Hoàn Toàn Không Đồng Ý 2: Không Đồng Ý 3: Bình Thường 4: Đồng Ý 5: Hoàn Toàn Đồng Ý 67664


cư như trung tâm thương mại, bệnh viện, khu chế xuất, khu dân cư, chợ,…Riêng đối với việc mở phòng giao dịch mới thì Ngân hàng sẽ tiến hành mở rộng ở khu vực ngoại thành TP.HCM và Hà Nội, các tỉnh và vì theo quy định của Thông tư 21/2013/TT- NHNN ngày 09/09/2013 về mạng lưới hoạt động của NHTM thì SAIGONBANK đã đạt số lượng tối đa phòng giao dịch tại nội thành TP.HCM và Hà Nội.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3‌

Trong chương này, tác giả đã nêu ra định hướng hoạt động và định hướng phát triển thương hiệu của NHTMCP Sài Gòn Công thương trong giai đoạn 2013-2017. Trên cơ sở thực trạng đã phân tích, định hướng đến năm 2017, tác giả đã trình bày các nhóm giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của NHTMCP Sài Gòn Công thương. Các giải pháp đều xuất phát từ thực tiễn trong hoạt động của Ngân hàng nên rất thiết thực và hữu ích cho Ngân hàng trong công tác quảng bá và phát triển thương hiệu.


PHẦN KẾT LUẬN‌

Với mục đích nghiên cứu đã được xác định của đề tài là hệ thống hoá các cơ sở lý luận về thương hiệu. Đề tài tiến hành phân tích thực trạng thương hiệu tại SAIGONBANK, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tập trung giải quyết những tồn tại mà SAIGONBANK đang gặp phải, đồng thời phát huy những thế mạnh góp phần phát triển thương hiệu. Đề tài đã thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thương hiệu từ đó vận dụng vào đánh giá thương hiệu của NHTMCP Sài Gòn Công thương.

Thứ hai, đề tài đã phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng thương hiệu SAIGONBANK thông qua các nhân tố ảnh hưởng như: kênh phân phối, năng lực tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, tình hình hoạt động kinh doanh, thị phần, các hoạt động quảng bá thương hiệu…. Từ đó xác định được những tồn tại và lợi thế SAIGONBANK trong quá trình phát triển thương hiệu.

Thứ ba, đề tài đã tiến hành nghiên cứu định lượng trên cơ sở điều tra ý kiến khách hàng của SAIGONBANK. Từ đó làm định hướng để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của NHTMCP Sài Gòn Công thương.

Thứ tư, qua phân tích thực trạng và kết quả nghiên cứu định lượng, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của SAIGONBANK. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp chính đó là: tăng cường đầu tư vào các hoạt động quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường kênh phân phối,….

Trong quá trình thực hiện luận văn, kiến thức và thời gian thực hiện còn hạn chế cũng do giới hạn của luận văn nên các giải pháp còn ít và mang tính chủ quan. Vì vậy, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô, các bạn đồng nghiệp, bạn bè và các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.



Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Quang, 2008. Xây dựng thương hiệu ngành mì ăn liền Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.

2. Hoàng Thị Phương Thảo, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2010. Phát triển đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ. Đề tài nghiên cứu khoa học B2007-09-35, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. Tập 1&2.

4. Huyền Thị Tuyết Mai, 2011. Ảnh hưởng của năng lực tài chính đến sự phát triển thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phấn Á Châu. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.

5. Lê Anh Cường, năm 2003. Tạo dựng và quản trị thương hiệu - danh tiếng và lợi nhuận. Nhà xuất bản Lao động xã hội.

6. Lê Thị Kim Tuyền, 2010. Xây dựng thương hiệu bền vững cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.

7. Lê Thị Mỹ Hạnh, 2012. Nghiên cứu các nhân tố đo lường giá trị thương hiệu máy tính xách tay tại thị trường TP.HCM. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.

8. Lê Văn Huy và Trương Trần Trâm Anh, 2012. Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. Nhà xuất bản Tài Chính.

9. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002. Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học B2002-22-33, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

10. Nguyễn Nhật Vinh, 2012. Đo lường các thành phần giá trị thương hiệu của phần mềm chống vius tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.


11. Philip Kotler, 2000. Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Lê Hoàng Anh, 2011. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

12. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

13. Quyết định số 112/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

14. Thông tư số 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD.

15. Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

16. Trần Ngọc Sơn. Những lý luận cơ bản về xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Luận án Tiến sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.

17. Trịnh Quốc Trung, 2008. Marketing Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.

18. Trương Thị Hồng, 2007. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

Tiếng Anh

19. Aaker, David, 1991. Managing Brand Equity. New York: Free Press.

20. Ambel, T. & Style, C. (1996), Brand development versus new product development: towards a process model of extension, Maketing Intelligence & Planning, 14 (7): 10-19

21. Keller, K.L, 1998. Strategic Brand Management. New Jersey, Prentice – Hall

22. Keller, Kevin Lane,1993. Conceptualizing, measuring, and managing customer- based brand equity, Journal of Marketing; Jan 1993; 57


23. Kotler, P. ,2003. Marketing Managerment. 11th ed., New Jersey, Prentice – Hall

24. Lassar Walfried, Banwari Mittal, Arun Sharma, 1995. Measuring customer-based brand equity. Journal of Consumer Marketing, 12 (4): 11-9.

