Kiểm Định Sự Khác Biệt Trung Bình Giữa Các Nhóm - Phân Tích Anova


4.7. Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap

Với mô hình nghiên cứu đã được kiểm định ở trên, phương pháp Bootstrap sẽ được sử dụng để ước lượng lại các tham số mô hình để kiểm tra độ tin cậy của cá ước lượng. Boostrap là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế, trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò là đám đông. Kiểm định Boostrap trong nghiên cứu này sử dụng với số lượng mẫu lặp lại là N= 500 lần. Giả thuyết H0: Bias =0 và H1: Bias ≠ 0

Kết quả ước lượng từ 500 mẫu được tính trung bình kèm theo độ chệch được trình bày trong Bảng 4.23. Trị tuyệt đối của giá trị quan trọng (CR) hầu hết nhỏ hơn 2 nên ta có thể nói độ chệch là rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Như vậy, ta có thể kết luận là các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được.

Bảng 4.23. Kết quả ước lượng lại mô hình hồi quy bằng Bootstrap



Mối quan hệ

Giá trị UL chuẩn hóa


SE


SE- SE


Mean


Bias


SE-

Bias


CR

SSCX

<-

NTQL

0.163

0.085

0.003

0.164

0

0.004

0

LIDD

<-

NTQL

0.139

0.079

0.002

0.142

0.003

0.004

0.75

SPH

<-

NTQL

0.231

0.057

0.002

0.233

0.003

0.003

1

KNTH

<-

NTQL

0.15

0.069

0.002

0.153

0.004

0.003

1.333333

SUH

<-

NTQL

0.35

0.077

0.002

0.349

0

0.003

0

SUH

<-

TCHN

-0.144

0.114

0.004

-0.149

-0.006

0.005

-1.2

KNTH

<-

TCHN

0.059

0.091

0.003

0.06

0.002

0.004

0.5

SPH

<-

TCHN

-0.167

0.079

0.003

-0.169

-0.002

0.004

-0.5

LIDD

<-

TCHN

-0.007

0.095

0.003

-0.004

0.003

0.004

0.75

SSCX

<-

TCHN

-0.307

0.084

0.003

-0.312

-0.005

0.004

-1.25

SUH

<-

ODCX

0.225

0.125

0.004

0.227

0.002

0.006

0.333333

KNTH

<-

ODCX

0.259

0.092

0.003

0.262

0.003

0.004

0.75

SPH

<-

ODCX

0.118

0.08

0.003

0.122

0.004

0.004

1

LIDD

<-

ODCX

0.045

0.085

0.003

0.039

-0.006

0.004

-1.5

SSCX

<-

ODCX

0.213

0.089

0.003

0.215

0.001

0.004

0.25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức - 18



Mối quan hệ

Giá trị UL chuẩn hóa


SE


SE- SE


Mean


Bias


SE-

Bias


CR

SSCX

<-

MTGT

-0.014

0.075

0.002

-0.015

0

0.003

0

LIDD

<-

MTGT

0.18

0.075

0.002

0.179

-0.001

0.003

-0.33333

SPH

<-

MTGT

0.168

0.064

0.002

0.166

-0.002

0.003

-0.66667

KNTH

<-

MTGT

0.234

0.073

0.002

0.229

-0.005

0.003

-1.66667

SUH

<-

MTGT

0.18

0.077

0.002

0.174

-0.006

0.003

-2

SSCX

<-

CBPP

0.122

0.097

0.003

0.123

0.001

0.004

0.25

LIDD

<-

CBPP

0.125

0.09

0.003

0.119

-0.006

0.004

-1.5

SPH

<-

CBPP

0.149

0.072

0.002

0.147

-0.002

0.003

-0.66667

KNTH

<-

CBPP

0.259

0.104

0.003

0.253

-0.007

0.005

-1.4

SUH

<-

CBPP

0.066

0.094

0.003

0.064

-0.002

0.004

-0.5

SSCX

<-

CBQT

0.233

0.116

0.004

0.231

-0.001

0.005

-0.2

LIDD

<-

CBQT

0.256

0.099

0.003

0.257

0.001

0.004

0.25

SPH

<-

CBQT

0.396

0.078

0.002

0.395

-0.001

0.003

-0.33333

KNTH

<-

CBQT

0.228

0.106

0.003

0.229

0

0.005

0

SUH

<-

CBQT

0.236

0.106

0.003

0.242

0.006

0.005

1.2

Nguồn: Kết quả kiểm định Bootstrap với dữ liệu của đề tài

4.8. Kiểm định sự khác biệt trung bình giữa các nhóm - phân tích ANOVA

Phân tích ANOVA được thực hiện nhằm củng cố cho các kết quả phân tích hồi quy tác động của các biến định tính (biến nhân khẩu học, biến lĩnh vực hoạt động và viến tỷ lệ sở hữu nhà nước) với các biến phụ thuộc. Kết quả phân tích ANOVA sẽ cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm quan sát có đặc điểm khác nhau.

Theo kết quả phân tích hồi quy, biến tuối không có tác động đến sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi của tổ chức nên NCS không thực hiện phân tích ANOVA cho nhóm quan sát về tuổi. Các đặc điểm về giới tính, vị trí công việc, lĩnh vực hoạt động của tổ chức và tỷ lệ sở hữu sẽ được tiến hành kiểm định bằng phân tích ANOVA.


4.8.1. Sự khác biệt về mức độ sẵn sàng cho thay đổi giữa nhóm quan sát có vị trí công việc khác nhau

Bảng 4.24. Kết quả kiểm định Levene và kiểm định Welch



Levene Statistic


df1


df2


Sig.

Welch Statistica


df1


df2


Sig.

SSCX

.697

1

362

.404

.179

1

95.571

.673

SPH

.448

1

362

.504

.045

1

93.678

.833

SUH

8.545

1

362

.004

1.122

1

84.516

.292

KNTH

.283

1

362

.595

.481

1

103.006

.490

LIDD

6.724

1

362

.010

.113

1

89.251

.737

Nguồn: Kết quả phân tích ANOVA với dữ liệu của đề tài

Trong số này, giá trị sig của kiểm định Levene của thành phần nhận thức về sự ủng hộ của thay đổi và nhận thức về lợi ích phải đánh đổi là < 0.05. Đồng thời kết quả kiểm định Welch cho giá trị Sig >0.05. Do đó kết luận không có sự khác biệt trung bình về cảm xúc với thay đổi và nhận thức về lợi ích phải đánh đổi giữa 2 nhóm vị trị công việc là quản lý cấp phòng và nhân viên.

Bảng 4.25. Kết quả phân tích ANOVA với biến vị trị công việc



Sum of Squares

Bậc tự do df

Mean Square

Kiểm định F

Mức ý nghĩaSig.

SPH

Between

Groups

.022

1

.022

.051

.822

Within Groups

154.882

362

.428



Total

154.904

363




SUH

Between Groups

.613

1

.613

1.632

.202

Within Groups

136.037

362

.376



Total

136.650

363




KNT H

Between Groups

.173

1

.173

.458

.499

Within Groups

137.029

362

.379



Total

137.202

363




Nguồn: Kết quả phân tích ANOVA với dữ liệu của đề tài

Giá trị sig của Levene của 3 thành phần còn lại là >0.05 có thể sử dụng bảng kết quả phân tích ANOVA. Kết quả phân tích ANOVA cho cả 3 thành phần nhận thức về sự ủng hộ, nhận thức về khả năng thực hiện và nhận thức về sự phù hợp của thay


đổi đều có Sig >0.05. Vì thế, có thể kết luận vị trí công việc không có ảnh hưởng tới sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức theo cả 5 cấu phần.

4.8.2. Sự khác biệt về mức độ sẵn sàng cho thay đổi giữa nhóm quan sát tại các tổ chức có lĩnh vực hoạt động khác nhau

Bảng 4.26. Kết quả kiểm định Levene và kiểm định Welch



Levene Statistic


df1


df2


Sig.

