Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch Ở Cấp Tỉnh

nào đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ, hoàn thiện về khái niệm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tưcủa doanh nghiệpvào phát triển du lịch.

Hai là, các công trình nghiên cứu lý luận liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch đều tiếp cận và phân tích vấn đề nghiên cứu ở khía cạnh chính sách thu hút đầu tư, kinh nghiệm thu hút đầu tư…nhưng chưa có công trình nào tiếp cận và phân tích sâu về mặt lý luận để làm rõ các nội dung, đặc biệt là đặc điểm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

Ba là, khi đi sâu vào nghiên cứu thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch thì việc đánh giá thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch vào một địa phương cụ thể là cần thiết. Vì vậy, để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch có tính khả thi trên thực tế, vấn đề này cần được nghiên cứu sâu hơn, gắn với không gian, thời gian và địa bàn cụ thể.

Bốn là, hệ thống các giải pháp đưa ra để thu hút đầu tư vào phát triển du lịch vẫn còn chung chung và chưa đầy đủ, chưa thể áp dụng hiệu quả vào địa phương cụ thể và đối tượng cụ thể là doanh nghiệp; chưa có công trình nào đề xuất được bộ giải pháp khả thi, cụ thể để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Do đó cần thiết phải có bộ giải pháp thu hút đầu tư phù hợp với đối tượng cụ thể đó là doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhất là một địa phương như tỉnh Nghệ An.

Năm là, vấn đề nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị về thu hút đầu tư của doanh nghiệp để phát triển du lịch địa phương thì chưa có công trình nào đề cập mối quan hệ giữa chủ thể thu hút và doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch, quan hệ lợi ích giữa địa phương và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Trên cơ sở khái quát và kế thừa những kết quả nghiên cứu đã công bố, Luận án tiếp tục nghiên cứu là: Chính quyền cấp tỉnh làm gì để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch? Thực tiễn giai đoạn 2015-2019 tỉnh Nghệ An đã thực hiện được ở mức độ nào? Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An cần phải tiếp tục giải quyết những vấn đề gì đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch một cách hiệu quả hơn?

- Về lý luận:

+ Hệ thống hóa các vấn đề về khái niệm, vai trò, nội dung thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, chỉ ra những đặc điểm của thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở cấp tỉnh.

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở cấp tỉnh.

- Về thực tiễn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

+ Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở một số tỉnh trong nước và rút ra những bài học cho tỉnh Nghệ An.

+ Nghiên cứu và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An trên cơ sở các nội dung lý luận về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh; chỉ rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 5

+ Đề xuất dự báo, quan điểm và giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An trong những năm tới.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP TỈNH‌

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CẤP TỈNH

2.1.1. Khái niệm, các hình thức đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh

2.1.1.1. Khái niệm đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch

Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng tương lai [38]. Theo Mankiw (2007) các khoản đầu tư là “những hàng hóa do cá nhân hay doanh nghiệp mua sắm để tăng thêm khối lượng tư bản của họ” [99]. Do đó, đầu tư là một hành động sử dụng nguồn lực cho những mục đích để phát triển năng lực sản xuất trong tương lai, hành động này làm cho người đầu tư phải hy sinh một phần nguồn lực có thể được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hiện tại. Năng lực sản xuất trong tương lai phải mang lại những kết quả lớn hơn so với nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Như vậy, mục tiêu của hoạt động đầu tư là nhằm đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Các nguồn lực đầu tư này có thể là tiền vốn, máy móc, công cụ lao động, dây chuyền sản xuất, tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật) và sức lao động.

Kết quả đạt được sau quá trình đầu tư là sự tăng thêm các nguồn lực kể trên cho nhà đầu tư và mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. Lợi ích trực tiếp mang lại cho nhà đầu tư là lợi nhuận. Lợi ích cho nền kinh tế là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động.

Đối với doanh nghiệp, đầu tư là việc bỏ ra một lượng giá trị vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu về một lượng giá trị lớn hơn.

Khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam nêu rõ “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật liên quan” [41]. Theo khái niệm này, đã là đầu tư thì phải bỏ vốn, chính là các tài

sản hữu hình và vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, quan niệm này lại chưa phản ánh được mục tiêu của các nhà đầu tư là phải sinh lợi.

Luật đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26-11-2014 có hiệu lực thi hành ngày 1-7-2015 (số 67/2014/QH13) không đưa ra khái niệm đầu tư mà đề cập đến khái niệm đầu tư kinh doanh. Theo đó, Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Trong đó, Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh [40].

Với tư cách là nhà đầu tư vào phát triển du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch bỏ ra một lượng giá trị dưới dạng vốn đầu tư để kinh doanh du lịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận đồng thời hoạt động này cũng giúp nơi được đầu tư gia tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội.

