BIỂU HIỆN THỰC HIỆN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TVHN | ĐTB | ĐLC | TH | Mức độ | |
7 | Lập kế hoạch HN trong cả năm, từng học kì, từng tháng | 3,14 | 0,50 | 3 | Đạt |
8 | Phối hợp với chính quyền các CSSX, các trường DN ở địa phương trong việc xây dựng kế hoạch giúp trường phổ thông về các hoạt động TVHN | 2,45 | 0,57 | 8 | Chưa đạt |
9 | Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động TVHN của GVCN, GVBM, phối hợp các hình thức GDHN, TVHN trong và ngoài nhà trường | 2,37 | 0,57 | 10 | Chưa đạt |
10 | Nắm tình hình, động viên HS lớp mình phụ trách tiếp thu tốt nội dung GDHN, TVHN | 2,95 | 0,65 | 7 | Đạt |
11 | Tổ chức giới thiệu hoặc chỉ đạo chi đoàn thanh niên tổ chức cho HS thảo luận về ý nghĩa, cơ sở khoa học của việc lựa chọn nghề | 2,28 | 0,54 | 14 | Chưa đạt |
12 | Trao đổi với HS và PH về xu hướng phát triển hứng thú, năng lực của mỗi em để tìm hiểu hứng thú, nguyện vọng, động cơ, dự định chọn nghề của HS | 2,25 | 0,55 | 17 | Chưa đạt |
13 | Giới thiệu các nghề có ứng dụng đến tri thức bộ môn mình phụ trách | 3,03 | 0,59 | 6 | Đạt |
14 | Tổ chức nhóm ngoại khoá, xây dựng phòng bộ môn, tổ chức tham quan hướng nghiệp kết hợp với tham quan môn học | 2,26 | 0,55 | 15 | Chưa đạt |
15 | Phát hiện năng lực, sở trường của HS và cung cấp những nhận xét đó cho GVCN | 2,20 | 0,53 | 20 | Chưa đạt |
16 | Chỉ đạo GVCN hướng dẫn HS lựa chọn nghề | 2,22 | 0,54 | 19 | Chưa đạt |
17 | Giới thiệu thư mục các sách báo có sử dụng tri thức của bộ môn nhằm giúp HS tham khảo trong quá trình chọn nghề | 3,11 | 0,65 | 4 | Đạt |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Miền Đông Nam Bộ
- Mức Độ Hài Lòng Của Hs Về Các Hoạt Động Tvhn Ở Trường Thpt Miền Đông Nam Bộ
- Kết Quả Đạt Được Từ Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Của Nhà Trường Thông Qua Sự Tự Tin Của Học Sinh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Các Tỉnh Miền Đông Nam Bộ
- Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 17
- Cơ Sở Xây Dựng Và Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
BIỂU HIỆN THỰC HIỆN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TVHN | ĐTB | ĐLC | TH | Mức độ | |
18 | Giảng dạy nội dung hướng nghiệp mỗi tháng một buổi (trong giờ lao động quy định) | 3,59 | 0,67 | 1 | Khá |
19 | Tiến hành GDHN, TVHN qua việc giảng dạy các môn kĩ thuật phổ thông | 3,45 | 0,70 | 2 | Khá |
20 | Tổ chức những hội nghị, chuyên đề về lựa chọn nghề nghiệp và diễn đàn về lao động nghề nghiệp | 2,24 | 0,55 | 18 | Chưa đạt |
21 | Động viên HS tham gia có hiệu quả những buổi TVHN của nhà trường | 3,08 | 0,69 | 5 | Đạt |
07/21 biểu hiện được CBQL và GV đánh giá “đạt”. Xếp hạng cao nhất là: Giảng dạy nội dung hướng nghiệp mỗi tháng một buổi (trong giờ lao động quy định) với ĐTB: 3,59; TH: 1; Tiến hành GDHN, TVHN qua việc giảng dạy các môn kĩ thuật phổ thông, có ĐTB: 3,45; TH: 2. Xếp hạng 3 là lập kế hoạch HN trong cả năm, từng học kì, từng tháng, có ĐTB: 3,14. Và “giới thiệu thư mục các sách báo có sử dụng tri thức của bộ môn nhằm giúp HS tham khảo trong quá trình chọn nghề” có ĐTB: 3,11, xếp hạng 4. Theo GV trường THPT Xuân Lộc, Đồng Nai: Được nhà trường giao nhiệm vụ tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS, chúng tôi cũng thường xuyên tham khảo trên các kênh thông tin đại chúng, nhu cầu tuyển sinh, đầu ra của các ngành, nghề, từ đó tư vấn cho các em nên lựa chọn những trường nào phù hợp với năng lực, trình độ, điều kiện, hoàn cảnh, tính cách của từng em, cố gắng giúp các em hiểu rõ trình độ thực của mình, mình đang đứng ở vị trí nào, tránh chạy theo tâm lý đám đông, theo sở thích nhất thời.
Ngoài 07 biểu hiện trên, có 14/21 biểu hiện còn lại của quản lí hoạt động TVHN chưa được đánh giá cao, có cả những hạn chế khách quan về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính và thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ GDHN nói chung và TVHN nói riêng. Cụ thể, xếp thứ hạng thấp nhất phải kể đến là: Đầu tư các khoản kinh phí để chi cho hoạt động GDHN, TVHN cho mỗi năm học (ĐTB: 2,10; TH: 21); Phát hiện năng lực, sở trường của HS và cung cấp những nhận xét đó cho GVCN (ĐTB: 2,20; TH: 20); Chỉ đạo GVCN hướng dẫn HS lựa chọn nghề (ĐTB: 2,22; TH: 19);
và Tổ chức những hội nghị, chuyên đề về lựa chọn nghề nghiệp và diễn đàn về lao động nghề nghiệp (ĐTB: 2,24; TH: 18). Các biểu hiện trên chính là cơ sở cho việc nhận định: Hiệu trưởng thiếu sâu sát trong lập kế hoạch và chỉ đạo tổ, nhóm bộ môn và GV TVHN cho HS để giúp HS xác định được nhu cầu TVHN của bản thân cũng như giúp các em định hướng chọn ngành, chọn nghề, chọn trường phù hợp với năng lực học tập của bản thân, phát huy hiệu quả năng lực, sở trường sau khi ra trường, tìm kiếm việc làm.
2.3.2.2. Thực trạng về nội dung quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Lập kế hoạch hoạt động TVHN
Lập kế hoạch là một trong các chức năng quản lí quan trọng trong quá trình quản lí hoạt động GDHN, có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của các chức năng còn lại. Trưng cầu ý kiến về việc lập kế hoạch từ 497 CBQL và GV, công tác này đã được thực hiện. Tuy nhiên mức độ và kết quả thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động TVHNở các trường THPT miền Đông Nam Bộ không phải nội dung nào cũng đều đạt hiệu quả. Điều này được minh chứng qua các số liệu trong bảng 2.15.
Bảng 2.15. Mức độ và kết quả thực hiện việc lập kế hoạch TVHN cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ
Nội dung thực hiện việc lập kế hoạch TVHN | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Lập kế hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, CBĐTN tham gia TVHN cho trường | 3,14 | 0,64 | 6 | 2,45 | 0,66 | 7 |
2 | Lập kế hoạch thực hiện hoạt động TVHN trong năm học và theo từng học kì, từng tháng cho từng khối lớp sát với điều kiện của trường và đáp ứng nhiệm vụ của năm học | 4,23 | 0,47 | 3 | 2,30 | 0,52 | 8 |
3 | Lập kế hoạch phối hợp TVHN giữa nhà | 3,12 | 0,33 | 7 | 2,47 | 0,56 | 6 |
Nội dung thực hiện việc lập kế hoạch TVHN | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
trường với đoàn thể, với Ban đại diện PH để HN cho các em | |||||||
4 | Xác định mục tiêu quản lí hoạt động TVHN của trường gắn với mục tiêu chung của nhà trường và mục tiêu quản lí cụ thể cho giáo dục TVHN | 4,15 | 0,41 | 5 | 4,21 | 0,50 | 1 |
5 | Xây dựng kế hoạch hoạt động TVHN đảm bảo thực hiện hiệu quả về ND, PP và HT tổ chức, và cách thức kiểm tra, quy trình kiểm tra - đánh giá hoạt động TVHN | 4,21 | 0,50 | 4 | 4,07 | 0,44 | 2 |
6 | Xác định các nguồn lực để thực hiện hoạt động TVHN | 4,32 | 0,52 | 1 | 2,59 | 0,64 | 5 |
7 | Xây dựng nội dung chi, định mức chi cho hoạt động TVHN | 3,04 | 0,51 | 8 | 2,61 | 0,63 | 4 |
8 | Duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động TVHN của trường | 4,29 | 0,54 | 2 | 4,06 | 0,45 | 3 |
Như số liệu từ bảng 2.12, về mức độ thực hiện có 06/08 nội dung lập kế hoạch hoạt động TVHN được các trường tổ chức thực hiện, trong đó nội dung thường xuyên được vận dụng ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ, đó là: Xác định các nguồn lực để thực hiện hoạt động TVHN (ĐTB: 4,32; TH: 1); Duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động TVHN của trường (ĐTB: 4,29; TH: 2). Đáng chú ý là nội dung “Lập kế hoạch thực hiện hoạt động TVHN trong năm học và theo từng học kì, từng tháng cho từng khối lớp sát với điều kiện của trường và đáp ứng nhiệm vụ của năm học được đánh giá là thực hiện “thường xuyên” (ĐTB: 4,23; TH: 3) nhưng kết quả thực hiện lại thấp nhất (ĐTB: 2,30; TH: 8). Qua phỏng vấn, trao đổi với CBQL và GV cho biết, tình trạng đáng quan ngại đã và đang xảy ra hiện nay đó là việc lập kế hoạch hầu như chỉ do một người phụ trách (thường là Phó Hiệu trưởng),
hầu hết các kế hoạch TVHN của nhiều năm khá giống nhau, chỉ khác về thời gian năm học. Bên cạnh đó, công tác “Lập kế hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, CBĐTN tham gia TVHN cho trường” (ĐTB: 2,45; TH: 7) và “Lập kế hoạch phối hợp TVHN giữa nhà trường với đoàn thể, với Ban đại diện PH để HN cho HS” (ĐTB: 2,47; TH: 6) chưa được các trường quan tâm và xem là một trong những phần trọng tâm của công tác lập kế hoạch. Rõ ràng, quá trình lập kế hoạch hoạt động TVHN còn mang nặng tính chủ quan, hình thức, đối phó; Vận dụng một cách rập khuôn, máy móc; chưa thực sự được đầu tư triệt để, khoa học, sáng tạo và chưa xem xét đến yếu tố có phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi trường.
Nhìn chung, các trường đều thường lập kế hoạch TVHN nhưng kết quả thực hiện của chức năng này ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ chưa được đánh giá cao.
Tổ chức thực hiện hoạt động TVHN
Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ được thể hiện ở bảng 2.16.
Bảng 2.16. Mức độ và kết quả thực hiện việc tổ chức hoạt động TVHN cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ
Nội dung tổ chức thực hiện hoạt động TVHN | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Phân công chức danh, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và GV tham gia TVHN | 2,81 | 0,51 | 4 | 3,19 | 0,58 | 4 |
2 | Mở khóa tập huấn, chuyên đề về kiến thức tâm lí, kĩ năng TVHN cho GV | 3,17 | 0,69 | 2 | 2,77 | 0,43 | 6 |
3 | Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để đạt mục tiêu TVHN | 3,49 | 0,68 | 1 | 4,20 | 0,39 | 1 |
4 | Phân chia công việc thành các nhiệm vụ để người tham gia TVHN thực hiện hoạt động TVHN một cách thuận lợi và hợp lí | 2,94 | 0,68 | 3 | 2,70 | 0,55 | 7 |
Nội dung tổ chức thực hiện hoạt động TVHN | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
5 | Theo dõi đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức TVHN | 2,18 | 0,61 | 6 | 2,81 | 0,79 | 5 |
6 | Thành lập ban TVHN để điều phối, liên kết hoạt động giữa các thành viên trong đội ngũ TVHN đạt mục tiêu TVHN | 2,36 | 0,48 | 5 | 3,24 | 0,45 | 3 |
7 | Lựa chọn CBQL, GV nhiệt huyết, có năng lực, kinh nghiệm về TVHN để làm lực lượng nòng cốt | 2,01 | 0,72 | 7 | 3,84 | 0,36 | 2 |
Theo như kết quả phân tích số liệu trong bảng 2.16:
Ở mức độ được đánh giá cao nhất, đó là: Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để đạt mục tiêu TVHN, cùng đồng thứ hạng 1. Đây là nội dung được thể hiện rõ trong kế hoạch hoạt động chung, hay kế hoạch TVHN của từng trường theo năm học như hoạt động tham quan của HS tại các trường ĐH-CĐ, cơ sở sản xuất… Nội dung “Mở khóa tập huấn, chuyên đề về kiến thức tâm lí, kĩ năng TVHN cho GV” có kết quả thực hiện chỉ ở mức trung bình (ĐTB: 2,77). Đội ngũ TVHN được trưng cầu ý kiến cho biết rất ít GV được tham gia tập huấn, nếu có thì chỉ có đại diện nhà trường tham gia rồi về phổ biến lại nhưng thời gian và nội dung được tập huấn còn rất ít, chưa cụ thể còn mang tính chung chung. Theo kết quả phỏng vấn một số cán bộ tham gia TVHN ở Trường THPT Xuân Lộc, THPT Thanh Bình thì họ cần được đào tạo kiến thức chuyên sâu và đặc biệt là cần nắm những ngành nghề theo xu hướng xã hội cần để truyền tải cho HS trong những đợt TVHN. Đó là lí do tại sao kết quả thực hiện nội dung này lại nằm gần cuối trong bảng xếp hạng (TH: 6).
Các nội dung còn lại có phần được đánh giá có kết quả thực hiện chưa tốt, đứng cuối bảng xếp hạng phải kể đến là nội dung: Phân chia công việc thành các nhiệm vụ để người tham gia TVHN thực hiện hoạt động TVHN một cách thuận lợi và hợp lí (ĐTB: 2,70; TH: 7); Theo dõi đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức TVHN (ĐTB: 2,81; TH: 5) và nội dung “Phân công chức danh, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và GV tham gia TVHN “(ĐTB: 3,19; TH: 4).
Có thể nhìn nhận, mức độ thực hiện công tác tổ chức hoạt động TVHN không đồng đều, không ổn định. Một số khâu tổ chức hoạt động TVHN chưa được các nhà quản lí quan tâm dẫn đến kết quả thực hiện một số nội dung tổ chức hoạt động này ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ tại thời gian điều tra được đánh giá chủ yếu ở mức “trung bình” và “yếu”. Đáng chú ý là công tác tổ chức bồi dưỡng kiến thức tâm lí, kĩ năng TVHN cho GV cần được xem xét và quan tâm hơn cả.
Chỉ đạo hoạt động TVHN
Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo thực hiện hoạt động TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ được ghi nhận như trong bảng 2.17.
Bảng 2.17. Mức độ và kết quả thực hiện chỉ đạo hoạt động TVHN cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ
Nội dung thực hiện chỉ đạo hoạt động TVHN | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Xác định vấn đề và đề ra nhiệm vụ TVHN | 3,08 | 0,45 | 4 | 2,99 | 0,55 | 6 |
2 | Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động TVHN | 2,14 | 0,53 | 14 | 2,02 | 0,21 | 14 |
3 | Thu thập và xử lí thông tin TVHN | 2,58 | 0,68 | 10 | 2,68 | 0,47 | 9 |
4 | Đề ra nhiệm vụ TVHN cụ thể, thực hiện được, sát với điều kiện thực tiễn của Trường | 2,69 | 0,70 | 8 | 2,68 | 0,46 | 9 |
5 | Dự kiến các phương án TVHN thay thế dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả hoạt động TVHN đã xác định | 2,63 | 0,48 | 9 | 2,27 | 0,57 | 12 |
6 | So sách các phương án theo tiêu chuẩn hiệu quả hoạt động TVHN xác định | 2,45 | 0,49 | 13 | 2,63 | 0,49 | 11 |
7 | Ra quyết định về TVHN chính thức | 4,47 | 0,50 | 1 | 3,55 | 0,75 | 2 |
8 | Triển khai việc thực hiện quyết định về TVHN | 4,44 | 0,49 | 2 | 3,16 | 0,36 | 5 |
9 | Đôn đốc việc thực hiện các hình thức TVHN gây được sự hứng thú cho HS, điều chỉnh hoạt động phối hợp giữa các GVCN, GVBM và GVGDKT để đạt hiệu quả | 2,71 | 0,71 | 7 | 2,77 | 0,50 | 8 |
Nội dung thực hiện chỉ đạo hoạt động TVHN | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
GDHN | |||||||
10 | Theo dõi hoạt động bồi dưỡng kiến thức TVHN cho GV, HS, PH | 2,57 | 0,62 | 11 | 2,16 | 0,65 | 13 |
11 | Theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN ở từng năm, học kì, tháng | 3,65 | 0,67 | 3 | 3,23 | 0,49 | 4 |
12 | Đôn đốc thực hiện các chế độ chính sách cho GV tham gia hoạt động TVHN: đãi ngộ, khen thưởng (quy chế chi tiêu nội bộ) | 2,83 | 0,37 | 6 | 3,28 | 0,48 | 3 |
13 | Khuyến khích GV tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ TVHN | 2,47 | 0,62 | 12 | 2,83 | 0,37 | 7 |
14 | Đôn đốc thực hiện hoạt động GDHN, TVHN của trường theo từng học kì, từng tháng | 2,88 | 0,68 | 5 | 3,63 | 0,48 | 1 |
Từ số liệu trong bảng 2.17 cho thấy:
Những nội dung mang tính “thủ tục” thể hiện rõ trong kế hoạch TVHN đầu năm của nhà trường và các bộ phận liên quan được phân công theo dõi thực hiện theo thời gian đã quy định được đánh giá khá cao, xếp thứ hạng cao nhất là ra quyết định về TVHN chính thức (ĐTB: 4,47; TH: 1); Tổ chức thực hiện quyết định về TVHN (ĐTB: 4,44; TH: 2); Theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN ở từng năm, học kì, tháng (ĐTB: 3,65; TH: 3) và xác định vấn đề và đề ra nhiệm vụ TVHN (ĐTB: 3,08; TH: 4).
Còn đối với những nội dung cần thực hiện “trong và sau quá trình” TVHN thì kết quả đạt được rất thấp, hầu như các trường không thực hiện. Nổi bật là các nội dung “Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động TVHN (ĐTB: 2,14; TH: 14); Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng kiến thức TVHN cho GV, HS, PH (ĐTB: 2,16; TH: 13); Dự kiến các phương án TVHN thay thế dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả hoạt động TVHN đã xác định (ĐTB: 2,16; TH: 12). Theo nội dung đã phản ánh ở mục 2.3.2.1, công tác lập kế hoạch hoạt động TVHN hầu như chỉ có một cá nhân làm (thường là Phó hiệu trưởng), nên thiếu sự bàn bạc, tham gia của nhiều bộ phận, thêm vào đó phần lớn các