Welch Statistica


df1


df2


Sig.

SSCX

.262

1

362

.609

3.028

1

91.190

.085

SPH

3.654

1

362

.057

8.908

1

97.408

.004

SUH

2.764

1

362

.097

18.868

1

95.711

.000

KNTH

6.328

1

362

.012

1.924

1

75.124

.169

LIDD

1.925

1

362

.166

2.077

1

81.100

.153

Nguồn: Kết quả phân tích ANOVA với dữ liệu của đề tài

Giá trị sig của kiểm định Levene của thành phần nhận thức khả năng thực hiện là < 0.05. Đồng thời kết quả kiểm định Welch cho giá trị Sig >0.05. Do đó kết luận không có sự khác biệt trung bình về khả năng thực hiện thay đổi giữa nhóm quan sát khác nhau về lĩnh vực hoạt động của tổ chức.

Giá trị sig của kiểm định Levene của 4 thành phần còn lại đều là > 0.05, sử dụng bảng kết quả phân tích ANOVA.

Bảng 4.27. Kết quả phân tích ANOVA với biến lĩnh vực hoạt động



Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

SSCX

Between Groups

1.266

1

1.266

2.695

.102

Within Groups

170.079

362

.470



Total

171.346

363




SPH

Between Groups

2.974

1

2.974

7.086

.008

Within Groups

151.930

362

.420



Total

154.904

363




SUH

Between Groups

5.591

1

5.591

15.442

.000

Within Groups

131.060

362

.362



Total

136.650

363




LIDD

Between Groups

1.273

1

1.273

2.363

.125

Within Groups

195.052

362

.539



Total

196.326

363




Nguồn: Kết quả phân tích ANOVA với dữ liệu của đề tài


Kết quả cho thấy chỉ có thành phần nhận thức về sự phù hợp của thay đổi và nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo với thay đổi có có ý nghĩa (Sig <0.05). Điều này chứng tỏ các cá nhân thuộc các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mức độ nhận thức khác nhau về sự phù hợp của thay đổi và sự ủng hộ của lãnh đạo với thay đổi. Trong đó nhận thức về sự phù hợp đối với thay đổi cao hơn ở các DNNN thuộc lĩnh vực dịch vụ (giá trị Mean lần lượt là 3,83 và 3,59). Kết quả tương tự với nhận thức về sự ủng hộ (Giá trị mean lần lượt là 3,89 và 3,56). Kết quả này cũng cho thấy sự phù hợp với kết quả kiểm định từ mô hình SEM tổng hợp khi xác nhận lĩnh vực hoạt động có tác động tới nhận thức về sự ủng hộ (=-0,125 và p_value <0.05).

4.8.3. Sự khác biệt về mức độ sẵn sàng cho thay đổi giữa nhóm quan sát tại các tổ chức tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước khác nhau

Bảng 4.28. Kết quả kiểm định Levene và kiểm định Welch



Levene

Statistic


df1


df2


Sig.

Welch

Statistica


df1


df2


Sig.

SSCX

.006

1

362

.939

1.569

1

269.186

.211

SPH

.226

1

362

.635

7.349

1

265.890

.007

SUH

.648

1

362

.422

2.056

1

295.970

.153

KNTH

7.514

1

362

.006

17.092

1

315.574

.000

LIDD

.133

1

362

.716

3.851

1

264.270

.051

Nguồn: Kết quả phân tích ANOVA với dữ liệu của đề tài

Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig <0.05 đối với biến nhận thức về khả năng thực hiện (KNTH) và kiểm định Welch cũng cho giá trị Sig <0.05. Như vậy, có thể khẳng định có sự khác biệt về giá trị trung bình về nhận thức về khả năng thực hiện thay đổi giữa hai nhóm quan sát thuộc về tổ chức có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước là khác nhau. Trong đó, cao hơn ở nhóm thuộc về các DNNN thoái vốn toàn bộ. Điều này cũng trùng hợp với kết quả phân tích hồi quy theo mô hình SEM khi xác nhận tỷ lệ sở hữu nhà nước có tác động tới nhận thức về khả năng thực hiện thay đổi (=0.144; p_value <0.05).

Kết quả tương tự cũng được kiểm chứng với tác động của tỷ lệ sở hữu nhà nước và nhận thức về sự phù hợp của thay đổi và nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo với thay đổi (Giá trị Sig của kiểm định anova <0.05).


Như vậy tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước có tác động tới sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức theo khía cạnh hiểu biết về sự phù hợp, sự ủng hộ và khả năng nhận thức của thay đổi. Tác động này có xu hướng cao hơn ở nhóm các DNNN thoái vốn toàn bộ và thấp hơn ở nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước hơn 50%. Nhưng tác động này có xu hướng ngược lại trong trường hợp nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo, cao hơn ở nhóm các DNNN có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước hơn 50% thấp hơn ở nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước hơn 50% (Giá trị trung bình lần lượt là 3,65 và 3,53).


Tóm tắt chương 4

Trong chương 4 tác giả đã trình bày các kết quả thống kê mô tả mẫu (N=364), kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng Cronbach’s Alpha, kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt các biến quan sát bằng EFA, kiểm định nhân tố khẳng đinh CFA cho các thang đo và cho toàn bộ mô hình, kiểm định các giả thuyết của mô hình và kiểm định ước lượng lại mô hình bằng Bootraps. Tiếp theo trong chương 5 luận án thảo luận về các kết quả nghiên cứu này và đề xuất, kiển nghị một số giải pháp cho doanh nghiệp cũng như cho các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước được đúng tiến độ và thành công.


CHƯƠNG 5

BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THAY ĐỔI TỔ CHỨC


5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu này đã củng cố thêm phần tổng quan về sự sẵn sàng cho thay đổi tổ chức nói chung và sẵn sàng cho thay đổi tổ chức tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ở Việt Nam nói riêng. Cụ thể như sau:

5.1.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố phản ánh sự sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi

Holt và công sự (2007) kế thừa quan điểm của Armenakis (1993) về sẵn sàng của cá nhân cho thay đổi tổ chức đã xây dựng thang đo về sự sẵn sàng của cá nhân trong bối cảnh tổ chức có thay đổi gồm có 4 thành phần, phản ánh nhận thức của cá nhân đối với thay đổi là (i) Nhận thức về sự phù hợp của thay đổi với tổ chức; (ii) Nhận thức về sự ủng hộ của lãnh đạo với thay đổi; (iii) Nhận thức về khả năng thực hiện thay đổi và (iv) Nhận thức về lợi ích phải đánh đối của cá nhân khi có thay đổi. Bằng việc tổng quan nghiên cứu và đánh giá xu hướng nghiên cứu của các công trình liên quan đến thay đổi tổ chức, nghiên cứu này đã đề xuất việc đưa thêm yếu tố cảm xúc để phản ánh và đo lường sự sẵn sàng cho thay đổi của cá nhân. Như thế, phạm trù sẵn sàng cho thay đổi được phản ánh thông qua 5 thành tố.

Kết quả nghiên cứu định tính, và định lượng đã cho phép tác giả xây dựng được thang đo về thành tố cảm xúc với thay đổi thông quan 3 biến quan sát (AFF1, AFF2 và AFF4). Bộ thang đo cảm xúc với thay đổi này cũng đã được nghiên cứu chứng minh là có độ tin cậy và phù hợp để đo lường sự sẵn sàng cho thay đổi. Các phân tích EFA và CFA với chỉ số độ phù hợp của mô hình (CFI>0,9) và tính phân biệt và hội tụ của các quan sát đã cho thấy 3 quan sát của thang đo cảm xúc với thay đổi là khác biệt so với các thang đo về nhận thức theo Holt và công sự (2007). Điều này cho thấy cảm xúc với thay đổi là một thành phần không thể thiếu phản ánh sự sẵn sàng của cá nhân cho các thay đổi tổ chức.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024