Như vậy, đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch là việc doanh nghiệp bỏ ra một lượng giá trị để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị đã bỏ ra thông qua việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đầu tư góp vốn, mua cổ phần hoặc thực hiện dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch.

2.1.1.2. Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch

Có nhiều hình thức thực hiện đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Trong luận án này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp vào kinh doanh du lịch theo các hình thức sau:

Một là, doanh nghiệp đầu tư vào du lịch thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư hoặc thông qua thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, qua việc mua cổ phần hoặc góp vốn để trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư và trực tiếp tổ chức sản xuất ra toàn bộ hoặc một số dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi, giải trí…

Hai là, doanh nghiệp đầu tư vào một dịch vụ trong chuỗi dịch vụ du lịch. Như việc doanh nghiệp chỉ đầu tư kinh doanh lưu trú hoặc kinh doanh ăn uống, hoặc vui chơi giải trí…

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh

2.1.2.1. Khái niệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh

Theo công trình “Investment Attraction”, các nhà nghiên cứu người Australia cho rằng chính phủ thực hiện thu hút đầu tư bằng cách tạo lập môi trường kinh doanh hấp dẫn nhà đầu tư, thúc đẩy các địa phương cải thiện môi trường đầu tư, cung cấp các ưu đãi tài chính cũng như các dịch vụ phục vụ nhà đầu tư [107]. Tổ chức OECD khẳng định, các biện pháp đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho đầu tư, khuyến khích đầu tư là những công cụ hiệu quả để thu hút đầu tư khi các biện pháp này nhằm mục đích khắc phục những thất bại của thị trường và các biện pháp này được xây dựng, phát triển theo hướng phát huy những lợi thế, điểm mạnh của quốc gia muốn thu hút đầu tư [101].

Ở cấp tỉnh (gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sau đây gọi chung là tỉnh), thu hút đầu tư là các chính sách, biện pháp của tỉnh nhằm xúc tiến, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trong các lĩnh vực mà cả nhà đầu tư và các chủ thể thu hút đầu tư đều muốn thực hiện. Thu hút đầu tư là hoạt động làm gia tăng sự quan tâm và chú ý của các nhà đầu tư để huy động, khai thác các nguồn lực đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Đây là tổng thể các biện pháp, cách thức, các chính sách được tỉnh lựa chọn sử dụng nhằm gia tăng số lượng nhà đầu tư, vốn đầu tư, gia tăng số lượng các dự án mới hoặc các dự án mở rộng đầu tư vào một ngành nghề, lĩnh vực hoặc một vùng, một địa phương trong tỉnh. Du lịch là một ngành kinh tế cần được sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp,

nhất là trong điều kiện hiện nay nguồn ngân sách của nhà nước dành cho đầu tư sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh du lịch ở cấp tỉnh ngày càng hạn chế. Ở những tỉnh nghèo, nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển du lịch càng khó khăn hơn. Vì vậy, chính quyền cấp tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

Do đó, chúng ta có thể hiểu: Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện tổng thể các chính sách, biện pháp để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để gia tăng sự chú ý, quan tâm và

hiện thực hóa hành động đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực du lịch của tỉnh nhằm khai thác các tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đưa lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Khái niệm này bao gồm các nội dung sau đây:

Thứ nhất, chủ thể thu hút đầu tư đó là chính quyền cấp tỉnh. Chính quyền cấp tỉnh có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh. Bao gồm các đơn vị cấp tỉnh như Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, các sở chuyên ngành như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ; các cơ quan trực thuộc theo ngành dọc, trực thuộc các Bộ như Cục Hải quan, Cục thuế, dưới các Cục là các chi cục như Chi cục Hải quan, Chi cục thuế. Ngoài ra còn có đơn vị sự nghiệp là Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tuy không thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng góp phần vào việc tổ chức thực hiện việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh.

Thứ hai, đối tượng thu hút đầu tư vào phát triển du lịch của tỉnh là các doanh nghiệp. Đây là các tổ chức kinh tế, đơn vị kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp; bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân…

Thứ ba, lĩnh vực thu hút đầu tư là dịch vụ du lịch. Dịch vụ du lịch được quy định tại Điều 4 của Luật du lịch 2017 như sau: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [42].

Thứ tư, phương pháp, cách thức thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch là chính quyền cấp tỉnh thực hiện các hoạt động như xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực… nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ du lịch của tỉnh.

Thứ năm, mục đích thu hút đầu tư là khai thác các tiềm năng phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách tỉnh, xóa đói, giảm nghèo… và đưa lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

2.1.2.2. Đặc điểm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh

Một là, chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của một tỉnh được cả cơ quan trung ương và chính quyền cấp tỉnh ban hành.

Chính sách của tỉnh thường gắn với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh, áp dụng phù hợp với tỉnh đó, trong khi chính sách của cơ quan Trung ương có phạm vi áp dụng rộng hơn, trên quy mô cả nước. Như vậy là thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nằm trong hoạt động thu hút đầu tư để phát triển du lịch của cả nước. Vì vậy, nếu chức năng, nhiệm vụ giữa trung ương và tỉnh không được phân cấp rõ ràng, không có sự phối hợp tốt thì sẽ dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột chính sách, từ đó, tác dụng khuyến khích đầu tư sẽ hạn chế. Chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch một tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh vừa thực hiện chính sách của trung ương vừa xây dựng và thực hiện chính sách của tỉnh. Tuy nhiên, giới hạn của chính sách một tỉnh là mức độ khuyến khích đầu tư cao nhất mà trung ương cho phép, không được vượt qua, hay “xé rào” những chính sách mà trung ương ban hành. Vì vậy, một tỉnh đã có chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch với ưu đãi ở mức cao nhất mà chính sách trung ương đưa ra và trong phạm vi đã được phân cấp thì để tiếp tục thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh cần phải kết hợp thực hiện tốt hơn các hoạt động khác mà tỉnh còn hạn chế và có thể làm được đó là: quy hoạch phát triển du lịch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính…

Hai là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của một tỉnh có đối tượng khá đa dạng.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với quy mô, tiềm lực kinh tế khác nhau có thể kinh doanh một dịch vụ như lưu trú, vui chơi giải trí, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ ăn uống… hoặc kết hợp kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ. Vì vậy, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh muốn có hiệu quả cao cần hướng đến những doanh nghiệp vừa và lớn để có thể kinh doanh kết hợp nhiều loại hình dịch vụ, mỗi dịch vụ có chất lượng tốt, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Ba là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của một tỉnh có sự phối hợp với thu hút đầu tư vào một số ngành khác.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu tư vào đâu trước hết là do kỳ vọng

kinh doanh thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. Để có được thuận lợi thì cần có kết cấu hạ tầng tốt, các dịch vụ phục vụ các nhu cầu khác ngoài du lịch phải được cung cấp đầy đủ. Các nhu cầu về những dịch vụ gắn với chuyến du lịch của du khách như mua sắm, chữa bệnh, giao dịch, hội nghị, hội thảo,… có xu hướng ngày càng tăng lên. Du khách thường muốn trải nghiệm thêm những dịch vụ ngoài dịch vụ du lịch tại nơi đến một cách thuận lợi, sử dụng những dịch vụ có chất lượng tốt. Do đó, các ngành như thương mại, tài chính ngân hàng, y tế, giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước sạch… được thu hút đầu tư một cách đồng bộ gắn với thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch để đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch có môi trường kinh doanh tốt.

Bốn là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của một tỉnh cần có quy mô thị trường khách du lịch ngày càng tăng.

Doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh du lịch quyết định đầu tư vào tỉnh nào chủ yếu là nhận thấy khả năng về số lượng khác du lịch đến với tỉnh nhiều, thu nhập của khách du lịch cao và sẵn sàng chi trả khi sử dụng các dịch vụ du lịch. Nếu quy mô thị trường khách du lịch quá nhỏ bé thì chính sách thu hút dù tốt cũng khó làm cho doanh nghiệp đi đến quyết định đầu tư vì quan trọng nhất của doanh nghiệp vẫn là hiệu quả kinh doanh. Những biến động của thị trường khách du lịch do bất ổn an ninh – quốc phòng, dịch bệnh (như dịch covid-19), xu hướng du lịch… tác động lớn đến thị trường khách du lịch. Do đó, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch phải gắn với xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút du khách đến với tỉnh.

Năm là, chính quyền cấp tỉnh có thể thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch bằng các hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp.

Hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch được chính quyền tỉnh thực hiện qua các hoạt động như miễn, giảm thuế, ưu đãi về lãi suất tín dụng, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động cho doanh nghiệp… Các ưu đãi này cần phải dùng đến nguồn lực tài chính. Vì vậy, những ưu đãi nay phải được tính toán, cân nhắc để phù hợp với điều kiện và khả năng của tỉnh, đồng thời phù hợp với các quy định của trung ương. Trong giai đoạn đầu khi kinh doanh, trong điều kiện năng lực của doanh nghiệp du lịch bị hạn chế, các biện pháp khuyến khích về tài chính trực tiếp thường phát huy hiệu quả, tác dụng cao. Sau khi kinh doanh bước vào giai đoạn ổn định, các doanh nghiệp đã có nguồn vốn tích lũy, chính quyền tỉnh có thể chuyển sang thực

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 04/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí