Các Nhân Tố Thuộc Lợi Thế Địa Điểm Thu Hút Đầu Tư



nhấn mạnh việc tìm kiếm các địa phương có chi phí thấp. Nó giả định giá cả cạnh tranh, chi phí khác nhau giữa các địa điểm và có một trung tâm mua hàng nhất định.

Cách tiếp cận thứ hai là tìm kiếm địa phương có vị trí gần khách hàng. Trong lý thuyết này, người mua được quan niệm là nằm rải rác trên một khu vực thay vì giới hạn ở một điểm tiêu thụ nhất định. Chi phí mua sắm và xử lý nguyên liệu thô được giả định là giống nhau ở mọi nơi và mỗi người bán tính một mức giá nhà máy ròng giống nhau, nhưng giá giao dịch thay đổi theo khoảng cách giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp. Người bán nào gần khách hàng hơn sẽ giành được quyền kiểm soát người mua nằm gần nhà máy của họ.

Cả hai cách tiếp cận trên đều nhấn mạnh đến việc tìm kiếm vị trí mang lại sự chênh lệch lớn nhất giữa tổng chi phí và tổng doanh thu. Hiện tại, người ta thường chấp nhận rằng bất kỳ lý thuyết toàn diện nào về địa điểm đều phải kết hợp cả yếu tố chi phí và thị trường, và trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, vị trí lợi nhuận tối đa sẽ không nhất thiết là nơi có chi phí thấp nhất (Greenhut, 1952).

Trong tình hình cạnh tranh về giá, tất cả các công ty tối đa hóa lợi nhuận sẽ nhắm đến việc tạo ra một sản lượng mà chi phí biên bằng giá. Để làm điều này, họ có thể yêu cầu sản xuất tại một hoặc nhiều địa điểm, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất khi sản lượng tăng và chi phí vận chuyển khi khoảng cách tăng.

Dunning (1973) cho rằng các nghiên cứu thực nghiệm về vị trí sản xuất quốc tế cho đến nay sự lựa chọn tập trung vào ba nguyên lý chính. Nguyên lý lựa chọn đầu tiên, các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm sản xuất quốc tế dựa vào các yếu tố hấp dẫn của địa phương thu hút đầu tư nước ngoài. Các tác giả tiêu biểu phải kể đến Balassa (1967), Kreinin (1967) cho rằng luật chống độc quyền ở các nước đầu tư là quan trọng, Krause (1972) cho rằng việc hội nhập kinh tế ở nước sở tại là quan trọng, Stobaugh (1969) cho rằng môi trường đầu tư và quy mô thị trường là quan trọng, Scaperlanda và Mauer (1969) và Schollhammer (1972) cho rằng quy mô thị trường là yếu tố quyết định, Caves và Reuber (1971) đề xuất tăng trưởng thị trường là quan trọng, McAleese (1972) và Falise và Lepas (1970) cho rằng ưu đãi đầu tư là quan trọng, Vernon (1971) cho rằng mối đe dọa của các công ty cạnh tranh là quan trọng. Như vậy, nhìn chung ở khía cạnh nghiên cứu về tầm quan trọng của các nhân tố địa phương hấp dẫn đầu tư đa phần các tác giả cho rằng quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng thị trường, môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.

Nguyên lý lựa chọn thứ hai, là sự lựa chọn cách tiếp cận theo ngành và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của các doanh nghiệp ở nước ngoài tiêu biểu như các



tác giả: Hufbauer (1966) (ngành vật liệu tổng hợp), Branson (1970) (lĩnh vực xe cơ giới), Harman (1971) (ngành máy tính), Wortzel (1973) (ngành dược phẩm), Stobaugh (1975) (ngành hóa dầu)… các nghiên cứu này thể hiện tính đặc thù của ngành nên yêu cầu đòi hỏi tìm kiếm tài nguyên, nguồn nguyên vật liệu đặc thù của một quốc gia. Đồng thời các doanh nghiệp này thường tập trung vào các quốc gia chuyên về các lĩnh vực đặc thù để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức lan tỏa từ các doanh nghiệp xung quanh; tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đặc thù địa phương; hình thành khu công nghiệp thu hút được khách hàng, gần nhà cung cấp… Nguyên lý này có thể được giải thích trong lý thuyết hiệu ứng kết tụ, các doanh nghiệp cùng ngành tập trung theo khu để học hỏi, lan tỏa kiến thức, công nghệ và gần nhà cung cấp, khách hàng…

Nguyên lý lựa chọn thứ ba, nhà đầu tư quan tâm đến các vị trí đầu tư sao cho phát huy được lợi thế sở hữu đặc biệt của doanh nghiệp, từ đó phát huy năng lực cạnh tranh quốc tế cho doanh nghiệp. Các tác giả tiêu biểu như Hirsch (1967); Clark và cộng sự (1969); Dunning (1972)… Nguyên lý thứ ba này có thể được giải thích bởi lý thuyết lợi thế sở hữu đặc biệt hoặc độc quyền từ Hymer (1976). Ông cho rằng, doanh nghiệp sở hữu lợi thế này giúp cho doanh nghiệp tăng được lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí… từ đó, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.

Đại diện cho nghiên cứu theo lý thuyết này phải kể đến Stobaugh (1969) đề xuất nhóm nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư được nhiều tác giả thừa nhận và sử dụng rộng rãi.

Bảng 2.1: Các nhân tố thuộc lợi thế địa điểm thu hút đầu tư


Nhân tố ảnh hưởng

Biến quan sát


Nhân tố thị trường

1. Quy mô thị trường (Thu nhập bình quân)

2. Tốc độ tăng trưởng

3. Duy trì và tăng thị phần

4. Thúc đẩy xuất khẩu của công ty chính

5. Tiếp xúc gần hơn với khách hàng

6. Không hài lòng với cách tổ chức thị trường hiện tại

7. Làm cơ sở để xuất khẩu cho các thị trường lân cận

Nhân tố rào cản thương mại

1. Rào cản thương mại

2. Ưu tiên của khách hàng địa phương đối với sản phẩm địa phương


1. Gần nguồn cung cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ - 5


Nhân tố ảnh hưởng

Biến quan sát


Nhân tố chi phí

2. Sự sẵn có của lao động

3. Sự sẵn có của nguyên vật liệu

4. Sự sẵn có của vốn và công nghệ

5. Chi phí lao động thấp hơn

6. Giảm chi phí sản xuất khác

7. Giảm chi phí vận chuyển

8. Khuyến khích tài chính của chính phủ (thuế, tiền thuê đất, lãi suất…)

9. Mức chi phí chung thuận lợi hơn (ít bị ảnh hưởng lạm phát)


Môi trường đầu tư

1. Thái độ chung đối với đầu tư nước ngoài

2. Ổn định chính trị

3. Giới hạn về quyền chủ sở hữu

4. Quy định trao đổi tiền tệ

5. Tính ổn định của ngoại hối

6. Cấu trúc thuế

7. Sự chào đón của chính quyền


Yếu tố chung khác

1. Kỳ vọng lợi nhuận cao

2. Khác (Tăng giá trị thương hiệu, quảng bá hình ảnh…)

Nguồn: Stobaugh (1969); Dunning (1973, 2002).

Tựu trung lại, trong 3 khảo hướng trên thì khảo hướng 1 chủ yếu tập trung vào lợi thế của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư. Khảo hướng 2 tập trung vào đặc thù của nguyên vật liệu sản xuất xuất, tập trung thành cụm ngành công nghiệp. Khảo hướng 3 tập trung vào việc phát huy lợi thế sở hữu đặc biệt của doanh nghiệp. Cả 3 khảo hướng trên đều hướng đến hoặc giảm chi phí, hoặc tăng doanh thu nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.


2.2.2 Lý thuyết về động cơ đầu tư

Bảng 2.2: Động cơ đầu tư của của các tập đoàn đa quốc gia


Động cơ đầu tư

Biến quan sát (1990s)


A/Tìm kiếm thị trường

1. Có thị trường nội địa lớn và đang phát triển và các thị trường khu vực lân cận (NAFTA, EU)

2. Sự sẵn có của lao động lành nghề và chuyên nghiệp

3. Sự hiện diện và khả năng cạnh tranh của các công ty có liên quan như nhà cung cấp hàng đầu…

4. Chất lượng cơ sở hạ tầng quốc gia và địa phương và năng lực thể chế

5. Ít biến dạng thị trường liên quan đến không gian, nhưng tăng vai trò của nền kinh tế không gian kết tụ và các khía cạnh hỗ trợ dịch vụ của địa phương.

6. Chính sách kinh tế vĩ mô và tổ chức vĩ mô mà chính phủ sở tại theo đuổi.

7. Sự gia tăng nhu cầu thị trường

8. Sự gia tăng các hoạt động xúc tiến của cơ quan khu vực và địa phương


B/Tìm kiếm tài nguyên

1. Tính khả dụng, giá cả và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên

2. Cơ sở hạ tầng để cho phép khai thác tài nguyên và các sản phẩm phát sinh từ chúng để xuất khẩu

3. Những hạn chế của chính phủ đối với FDI chẳng hạn về vốn, cổ tức…

4. Ưu đãi về thuế


C/Tìm kiếm sự hiệu quả

1. Chủ yếu liên quan đến chi phí sản xuất (lao động, vật liệu, máy móc…). Giống B2, 3, 4, 5, 7 của nhân tố tìm kiếm thị trường

2. Tự do tham gia thương mại trong các sản phẩm trung gian và cuối cùng.

3. Chi phí vận chuyển, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giấy phép nhập khẩu.

4. Ưu đãi đầu tư ví dụ như giảm thuế, khấu hao nhanh, tài trợ, đất đai…

5. Tăng vai trò của chính phủ trong việc loại bỏ các trở ngại trong tái cơ cấu hoạt động kinh tế và tạo điều kiện nâng cấp nguồn nhân lực bằng các chương trình giáo dục phù hợp

6. Có sẵn các cụm không gian chuyên ngành ví dụ khoa học và khu công nghiệp… và các yếu tố đầu vào chuyên ngành. Cơ hội cho các doanh nghiệp mới của các công ty đầu tư; một môi trường cạnh tranh

bình đẳng, tăng cường sự hợp tác giữa các công ty.

Nguồn: Dunning, 1998



Dunning (1988) với nghiên cứu: “Mô hình chiết trung của sản xuất quốc tế: sự phục hồi và một số phần mở rộng có thể”, ông đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính (3 động cơ đầu tư chính) giải thích cho việc chọn lựa địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia đó là: (1) tìm kiếm tài nguyên; (2) tìm kiếm thị trường; (3) tìm kiếm sự hiệu quả.

Theo như nghiên cứu của Dunning (1988) thì hầu hết các công ty đa quốc gia sẽ tiến hành đầu tư vào các quốc gia khác chủ yếu có 1 trong 3 động cơ trên. Chính vì có 1 trong 3 động cơ trên nên có những biến đo lường cho động cơ này lại thuộc biến đo lường cho động cơ khác. Vì vậy, khi nghiên cứu chung cho một mô hình cần phải chắc lọc để loại đi sự trùng lắp này. Để tránh sự trùng lắp này ta có thể vận dụng và bổ sung cho nghiên cứu của Stobaugh (1969), một trong những nhà nghiên cứu thực nghiệm nỗi bật cho “Lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế”, sau này được Dunning (1973, 2002) có đề xuất lại kết quả của Stobaugh (1969) trong các nghiên cứu của mình.


2.2.2.1 Động cơ tìm kiếm tài nguyên

a. Khái niệm

Theo Schiffman và Kanuk (2005) cho rằng: “động cơ là lực thúc đẩy buộc một cá nhân hành động”. Romando (2007)“động cơ là một lực đẩy bên trong thúc đẩy và điều khiển hành vi con người”.

Dunning và Lundan (2008) cho rằng “động cơ tìm kiếm tài nguyên là động cơ thôi thúc các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để có được các nguồn lực cụ thể và đặc biệt, hoặc với chất lượng cao hơn để đạt được chi phí thực tế thấp hơn nước họ”. Điều này làm cho doanh nghiệp đầu tư có lợi nhuận cao hơn và cạnh tranh hơn trong thị trường mà nó phục vụ hoặc dự định phục vụ.

b. Các thành phần của động cơ tìm kiếm tài nguyên

Dunning và Lundan (2008) cho rằng có 3 loại tìm kiếm tài nguyên trong lĩnh vực

đầu tư du lịch đó là:

Một là, tìm kiếm tài nguyên vật lý: như khoáng sản, kim loại, dầu, than và khí đốt, kim cương, cao su, thuốc lá, đường, cà phê, thủy hải sản… được phục vụ như nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp.

Hai là, tìm kiếm tài nguyên là nguồn cung lao động: thông thường họ tìm kiếm những lao động có chi phí thấp; hoặc những lao động có chuyên môn trình độ cao khó đào tạo…



Ba là, tìm kiếm tài nguyên du lịch có khả năng phát triển đầu tư, thu hút khách cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, di sản văn hóa, các sự kiện và lễ hội ấn tượng…

Trong ba loại tìm kiếm tài nguyên trên, thì loại thứ nhất và thứ hai thông thường được xem xét trong động cơ tìm kiếm sự hiệu quả bao gồm lợi thế về chi phí. Do vậy, trong nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư du lịch, loại thứ ba thông thường được xem xét trong động cơ tìm kiếm tài nguyên du lịch. Như vậy, trong lĩnh vực du lịch thông thường ở nhóm động cơ tìm kiếm tài nguyên được các nhà nghiên cứu đưa vào xem xét là loại tìm kiếm thứ ba. Điều này thể hiện cụ thể hơn trong cách phân loại tài nguyên du lịch như sau:

Theo Pirozhnik (2017) thì cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép”.

Theo quan điểm của Pirojnik (2017) thì ông cho rằng tài nguyên du lịch ngoài tài nguyên vật lý, tài nguyên lao động đóng vai trò là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có tài nguyên tự nhiên (cảnh quan thiên nhiên, động thực vật) và tài nguyên văn hóa, lịch sử có khả năng phục vụ phát triển du lịch. Quan điểm này cũng giống với quan điểm của Dunning và Lundan (2008).

Luật du lịch (2017) đưa ra định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”.

“Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”.

Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nhân tố tài nguyên du lịch được tác giả tổng hợp ở bảng sau:


Bảng 2.3: Tổng hợp động cơ tìm kiếm tài nguyên du lịch của nhà đầu tư Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

Papatheodorou (2001); Polyzos

TNTN1 “Vùng đất có hệ thống bờ biển và nhiều hòn

đảo đẹp có tiềm năng phát triển DL”


TNTN2 “Hệ sinh thái rừng độc đáo và động vật đa dạng có tiềm năng phát triển DL”

TNVH1 “Di tích lịch sử, bảo tàng, tượng đài ấn tượng có khả năng thu hút và phát triển DL”

TNVH2 “Các sự kiện văn hóa và lễ hội hấp dẫn nhiều du khách, có cơ hội đầu tư phát triển DL”

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây

và Arabatzis (2006); Polyzos và Minetos (2011).

Polyzos (2002); Aykut et al. (2004); Snyman và Saayman (2009).

Komilis (1986); Kavadias (1992); Polyzos và Minetos (2011).

Yang và Fik (2011); Zhang và cộng sự (2012); Puciato (2016).


Nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chỉ ra có 2 nhóm tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố ảnh hưởng: (1) vùng đất có bờ biển và đảo đẹp; (2) hệ sinh thái rừng và động vật độc đáo; (3) vùng đất có khí hậu trong lành, mát mẻ. Tài nguyên du lịch văn hóa gồm các yếu tố ảnh hưởng: (1) các di sản sản văn hóa;

(2) các sự kiện nổi bật. Như vậy, về cơ bản các yếu tố tài nguyên du lịch đã được các nghiên cứu trước đây đề cập tương đối đầy đủ về yếu tố tự nhiên và văn hóa.

2.2.2.2 Động cơ tìm kiếm thị trường

a. Khái niệm

Dunning và Lundan (2008) cho rằng “động cơ tìm kiếm thị trường là động cơ thôi thúc các doanh nghiệp đầu tư vào một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho thị trường ở những quốc gia này hoặc ở các quốc gia lân cận”.

b. Các thành phần của động cơ tìm kiếm thị trường

Dunning và Lundan (2008) cho rằng có 2 lý do chính khiến doanh nghiệp tìm kiếm thị trường đó là:

Một là, do thuế quan hoặc các rào cản làm tăng chi phí khác do nước sở tại áp đặt

Hai là, tìm kiếm thị trường là để duy trì và khai thác các thị trường hiện có hoặc các thị trường mới.

Theo Dunning và Lundan (2008) một thị trường được lựa chọn thông thường phải xem xét các điều kiện sau:

(1) Quy mô thị trường



(2) Triển vọng tăng trưởng thị trường

(3) Gần nhà cung cấp hoặc khách hàng

(4) Đối thủ cạnh tranh

(5) Chiến lược tiếp thị và kinh doanh toàn cầu của công ty

(6) Để tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống và pháp lý bản địa.

Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chỉ ra các thành phần thang đo của nhân tố “tìm kiếm thị trường” được tác giả tổng hợp, cũng đã chỉ ra có sự tương đồng với cơ sở lý thuyết mà Dunning và Lundan (2008) đã chỉ ra.

Bảng 2.4: Tổng hợp động cơ tìm kiếm thị trường của nhà đầu tư Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

KT1 Lượng khách đến DL ở địa phương đó có quy mô lớn

KT2 Khu vực đó có thống kê lợi nhuận về DL cao

KT3 “Tốc độ tăng trưởng của ngành DL cao”


KT4 Tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu dễ dàng


KT5 Sự chào đón của địa phương đối với khách du lịch và nhà đầu tư


KT6 Chi tiêu bình quân của khách DL tại tỉnh đó cao

Dunning (2002); Anil và cộng sự (2014); Puciato và cộng sự (2017)

Dunning (2002); Anil và cộng sự (2014); Puciato và cộng sự (2017)

Sun (2002); Dunning (2002); Aykut và Ratha (2004); Anil và cộng sự (2014).

Mohammed (2006); Naude và Krugell (2007); Snyman và Saayman (2009); Assaf và cộng sự (2015b).

Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015)

Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015)

KT7 Lạm phát Mohammed (2006); Naude và Krugell (2007); Snyman và Saayman (2009)

KT8 Lãi suất Mohammed (2006); Naude và Krugell (2007); Snyman và Saayman (2009).

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí