BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THU VÂN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGÂN HÀNG GIAO DỊCH TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Chuyên ngành: NGÂN HÀNG Mã số: 60340201
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng giao dịch tiền gửi của khách hàng cá nhân - 2
- Sự Không Thống Nhất Về Các Biến Thành Phần Hình Thành Nhân Tố
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Hệ Thống Nhtm (2010-2012)
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của bản thân, các số liệu và nội dung trong nghiên cứu này là trung thực. Kết quả của nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả
Trần Thị Thu Vân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2
1.1. Nguồn vốn huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Các loại huy động tiền gửi 2
1.2. Tiền gửi khách hàng cá nhân 4
1.2.1. Khái niệm 4
1.2.2. Đặc điểm 6
1.2.3. Vai trò 7
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân gửi tiền vào ngân hàng 8
1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự lựa chọn ngân hàng 8
1.3.2. Sự đa dạng về các nhân tố lựa chọn ngân hàng 11
1.3.3. Sự không thống nhất về các biến thành phần hình thành nhân tố 14
1.4. Mô hình nghiên cứu các nhân tố 17
1.4.1. Sự hình thành danh mục biến 17
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu 19
1.5. Kết luận 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGÂN HÀNG GIAO DỊCH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN21
2.1. Tổng quan về các NHTM ở Việt Nam 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh 22
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh hệ thống NHTM (2010-2012) 25
2.2. Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng giao dịch gửi tiền của khách hàng cá nhân 31
2.2.1. Tổ chức huy động tiền gửi khách hàng cá nhân của các NHTM 31
2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng giao dịch gửi tiền của khách hàng cá nhân 36
2.3. Kết luận 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN GỦI TIỀN VÀO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 65
3.1. Định hướng phát triển của các NHTM Việt Nam đến năm 2020 65
3.1.1. Định hướng phát triển chung 65
3.1.2. Định hướng thu hút khách hàng 67
3.2. Các giải pháp thu hút khách hàng cá nhân gửi tiền vào các NHTM 69
3.2.1. Nhóm giải pháp do bản thân các NHTM tổ chức thực hiện 69
3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ 72
3.3. Hạn chế và các nghiên cứu tiếp theo 75
3.4. Kết luận 76
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 82
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Danh mục các nhân tố tác động đến lựa chọn ngân hàng 13
Bảng 1. 2 Các nhân tố lựa chọn ngân hàng ở Mỹ, Đài Loan và Ghana 15
Bảng 1. 3 So sánh thành phần của nhân tố Thuận tiện 15
Bảng 1. 4 Danh mục 56 biến số nghiên cứu 17
Bảng 2. 1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu 36
Bảng 2. 2 Thống kê tỷ lệ số ngân hàng được sử dụng 38
Bảng 2. 3 Năm biến số quan trọng nhất với nam và nữ 41
Bảng 2. 4 Năm biến số kém quan trọng nhất với nam và nữ 42
Bảng 2. 5 Năm biến số quan trọng nhất trong sự chọn ngân hàng theo nhóm tuổi ..43
Bảng 2. 6 Năm biến số kém quan trọng nhất trong sự chọn ngân hàng theo nhóm tuổi 44
Bảng 2. 7 Năm biến số quan trọng nhất trong sự chọn ngân hàng theo mức thu nhập
...................................................................................................................................45
Bảng 2. 8 Năm biến số kém quan trọng nhất trong sự chọn ngân hàng theo mức thu nhập 46
Bảng 2. 9 Danh mục biến, nhân tố, Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach Alpha
...................................................................................................................................50
Hình 2. 1 Mô hình đo lường tới hạn 53
Bảng 2. 10 Trọng số chuẩn hóa 54
Bảng 2. 11 Kiểm định hệ số tương quan giữa các khái niệm (các nhân tố) 54
Bảng 2. 12 Độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích của các khái niệm 55
Bảng 2. 13 Danh mục nhân tố, biến thành phần, Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach Alpha 56
Bảng 2. 14 Xếp hạng tầm quan trọng của các nhân tố 58
Bảng 2. 15 Xếp hạng tầm quan trọng các nhân tố đối với cả khách hàng nam và nữ
...................................................................................................................................59
MỞ ĐẦU
Khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường tài chính dần mở cửa đón nhận các định chế tài chính quốc tế gia nhập. Sự hội nhập một mặt tạo nên một thị trường đa dạng với nhiều nhà cung cấp cho khách hàng. Mặt khác, các ngân hàng nước ngoài với những lợi thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản trị quốc tế đã trực tiếp cạnh tranh, thu hút khách hàng với các ngân hàng nội địa. Điều này càng buộc các ngân hàng hơn bao giờ hết phải hiểu biết nhiều hơn nữa về khách hàng bên cạnh những nỗ lực cải tiến công nghệ, sản phẩm…để từ đó thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện hữu. Trong giới hạn về ngân sách, nhân lực, thời gian…các ngân hàng phải tìm cho mình một chiến lược cạnh tranh hiệu quả trên cơ sở tận dụng lợi thế sẵn có.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng tiến bộ, nhu cầu của xã hội ngày càng cao, nhu cầu khách hàng không chỉ gói gọn với những sản phẩm truyền thống như gửi tiết kiệm hay vay vốn mà còn phát triển thêm những nhu cầu đa dạng phong phú khác như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, thanh toán trực tuyến, ATM… Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, ít bị phụ thuộc vào một ngân hàng, một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Việc khách hàng lựa chọn một ngân hàng để giao dịch và sau đó là trở thành khách hàng thường xuyên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài những vấn đề liên quan đến sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng ngày càng phải nắm bắt được nhu cầu, tâm lý khách hàng để có thể phục vụ tốt nhất. Như vậy, những nghiên cứu nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng là cần thiết. Từ đó, các ngân hàng có thể xác định các yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng từ quan điểm khách hàng. Nghiên cứu này được thực hiện không ngoài mục đích trên.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn vốn huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm
Vốn huy động của Ngân hàng thương mại (NHTM) là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM.
Nghiệp vụ tiền gửi của NHTM gồm tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
1.1.2. Các loại huy động tiền gửi
Nguồn vốn tiền gửi của NHTM bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản séc và tài khoản vãng lai.
1.1.2.1. Tiền gửi có kỳ hạn
Loại tiền gửi này còn gọi là tiền gửi định kỳ với nhiều thời hạn khác nhau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, một nămthời hạn càng dài thì lãi suất trả cho người gửi càng cao. Tuy số tiền gửi của mỗi người không nhiều, nhưng số lượng người gửi rất đông, nên tiền gửi tiết kiệm của hàng nghìn người thực sự là nguồn vốn kinh doanh quan trọng của ngân hàng.
Số lượng tiền gửi tiết kiệm thu hút được nhiều hay ít tuỳ thuộc lãi suất danh nghĩa của nó cao hơn lãi suất thực tế cộng với mức lạm phát không. Lãi suất thực tế của tiền gửi tiết kiệm phải thấp hơn lãi suất thực tế của tín dụng ngân hàng, lãi suất thực tế của ngân hàng phải thấp hơn suất lợi nhuận bình quân thực tế. Suất lợi nhuận bình quân thực tế là căn cứ quan trọng để ngân hàng xác định lãi suất cho vay và lãi suất các loại tiền gửi.
1.1.2.2. Tiền gửi không kỳ hạn
Cũng giống tiền gửi có kỳ hạn khi khách hàng mang tiền đến gửi, ngân hàng kiểm tra chữ ký, số chứng minh thư, địa chỉ, tên họ, mở tài khoản cho khách hàng, lấy mẫu chữ ký, ghi số chứng minh thư của người gửi hoặc người được uỷ quyền (nếu có). Sau khi khách hàng nộp tiền, ngân hàng phát cho khách hàng một sổ tiết kiệm có ghi số tiền gửi của khách.
Số tiền gửi tiết kiệm nhiều hay ít phụ thuộc lãi suất danh nghĩa của nó có cao hơn lãi suất thực tế cộng với mức lạm phát không.
Ví dụ: tỷ suất lợi nhuận bình quân thực tế: 6%/năm, lãi suất thực tế của tiền gửi tiết kiệm: 4%/năm, mức lạm phát 10%/năm, lãi suất danh nghĩa của tiền gửi tiết kiệm: 14%/năm, lãi suất thực tế của tín dụng ngân hàng: 5%/năm, lãi suất danh nghĩa của tín dụng ngân hàng: 15%/năm.
1.1.2.3. Tài khoản séc
Khách hàng đến gửi tiền xin mở tài khoản séc, ngân hàng kiểm tra chứng minh thư, nơi cấp, địa chỉ, họ tên, mẫu chữ ký và mở tài khoản séc cho khách hàng gửi tiền. Thay vì sổ tiết kiệm khách hàng được ngân hàng phát cho một quyển séc. Khi cần chi tiêu khách hàng chỉ việc điền đầy đủ nội dung vào séc.
Séc được chia làm nhiều loại tuỳ theo từng tính chất vàđặc điểm sử dụng.
* Nếu căn cứ vào tính chất lưu chuyển, séc được chia làm 3 loại: Séc đích danh, séc vô danh, séc theo lệnh.
* Căn vào đặc điểm sử dụng, có thểđược phân biệt các loại séc: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc gạch chéo, séc bảo chi, và séc du lịch.
1.1.2.4. Tài khoản vãng lai
Ngân hàng càng thu hút được nhiều tài khoản vãng lai thì càng có nhiều vốn tiền gửi để kinh doanh. Tài khoản vãng lai khác tài khoản séc ở chỗ tài khoản này có tính chất vãng lai giữa ngân hàng và khách hàng. Lãi suất trong tài khoản vãng
.....