xác định được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB, chưa xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến HTKSNB. Mặt khác, tác giả cũng chưa xây dựng được các thang đo để đo lường các yếu tố trog HTKSNB.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hoài (2011) về “Hoàn thiện HTKSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam”. Ở đề tài này tác giả đã đề cập tới HTKSNB trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, tác giả cũng nêu ra được đặc điểm hoạt động SXKD tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng, trên cơ sở đó đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện HTKSNB như: ứng dụng hệ thống ERP, hoàn thiện hệ thống đánh giá rủi ro, tăng cường môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát. Hạn chế của đề tài này là chưa nghiên cứu HTKSNB trong toàn ngành. Tác giả chưa đánh giá được HTKSNB trên quan điểm định lượng để đề xuất các biện pháp hoàn thiện.
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) về “Hoàn thiện HTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”, tác giả cũng đã khái quát được lý luận chung về HTKSNB và cũng tìm hiểu được một số kinh nghiệm của các nước quốc tế về tổ chức HTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc. Ở phần thực trạng, tác giả cũng đã đánh giá được thực trạng HTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, lập được mẫu bảng câu hỏi điều tra các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Ở phần giải pháp, tác giả đã đưa ra được sự cần thiết và các giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại đơn vị. Tuy nhiên trong phần lý luận luận án cũng chưa phân biệt được kiểm soát, KSNB, HTKSNB, chưa nghiên cứu rõ HTKSNB trên quan điểm hiện đại.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013) về: “Hoàn thiện HTKSNB tại tập đoàn hóa chất Việt Nam”. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng tổ chức HTKSNB của các tập đoàn kinh tế trên thế giới như ở: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, để xem kinh nghiệm tổ chức HTKSNB tại các tập đoàn kinh tế và áp dụng tại tập đoàn hoá chất Việt Nam. Tác giả đã xây dựng được các nhóm giải pháp cụ thể như:
(1) hoàn thiện các yếu tố cấu thành HTKSNB gồm: môi trường kiểm soát; hệ thống thông tin; thủ tục kiểm soát;
(2) Hoàn thiện quy chế quản lý người đại diện để kiểm soát người đại diện;
(3) Hoàn thiện kiểm soát vốn tại Tập đoàn: cơ chế giám sát, năng lực quản trị điều hành, cơ cấu vốn, minh bạch về tài chính, xây dựng phương án tài chính theo chủ trương tái cấu trúc tập đoàn;
(4) Một số giải pháp tăng cường KSNB theo chủ trương tái cấu trúc tập đoàn như: kiểm soát việc đầu tư sâu vào ngành nghề kinh doanh chính; kiểm soát đầu tư vào sản phẩm mới; kiểm soát xây dựng kế hoạch phát triển thị trường; kiểm soát quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp; kiểm soát triển khai ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ; kiểm soát cạnh tranh nội bộ.
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Htksnb
- Báo Cáo Của Basel Về Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
- Lý Thuyết Về Tâm Lý Học Xã Hội Của Tổ Chức (Social Psychology Of Organization Theory)
- Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Htksnb Trong Các Nhtm Việt Nam
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Tác giả Hà Xuân Thạch & Nguyễn Thị Mai Sang (2016) trong nghiên cứu của mình về xác định ảnh hưởng của các thành phần trong HTKSNB tới chất lượng kiểm soát rủi ro trong các công ty xây dựng trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh đã xây dựng một mô hình tác động như sau:
Môi trường nội bộ -IE
Thiết lập mục tiêu -OS
Nhận dạng rủi ro -EI
Đánh giá rủi ro -RA
Chất lượng kiểm soát rủi ro - RA
Tiếp nhận rủi ro -RR
Các hoạt động kiểm soát -CA
Thông tin và truyền thông -IC
Giám sát -M
Hình 1.8. Mô hình tác động của các nhân tố của KSNB tới chất lượng kiểm soát rủi ro
(Nguồn: Hà Xuân Thạch & Nguyễn Thị Mai Sang (2016))
1.2.3. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại
Các tác giả Phan Hùng An (2005), Hoàng Huy Hà (2006); Đinh Phà Minh (2006); Vũ Thuý Ngọc (2006); Nguyễn Đức Thảo và Trần Quốc Đạt (2006); Việt Dũng (2007); Phan Văn Tính (2007); Đào Văn Phúc và Lê Văn Hinh, (2012); Nguyễn Thị Hương Liên (2015) trong các nghiên cứu của mình đều chỉ ra rằng HTKSNB trong các NHTM Việt Nam hiện nay đã có những điểm cải tiến, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như: nhà quản trị chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm soát, nhân lực cho công tác kiểm soát còn mỏng, công tác giám sát chưa đạt hiệu quả, ...đồng thời các tác giả cũng đã xây dựng các mô hình kiểm soát hiện đại, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu hội nhập trong giai đoạn mới như: áp dụng quản lý chất lượng ISO, kiểm soát gắn với quản lý rủi ro,...
Các tác giả Võ Thị Hoàng Nhi và Lê Thị Thanh Huyền (2014) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra được thực trạng của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam và đưa ra định hướng hoàn thiện HTKSNB của các NHTM Việt Nam bằng cách hoàn thiện các yếu tố trong mô hình 5 yếu tố tác động của tổ chức COSO.
Tác giả Nguyễn Anh Phong và Hà Tôn Trung Hạnh (2010) đã dựa vào nguyên tắc của Basel 2 và chỉ ra rằng có 5 nhóm yếu tố tác động đến hiệu quả của HTKSNB trong các NHTM bao gồm: (1) môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo; (2) xác định và đánh giá rủi ro; (3) các hoạt động kiểm soát và phân công phân nhiệm; (4) thông tin và truyền thông; (5) giám sát hoạt động và sửa chữa sai sót.
Các hoạt động kiểm soát và phân công phân nhiệm
Xác định và đánh giá rủi ro
Thông tin và truyền thông
Giám sát hoạt động và sửa chữa sai sót
Môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo
Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng
Hình 1.9. Mô hình các yếu tố tác động đến hiệu quả của HTKSNB
(Nguồn: Nguyễn Anh Phong & Hà Tôn Trung Hạnh (2010))
Kiểm soát nội bộ
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Mục tiêu kiểm soát
(Hiệu quả hoạt động và rủi ro của các NHTM Việt Nam
Hoạt động kiểm soát
Thông tin và truyền thông
Giám sát
Nguyễn Tuấn & Đường Nguyễn Hưng (2015) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các NHTM Việt Nam bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát .
Hình 1.10. Mô hình tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các NHTM Việt Nam
(Nguồn: Nguyễn Tuấn & Đường Nguyễn Hưng (2015))
Kiểm soát nội bộ
Biến kiểm soát
Mức độ vận dụng KSNB theo quy định Việt Nam
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Biến phụ thuộc
ROA
Hoạt động kiểm soát
Thông tin và truyền thông
Giám sát
Hình 1.11. Mô hình tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính NHTM
Việt Nam
(Nguồn: Nguyễn Tuấn & Đường Nguyễn Hưng (2015))
Kiểm soát nội bộ
Biến kiểm soát
Mức độ vận dụng KSNB theo quy định Việt Nam
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Biến phụ thuộc
Chỉ só Z- score
Hoạt động kiểm soát
Thông tin và truyền thông
Giám sát
Hình 1.12. Mô hình tác động của KSNB đến rủi ro phá sản NHTM
Việt Nam
(Nguồn: Nguyễn Tuấn & Đường Nguyễn Hưng (2015))
1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan một cách tương đối đến đề tài của luận án, tác giả xác định được một số những điểm cơ bản như sau :
1.3.1. Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài
- Thứ nhất, các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã công bố tập trung vào các hướng: nghiên cứu HTKSNB theo hướng quản trị, theo hướng phục vụ kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, theo hướng ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, tuy nhiên ít có tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Thứ hai, các nghiên cứu của các tác giả trước chủ yếu tập trung vào các nhân tố nội tại bên trong của HTKSNB theo báo cáo của COSO như: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát mà chưa quan tâm đến các nhân tố đặc thù của nền kinh tế có tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các nền kinh tế có những đặc thù riêng như ở Việt Nam, chẳng hạn nhân tố: thể chế chính trị, lợi ích nhóm trong các ngân hàng.
- Thứ ba, việc tìm hiểu và thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu được tiến hành tại một số các quốc gia phát triển có hoạt động KSNB ra đời và phát triển từ lâu như Mỹ, các nước châu Âu hoặc các nước có nền kinh tế kém phát triển như: Srilanka, Uganda,....Vì vậy đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nghiên cứu của các tác giả khác nhau ở nước ngoài liên quan đến hoạt động KSNB nói chung, KSNB trong NHTM nói riêng và ảnh hưởng của các nhân tố đến đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM còn rất hiếm. Mặt khác, các nghiên cứu này cũng chỉ rõ kết quả có thể thay đổi khi nó được áp dụng trong điều kiện của các quốc gia có đặc điểm khác nhau, do đó việc xem xét kết quả của các nghiên cứu này tại các NHTM trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam cần được quan tâm. Ba điểm trên được xem là khoảng trống rất quan trọng cho việc nghiên cứu của tác giả trong luận án của mình.
1.3.2. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước
- Thứ nhất, có khá nhiều các tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu những mảng vấn đề khác nhau có liên quan đến hoạt động KSNB như: Xây dựng các mô hình của HTKSNB theo COSO hoặc BASEL; nghiên cứu HTKSNB trong các đơn vị cụ thể; nghiên cứu tác động của các nhân tố trong HTKSNB tới hiệu quả của HTKSNB trong các ngân hàng. Tuy vậy trong các nghiên cứu này chưa có tác giả nào đề cập đến vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM.
- Thứ hai, các nghiên cứu của các tác giả chủ yếu sử dụng các nhân tố nội tại bên trong cấu thành HTKSNB mà chưa xem xét các nhân tố bên ngoài mang tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam có tác động đến tính hữu hiệu hoặc hiệu quả của HTKSNB
Chính vì vậy những vấn đề mà luận án này đặt ra và giải quyết trong điều kiện hiện nay sẽ mang tính thời sự và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn của hoạt động KSNB ở các NHTM nước ta so với các nghiên cứu đã thực hiện từ trước đó.
1.4. Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả
1.4.1. Xác định khe hổng nghiên cứu
Từ việc xem xét, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài mà tác giả đã nghiên cứu kết hợp với nghiên cứu xu hướng chung của các NHTM ở các quốc gia trên thế giới, tác giả nhận thấy việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong NHTM mang lại nhiều lợi ích cho bản thân các ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập quốc tế sâu rộng.
Tuy nhiên, các tác giả trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu sự hữu hiệu của HTKSNB theo các hướng như: phục vụ quản trị, phục vụ kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, hoặc theo hướng tác động tới thị giá cổ phiếu, thông tin tài chính của các công ty niêm yết,...ít có tác giả nghiên cứu sự hữu hiệu của HTKSNB theo hướng nâng cao hiêu quả hoạt động.
Tại Việt Nam tác giả chưa thấy có công trình nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong các NHTM.
Tóm lại, với việc trình bày tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước như trên cùng với việc xác định các lỗ hổng trong nghiên cứu có thể nhận thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, đầy đủ và có hệ thống liên quan đến vấn đề xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB theo hướng đảm bảo hiệu quả hoạt động trong các NHTM ở Việt Nam.
1.4.2. Định hướng nghiên cứu của tác giả
Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu trước, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu về sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM. Nhưng để tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng thì cần phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam. Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung vào việc kiểm định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong NHTM.
Trong định hướng nghiên cứu của tác giả, ngoài những nhân tố mà các tác giả đã nghiên cứu trước có ảnh hưởng tới sự hữu hiệu như: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Tác giả sẽ chú ý tới các nhân tố mang tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam có thể tác động tới sự hữu hiệu của HTKSNB của các NHTM Việt Nam như: thể chế chính trị của Việt Nam, lợi ích nhóm trong các ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chính của chương này giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau trong và ngoài nước đối với các vấn đề như: KSNB, HTKSNB, sự hữu hiệu của HTKSNB, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB. Trên cơ sở đánh giá một số các công trình nghiên cứu đó và xác định được các khoảng trống nghiên cứu tác giả đã đưa ra giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu chính để làm nền tảng cho việc trình bày các chương tiếp theo của luận án.
Việc phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày trong hai mục: tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước trên cơ sở chọn lọc các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố. Qua phần nhận xét được trình bày trong mục thứ ba của chương có thể kết luận rằng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hiện nay vẫn còn là một vấn đề mới mẻ mang tính thời sự. Từ những nhận xét này tác giả đề xuất hướng nghiên cứu của luận án được thực hiện ở các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát, tác giả xin đề câp đến một số quan điểm về kiểm soát của các tác giả như sau:
Theo từ điển tiếng Việt: “kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó” (Từ điển tiếng Việt, 2000, trang 3)
Theo Henri Fayol “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần điều chỉnh, tìm ra các nguyên nhân để ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn” (Henri Fayol, 1949, trang 49).
Theo Anthony và các cộng sự thì cho rằng “Kiểm soát là một quá trình thực hiện một tập hợp các thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định” (Anthony, 1949, trang 20).
Tác giả Nguyễn Quang Quynh trong nghiên cứu của mình thì cho rằng “Kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức năng không thể tách rời của quản lý. Trong suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt động định hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó. Một cách tổng hợp nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý” (Nguyễn Quang Quynh, 2014, trang 9).
Từ các quan điểm khác nhau về kiểm soát đã nêu trên đây, tác giả xin đưa ra quan điểm về kiểm soát như sau: Kiểm soát được xem là một chức năng quan trọng của quá trình quản lý. Nó được tiến hành liên tục ở các cấp quản lý và mọi
hoạt động của tổ chức thông qua các việc thiết lập các tiêu chuẩn, đánh giá kết quả thực tế đạt được với tiêu chuẩn đặt ra, nêu được nguyên nhân và điều chỉnh các sai lệch nhằm đạt giúp tổ chức được các mục tiêu của mình.
KSNB cũng được các tác giả nghiên cứu và hình thành nhiều định nghĩa khác nhau, chẳng hạn:
Điều 39, Luật kế toán Việt Nam năm 2015 nêu rõ: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”
Theo quan điểm của tổ chức COSO (1992, trang 186): “KSNB là quá trình do người quản lý, HĐQT và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của của báo cáo tài chính; đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”.
Trong khái niệm này, tổ chức COSO đã tập trung vào 4 nội dung cụ thể:
- KSNB là một quá trình: mỗi một hoạt động của đơn vị đều phải tuân thủ theo quy trình từ khâu lập kế hoạch, thực hiện hoạt động và giám sát các hoạt động đó. Muốn đạt được các mục tiêu đã đề ra, mọi đơn vị phải kiểm soát được các hoạt động của mình trong tất cả các khâu đồng thời phải các hoạt động này được liên tục diễn ra và được có mặt trong mọi bộ phận.
- KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người.: Các chủ thể trong tổ chức như HĐQT, BGĐ, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị đều tham gia vào công tác KSNB. KSNB chỉ là công cụ của nhà quản lý. Các chủ thể trong tổ chức sẽ xây dựng các mục tiêu, đưa ra các biện pháp kiểm soát và là người vận hành các biện pháp kiểm soát đó. Do khả năng, kinh nghiệm, kiến thức của mỗi chủ thể là khác nhau nên việc hiểu rõ, trao đổi, hành động đôi khi không nhất quán với nhau. Vì thế, các thành viên trong một tổ chức phải am hiểu về trách nhiệm và quyền hạn của mình, xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- KSNB đảm bảo tính hợp lý cho nhà quản lý, điều này khẳng định KSNB không đảm bảo tuyệt đối việc thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý. Bởi KSNB luôn luôn có những hạn chế vốn có như: sai lầm của con người khi quyết định, các cá nhân thông đồng với nhau, nhà quản lý lạm quyền...Mặt khác, một nhà quản lý luôn cân nhắc giữa chi phí bỏ ra để thực hiện kiểm soát với lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó.
- KSNB đảm bảo các mục tiêu, có 3 mục tiêu KSNB cần hướng tới đó là: Mục tiêu về hoạt động, mục tiêu về báo cáo tài chính, mục tiêu về sự tuân thủ.
Hiện tại, định nghĩa này được chấp nhận khá rộng rãi và được liên đoàn kế toán quốc tế thừa nhận vì nó đã đáp ứng được yêu cầu về minh bạch thông tin của các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tác giả Robert R. Moeller (2009, trang 24) khi nghiên cứu KSNB ứng dụng cho mục đích kiểm toán nội bộ đã phát triển thêm lý luận của tổ chức COSO và bổ sung thêm một số mục tiêu của KSNB cần đạt được, cụ thể “KSNB là một quá trình được thiết kế bởi nhà quản lý và áp dụng trong đơn vị nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về: độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoạt động; tuân thủ các chính sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị; đảm bảo tính chính trực và giá trị đạo đức”.
Điểm phát triển mới trong khái niệm này là mục tiêu “Đảm bảo tính chính trực và giá trị đạo đức”. Đây là mục tiêu về giá trị đạo đức mà KSNB cần đạt tới trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế để có thể phát triển bền vững.
Nhìn chung, các khái niệm về KSNB của các tác giả đều thống nhất nhau ở những các điểm chung là: nólà một quá trình; nó được thiết kế và vận hành bởi các nhà quản lý và các nhân viên; nó đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Các đơn vị càng lớn dần về quy mô của thì chức năng kiểm soát càng trở nên cấp thiết, nhà quản lý phải kiểm soát về nhiều phương diện thông qua việc ban hành chính sách, thủ tục trong đơn vị mình để có thể đạt được các mục tiêu của đơn vị. Hệ thống chính sách và thủ tục đó chính là HTKSNB của một đơn vị.