Khái Quát Kết Quả Chủ Yếu Của Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết


trạng văn hóa trong đảng; xây dựng văn hóa trong cơ quan nhà nước; sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị ở nước ta. Công trình cũng đề xuất hệ thống giải pháp xây dựng văn hóa trong chính trị ở nước ta.

Phan Xuân Sơn (2020), “Văn hóa chính trị trong xây dựng năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền theo chỉ dẫn của V.I.Lênin” [134]. Trong bài viết này, tác giả đã hệ thống những tư tưởng của V.I.Lênin về văn hóa chính trị, phân tích luận điểm tư tưởng gốc của V.I.Lênin về xây dựng văn hóa chính trị trong đảng, chính quyền nhà nước; khẳng định tư tưởng, luận điểm đó của Người còn nguyên giá trị, cần tiếp tục phát triển trong xây dựng tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó, còn có một số bài viết tiêu biểu như: Nguyễn Văn Sơn (2014), Văn hóa chính trị trong sự hình thành thể chế dân chủ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [133]; Nguyễn Thu Nghĩa (2016), Yêu nước thương dân, lấy dân làm gốc cơ sở của văn hóa chính trị Việt Nam [121]; Lê Hường (2016), Một số nhân tố tác động đến văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay [61]; Mai Hồng Công (2020), Xây dựng văn hóa chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay [7]. Cao Phan Giang - Vũ Thị Hồng Trang (2020), Vai trò của văn hóa chính trị đối với kiểm soát quyền lực chính trị [48]. Các tác giả đều khẳng định vai trò của văn hóa chính trị và tiếp cận văn hóa chính trị dưới nhiều góc độ khác nhau; cơ bản nghiên cứu văn hóa chính trị với khách thể là cá nhân; đưa ra cấu trúc và chỉ ra thực trạng văn hóa chính trị của từng đối tượng nghiên cứu; có đề xuất các giải pháp nâng cao văn hóa chính trị cho các chủ thể nghiên cứu.

* Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về cán bộ chính trị cấp phân đội và văn hóa chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tổng cục Chính trị (2006) Nâng cao chất lượng đào tạo, chính ủy, chính trị viên trong thời kỳ mới [147]. Nội dung cuốn sách làm rò mục đích, yêu cầu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chính ủy, chính trị viên khá toàn diện cả về phẩm


chất, năng lực, trình độ, kiến thức... chủ trì về chính trị, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị. Cuốn sách cũng chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và xác định một số yêu cầu, giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo chính ủy, chính trị viên trong quân đội hiện nay.

Đặng Nam Điền (2006), Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tình hình mới [45]. Nội dung cuốn sách làm rò những vấn đề về bản chất đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa, vai trò đạo đức cách mạng đối với đội ngũ cán bộ chính trị quân đội. Tác giả chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ này; đề xuất yêu cầu, giải pháp cấp bách xây dựng đạo đức cách mạng đội ngũ cán bộ chính trị trong tình hình mới.

Đỗ Ngọc Tuyên (2007), Nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung tâm ra đa trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [161], luận án Tiến sĩ triết học. Tác giả luận án đã tập trung làm rò những vấn đề lý luận, thực tiễn nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các trung tâm ra đa, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ này. Tuy tác giả không đề cập trực tiếp đến văn hóa chính trị của đội ngũ này, song có nhiều nội dung có bàn đến hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, phẩm chất … của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hoàng Văn Thanh (2009), Bồi dưỡng nhân cách chính trị viên đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay [136]. Trong cuốn sách, chỉ rò vai trò của nhân cách là yếu tố có ảnh hưởng lớn, quyết định đến chất lượng và kết quả chủ trì chính trị, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ này ở đơn vị cơ sở. Theo tác giả, để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ, cán bộ chính trị cấp phân đội, thì họ phải được bồi dưỡng trở thành người cán bộ có trình độ toàn diện, uy tín về năng lực, phẩm chất chính trị; có khả năng quy tụ, dẫn dắt, định hướng cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị; thực hiện tốt việc nêu gương và có tác phong công tác dân chủ, khoa học cao ở đơn vị.


Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 3

Phạm Đình Bộ (2011), Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay [5]. Nội dung cuốn sách luận giải nhiều vấn đề xung quanh năng lực công tác, làm rò phạm trù trung tâm bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội. Tác giả, đánh giá thực trạng, chỉ rò nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ này.

Nguyễn Văn Hữu (2011), Năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [62]. Cuốn sách đã làm rò năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở, chỉ ra các yếu tố cấu thành: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong giáo dục chính trị. Năng lực này được hình thành thông qua quá trình đào tạo, thông qua hoạt động thực tiễn chính trị - xã hội và tự học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ chính trị. Tác giả cho rằng, nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị đơn vị cơ sở cần tập trung vào nâng cao tri thức chính trị, ý thức chính trị, kiến thức khoa học quân sự, kinh tế, văn hóa và trình độ văn hóa sư phạm trong giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở hiện nay.

Nguyễn Thái Sinh (2014), Phát triển văn hóa chính trị của người sĩ quan biên phòng trong tình hình mới [131]. Trong cuốn sách này, tác giả tiếp cận văn hóa chính trị sĩ quan biên phòng từ ba góc độ (hoạt động, giá trị và nhân cách): văn hóa chính trị người sĩ quan biên phòng là những giá trị chân, thiện, mỹ phản ánh bản chất giai cấp, bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện trên phương diện nhân văn và sáng tạo, tồn tại trong phẩm chất, tri thức và các hoạt động của người sĩ quan biên phòng nhằm quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đây là những gợi ý cho nghiên cứu sinh xây dựng cấu trúc văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đoàn Khắc Mạnh (2018), Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [84], luận án Tiến sĩ khoa học Chính trị. Tác giả luận giải: năng lực giảng dạy chính trị là yếu tố quan trọng trong chủ trì ở đơn vị, năng lực đó được


biểu hiện ở: Hệ thống tri thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn sư phạm và tiến hành công tác giáo dục chính trị; kỹ năng, kỹ xảo giảng dạy chính trị, tố chất, năng khiếu, uy tín của chính trị viên. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chỉ đề cập đến năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên, nhưng nó là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp cận làm rò những vấn đề liên quan đến luận án.

Đỗ Như Hiến (2018), Phát triển văn hóa sư phạm quân sự của giảng viên trẻ ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [52]. Trong luận án này, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển văn hóa sư phạm của đội ngũ này: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với xây dựng môi trường văn hóa sư phạm quân sự lành mạnh; thực hiện tốt việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ, sử dụng giảng viên trẻ ở các nhà trường quân đội; phát huy tính tích cực, tự giác trong tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của giảng viên trẻ.

Tổng cục Chính trị (2019), Xây dựng văn hóa chính trị Hồ Chí Minh cho đội ngũ chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở trong Quân đội hiện nay [155]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã đưa ra quan niệm, nội dung xây dựng văn hóa chính trị Hồ Chí Minh cho đội ngũ chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở. Công trình khẳng định giá trị: văn hóa chính trị Hồ Chí Minh đặt cơ sở cho sự hình thành, tạo lập chuẩn mực về phẩm chất, nhân cách đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong quân đội; là cơ sở để xác định con đường, nội dung, xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên.

Lê Văn Tách (2021), Văn hóa chính trị trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. [135]. Trong cuốn sách này, tác giả làm rò những vấn đề lý luận về văn hóa chính trị dưới góc độ văn hóa học ở các nội dung như: nội hàm khái niệm, về cấu trúc và chức năng của văn hóa chính trị; xây dựng quan niệm trung tâm văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội. Trên cơ sở chương lý luận tác giả mô tả và đánh giá thực trạng của văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội hiện nay với các thành tố như: chủ thể văn


hóa chính trị; thang bậc giá trị văn hóa chính trị; thể chế, thiết chế văn hóa chính trị và hoạt động văn hóa chính trị. Cuốn sách cũng luận giải những yếu tố tác động đến văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội và nhận diện những vấn đề đặt ra đối với văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội; nhằm làm cho các giá trị văn hóa chính trị thấm sâu vào trong các hoạt động của nhà trường quân đội, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, nhà trường quân đội vững mạnh toàn diện hiện nay.