25. Nam, J., Ekinci, Y., & Whyatt, G., 2011. Brand Equity, Brand Loyalty and Consumer Satisfaction. Annals of Tourism Research, Vol: 38 No: 3, pp. 1009- 1030.

26. Olorunniwo, F. & Hsu, M. K., 2006. A typology analysis of service quality, customer satisfation and behavioral intertions in mass services. Managing Service Quality, Vol:16 Iss:2, pp. 106-123.

27. Pinar, M., Girard, T., Eser, Z., 2012. Consumer-based brand equity in banking inudstry: Acomparison of local and global banks in Turkey. International Journal of Bank Marketing, Vol:30 Iss: 5, pp.359-375.

28. Umar T. R., et al, 2012. The praticality and application of Aaker’s customer based brand equity model in the Nigerian banking sector. American Journal of Economics, June 2012, Special Issue: pp.149-152.

Website

http://www.saigonbank.com.vn

http://www.sbv.gov.vn (thao khảo các quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng) http://www.gso.gov.vn (tham khảo số liệu thống kê cần thiết trong luận văn)


PHỤ LỤC 1: XÂY DỰNG THANG ĐO

Thang đo đã hiệu chỉnh đo lường đánh giá của khách hàng về giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.

Thành phần nhận biết thương hiệu

AW1

Tôi biết Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương


AW2

Tôi có thể dễ dàng phân biệt Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương với

các ngân hàng khác.

AW3

Tôi có thể đọc đúng tên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương


AW4

Tôi có thể nhận biết logo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương một

cách nhanh chóng.


AW5

Tôi có thể nhớ và nhận ra màu sắc đặc trưng của Ngân hàng TMCP Sài

Gòn Công thương

Thành phần chất lượng cảm nhận

PQ1

Nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương cư xử với tôi như một

quý khách hàng.

PQ2

Cơ sở vật chất Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương đảm bảo an toàn

trong giao dịch.

PQ3

Thủ tục tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương nhanh gọn.

PQ4

Giá phí dịch vụ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương thể hiện sự

tương xứng giữa chất lượng và giá.

PQ5

Nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương nắm bắt nhanh, đáp

ứng tốt nhu cầu khách hàng và giải quyết sự cố rất khéo léo

PQ6

Nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương ăn mặc lịch sự, sáng

sủa.


PQ7

Không gian giao dịch tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương rất tiện

nghi, thoải mái và rất chuyên nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - 13


Thành phần Lòng trung thành thương hiệu


BL1

Tôi vẫn đang sử dụng dịch vụ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công

thương.

BL2

Tôi nghĩ ngay đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương khi có nhu cầu

khác về tài chính – tiền tệ.

BL3

Tôi sẽ sử dụng dịch vụ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương lâu dài.

BL4

Tôi sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp và người thân giao dịch

với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

BL5

Tôi không sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác dù được chào mời

Thành phần thái độ chiêu thị


AD1

Các quảng cáo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương rất thường

xuyên và hấp dẫn

AD2

Tôi rất thích các quảng cáo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương


SP1

Các chương trình khuyến mại, quà tặng và chăm sóc khách hàng rất thường

xuyên và hấp dẫn


SP2

Tôi rất thích tham gia các chương trình khuyến mại, quà tặng của Ngân

hàng TMCP Sài Gòn Công thương

Giá trị thương hiệu

BE1

Thật có ý nghĩa khi mua dịch vụ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

thay cho các ngân hàng khác, dù là các ngân hàng đều như nhau.


BE2

Dù các ngân hàng khác có cùng đặc điểm như Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Công thương, tôi vẫn chọn sử dụng dịch vụ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.


BE3

Dù các ngân hàng khác cũng tốt như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công

thương, tôi thích sử dụng dịch vụ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương hơn.


PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG

Xin chào anh (chị)!

Tôi là học viên cao học ĐH Kinh tế TP. HCM. Tôi đang tiến hành nghiên cứu đánh giá của khách hàng đối với giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương. Rất mong các anh (chị) dành ít thời gian trả lời giúp tôi một số câu hỏi. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào là đúng hoặc sai. Tất cả các câu trả lời đều có giá trị đối với chúng tôi.

I.- THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC KHẢO SÁT

1.- Tên:

2.- Điện thoại:


3.- Giới tính

(a) Nam

(b) Nữ

4.- Tuổi

(a) Dưới 25

(b) Từ 26 đến 35


(c) Từ 36 đến 45

(d) Từ 46 đến 60

5.-Trình độ

(a) Trung cấp

(b) Cao đẳng


(c) Đại học

(d) Sau đại học

6.- Ngành nghề

(a) Nhân sự - Marketing

(b) Quản lý sản xuất và vận hành


(c) Tài chính - ngân hàng

(d) Khác

II.- KHẢO SÁT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SAIGONBANK

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/ Chị về các phát biểu sau đây theo quy ước sau:

1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý

NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU

1

Tôi biết Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

1

2

3

4

5

2

Tôi có thể dễ dàng phân biệt Ngân hàng TMCP Sài

Gòn Công thương với các ngân hàng khác.

1

2

3

4

5

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí