doanh. Phải kiểm tra chặt chẽ cơ sở pháp lý khi thiết lập quan hệ giữa SAIGONBANK với doanh nghiệp để bảo vệ cho SAIGONBANK trước pháp luật.
3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
3.2.4.1 Giải pháp tăng trưởng, mở rộng thị phần huy động vốn trong toàn ngành
Tăng cường huy động vốn tại NHTM phải đảm bảo mục tiêu sinh lợi và an toàn, SAIGONBANK có thể sử dụng các biện pháp nhằm tăng cường huy động vốn như sau:
Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi: Do mỗi nhóm khách hàng có nhu cầu gửi tiền khác nhau nên SAIGONBANK cần học tập theo cách của các NH nước ngoài để thiết kế sản phẩm riêng cho từng đối tượng khách hàng, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng và đa dạng hóa nguồn vốn huy động như:
Đối với khách hàng doanh nghiệp: Nên triển khai các sản phẩm mới mà SAIGONBANK chưa có như: tài khoản quản lý tiền mặt cho các doanh nghiệp có hệ thống nhiều chi nhánh bằng cách các đơn vị hạch toán tập trung về một tài khoản nhằm phục vụ việc quản lý tài chính thật hiệu quả và gia tăng khả năng sinh lợi; tài khoản chuyên dụng như tài khoản chuyên thu (thu tiền từ các đại lý).
Đối với khách hàng cá nhân: Ngoài các hình thức huy động vốn đang được khách hàng ưa chuộng, SAIGONBANK có thể thiết kế thêm các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kết hợp với các hình thức khác nhau nhằm đem đến cho khách hàng nhiều tiện ích như:
- Tiết kiệm gửi góp: Loại hình tiền gửi này chỉ huy động từ 03 tháng trở lên. Khách hàng sẽ chọn một kỳ hạn nhất định và theo định kỳ gửi vào tài khoản số tiền như thỏa thuận lúc ban đầu và đến ngày đến hạn thì số dư tài khoản sẽ bảo đảm được đầy đủ theo quy định.
- Tiết kiệm du học: Đây là hình thức tiền tiết kiệm trung - dài hạn, trong đó khách hàng định kỳ gửi một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn cho nhu cầu du học của khách hàng hoặc người thân trong tương lai. Khách hàng tham gia sản phẩm này sẽ được Ngân hàng hỗ trợ tư vấn thủ tục và thanh toán học phí với các điều kiện ưu đãi về phí và tỷ giá.
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo Sát Đánh Giá Của Khách Hàng Đến Thương Hiệu Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Công Thương
- Đánh Giá Thương Hiệu Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Công Thương
- Giải Pháp Góp Phần Phát Triển Thương Hiệu Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Công Thương
- Hoàn Toàn Không Đồng Ý 2: Không Đồng Ý 3: Bình Thường 4: Đồng Ý 5: Hoàn Toàn Đồng Ý
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - 14
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - 15
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán trong cơ cấu huy động vốn: Thông qua việc làm trung gian thanh toán và chuyển hóa các phương tiện thanh toán, Ngân hàng thu hút được số lượng lớn các cá nhân, tổ chức mở tài khoản tạo ra tiền gửi thanh toán. Đây là nguồn vốn cho chi phí thấp nên các NH thường xuyên cải tiến các phương tiện thanh toán, nâng cao công nghệ thanh toán để hấp dẫn khách hàng và bán thêm các dịch vụ.
Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng:
Duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng: điều này giúp cho Ngân hàng vừa tiết kiệm chi phí thẩm định khách hàng khi có nhu cầu sử dụng các sản phẩm khác như vay vốn, vừa nâng cao khả năng thu hút khách hàng mới thông qua mối quan hệ làm ăn hay lời giới thiệu từ chính những khách hàng này.
Chú trọng tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái và thỏa mãn khi họ giao dịch: chú ý nâng cao trình độ, kỹ năng bán hàng, diện mạo và phong cách phục vụ cho nhân viên. Do vậy cần mở nhiều khóa đào tạo chuyên nghiệp cho giao dịch viên về hình ảnh chuyên nghiệp, kiến thức sản phẩm, kỹ năng giao tiếp và các cách xử lý tình huống để họ có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng.
Cần xây dựng chính sách riêng đối với những khách hàng có quan hệ tốt với Ngân hàng ví dụ như khách hàng có tài khoản tiền gửi nhiều thì được tặng quà khi tới ngày sinh nhật - đối với khách hàng cá nhân, ngày thành lập công ty - đối với khách hàng doanh nghiệp, được ưu đãi về lãi suất khi có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng,…
Liên kết phát hành thẻ đồng thương hiệu với các trung tâm mua sắm, các siêu thị, hợp tác với trường đại học phát hành thẻ đa năng vừa là thẻ ATM vừa là thẻ sinh viên.
Tăng cường tiếp nhận các nguồn vốn ưu đãi quốc tế để đầu tư cho các đối tượng chính sách xã hội và các chương trình phát triển kinh tế như tham gia Dự án RDFII, RDFIII,…
3.2.4.2 Các giải pháp mở rộng thị phần và nâng cao chất lượng tín dụng
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng cần mở rộng thị phần theo hướng an toàn và hiệu quả bằng những biện pháp sau:
Sàng lọc khách hàng để đánh giá mức độ rủi ro nhằm có những hướng giải quyết cụ thể đối với từng nhóm khách hàng: khách hàng có quan hệ tín dụng tốt thì tiếp tục việc cấp tín dụng, có những chính sách ưu đãi đối với những đối tượng này; nhóm khách hàng không trả nợ đúng hạn thì có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở để thu hồi nợ; nhóm khách hàng mất khả năng trả nợ thì phải có hướng giải quyết cứng rắn để thu hồi được nợ; nhóm khách hàng tiềm năng thì giới thiệu, tạo điều kiện để họ vay vốn,…
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng:
Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được coi là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cấp tín dụng nên cán bộ phải tập trung tất cả các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Khi tiến hành thẩm định tín dụng, ngoài việc làm rõ tính khả thi của dự án/ phương án, tính hiệu quả và khả năng tự trả nợ của dự án/ phương án đó, Cán bộ tín dụng còn phải tập trung phân tích các yếu tố phi tài chính và tính pháp lý của dự án/ phương án.
Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay
Hoạt động kiểm soát trong và sau khi cho vay của SAIGONBANK trong thời gian qua vẫn còn lơ là nên tại một số chi nhánh xảy ra tình trạng nợ xấu cao, vì vậy Ngân hàng cần chú trọng:
Chấn chỉnh công tác kiểm tra sử dụng vốn vay thường xuyên, tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và các hóa đơn mua bán hàng hóa,… nếu phát hiện những sai phạm trong việc sử dụng vốn vay sai mục đích, Cán bộ tín dụng kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc đưa ra cơ quan pháp luật để xử lý.
Sau khi hoàn thành dự án, phương án vay, Cán bộ tín dụng bám sát diễn biến về tình hình kinh doanh, nguồn tiền về, thu nhập của người vay để đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn cần gia hạn thì Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, đưa ra phương án gia hạn, thu hồi nợ và phải theo sát món vay nhằm thu hồi nợ đúng thời gian khách hàng đã cam kết.
Chất lượng và an toàn tín dụng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, gắn liền việc tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.
Ngoài các biện pháp tăng cường chất lượng hoạt động tín dụng, SAIGONBANK sẽ tiến hành các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng:
Kết hợp cho vay phải gắn liền với các dịch vụ thanh toán và tiền gửi.
Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn để tạo thuận lợi cho sự tiếp cận vốn của khách hàng, góp phần tạo nên mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và SAIGONBANK.
Xác định khách hàng mục tiêu, ngành nghề kinh doanh và sản phẩm cung ứng:
- Khách hàng mục tiêu: khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó chú trọng các ngành nghề liên quan hoạt động xuất khẩu để thu hút dịch vụ NH và ngoại tệ.
- Sản phẩm cung ứng: cho vay tiêu dùng, cho vay vốn sản xuất kinh doanh, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay đồng tài trợ,….
Phân loại khách hàng và áp dụng các chính sách ưu đãi thích hợp như lãi suất cho khách hàng với biên độ rộng từ 1-2%/năm mới có thể cạnh tranh với các NH khác.
3.2.4.3 Các giải pháp phát triển dịch vụ
Phát triển dịch vụ thanh toán:
Phối hợp hoạt động tín dụng với hoạt động thanh toán bằng cách tài trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua đó tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, tăng nguồn ngoại tệ từ hoạt động tài trợ, phí và doanh số mua bán ngoại tệ, nguồn tiền dùng để mua bán ngoại tệ.
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và triển khai các dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ: Hoàn thiện định hướng phát triển và chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán và tiện ích của từng sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu thị trường. Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử, đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung đẩy mạnh dịch
vụ tài khoản, trước hết là các tài khoản cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thu hút nguồn vốn rẻ và tạo sự phát triển cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ NH quốc tế truyền thống như mở và thanh toán L/C xuất, nhập khẩu, nhờ thu, chuyển tiền, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Áp dụng chính sách khuyến mãi về phí để khách hàng tăng doanh số hoạt động.
Ðào tạo và phân bổ nhân sự có kinh nghiệm thanh toán xuất nhập khẩu về chi nhánh để phát triển dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu toàn hệ thống. Thường xuyên cập nhật thông tin và bồi dưỡng nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu cho nhân viên toàn hệ thống.
Phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ:
Đẩy mạnh ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh, tăng cường các biện pháp tăng nguồn ngoại tệ, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ. Mở rộng quan hệ hợp tác với các NHNNg trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các loại hình nghiệp vụ phái sinh nói chung và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, nghiệp vụ tương lai tiền tệ nói riêng.
Tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn cho khách hàng về các công cụ mới trong kinh doanh ngoại tệ để hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh, giải quyết được mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ gắn với các nghiệp vụ khác theo phương châm “dịch vụ trọn gói” để xử lý được linh hoạt giữa lãi suất, tỷ giá và mức phí trong phạm vi cho phép, trên cơ sở tính toán lợi ích tổng thể cuối cùng mà khách hàng mang lại khi đồng thời sử dụng nhiều loại sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Khảo sát thực tế để khai thác việc kinh doanh ngoại tệ, phí chuyển tiền trong toàn hệ thống.
Thành lập các điểm kinh doanh thu đổi ngoại tệ trực thuộc các chi nhánh để thu mua ngoại tệ mặt và tạo thêm nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Ðẩy mạnh nguồn thu ngoại tệ và thành lập Công Ty kiều hối để bổ sung nguồn ngoại tệ cung cấp cho khách hàng.
Phát triển dịch vụ thẻ: Mặc dù dịch vụ thẻ đã có sự phát triển trong những năm gần đây. Song tiềm năng phát triển thị trường thẻ còn rất lớn, SAIGONBANK cần phải tích cực trong công tác như sau:
Mở rộng thêm mạng lưới chấp nhận thẻ để đảm bảo cho các chủ thẻ có thể dùng thẻ của mình thanh toán ở tất cả các trung tâm thương mại, nhà hàng, siêu thị… bằng cách có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ NH với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng trong xã hội.
Ổn định và phát triển mạnh mạng lưới ATM, POS theo nhu cầu phát triển. Xác định vị trí chiến lược để lắp đặt máy nhằm tạo thuận tiện và an toàn cho khách hàng giao dịch. Triển khai hệ thống quản lý rủi ro trong nghiệp vụ thẻ, ổn định hệ thống công nghệ thanh toán.
Triển khai thêm các dịch vụ gia tăng qua thẻ như thanh toán nhu cầu tiêu dùng thanh toán, giải ngân qua thẻ đối với cho vay trả góp mua xe, nhà,…
Duy trì ổn định, đào tạo, phát triển nhân sự tại Trung tâm thẻ và các chi nhánh có đủ năng lực về quản lý, kỹ thuật để phát triển mạng lưới ATM.
Đối với thẻ tín dụng quốc tế: Trong thời gian tới SAIGONBANK cần tập trung phát triển chủ lực dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế để góp phần mang lại nguồn thu cho Ngân hàng và qua đó tìm kiếm cơ hội cạnh tranh với NH khác.
3.2.4.4 Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ:
Như đã nêu ở trên, mức độ đa dạng sản phẩm dịch vụ còn rất hạn chế nên SAIGONBANK cần chú ý nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ đang được các NHTM trong nước và NH trên thế giới triển khai với những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu trong nước để có những sửa đổi hoặc cải tiến phù hợp với nhu cầu thực tế của người sử dụng. Trong quá trình phát triển sản phẩm mới, SAIGONBANK cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, đồng thời khai thác các sản phẩm mới, đặc biệt là
các sản phẩm gia tăng – dịch vụ tăng thêm giá trị các dịch vụ cơ bản và thu hút khách hàng, bao gồm: thời gian xử lý giấy tờ, giờ mở cửa hoạt động, các tiện nghi trong phòng đợi, sự nhiệt tình giúp đỡ, sự thân thiện,… của nhân viên. Đây chính là mấu chốt tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm của SAIGONBANK so với các NH khác và nâng cao chất lượng cảm nhận của khách hàng.
Việc nghiên cứu sản phẩm mới cũng cần phải được tiến hành đồng bộ với những giải pháp marketing khác nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho rộng rãi.
Hợp tác cung cấp sản phẩm dịch vụ với các NH nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, tập trung vào các hoạt động thanh toán quốc tế và làm đại lý cho các NH này tại Việt Nam.
Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng có thể được hiểu là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn, là thực hiện những hoạt động cần thiết để giữ các khách hàng mà NH đang có để nâng cao chất lượng cảm nhận của khách hàng. Để phát triển hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng, SAIGONBANK cần quan tâm đến những hoạt động cụ thể sau:
Nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng tại NH để tập hợp có tổ chức của những số liệu đầy đủ về từng khách hàng hiện có, khách hàng triển vọng có thể tiếp cận và có thể tác động được để phục vụ cho những mục đích marketing.
SAIGONBANK cần phân loại khách hàng và xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng phù hợp: trên cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng, Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng, nhận diện các khách hàng quan trọng và xây dựng chương trình khách hàng thân thiết.
Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng: Hiện nay, SAIGONBANK chỉ có bộ phận chăm sóc khách hàng tại hội sở chính, ở các chi nhánh chưa có tổ chức, vì vậy cần tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng tại các chi nhánh để thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ khách hàng, giải quyết những thắc mắc, theo dõi khiếu nại và phân tích phản ứng của khách hàng.
Chú trọng hơn nữa việc chăm sóc khách hàng truyền thống và thể hiện sự quan tâm của Ngân hàng đối với khách hàng như là: tặng quà nhân các dịp lễ, tết; tặng quà chúc mừng sinh nhật khách hàng; tổ chức các chương trình gặp gỡ, giao lưu, tri ân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng.
3.2.5 Củng cố chấn chỉnh hoạt động các chi nhánh yếu kém và gia tăng hệ thống phòng giao dịch, máy ATM
Hiện nay, SAIGONBANK vẫn còn một số chi nhánh hoạt động yếu kém, kinh doanh lỗ và có nợ xấu cao. Vì vậy, để hoạt động của các chi nhánh không gây ảnh hưởng xấu thương hiệu của Ngân hàng, cần phải có những giải pháp thiết thực để chấn chỉnh hoạt động của các chi nhánh này, cụ thể là:
Xử lý nợ xấu tại các chi nhánh có nợ xấu cao: Khẩn trưởng xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu nhằm gia tăng nguồn thu cho chi nhánh, khắc phục tình trạng lỗ kéo dài do không thu được nợ và lãi vay bằng các biện pháp như: đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị tài sản thế chấp; thương lượng và hợp tác với khách hàng để cùng tích cực xử lý nợ xấu trên cơ sở đôi bên cùng có lợi; Ngân hàng giúp chi nhánh mua lại các tài sản thế chấp để xử lý nợ; xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thông qua Tòa án và cơ quan thi hành án.
Khắc phục tình trạng lỗ kéo dài: Song song với việc xử lý nợ xấu, các chi nhánh yếu kém cần tiến hành nhưng giải pháp nhằm tăng nguồn thu tại chi nhánh như: có kế hoạch kinh doanh hàng năm để tăng trưởng và phát triển nhanh về quy mô, hoạt động và tài chánh; tập trung củng cố, phát triển hoạt động kinh doanh chính và loại bỏ các ngành, lĩnh vực kinh doanh rủi ro, kém hiệu quả; ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, sản xuất – chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, các chi nhánh hoạt động tốt cần hỗ trợ các chi nhánh yếu kém bằng cách cho các chi nhánh lỗ vay nguồn vốn vay điều hòa với lãi suất thấp để các chi nhánh lỗ tăng lợi nhuận.
Đối với các chi nhánh mạnh, hoạt động tốt cần tiến hành mở rộng mạng lưới phòng giao dịch và tăng cường thiết lập hệ thống máy ATM tại các khu vực đông dân