Tổng Mức Lưu Chuyển Hàng Hoá Giai Đoạn 2001- 2005


Bảng 19: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá giai đoạn 2001- 2005


Chỉ tiêu

ĐVT

2001

2003

2004

2005

Tổng mức lưu chuyển hàng

hóa và doanh thu dịch vụ

Tỷ đồng

1.354

1.763,3

2.313,4

3.009,3

Trong đó:






- Nhà nước

280

200,8

266,4

577,8

- Ngoài quốc doanh

1.074

1.562,5

2.047,0

2.431,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 11

Nguồn: Niên giám Thống kê Ninh Bình 2005

b. Phân tích, đánh giá từng ngành

* Thương mại

+ Tình hình chung, ngành Thương mại tỉnh năm 2005 đạt được một số kết quả tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả tỉnh đạt 3.009,3 tỷ đồng. Đối với thị trường trong tỉnh, các mặt hàng quan trọng, thiết yếu đã đảm bảo được nguồn cung. Tuy nhiên thị trường còn một số hạn chế là chưa thiết lập được hệ thống phân phối đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng. Hệ thống phân phối còn mỏng mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát, nhiều khâu trung gian và chưa hình thành được hệ thống siêu thị.

+ Các thành phần kinh tế tham gia, các thành phần tham gia vào thị trường ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức khác nhau từ phương thức truyền thống như chợ, cửa hàng nhỏ, ki ốt.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, như kho tàng, bến bãi chưa được quy hoạch, năng lực hạn chế và mô hình các siêu thị, trung tâm thương mại với các sản phẩm chuyên ngành chưa được xây dựng tuy gần các trung tâm thương mại lớn như Hà Nội, Hải Phòng.

+ Hoạt động xuất khẩu:

Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh năm 2005 đạt 21 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu Trung ương đạt 8,9 triệu USD; xuất khẩu Địa phương đạt 12,1


triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn tỉnh đạt 67,5 triệu USD, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 5 năm qua đạt khoảng 16,34%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2005 trên đầu người đạt 20,4 USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hiện nay của Ninh Bình là: thịt hàng thêu, sản phẩm may mặc, thịt lợn đông lạnh, sản phẩm dứa, sản phẩm cói

...qua các năm đều có mức tăng khá. Đến năm 2005 hàng hóa của Ninh Bình đã mở rộng thêm được nhiều thị trường mới là: Campuchia, Látvia, Libăng, Mỹ..., nâng tổng số thị trường xuất khẩu của Ninh Bình là 34 nước và giờ đây đã có cơ hội được mở rộng hơn khi Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

+ Hoạt động nhập khẩu:

Tính chung 5 giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh đạt 26 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 38,1%/ năm. Hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm vị trí chủ yếu trong kinh doanh nhập khẩu của tỉnh.

Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của Ninh Bình là: vải gia công, ôtô, máy công trình, sắt thép, thạch cao. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu đạt 11 triệu USD, trong đó: máy móc thiết bị, dụng cụ chiếm tỷ trọng 57,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh.

Tuy nhiên xuất nhập khẩu cũng bộc lộ một số hạn chế như cơ cấu mặt hàng xuất khẩu không đa dạng và khối lượng không lớn cho nên nếu có biến động sẽ gặp nhiều khó khăn. Một số mặt hàng được đánh giá có tiềm năng (thịt lợn đông lạnh, cói, hàng rơm bện) chưa tạo được thế phát triển ổn định.

Chất lượng hàng xuất khẩu chưa cao, mẫu mã chưa đẹp, tỷ trọng các sản phẩm qua chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao còn thấp so với các tỉnh lân cận. Giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm chưa cao do còn nhiều hạn chế và chưa xúc tiến thương mại hiệu quả.


* Du lịch

+ Đánh giá chung, tăng trưởng du lịch của tỉnh tăng gần 12% trong giai đoạn 2001-2005, tạo ra cơ hội mới để phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh. So với nhiều ngành, năng suất lao động du lịch tương đối cao (thu nhập người lao động tăng từ 400 ngàn đồng/người/tháng năm 2001 lên 850 ngàn đồng

/người /tháng năm 2005) nhưng vẫn thấp so với mặt bằng chung.

Khách quốc tế chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 30,9% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2005 đạt 19,8%/năm. Khách nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 69,1% với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2005 là 18,5%/năm.

Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến không ổn định và lưu chú có tỷ lệ thấp, trong thời gian ngắn (một hay hai ngày) do cơ sở hạ tầng như nhà hàng, khách sạn v.v và đội ngũ nhân viên, quản lý ngành du lịch của tỉnh còn hạn chế. Lượng khách du lịch nội địa tăng trung bình lên với tốc độ 2 con số song thời gian lưu lại cũng ngắn.

+ Về doanh thu, tốc độ tăng trưởng: Doanh thu năm 2001 là 28 tỷ đồng thì đến năm 2005 đạt 63,2 tỷ đồng, tăng gấp 7,4 lần so với khi bắt đầu thực hiện quy hoạch. Tốc độ tăng trưởng trung bình về doanh thu du lịch giai đoạn 2000 - 2005 đạt 17,68%/năm.

Bảng 20: Doanh thu du lịch giai đoạn 2001 – 2005

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)


Doanh thu

2001

2003

2004

2005

Tổng

30,6

41,6

51,0

63,2

-Doanh thu từ khách quốc tế

9,47

12,48

16,33

29,06

-Doanh thu từ khách nội địa

21,09

29,13

34,67

34,12

Nộp ngân sách nhà nước

3,5

4,5

6,06

7,46

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình năm 2005


Cơ cấu doanh thu du lịch, doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lưu trú (chiếm 57%) và còn lại từ bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí v.v.

+ Về lao động ngành du lịch, năm 2001 toàn tỉnh thu hút được 5.500 lao động hoạt động kinh doanh du lịch thì đến năm 2005 đã có hơn 6.000 lao động tham gia vào kinh doanh du lịch. Sở trực tiếp quản lý năm 2001 là 338 lao động, đến 2005 tăng lên 650 lao động.

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân chiếm tỷ trọng 68% tổng số lao động ngành, số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ trọng 11%. Lao động có trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ trọng 44% tổng số lao động phục vụ trực tiếp. (Sở Du lịch Ninh Bình năm 2005)

Tóm lại, những năm qua ngành dịch vụ đã đạt được những kết quả nhất định, mặc dù tỷ trọng trong GDP thay đổi không đáng kể 32,48% năm 2001 và 34,18% năm 2005, do sự chuyển dịch trong nội bộ ngành dịch vụ diễn ra còn chậm, chưa khai thác hết được tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

2.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001-2005 của tỉnh Ninh Bình

2.4.1. Kết quả đạt được

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra đúng hướng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên qua các năm, trong khi đó tỷ trọng của nông nghiệp có xu hướng giảm dần, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh.

Trong từng ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực. Trong cơ cấu công nghiệp, công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng lên. Trong nông nghiệp cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng thay đổi theo hướng chuyển sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thay cho cây lương thực; chăn nuôi


tập trung vào những vật nuôi như bò, lợn, dê, gia cầm phát triển theo hướng nâng cao chất lượng thịt để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngành dịch vụ cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là ngành thương mại giá trị xuất khẩu tăng qua các năm, ngành du lịch đã được đầu tư nâng cấp.

Kết quả đó đã tác động trở lại làm cho tăng trưởng kinh tế cao hơn (năm sau cao hơn năm trước). Nền kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc, quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Tiềm năng về đất đai, các điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên, lao động được sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của tỉnh được sử dụng hiệu quả hơn. Các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế của tỉnh được quan tâm sắp xếp, khai thác một cách hợp lý, khoa học. Do đó, thu ngân sách nhà nước trong GDP ngày một chiếm tỷ trọng lớn. Đến lượt nó sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế lại tác động tới quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh. Khi nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì lại có điều kiện tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2005 còn phải nói tới sự tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lao động vào các ngành kinh tế. Đó là, lao động đã chuyển đáng kể từ lao động trong nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, sang thành thị. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp ra đời đã thu hút hàng nghìn lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhiều ngành nghề truyền thống trong nông thôn được khôi phục, nhiều ngành nghề mới được đưa vào khu vực nông thôn. Diện mạo một nông thôn mới ra đời. Đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 còn tạo ra cho tỉnh một tư duy kinh tế mới - đó là kinh tế hàng hóa với chất lượng ngày


càng cao, sức cạnh tranh trên thị trường tăng dần; tạo ra cho người lao động một phong cách làm việc mới; tạo ra cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở năng động hơn, đáp ứng được yêu cầu của quản lý nền kinh tế hàng hóa, theo định hướng XHCN, có sự điều hành quản lý của nhà nước.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 là kết quả của quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua;

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra còn chậm, cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ năm 2001 là 44,75% - 22,77% - 32,48 năm 2005 là 30,65% - 35,17% - 34,18% (cơ cấu ngành kinh tế chung cả nước năm 2005 là 20,5% - 41,0% - 38,5%) Nếu so sánh cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh Ninh Bình với cơ cấu ngành kinh tế chung của cả nước cho thấy tỷ trọng công nghiệp trong GDP của Ninh Bình chuyển động tích cực hơn; tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn cao hơn của toàn quốc; tỷ trọng ngành dịch vụ lại thấp hơn so với cả nước. Nguyên nhân là do vốn đầu tư cho phát triển còn thiếu, tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ, khó tạo bước đột phá tăng nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản do đó mà chưa phát huy được lợi thế so sánh. Mặt khác, Ninh Bình là một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý và phát triển nền kinh tế thị trường vốn vừa khó lại vừa mới. Đội ngũ lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, thiếu tay nghề kỹ thuật…

Trong một số ngành cơ cấu còn chưa hợp lý, chưa tận dụng được triệt để yếu tố nguồn lực vì vậy dẫn đến tình trạng gây lãng phí.


Nông nghiệp phát triển ổn định nhưng cơ cấu chuyển đổi chậm, ngành nghề, dịch vụ trong nông thôn kém phát triển; một s ố tiến bộ kỹ thuật áp dụng ra diện rộng còn hạn chế, sản phẩm qua chế biến thấp, tiêu thụ khó khăn.

Sản xuất công nghiệp chưa ổn định, công nghiệp địa phương nhỏ bé về quy mô, trình độ công nghiệp lạc hậu, sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, một số sản phẩm khó tiêu thụ, sức cạnh tranh của một số sản phẩm trên thị trường yếu…

Dịch vụ kém phát triển, nhiều ngành dịch vụ mới chưa ra đời, thiếu kiến thức quản lý một nền kinh tế dịch vụ đa dạng gắn bó với sản xuất và tiêu dùng.

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thiếu chặt chẽ, chậm đổi mới, trình độ đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu năng động, hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại kém hiệu quả.

Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, Ninh Bình có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi. Mặt khác xu thế hội nhập ngày một phát triển. Tất cả điều đó đòi hỏi Tỉnh Ninh Bình phải nhanh chóng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Vì vậy việc xác định phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới thực sự cần thiết và là yêu cầu bức xúc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


CHƯƠNG 3‌‌‌

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA

TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI


1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

1.1. Căn cứ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.1.1. Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, khu vực và sự tham gia WTO

Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh, khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á là nơi rất năng động. Hiện tại Việt Nam đã gia nhập WTO và phát triển quan hệ kinh tế -thương mại tốt với Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cùng các nước ASEAN v.v. Như vậy, cơ hội có thị trường tiêu thụ hàng hóa và thu hút nguồn vốn đầu tư lớn nhưng cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt.

Bước vào thể kỷ 21 nền kinh tế sẽ chịu tác động mạnh mẽ, sâu sắc của sự phát triển khoa học công nghệ. Những ngành mũi nhọn sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung cũng như đối với Ninh Bình nói riêng là công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, công nghệ sinh học, năng lượng mới và đặc biệt là công nghệ Nano.

Trong tương lai, quốc lộ số 1A, 1B, 10, 12B, hệ thống đường sắt cao tốc, hệ thống đường thuỷ v.v.. và khi các tuyến hành lang kinh tế nối giữa Trung Quốc, các nước ASEAN với Việt Nam được xây dựng tốt và đi vào hoạt động thì cường độ giao thương hàng hóa, du lịch trên hệ thống này, đặc biệt tại nơi cửa ngõ sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng tốt tới tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, đặc biệt là xuất khẩu, du lịch.

Theo dự báo của các cơ quan hữu trách, xu thế FDI vào Việt Nam nói chung cũng như vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng sẽ tăng nhanh vào thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023