Vai Trò Của Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Thành Phố Thái Nguyên

Tiểu kết chương 2


Qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nước ta đã bước đầu vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển là nước có thu nhập trung bình và đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Những thành tựu đạt được đã tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển trong những năm tới; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử; vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa.

So với các huyện, thị khác trong tỉnh và so với các tỉnh miền núi phía Bắc, thành phố Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để ổn định, phát triển kinh tế. Điều này, Đảng bộ Thành phố Thái Nguyên đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Các vấn đề lao động, việc làm, thu nhập của nhân dân Thành phố ngày một ổn định. Sự nghiệp giáo dục được giữ vững và phát triển; tiềm năng văn hoá được phát huy; hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng mới. Trên cơ sở đó, đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên.

Thực hiện những chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có về số lượng và quy mô của các Hội. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia vào công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về thi đua yêu nước: Hội Doanh nghiệp; Hội Người cao tuổi; Hội Khuyến học; Hội Văn học nghệ thuật; Hội Làm vườn; Hội Luật gia; Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin; Hội Cựu thanh niên xung phong; Hội Hữu

nghị Việt Nam - Lào; Hội Đông y; Hội Chữ thập đỏ; Hội Người Khuyết tật; Hội luật gia; Hội Người mù; Câu Lạc bộ hưu trí Thái Nguyên. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của thành phố Thái Nguyên luôn tuân thủ theo đúng điều lệ đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật. Đặc biệt, các tổ chức xã hội

- nghề nghiệp tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương như thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng quỹ từ thiện nhân đạo… Với những hoạt động đó của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của thành phố.

Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thực hiện những chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có về số lượng và quy mô của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Nếu như trong hơn 40 năm từ năm 1954 đến 1998 chỉ có 192 hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, thì đến năm 2008 đã tăng lên 320 hội. Ở các địa phương cũng có tới hàng ngàn hội hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau [35; tr54].

Theo báo cáo Tình hình và kết quả công tác quản lý nhà nước về hội của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tính tới thời điểm năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tổng số 1311 hội. Trong đó hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh là 62 hội, Hội có phạm vi hoạt động trong thành phố là 16 hội: Hội Doanh nghiệp; Hội Người cao tuổi; Hội Khuyến học; Hội Văn học nghệ thuật; Hội Làm vườn; Hội Luật gia; Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin; Hội Cựu thanh niên xung phong; Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào; Hội Đông y; Hội Chữ thập đỏ; Hội Người Khuyết tật; Hội luật gia; Hội Người mù; Câu Lạc bộ hưu trí Thái Nguyên. Hiện nay, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên ngày càng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và có vai trò nổi bật trong các lĩnh vực như phát triển kinh tế như: Hội Làm vườn; Hội Sinh vật cảnh; Hội Doanh nghiệp. Trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục: Hội văn học nghệ thuật; Hội Khuyến học; Hội Luật gia. Trong lĩnh vực y tế: Hội đông y; Hội chữ thập đỏ. Nhìn chung các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong tất cả các lĩnh vực. Từ lực lượng đông đảo và đa dạng của mình các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã bước đầu phát huy được vai trò trong sự phát triển kinh tế đất nước.

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 10

3.1. Vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên là cầu nối giữa doanh nghiệp, người lao động, nhà chuyên môn với Nhà nước trong việc tham gia xây dựng chính sách và pháp luật nhằm phát triển kinh tế

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thường được mời tham gia hoặc chủ động tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm để tập hợp ý kiến tham gia vào công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với các dự án luật quan trọng. Chẳng hạn, khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của thành phố, Ban soạn thảo không chỉ lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh của văn bản, mà còn tổ chức lấy ý kiến tham gia rộng rãi của Tỉnh hội, thành hội, các chi hội.

Trên cơ sở đó, các hội cũng làm tốt vai trò của mình như tham gia công tác xây dựng pháp luật, tuyên truyền giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật. Một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp như: Hội luật gia; Hội doanh nghiệp thành phố được mời tham gia làm thành viên của nhiều ban soạn thảo luật Doanh nghiệp, luật hợp tác xã, luật lao động để tổng hợp báo cáo tình hình và đưa ra những kiến nghị của hội với Ủy ban nhân dân thành phố và các Sở, ban ngành hữu quan nhằm góp phần ổn định tình hình thị trường, bảo vệ lợi ích của các hội viên.

Các tổ chức xã hội nghề nghiệp còn thực hiện giám sát văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện những bất hợp lý để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, có những sửa đổi bổ sung cần thiết.

Đáng chú ý là Hội luật gia đã làm tốt công tác tư vấn pháp luật: Hội luôn xác định công tác tư vấn pháp luật là một nội dung quan trọng hội. Hội đã chỉ đạo trung tâm tư vấn pháp luật của hội thành phố cộng tác chặt chẽ với trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh hội để tư vấn pháp luật trợ giúp pháp lý cho nhân dân; nhất là các đối tượng yếu thế trong xã hội, như đối tượng HIV,

phạm nhân đã được đặc xá bằng nhiều hình thức như lưu động, tư vấn tại trụ sở đạt kết quả tốt.

Bên cạnh đó hội còn tham gia vào công tác hòa giải, các hội viên đang sinh hoạt tại các cấp hội đều rất tích cực tham gia tư vấn pháp luật cho người dân, giúp họ hiểu vấn đề và hiểu rõ quy định của pháp luật…thông qua đó hòa giải để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp của người dân trong các mối quan hệ pháp luật phát sinh.

3.1.2. Hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên phù hợp với yêu cầu của thị trường, pháp luật của nhà nước nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo

Các hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ mà các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thường cung cấp cho hội viên là: cung cấp thông tin về pháp luật, thị trường, khoa học công nghệ thông qua các thông tin điện tử, hội thảo, tọa đàm, tờ in, báo, tạp chí; hoạt động đào tạo tư vấn, hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư…

Hội làm vườn đã phát triển kinh tế theo hướng VAC và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên đã được các cấp Hội làm vườn tổ chức, thực hiện. Hội đã triển khai ba mô hình trồng bưởi diễn, bưởi da xanh, bưởi hoàng trạch và cam Vinh: Mô hình trồng bưởi diễn và cam Vinh của gia đình Bà Nguyễn Thị Thoa (Xóm Làng Mới, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên), mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi mùa; Mô hình trồng bưởi da xanh tại huyện Võ Nhai, dưới sự giúp đỡ của Hội làm vườn thành phố và Hội làm vườn huyện, đã triển khai trồng mới 10 ha cây bưởi Diễn trên địa bàn 2 xã Dân Tiến và Tràng Xá thuộc huyện Võ Nhai, hiện nay toàn huyện đã có 200 ha bưởi/500 hộ tham gia trồng; Mô hình trồng bưởi Hoàng trạch, bưởi diễn, bưởi da xanh với hơn 100ha bưởi ở các xã: Khôi Kỳ, Phú Cường, Mỹ Yên, Ký Phú, Cát Nê và Yên Lãng cho doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng.

Việc phát triển sản xuất và chuyển giao khoa học kỹ thuật diễn ra rộng khắp ở 9 huyện. Hội đã triển khai lớp tập huấn sản xuất bưởi an toàn theo quy trình VietGAP, tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai. Hội đã mở 465 buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 24425 lượt hội viên tham gia nội dung chủ yếu là kỹ thuật sản xuất chè an toàn, kỹ thuật chăm sóc lúa, kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm an toàn. Hội cũng cung cấp thông tin thương mại kịp thời cho hội viên như phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đối tác để tổ chức hội nghị, hội thảo bàn các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát chất lượng, tạo nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất và xuất khẩu, tổ chức hội chợ thương mại hàng năm để giới thiệu sản phẩm. Hàng năm đều có chương trình đào tạo, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ hoạt động và quản lý cho các hội viên.

Theo kết quả điều tra của khối các hiệp hội ngành nông sản năm 2008, có 64% ý kiến cho rằng hội đã thực hiện khá tốt việc giúp doanh nghiệp trao đổi thông tin, tìm hiểu thị trường và kinh nghiệm quản lý kinh doanh [35;tr.59].

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2016. Hội Doanh nghiệp thành phố đã làm tốt công tác tổ chức, xây dựng hội doanh nghiệp thành phố. Trong năm, đã có gần 100 lượt doanh nghiệp hội viên hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đạt doanh số hơn 100 tỷ đồng; nhiều doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao, nộp ngân sách Nhà nước lớn, tạo nhiều việc làm cho người lao động, đưa vào khai thác nhiều dự án quan trọng như: Tập đoàn An Khánh, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng, Công ty TNHH Đầu tư Thái Nguyên…Vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền tiếp tục được Hiệp hội phát huy, điển hình là tham mưu, đề xuất UBND thành phố phát động phong trào thi đua “3 đồng hành, 5 hỗ trợ doanh nghiệp”, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về chỉ số cạnh tranh. Công tác nhân đạo, từ thiện, vì an sinh xã hội được các doanh nghiệp hội viên tích cực tham gia ủng hộ với tổng kinh phí lên tới hàng tỷ đồng.

3.1.3. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp bước đầu đã có hoạt động liên kết, hợp tác giữa các hội viên để quản lý, điều tiết nhằm khắc phục những bất cập của thị trường, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội viên và cả nền kinh tế

Hội làm vườn khuyến cáo các hội viên phải chủ động chăm lo phát triển vùng chè Tân Cương và nghiêm túc thực hiện Quy chế Phối hợp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Như mô hình trồng chè gia đình anh Trần Văn Thắng chủ cơ sở chè Tân Cương, ở xóm Hồng Thái 2, chè được trồng và chăm bón theo quy trình VietGAP. Với khoảng 9.000 m2 đất trồng chè, gia đình anh Thắng chủ yếu chế biến chè cao cấp như chè móc câu, chè nõn, chè đinh, giá bán khoảng từ 500 nghìn đồng đến 2.000.000 đồng/kg chè, gia đình lúc nào cũng có từ 15 đến 20 công nhân. Những năm gần đây, gia đình anh chú trọng đầu tư thiết bị chế biến chè và nhà xưởng, hệ thống bơm tưới tiêu tự động. Đến nay cơ sở của gia đình anh có đầy đủ khu nhà xưởng chế biến chè rộng 700m2 với các thiết bị chế biến và bảo quản chè như máy sao chè, vò chè, máy lấy hương chè, máy lạnh để bảo quản chè. Thu nhập từ sản phẩm chè của gia đình anh ước đạt khoảng 2 tỷ đồng. Ngoài trồng và chế biến chè, gia đình anh Thắng còn tham gia làm du lịch cộng đồng, đón khách đến trải nghiệm, tham quan vườn chè.

Một điển hình tiêu biểu là HTX chè Tân Hương của bà Đỗ Thị Hiệp với việc hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Với hơn 40 hội viên, diện tích 22ha chè theo tiêu chuẩn UTZ(1), chè sạch Tân Hương là một trong 69 địa chỉ được xác nhận là “Địa chỉ Xanh - Nông sản Sạch”. Chè Tân Hương đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới tại các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hà Lan, Canada. Trung bình thu nhập các hội viên HTX đạt hơn 360 triệu/năm/ha. Nhiều gia đình có diện tích cao trên 5ha có thu nhập cả tỷ đồng. Hội đã vận động các Công ty thương mại thành viên hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất hợp lý để các hội viên có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế.

Theo quy định của pháp luật, các ngành hàng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về loại hình kinh doanh, sản xuất hàng hóa. Các cơ quan liên quan như: Sở y tế và Chi cục vệ sinh an toàn thực thẩm, bảo vệ người tiêu dùng được giao quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa và chứng thực các chứng từ cần thiết khác trong kinh doanh. Ví dụ như Hội làm vườn Tổ chức quy hoạch và hướng dẫn hội viên trồng rau sạch, an toàn theo tiêu chuẩn ViêtGAP, nhằm bảo đảm thị trường tiêu thụ với giá hợp lý, có lợi cho người sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt, khách hàng truy xuất được chính xác

3.1.4. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có vai trò thúc đẩy hợp tác quốc tế góp phần phát triển kinh tế đối ngoại


(1) Là một chương trình phát triển bền vững cho cà phê, cacao và chè, hợp tác cùng các thương hiệu hiện có. Chương trình tạo điều kiện cho nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của họ mà vẫn quan tâm đến con người và môi trường.

nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thường tham gia làm thành viên của các tổ chức quốc tế ngành nghề tương ứng, thực hiện thường xuyên các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài thông qua các hình thức như: tham quan học tập kinh nghiệm, hội thảo quốc tế, tham gia triển lãm, hội chợ để quảng bá thương hiệu và tham gia xử lý các vụ kiện, tranh chấp thương mại.

Hội Doanh nghiệp, phối hợp với hiệp Hội du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức cho 65 doanh nghiệp hội viên tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất kinh doanh cũng như du lịch tại 03 tỉnh Tây Nguyên, khu du lịch FLAMIGO Đại Lải, Trung tâm thương mại Hoàng Gia Thái Nguyên và Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Thái Nguyên, chuyến thăm quan được các doanh nghiệp đánh giá rất cao.

Tóm lại, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã từng bước có sự chuyển biến rõ rệt trong việc phát huy vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế sau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2024