợi ích du lịch (gây ô nhiễm môi trường, làm xấu cảnh quan).

(2) Quy hoạch các tuyến, điểm và sản phẩm du lịch dựa trên nhu cầu du lịch đa dạng của du khách quốc tế và du khách trong nước, kết hợp sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên (biển, rừng, sông, suối, hang động) với các tài nguyên văn hóa để tạo nên những loại hình du lịch đa dạng (tắm biển, thể thao dưới nước, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, vui chơi, khám phá, tâm linh, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu sinh thái…) và những gói sản phẩm du lịch hấp dẫn để đảm bảo hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm, khắc phục tính mùa vụ hiện nay.

(3) Đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững du lịch: kết hợp mục tiêu kinh tế với xây dựng xã hội văn minh, bảo tồn và phục hồi văn hóa truyền thống, bảo vệ và tôn tạo môi trường sạch đẹp, đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc [91].

Tỉnh Nghệ An cũng cần tiếp tục xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch hàng năm

kịp thời, bám sát và cụ thể hóa chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh đối với ngành du lịch theo từng giai đoạn từ 2020- 2025 và

2025 - 2030. Đây là một hoạt động cần thiết để thực thi quy hoạch tỉnh về nội dung phát triển du lịch. Chính quyền tỉnh căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và nội dung quy hoạch phát triển du lịch trong Quy hoạch tỉnh Nghệ An đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để xây dựng kế hoạch phát triển du lịch 5 năm và hàng năm. Bản kế hoạch này cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh Nghệ An về lượt khách du lịch đến tỉnh, tổng doanh thu từ khách du lịch, doanh thu về dịch vụ du lịch của tỉnh. Bản kế hoạch, phải đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch của tỉnh, trong đó có các giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh một cách cụ thể. Chỉ rõ các dự án du lịch cần thu hút đầu tư, triển khai đầu tư trong năm của tỉnh. Bản kế hoạch cần đưa ra các nội dung công việc cụ thể, có thời gian hoàn thành, nguồn kinh phí, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp. Cuối cùng là mục tổ chức thực hiện, chính quyền tỉnh giao cho các cơ quan liên quan của tỉnh Nghệ An như Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, Trung tâm phục vụ hành chính công , Sở Du lịch, Sở Tài Chính, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư… căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình để chủ động triển khai các nội dung công việc đã nêu cụ thể trong kế hoạch.

Để đẩy nhanh công tác thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh, chính quyền tỉnh cần có thêm kế hoạch thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh để đi sâu vào công tác thu hút đầu tư. Đó là cơ sở để tỉnh tổ chức thực hiện công tác thu hút đầu tư của doanh nghiệp một cách có hiệu quả hơn. Nội dung văn bản này nên giao cho Sở Du lịch Nghệ An chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh tham mưu thực hiện. Trong đó, cần quy định rõ trách nhiệm của Ban chỉ đạo phát triển du lịch, các sở, ngành và UBND các huyện, thành thị phải làm những công việc cụ thể gì để đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Cần quan tâm đến khâu kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

4.2.2. Hoàn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch

4.2.2.1. Chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp du lịch

Đầu tư kinh doanh du lịch ở Nghệ An cần lượng vốn lớn, thu hồi vốn chậm nhất là đầu tư kinh doanh lưu trú, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và vui chơi giải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023