Thang Đo Thực Hiện Sma Trong Doanh Nghiệp Sx Việt Nam


Thang đo 1: PEU

Nguồn Hwang (2005) và Ojra(2014

1

Nhiều đơn vị trong lĩnh vực sản xuất của chúng tôi đầu tư mạnh vào quảng bá hàng hóa

2

Sự gia nhập của đối thủ kinh doanh mới vào lĩnh vực của chúng tôi diễn ra hàng ngày

3

Môi trường kinh doanh hiện tại đe dọa sự tồn tại cuả đơn vị chúng tôi

4

Đơn vị có cường độ cạnh tranh cao về giá cả

5

Chất lượng hoặc sự cải tiến về hàng hóa của đối thủ đe dọa sự tồn tại và phát triển của đơn

vị

6

Khả năng dự đoán về nhu cầu của người mua

7

Nhu cầu về hàng hóa từ người mua tiền năng

8

Thỉnh thoảng một số người mua của chúng tôi rất nhạy cảm về giá

9

Nhu cầu hàng hóa của người mua mới khác với nhu cầu của người mua hiện có

10

Khuynh hướng của người mua luôn tìm hàng hóa mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 307 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam - 15

Nguồn: NCS tổng hợp

+ Thang đo 2: Cơ cấu phân cấp quản lý

“Phân cấp quản lý là việc ủy quyền cho lãnh đạo cấp dưới ra quyết định trong một phạm vi đã được xác định” (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012, tr 10).

Thang đo phân cấp được ký hiệu OSTR. Nhân tố này là nhân tố nội tại bên trong tổ chức cũng là nhân tố quan trọng trong đề tài trên cơ sở khung ngẫu nhiên khi khám phá về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL. Nhân tố gốc của thang đo phân cấp này được phát triển từ nghiên cứu Hwang (2005) gồm 3 thang đo cho phân cấp quản lý.

Bảng 3-3 Nhân tố cơ cấu tổ chức

Thang đo 2: OSTR ( Nguồn Hwang, 2005)

1

Những vấn đề nhỏ trong tổ chức phải đưa lên lãnh đạo cấp trung cho quyết định cuối

cùng

2

Bất cứ quyết định quan trọng nào của nhân viên thực hiện phải được sự chấp thuận từ

lãnh đạo cấp cao

3

Nhân viên không thể tự đưa ra quyết định nếu không được phân quyền

Nguồn: NCS tổng hợp

Thang đo 3: Chiến lược tấn công

Thang đo chiến lược tấn công của đơn vị được ký hiệu là OS. Trong DNSX chiến lược tấn công thâm nhập và mở rộng thị trường trong và ngoài nước được nhiều


nghiên cứu cụ thể hóa là: chiến lược đa dạng hóa các mặt hàng, nâng cao chất lượng, cũng như có mẫu thiết kế độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời mở rộng hệ thống mạng lưới phân phân phối hàng hóa trong nước và ngoài nước, cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh thương mại điện tử, và cuối cùng chú trọng khâu hậu mãi sau bán hàng, từng bước tạo dựng thương hiệu đối với thị trường trong nước và thế giới. Chiến lược tấn công linh hoạt được phát triển bởi 5 quan sát gốc của Tuan Mat (2010):

Bảng 3-4 Chiến lược công ty

Thang đo 3: OS (Nghiên cứu gốc Tuan Mat,2010)

1

Thường xuyên thay đổi thiết kế và quảng bá hàng hóa ra thị trường nhanh

2

Có hệ thống phân phối hàng hóa rộng rãi

3

Cung cấp hàng hóa với chất lượng cao

4

Có dịch vụ chăm sóc người mua sau khi mua

5

Sản xuất theo yêu cầu đặc biệt của người mua

Nguồn: NCS tổng hợp

Thang đo 4: Văn hóa công ty

Luận án được thực hiện trên cơ sở văn hóa DNSX là văn hóa hỗ trợ, tức là một DNSX có văn hóa hỗ trợ càng cao thì việc các thành viên nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo càng cao, việc thành viên trong đơn vị đồng lòng hướng về mục tiêu chung càng cao, và các phòng ban có sự chia sẻ cao trong quá trình hoạt động. Thang đo văn hóa được ký hiệu là CULT. Thang đo này được phát triển từ nghiên cứu gốc của Alper Erserim (2012); Trần Ngọc Hùng (2016) gồm 3 biến quan sát:

Bảng 3-5 Nhân tố văn hóa công ty

Thang đo 4: CULT

Alper Erserim (2012); Trần Ngọc Hùng (2016)

1

Nhân viên nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo trong DNSX

2

Các phòng ban trong DNSX có sự hỗ trợ hoạt động lẫn nhau.

3

Các thành viên đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển chung của DNSX

Nguồn: NCS tổng hợp

+ Thang đo 5 Trình độ của nhân viên KTQT


Trình độ nhân viên KTQT cao được hiểu trong luận án này là trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và các chứng chỉ kế toán trong nước và quốc tế mà nhân viên KTQT có thể đạt được. Thang đo trình độ nhân viên được ký hiệu là QUAL, thang đo này được đề xuất bởi Ismail và King (2007); McChlery và cộng sự (2004) gồm 4 biến quan sát:

Bảng 3-6 Nhân tố trình độ nhân viên KTQT

Thang đo 5: QUAL

Nguồn bởi Ismail và King (2007); McChlery và cộng sự (2004)

1

Trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề

2

Trình độ từ cử nhân kế ton trở lên

3

Có chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp trong nước

4

Có chứng chỉ kế toán quốc tế như (ACCA, CMA…)

Nguồn: NCS tổng hợp

+ Thang đo 6 – Công nghệ

Công nghệ được hiểu trong nghiên cứu này là việc áp dụng công nghệ xử lý thông tin trong hoạt động quản trị của DNSX. Thang đo công nghệ DNSX được ký hiệu là OT, được phát triển dựa trên nghiên cứu Ojra (2014). Thang đo OT gồm 4 biến quan sát

Bảng 3-7 Nhân tố công nghệ của doanh nghiệp sản xuất

Thang đo 6: OT

1

Hệ điều hành được quyết định bởi yếu tố công nghệ

2

Kế toán được sự trợ giúp của phần mềm do DNSX trang bị

3

Công nghệ là nền tảng cho các kỹ thuật của DNSX

4

Vi tính hóa hệ thống KTQTCL

Nguồn: NCS tổng hợp

+ Thang đo 7 Thực hiện kỹ thuật KTQTCL

Thực hiện KTQTCL là việc thực hiện các kỹ thuật KTQTCL trong DNSX để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định cho DNSX. Thang đo thực hiện kỹ thuật KTQTCL trong DNSX được ký hiệu là KTQTCL đã được phát triển bởi đề tài Cazde et al (2008); Cinquini et al (2010); Ojra, (2014). Gồm các công cụ kỹ thuật đặc trưng của KTQTCL như kỹ thuật chi phí, kỹ thuật lập kế hoạch, kiểm soát và


đo lường hiệu qủa, nhóm kỹ thuật chiến lược, nhóm kỹ thuật kế toán người mua, kế toán đối thủ. gồm 16 biến quan sát:

Bảng 3-8 Thang đo thực hiện SMA trong doanh nghiệp SX Việt Nam

Thang đo 7- SMA

Cazde và Guilding (2008); Ojra, (2014)

1

Chi phí thuộc tính

2

Chi phí mục tiêu

3

Chiến lược giá

4

Giám sát vị trí đối thủ

5

Chi phí theo chuỗi giá trị

6

Đo điểm chuẩn (Benchmarking)

7

Chi phí chất lượng

8

Đánh giá chi phí của đối thủ

9

Chi phí vòng đời hàng hóa

10

Thẻ cân bằng điểm (BSC)

11

Quản trị chi phí chiến lược

12

Định giá thương hiệu

13

Đánh giá người mua như tài sản

14

Phân tích lợi nhuận của người mua

15

Đánh giá kết quả của đối thủ

16

Đánh giá giá trị lâu dài của người mua

Nguồn: NCS tổng hợp

+ Thang đo 8 thành quả hoạt động

Thành quả hoạt động là mức độ đạt được mục tiêu của DNSX. Thang đo thành quả của DNSX được ký hiệu OP, đây là nhân tố cuối cùng trong mô hình gồm thành quả hoạt động tài chính và phi tài chính. Thang đo này được phát triển bởi nghiên cứu Hwang (2005); Cadez và Guilding (2008); Aykan và Aksoylu, 2013; Ojra (2014); Kalkharan và Nedae, (2017). Căn cứ vào thang đo gốc của Ojra (2014), gồm 7 biến quan sát sau:

Bảng 3-9 Thang đo thành quả

Thang đo 8: OP

Thang đo gốc Cadez và Guilding (2008); Ojra (2014)

1

Phát triển hàng hóa mới

2

Doanh thu biên


3

Thị phần

4

Sự hài lòng của người mua

5

Chất lượng hàng hóa

6

Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI)

7

Công suất sử dụng

Nguồn: NCS tổng hợp


3.3 Thiết kế nghiên cứu định tính và xây dựng thang đo

PPNC định tính dùng với hai ý định chính là: (i) nhận diện nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL, và sự tác động đến hiệu quả; (ii) Hoàn thiện thang đo lường thực hiện KTQTCL, thành quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng.

3.3.1 Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của PPNC định tính nhằm sàn lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình ban đầu, từ đó điều chỉnh bổ sung các biến và gợi ý các hướng điều chỉnh khung lý thuyết nghiên cứu sao cho đáp ứng với mục tiêu của đề tài. Ngoài ra, có sự khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ, trình độ phát triển, các thang đo được điều chỉnh văn phong cho phù hợp với văn hóa của Việt Nam.

PPNC định tính được sử dụng là vấn đáp chuyên gia trong lĩnh vực KTQT, lãnh đạo trong DNSX. Trước khi tiến hành phỏng vấn, NCS tiến hành liên hệ với chuyên gia để giới thiệu các vấn đề của đề tài và mời chuyên gia tham gia cuộc phỏng vấn. Sau khi nhận được sự đồng ý tham gia của các chuyên gia, danh sách phỏng vấn được thiết lập và dùng cho PPNC định tính thu thập dữ liệu cho đề tài.

3.3.1.1 Chọn mẫu nghiên cứu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, tr 121) “số mẫu được xác định là đủ cho PPNC định tính là số lượng mẫu đạt đến điểm bão hòa, tức là dữ liệu thu thập cho đến khi không có gì mới so với đối tượng đã phỏng vấn trước đó. Để khẳng định đây là điểm bão hòa, tiếp tục thu thập thêm một đối tượng nữa, nếu không phát hiện thêm gì mới thì dừng lại xác định số lượng mẫu cho đề tài.”


Trong đề tài này, NCS phỏng vấn đến chuyên gia thứ 7 không phát hiện được thêm thông tin mới, NCS phỏng vấn thêm 1 chuyên gia nữa, kết quả không có thêm thông tin mới. Vì vậy mẫu cho đề tài này là 7 chuyên gia (Danh sách chuyên gia trong phụ lục 2)

3.3.1.2 Tiêu chí lựa chọn chuyên gia

(1) Về kinh nghiệm:

- Chuyên gia làm việc tại DNSX: Từ 10 năm trở lên công tác KTQT hoặc có ít nhất 5 năm ở vị trí kế toán trưởng, giám đốc tài chính hoặc tư vấn thiết kế KTQTCL trong DNSX

- Chuyên gia giảng dạy: có thâm niên trên 10 năm

(2) Về trình độ

- Chuyên gia làm việc tại DNSX: Từ cử nhân trở lên

- Chuyên gia giảng dạy: Từ tiến sĩ trở lên

Căn cứ để NCS lựa chọn tiêu chí đối với chuyên gia làm việc ở DNSX là chuyên gia phải có am hiểu kiến thức về kỹ thuật KTQT trình độ đạt được trình độ từ đại học trở lên, về mặt kinh nghiệm chuyên gia đã vận dụng kỹ thuật KTQT nói chung hoặc là lãnh đạo đã dùng thông tin KTQT cho việc ra quyết định những chuyên gia này phải có ít nhất 10 năm mới có thể hiểu được thực hiện kỹ thuật KTQTCL và lợi ích của KTQTCL và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả, còn chuyên gia trực tiếp thực hiện kỹ thuật KTQTCL trên cương vị kế toán trưởng, ban giám đốc hoặc tư vấn thực hiện KTQTCL trong DNSX kinh nghiệm tích lũy từ 5 năm trở lên vì những chuyên gia này có kiến thức, sự am hiểu sâu sắc về KTQTCL trong thực tế do việc dùng kỹ thuật này thường xuyên.

Đối với chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy có trình độ từ tiến sĩ trở lên vì các chuyên gia này này phải có năng lực nghiên cứu tốt và vốn kiến thức chuyên sâu về KTQT, và đặc biệt là kỹ thuật KTQTCL đang được các học giả đề cập đến trong thời điểm này. Đồng thời kinh nghiệm nghiên cứu giảng dạy nhiều về KTQT ít nhất là 10


năm mới có đủ kiến thức chuyên môn để đưa ra nhận định nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả của DNSX Việt Nam.

3.3.2 Quy trình thực hiện

3.3.2.1 Giai đoạn trước thời gian phỏng vấn

Xác định câu hỏi phỏng vấn chuyên gia

Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia được nhận định dựa trên mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL và sự tác động đến hiệu quả tại DNSX Việt Nam

3.3.2.2 Thiết kế dàn bài thảo luận

Đề cương vấn đáp với chuyên gia được NCS dựa vào mô hình đề xuất. Dàn bài thảo luận tay đôi được tạo dựng gồm các vấn đề như: các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL và thực hiện KTQTCL ảnh hưởng đến hiệu quả của DNSX. (nội dung phụ lục 3.1 dàn bài thảo luận chuyên gia)

3.3.2.3 Thảo luận chuyên gia

(i) Liên hệ trước thảo luận

Tác giả tiến hành liên hệ trước với các chuyên gia vào tháng 3/2018, phương thức liên hệ bằng điện thoại. Liên lạc tiền thảo luận hỗ trợ NCS biết sự quan tâm đến chủ đề, cũng như khả năng có thể tham gia và thời gian có thể tiến hành vấn đáp.

Thông qua giai đoạn này, tác giả xác định chuyên gia dự kiến phỏng vấn có đủ chuyên môn, kinh nghiệm và sẵn lòng tham gia. Từ đó, NCS thiết lập được lịch trình thảo luận cụ thể với từng chuyên gia.

(ii) Thảo luận chính thức

Thời gian tiến hành thảo luận chính thức bắt đầu vào tháng 4/2018. Trước thảo luận khoảng một tuần, NCS liên hệ lại với chuyên gia xác nhận lịch hẹn. NCS lựa chọn thảo luận tay đôi với các chuyên gia, vì các chuyên gia làm việc ở đơn vị khác nhau, thời gian và địa điểm có thể thảo luận khác nhau. Vì thế, NCS không thể tập hợp được


các chuyên gia trong một buổi hội thảo chung. Thời gian tiến hành các cuộc thảo luận tiến hành trong một tháng từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2018.

3.3.2.4 Tổng hợp dữ liệu

Khi tiến hành xong các cuộc phỏng vấn chuyên gia, tác giả tiến hành tổng hợp ý kiến chuyên gia (phụ lục 3.2)

3.3.2.5 Tạo lập bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ

NCS thiết kế câu hỏi điều tra với việc phát triển câu hỏi dễ hiểu và phù hợp với văn phong của Việt Nam. Các thuật ngữ và thang đo được dịch cẩn thận từ đó giúp ngăn ngừa những hiểu lầm do khác biệt về ngôn ngữ.

Tất cả các câu hỏi khảo sát được tạo lập là dạng đóng (trừ các câu hỏi về thông tin doanh nghiệp) với 5 sự lựa chọn có sẵn, để người trả lời dễ dàng trả lời.

Cuối cùng bảng câu hỏi được thảo luận với một số chuyên gia nhằm kiểm tra cách hành văn, ý nghĩa các biến, và điều chỉnh văn phong cho hợp với bối cảnh các DNSX Việt Nam.

3.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng

3.4.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.4.1.1 Mẫu nghiên cứu

PPNC định lượng sơ bộ được thực hiện để đảm bảo các thang đo đạt độ tin cậy, và điều chỉnh lỗi câu hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức. Ngoài ra theo Green và cộng sự (1988) được sử dụng để ước tính tỷ lệ hồi đáp cũng như xác định cỡ mẫu của PPNC định lượng chính thức. Vì vậy, PPNC định lượng sơ bộ được xem là một bước không thể bỏ qua được khi triển khai công cụ khảo sát. Theo nghiên cứu Hair và cộng sự (2010, tr 55) “cho biết trong mô hình SEM bước PPNC định lượng sơ bộ có vai trò rất quan trọng, và không thể thiếu được trong trường hợp thang đo phát triển từ các nguồn khác và tại một bối cảnh nghiên cứu nhất định”. Một số thang đo trong đề tài này được lấy ở nước phát triển và một số nước đang phát triển. Do đó, việc sử dụng PPNC định lượng sơ bộ là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu.

Xem tất cả 307 trang.

Ngày đăng: 31/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí