2.4.2.2 Ứng dụng nội dung lý thuyết thể chế giải thích ảnh hưởng các nhân tố đến thực hiện KTQTCL
Khung thể chế được sử dụng để giải thích việc thực hiện KTQTCL, theo Scapens (1993), KTQT được xem là một bộ quy tắc và thói quen, bên cạnh những thói quen và quy tắc khác được thiết lập trong đơn vị, điều này đảm bảo cho việc sao chép và gắn liền các hoạt động của đơn vị.Trong thị trường ngày càng khốc liệt và nguồn lực ngày càng khan hiếm, thông tin hữu ích cho việc ra quyết định chiến lược tác động đến các tổ chức thiết lập và áp dụng kỹ thuật KTQT. Khi lãnh đạo nhận thức được về lợi ích của thực hiện các kỹ thuật KTQTCL giúp nâng cao hiệu qủa của đơn vị trong môi trường cạnh tranh, theo cơ chế lan tỏa sẽ thúc đẩy đơn vị thực hiện KTQTCL. Cũng theo cơ chế lan tỏa này, việc sử dụng hiệu quả thông tin trong việc ra quyết định chiến lược sẽ lan tỏa đến các đơn vị khác, làm các đơn vị khác bắt chước mô hình áp dụng thành công. Cơ chế bắt chước việc thực hiện KTQTCL sẽ giúp các kỹ thuật KTQTCL có khả năng được chấp nhận và tồn tại trong môi trường kinh doanh hội nhập như hiện nay.
Khung thể chế đề cập đến quyền lực ở hai góc độ: quyền lực của nhận viên KTQT trong việc đề xuất và giới thiệu kỹ thuật KTQTCL mới căn cứ trên kế hoạch và mục tiêu của DN đã đặt ra. Mặt khác, theo Burns và cộng sự (1999) sự giới thiệu kỹ thuật KTQT mới sẽ gặp phải sự phản kháng của lực lượng chưa chấp nhận sự thay đổi dưới hình thức “quyền lực của hệ thống” để duy trì sự ổn định và không muốn đối mặt với những thách thức từ sự thay đổi. Do đó, theo khung thể chế trong trường hợp này nếu không có cơ chế cưỡng chế từ pháp luật hoặc áp lực đến từ môi trường cạnh tranh, công nghệ, tổ chức nghề nghiệp và các nguyên tắc xã hội. Các thành viên trong đơn vị ngại sự thay đổi hoặc chưa nhận thức được lợi ích KTQTCL, có thể sử dụng quyền lực hệ thống để cản trở thực hiện KTQTCL, để bảo vệ quyền lợi của mình và sự ổn định vốn có.Vì vậy, khung thể chế dùng để giải thích sự tác động của nhân tố nhận thức về
thị trường, công nghệ, trình độ KTQT tác động đến thực hiện KTQTCL trong các DNSX Việt Nam.
2.4.3 Lý thuyết cấp trên (Upper echelons theory)
2.4.3.1 Nội dung lý thuyết
Theo nghiên cứu Hambrick và Manson (1984), ý tưởng trung tâm của lý thuyết cấp trên cho biết rằng tổ chức là sự phản ánh của các lãnh đạo cấp cao của đơn vị (gọi là "cấp trên"). Lý thuyết thừa nhận rằng các đặc điểm cá nhân của lãnh đạo cấp cao ảnh hưởng đến các lựa chọn chiến lược của họ. Hambrick và Manson (1984) tiếp tục đưa ra giả thuyết rằng những lựa chọn chiến lược này giúp mô tả hiệu quả của một tổ chức. Lý thuyết được hình thành trên hai ý tưởng liên quan: (1) Hành động của nhà điều hành dựa trên cách giải thích cá nhân của họ về hoàn cảnh chiến lược mà họ phải đối mặt; và
(2) những cấu trúc riêng lẻ này là một chức năng của tính cách, kinh nghiệm và giá trị.
Lãnh đạo cấp cao ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều trong nghiên cứu học thuật (Kaplan et al, 2012). Khung cấp trên đã đi kèm và rất có thể tạo nền tảng cho mối quan tâm ngày càng lớn này (Nielsen, 2010). Gần đây hơn, các học giả đã dựa trên lý thuyết này để đánh giá mối liên hệ giữa các đặc điểm của các giám đốc điều hành cao cấp với các hệ thống kiểm soát và KTQT (Hiebl, 2014).
2.4.3.2 Ứng dụng nội dung lý thuyết cấp trên vào sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTCL
Lý thuyết cấp trên dựa trên tính cách, kinh nghiệm và giá trị của lãnh đạo cấp cao giải thích các quyết định chiến lược của lãnh đạo khi phải đối mặt với tình huống cụ thể, cũng như giải thích sự ảnh hưởng đến các lựa chọn chiến lược. Hambrick và Manson (1984) nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của các lãnh đạo hàng đầu về “sự phức tạp về hành chính”, bao gồm một số thành phần chính: Các hệ thống lập kế hoạch chính thức toàn diện; Cấu trúc phức tạp; Thiết bị phối hợp; Dự toán chi tiết; và các chương trình bồi thường khuyến khích. Các nhân tố này có thể được nhóm lại thành các hệ thống KTQT hoặc kiểm soát (Chenhall, 2003) và được xem là kết quả tổ chức hoặc là
một khía cạnh của tổ chức cấu trúc (Chenhall, 2003). Phù hợp với quan điểm này, trong nghiên cứu này có ảnh hưởng của nhà quản trị cấp cao về các hệ thống kiểm soát quản trị, Malmi và Brown (2008) thừa nhận rằng kiểm soát tổ chức là điều mà người quản lý có thể thay đổi, trái ngược với điều được áp đặt lên chúng. Vì vậy, chúng ta có thể giả định rằng các đặc điểm của các lãnh đạo hàng đầu là rất có ảnh hưởng trong việc xây dựng các hệ thống quản lý và kiểm soát (Hiebl, 2014). Khung này giải thích đặc điểm của lãnh đạo trong hai nhân tố nhận thức và văn hóa ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL trong DNSX.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 luận án đã hệ thống hóa icơ isở i lý i luận về KTQTCL và thành quả trong doanh nghiệp. Mở đầu từ việc giới thiệu khái quát một số i vấn iđề ichung về KTQT, định nghĩa về QTCL và KTQTCL, vai trò của KTQTCL hỗ trợ lãnh đạo trong việc ra quyết định chiến lược. Luận án giới thiệu các inội i dung idựa itrên quan điểm quy trình của KTQTCL. Sau đó NCS iđã ihệ ithống i hóa I công icụ của KTQTCL bao i gồm icác ikỹ thuật như: Chi phí; Lập kế hoạch, kiểm soát và đo lường hiệu quả; Quyết định chiến lược; Kế toán đối thủ; Kế toán người mua. Đồng thời tác giả cũng hệ thống hóa icơ isở i lý i luận về inhân itố iảnh i hưởng ithực I hiện KTQTCL tác động đến thành quả. Từ đó tác giả thiết lập phần khung lý thuyết nền của mô hình nghiên cứu như: khung ngẫu nhiên, cấp trên, thể chế.
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này sẽ mô tả PPNC được lựa chọn đã được trình bày trong phần giới thiệu. Trước hết, Chương này sẽ giới thiệu PPNC và cơ sở lựa chọn PPNC. Tiếp đến, NCS trình bày quy trình PPNC định tính; quy trình PPNC định lượng. Cuối cùng, phân tích độ tin cậy của thang đo và phân tích EFA, CFA và phân tích hồi quy SEM
3.1 Khái quát phương pháp và quy trình nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài đã đặt ra cách tiếp cận của luận án dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng thực hiện KTQTCL tác động đến thành quả của DNSX Việt Nam. Luận án đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó đề xuất hàm ý làm tăng tính khả thi khi thực hiện KTQTCL, qua đó tăng cường thành quả của DNSX Việt Nam.
Cùng với nghiên cứu cơ sở lý thuyết, luận án đặc biệt coi trọng cách thức tiếp cận thực tế thông qua việc điều tra khảo sát, các chuyên gia trong lĩnh vực KTQT, các lãnh đạo trong DNSX và đặc biệt là những người phụ trách công việc KTQT của doanh nghiệp sản xuất, nhằm bổ sung kiểm nghiệm các vấn đề lý thuyết, trong hoàn cảnh nền kinh tế có nhiều sự thay đổi và trong lĩnh vực hoạt động của DNSX. Từ đó gợi mở những định hướng để tổ chức ithực hiện KTQTCL được thành công trong các đơn vị nói chung, và tại các DNSX trên Việt Nam nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả trong các DNSX.
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu
NCS dùng PPNC trong đề tài này là PPNC định tính kết hợp định lượng hay còn được gọi là PPNC hỗn hợp. Trong đó:
+PPNC định tính: được dùng với mục đích tạo lập, điều chỉnh và kiểm tra mức độ phù hợp của các thang đo và tìm hiểu sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL trong DNSX. PPNC định tính được thực hiện bằng cách nghiên cứu tổng hợp phân tích các đề tài trước kết hợp với cơ sở lý thuyết, sau đó tham vấn ý kiến các chuyên gia, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL. Kết quả
PPNC định tính dùng xây dựng thang đo và mô hình, cũng là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi trong đề tài.
+ PPNC định lượng: với mục đích thu thập dữ liệu sơ cấp bổ sung cho các dữ liệu thứ cấp giúp cho phân tích được sinh động và xác thực, luận án thực hiện phỏng vấn lãnh đạo, kế toán trưởng hoặc nhân viên KTQTCL tại DNSX. Từ đó, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTCL trong DNSX Việt Nam. Qua đó nâng cao thành quả hoạt động của các DNSX
Phương pháp này đòi hỏi phải thiết kế bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát và dùng phần mềm SPSS 22 phân tích Cronbach‟s Alpha nhằm loại biến có ít tương quan tổng thể hơn. Các biến còn lại (thang đo hoàn chỉnh) sẽ được đưa vào đánh giá CFA và đánh giá hồi quy đa cấu trúc SEM.
3.1.2 Qui trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước xây dựng mô hình, điều chỉnh xây dựng thang đo, thu thập dữ liệu, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích EFA và CFA kiểm định mô hình và giả thuyết.
Quy trình được thể hiện theo sơ đồ 3.1 sau đây:
Nhận diện vấn đề
Tổng quan lý thuyết,
đề xuất mô hình
Thảo luận
chuyên gia
Bước 2
PPNC định lượng
sơ bộ
Bước 3
PPNC định lượng chính thức
Kết quả và kiến nghị
Bước 1
Phân tích độ tin cậy của thang đo |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam - 10
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Ktqtcl
- Ứng Dụng Nội Dung Khung Ngẫu Nhiên Vào Giải Thích Sự Tác Động Của Các Nhân Tố Đến Ktqtcl Và Sự Tác Động Đến Thành Quả.
- Ảnh Hưởng Các Nhân Tố Tác Động Đến Thực Hiện Sma Và Tác Động Của Thực Hiện Ktqtcl Đến Thành Quả
- Thang Đo Thực Hiện Sma Trong Doanh Nghiệp Sx Việt Nam
- Phân Tích Dữ Liệu Định Lượng Chính Thức
Xem toàn bộ 307 trang tài liệu này.
Đánh giá hệ số KMO, tính tương quan của các biến, trọng số EFA và phương sai trích |
Phân tích độ tin cậy của thang đo |
Kiểm tra hệ số KMO, tính tương quan, trọng số EFA và phương sai trích |
Đánh giá nhân tố khẳng định |
Kiểm tra mức độ tích hợp của mô hình và kiểm định giả thuyết nghiên cứu |
Nguồn: NCS xây dựng
Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình các bước cụ thể phải thực hiện như sau:
Bước 1: PPNC định tính
Phân tích tình hình thực tiễn để tìm ra vấn đề, xem xét các lý thuyết trong các đề tài liên quan trước nhằm thiết lập thang đo. Từ đó, đưa ra các mô hình và giả thuyết đề xuất
NCS tiến hành vấn đáp sâu bằng cách thức thảo luận tay đôi với các chuyên gia trong lĩnh vực KTQT. Thông qua kết quả này mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL được điều chỉnh cho phù hợp. Dựa trên các thang đo đã được điều chỉnh, NCS thực hiện PPNC định tính sơ bộ nhằm điều chỉnh và xác định cấu trúc thang đo chính thức.
Bước 2: PPNC định lượng sơ bộ
Phân tích sơ bộ thang đo được tiến hành qua khảo sát trực tiếp 124 nhân viên KTQT của DNSX. Các biến quan sát được đánh giá qua hai phương pháp là đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha và phân tích EFA. Các biến quan sát thỏa mãn hai cách thức phân tích này sẽ được dùng cho thang đo chính thức.
Bước 3: Định lượng chính thức.
Đề tài này được thực hiện khảo sát 301 nhân viên KTQT của DNSX có quy mô vừa và lớn. Trước hết, các thang đo này được đánh giá bằng phân tích độ tin cậy Cronbach‟s Alpha và phân tích EFA. Sau đó, thang đo thỏa mãn điều kiện của hai phương pháp đánh giá trên sẽ được đưa vào phân tích CFA, và cuối cùng là kiểm định mô hình SEM.
3.2 Mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và thang đo của các biến
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tổng hợp các bài báo trước, NCS dự kiến các nhân tố ảnh huởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả. Mô hình được thiết lập phát triển căn cứ trên mô hình gốc Cadez và Guilding (2008), tác giả tham vấn ý kiến chuyên gia và các đề tài ủng hộ
nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL, mô hình được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện DNSX của Việt Nam. Hai yếu tố trình độ nhân viên KTQT và văn hóa hỗ trợ được đề xuất thêm vào mô hình. Theo tìm hiểu của NCS cho đến nay chưa có đề tài về KTQTCL khảo sát hai nhân tố này. Nhưng, hai nhân tố trình độ nhân viên KTQT (Halma và Laats, 2002; Al-Omiri, 2003; McChery và cộng sự, 2004; Ismail và King, 2007; và Ahmad, 2012; Bùi Tiến Dũng và cộng sự 2017) và văn hóa (Erserim, 2012; Trần Ngọc Hùng, 2016) đã được một số đề tài kiểm định có tác động tích cực với công tác KTQT trong đơn vị, theo các chuyên gia khi thực hiện KTQTCL, trình độ nhân viên KTQT và văn hóa DN là những nhân tố then chốt quyết định đến sự thành công khi thực hiện KTQTCL, mô hình cũng lược bỏ biến quy mô của mô hình gốc vì các
PEU
đơn vị khảo sát của luận án đều có quy mô vừa và lớn ( kết quả vấn đáp chuyên gia trong phụ lục 3.2). Mô hình được xây dựng gồm 2 biến phụ thuộc và 6 biến độc lập trong đó:
+ Biến phụ thuộc: Thực hiện KTQTCL (SMA) và thành quả hoạt động (OP)
SMA
+ Biến độc lập 6 biến: PEU, OSTR, OS, CULT, OT, QUAL
H1
+
OSTR
H2
+
OT
H3
+
Thực hiện
SMA
H7
OP
+
+
OS
H4
H5
+
CULT
+
H6