1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

Thứ nhất, các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án đã luận giải một số vấn đề lý luận về văn hóa và văn hóa chính trị.

Qua các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án, một số vấn đề lý luận về văn hóa, văn hóa chính trị đã được tiếp cận chủ yếu dưới góc độ của khoa học văn hóa học, khoa học chính trị học …Quan niệm về văn hóa đã được định nghĩa với những biểu hiện khác nhau, nhưng về cơ bản đều thống nhất và khẳng định: văn hóa được định nghĩa theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp; mà phần cốt lòi của văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử; sự phát triển của văn hóa phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội. Các công trình cũng làm rò nghĩa rộng, nghĩa hẹp của văn hóa; luận giải với góc độ văn hóa hóa con người, trang bị tri thức, điều chỉnh hướng đích cho xã hội và cá nhân, kích thích sáng tạo, tích lũy, bảo quản và truyền bá thông tin, dự báo…

Tổng quan tình hình liên quan đến đề tài luận án các tác giả đều khẳng định vai trò của văn hóa trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; văn hóa đã đi vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, theo đó hàng loạt các thuật ngữ như “văn hóa chính trị”, “văn hóa đảng”, “văn hóa lãnh đạo”, “văn hóa quân sự”... đòi


hỏi tất cả các lĩnh vực đều gắn với giá trị của văn hóa và văn hóa được sử dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống xã hội. Các công trình làm rò cơ sở của hoạt động văn hóa là khát vọng vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Đều khẳng định đó là ba trụ cột vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa của nhân loại. Chừng nào cái chân, thiện, mỹ bị lãng quên, chừng đó văn hóa xuống dốc.

Những công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án đã luận giải cách tiếp cận khác nhau về văn hóa chính trị. Một số công trình tiếp cận dưới góc độ hoạt động, văn hóa chính trị được xem như là quá trình nhận thức về sự vận động, phát triển những giá trị chính trị của các chủ thể, trong tiếp thu lĩnh hội những giá trị cao đẹp của chính trị. Văn hóa chính trị hiểu theo góc độ này cho phép phân biệt trình độ phản ánh của văn hóa chính trị cao hay thấp trong tiến trình phát triển. Hay tiếp cận dưới góc độ giá trị, nhận thức văn hóa chính trị, trên cơ sở những giá trị của văn hóa chính trị được biểu hiện thông qua hành vi ứng xử giữa các chủ thể trong quan hệ chính trị. Với cách tiếp cận này văn hóa chính trị được thể hiện trên nền tảng quan điểm, lập trường tư tưởng, bản chất giai cấp, phản ánh bản sắc, sắc thái riêng biệt trong các quan hệ xã hội khác nhau của đời sống xã hội. Cơ bản các công trình tiêu biểu tiếp cận dưới góc độ nhân cách, văn hóa chính trị được xem như là trình độ hoàn thiện ở quá trình phát triển năng lực tư duy của chủ thể. Được biểu hiện trình độ nhận thức, tình cảm, niềm tin và ý chí thông qua hành vi ứng xử trong quan hệ chính trị.

Đa số các công trình quan niệm về văn hóa chính trị theo hướng luận giải những tác động từ bên ngoài vào và có sự phân tích những nét đặc thù về văn hóa chính trị và quan niệm về bồi dưỡng, phát triển, nâng cao văn hóa chính trị cho khách thể cụ thể trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Đây là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp cận luận giải nét đặc thù của văn hóa chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Các công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án cho rằng, xây dựng, bồi dưỡng, phát triển và nâng cao văn hóa chính trị phụ thuộc, chịu sự


quy định bởi hệ tư tưởng cốt lòi trong văn hóa chính trị; chịu sự quy định công tác giáo dục của các chủ thể; còn phụ thuộc vào môi trường văn hóa chính trị và chịu sự quy định của tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện của chủ thể nâng cao, phát triển văn hóa chính trị. Đây là cơ sở để luận án kế thừa trong luận giải về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án đã làm rò tính cấp thiết, vai trò, nội dung của văn hóa nói chung, văn hóa chính trị trong quân đội nói riêng.

Qua tiếp cận công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài của một số quân đội trên thế giới cho thấy, các quân đội ở các nước trên thế giới đều nhận thức rò ý nghĩa của “sức mạnh mềm” và xác định là mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục văn hóa, văn hóa chính trị cho sĩ quan, binh sĩ trong quân đội. Quân đội Trung Quốc yêu cầu nhận thức của cán bộ, binh sĩ thì đảng là tối thượng, “xếp trên nhân dân”; với quân đội Mỹ xác định rò vai trò của “sức mạnh mềm”; đối với quân đội Nhật Bản mục tiêu giáo dục văn hóa “tinh thần vò sĩ đạo, ý chí mãnh liệt, tinh thần kỷ luật, lòng trung thành, ý thức tôn trọng truyền thống…”; đối với quân đội các nước Đông Nam Á “coi trọng đội ngũ cán bộ chính trị” làm nhiệm vụ giáo dục chính trị, văn hóa ở các đơn vị cơ sở”. Từ đó, có thể cho thấy quân đội các nước trên thế giới và khu vực rất chú trọng đến giáo dục văn hóa, văn hóa chính trị cho cán bộ, binh sĩ; là tiêu chí, yêu cầu để xây dựng quân đội các nước.

Trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa xã hội chủ nghĩa, các tài liệu đã tiếp cận văn hóa quân sự và văn hóa chính trị trong quân đội, các công trình tiêu biểu nghiên cứu về văn hóa chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Các tác giả đã đưa ra quan niệm, phân tích, làm rò cấu trúc của văn hóa, văn hóa chính trị trong quân đội theo cả diện rộng, chiều sâu, bản chất, đặc trưng, chức năng và vai trò trong phát triển phẩm chất, tinh


thần của con người quân sự hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ. Có công trình tiếp cận làm rò vai trò của văn hóa chính trị đối với lực lượng vũ trang, đặc biệt quan tâm đến phát triển nhân cách quân nhân và giá trị văn hóa của hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây là cơ sở quan trọng giúp tác giả nghiên cứu về “Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”.

Thứ ba, các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án nghiên cứu về cán bộ chính trị cấp phân đội và văn hóa chính trị của một số chủ thể xác định, trong đó có xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao, phát triển văn hóa chính trị.

Các công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của ngũ cán bộ, cán bộ chính trị cấp phân đội ở đơn vị cơ sở trong quân đội; cơ bản chỉ rò vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của họ đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng các khâu, các bước đào tạo, bồi dưỡng về năng lực chuyên môn của chính trị viên trong quân đội; đã khẳng định trong công tác một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn yếu về năng lực chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị. Đây là tư liệu quan trọng để tác giả nghiên cứu, phát triển luận án của mình.

Trên cơ sở tiếp cận lý luận về văn hóa chính trị (quan niệm, biểu hiện, đặc trưng, vai trò), các công trình đã khái quát, phân tích thực trạng văn hóa chính trị rất phong phú; mô tả được bức tranh toàn cảnh về thực trạng văn hóa chính trị ở Việt Nam, ở các tổ chức, cộng đồng xã hội và gắn sát cụ thể vào khách thể nhất định. Các công trình khoa học đã đánh giá một cách toàn diện cả ưu điểm và nhược điểm về văn hóa chính trị của khách thể đó và chỉ ra những nguyên nhân của ưu điểm, nhược điểm của thực trạng đó. Trên cơ sở đó, các tác giả đã nêu lên và phân tích, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết để nâng cao, phát triển văn hóa chính trị cho từng khách thể cụ thể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022