Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13


Hình thức phổ biến thông tin hiệu quả nhất là thông báo tới tất cả các phòng ban, chi nhánh và yêu cầu trưởng phòng họp phổ biến những nội dung liên quan quan trọng, những nội dung khác thì nhân viên đọc trong văn bản và phải ký xác nhận trên văn bản chứng minh đã đọc và hiểu rõ những quy định đó.

- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ và phổ biến các quy định, chính sách chung của ngân hàng cho nhân viên mới để họ hiểu khái quát về ngân hàng cũng như công việc của mình để thực hiện cho tốt. Việc phổ biến tất cả các quy định, quy trình, chính sách của ngân hàng cho toàn thể nhân viên giúp họ nắm rõ thông tin, hiểu rõ công việc của mình làm và có định hướng phấn đấu cho tương lai.

- Hằng quý ngân hàng thông báo cho toàn thể nhân viên về kết quả hoạt động của mình, các kết quả đạt được so với chỉ tiêu. Qua đó nhân viên cũng đánh giá được kết quả mình đã làm, những đóng góp của bản thân trong kết quả của ngân hàng và tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt công việc được giao vì lợi ích của ngân hàng, trong đó có lợi ích của bản thân. Việc thông tin cho nhân viên về các hoạt động của ngân hàng có thể được thực hiện thông qua phát hành các bản tin nội bộ hay qua website nội bộ của mình.

- Năm là, tăng cường giám sát và nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ

Các NHTM cần chú trọng xây dựng quy trình giám sát thường xuyên, liên tục kết hợp với giám sát định kỳ được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ nhằm đưa ra các đánh giá độc lập, khách quan đối với HTKSNB. Kiểm toán viên nội bộ NTHM cần được đào tạo về các nghiệp vụ đặc thù, chuyên sâu ngành ngân hàng, được tham gia thử nghiệm và kiểm tra tính đầy đủ của các thủ tục kiểm soát ở tất cả các khâu của quy trình hoạt động của ngân hàng. Mọi phát hiện và kiến nghị của kiểm toán nội bộ cần được Ban điều hành đôn đốc, theo dõi sát sao để xử lý dứt điểm các vụ việc, tránh các hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc đã xảy ra ở một số NHTM Việt Nam trong giai đoạn gần đây.

- Sáu là, kiểm soát lợi ích nhóm trong ngân hàng

+ Kiểm soát sở hữu chéo trong các NHTM bằng cách:


Ban hành văn bản quy định cụ thể để hướng dẫn việc đầu tư vào các tổ chức tín dụng, trong đó nêu rõ cách thức, phương pháp, trình tự, tỷ lệ giới hạn trong việc góp vốn ở các tổ TCTD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thực hiện tốt công tác giám sát việc thực hiện các quy định về góp vốn, chuyển nhượng vốn trong các TCTD

Đẩy nhanh việc áp dụng tiêu chuẩn giám sát quốc tế theo ủy ban BASEL Tăng thêm các chế tài xử lý đối với hoạt động vi phạm các quy chế về ở

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

hữu vốn trong các TCTD

+ Xây dựng quy chế, tăng cường kiểm soát, giám sát người đứng đầu để tránh hình thành lợi ích nhóm

+ Thực hiện chế độ luân chuyển, điều động thường xuyên cán bộ ở những vị trí nhạy cảm

- Bảy là, hoàn thiện thể chế chính trị để phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và thế giới

+ Tiếp tục thực hiện những giải pháp đồng bộ để giữ vững ổn định chính trị song song với ổn định kinh tế nhằm đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh và an toàn

+ Nâng cao hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp để phục vụ cho việc phát triển kinh tế

+ Tăng cường trách nhiệm giám sát của Quốc hội để giám sát việc ban hành, thực thi các chính sách kinh tế, xã hội, tạo môi trường pháp lý chặt chẽ, ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Kiềm chế và kiểm soát chặt vấn nạn tham nhũng trong bộ máy hành chính công. Công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục để hạn chế tham nhũng.

5.3.2. Điều kiện để thực hiện các giải pháp

(1) Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN Việt Nam

Một là, hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm hướng tới sự thống nhất trong các quy định hiện hành về KSNB ngân hàng, đảm bảo vai trò và mục tiêu KSNB thực hiện hiệu quả.


Hai là, xác định vai trò đứng đầu của NHTM trong nỗ lực khuyến khích sự lành mạnh của hệ thống tài chính bằng việc tăng năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng.

Ba là, nâng cao vai trò của cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thông qua việc cải tổ các quy trình giám sát và thanh tra ngân hàng bằng cách áp dụng các nguyên tắc then chốt về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel.

Bốn là, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý, đảm bảo có sự phối hợp ở tầm vĩ mô giữa NHNN, Bộ tài chính và các Bộ ban ngành khác. Tiến tới tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán về công cụ phái sinh, phòng chống rủi ro… tạo cơ sở cho quá trình phản ánh và ghi nhận thông tin trên các báo cáo tài chính của ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.

(2) Đối với hiệp hội ngân hàng

Nâng cao năng lực hoạt động và thực hiện quyền hạn và trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của tổ chức nghề nghiệp. Đổi mới và phát triển về cơ cấu tổ chức, đưa hoạt động của hiệp hội thực sự là một tổ chức độc lập, mang tính nghề nghiệp cao, góp phần hỗ trợ cho các NHTM Việt Nam trong việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB để các NHTM thực sự hoạt động có hiệu quả.

Hỗ trợ ngân hàng nhà nước trong việc đào tạo, cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhân viên trong các NHTM, tham gia vào quá trình biên soạn hoặc đóng góp ý kiến trong việc ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời tham gia vào việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động của các NHTM.

(3) Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

- Nhận thức tầm quan trọng của HTKSNB trong quá trình hoạt động và phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế, nhận biết được những cơ hội, nguy cơ và thách thức trong quá trình hội nhập, nhằm không ngừng hoàn thiện, có biện pháp tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong mỗi ngân hàng.


- Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro, mở rộng quy mô, đầu tư cơ sở vật chất với công nghệ hiện đại để phục vụ việc kiểm soát.

- Xây dựng, thực hiện đầy đủ các hoạt động kiểm soát tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát cơ bản của Basel.

- Tổ chức và thực hiện thường xuyên việc giám sát các hoạt động kiểm soát để đảm bảo các hoạt động kiểm soát thực sự hữu hiệu trong quá trình quản lý của các ngân hàng.

- Tranh thủ học hỏi, tiếp cận và nắm bắt cách thức kiểm soát của các ngân hàng lớn trên thế giới để thay đổi và phù hợp với thông lệ quốc tế.

(4) Đối với các cơ sở đào tạo

- Chú trọng việc đào tạo ngành ngân hàng, kiểm toán theo định hướng nghề nghiệp để cung cấp nguồn nhân lực đầy đủ năng lực, trình độ, đặc biệt quan tâm đến công tác thực hành trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

- Các chương trình đào tạo ngành kiểm toán, ngân hàng cần có sự tham gia trong công tác xây dựng và phản biện của Hiệp hội nghề nghiệp về kiểm toán, ngân hàng, các ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu thực sự của xã hội và hướng tới sự công nhận của các nước trong khu vực và thế giới

5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Ngoài những kết quả đạt được như trên, nghiên cứu này còn nhiều hạn chế, những vấn đề còn tồn tại trong luận án sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới, bao gồm:

Một là, việc tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu khác nhau về sự hữu hiệu của HTKSNB, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng chưa được các nhà khoa học tổng kết một cách bài bản và xuyên suốt, nghiên cứu của các tác giả chủ yếu dựa trên nền tảng về KSNB theo tổ chức BASEL. Tuy nhiên, lý thuyết về KSNB rất phong phú và đa dạng và dựa trên nhiều mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu tiếp theo là tiếp tục hoàn thiện khung


nghiên cứu về KSNB nói chung và sự hữu hiệu của HTKSNB nói riêng tại các đơn vị.

Hai là, về phạm vi nghiên cứu, đối tượng chủ yếu của nghiên cứu này là các NHTM Việt Nam, trong đó chưa đề cập đến các Ngân hàng có yếu tố nước ngoài. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng phạm vi nghiên cứu cho nhiều đối tượng khác.

Ba là, về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu dựa trên các nhân tố cấu thành HTKSNB theo nền tảng của tổ chức BASEL và có bổ sung thêm hai nhân tố phù hợp với điều kiện ở Việt Nam là: thể chế chính trị và lợi ích nhóm. Đây là điểm mà các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện và kiểm tra thêm các nhân tố khác, đặc biệt là các nhân tố thuộc về nội tại trong các NHTM Việt Nam.


KẾT LUẬN CHUNG


Tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả hoạt động của bản thân các NHTM Việt Nam. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, qua đó đề xuất các giải pháp thích hợp để góp phần tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam là một yêu cầu bức thiết và là mục tiêu chính của nghiên cứu này.

Dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ: Lý thuyết lập quy; lý thuyết ủy nhiệm; lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định của các tổ chức, lý thuyết về tâm lý xã hội của tổ chức,...kết hợp với việc hệ thống hóa các công trình có liên quan đến đề tài, luận án đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận về KSNB, sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đo lường.

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng, trong đó kết quả khám phá của nghiên cứu định tính là cơ sở để xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam.

Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để tác giả đề xuất cho việc định hướng và các giải pháp để tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc lại và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Kết quả nghiên cứu đạt được của luận án đã mang lại ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Qua việc hệ thống hóa các mặt lý luận về KSNB và HTKSNB đã tạo nên một bức tranh tổng thể đối với các đối tượng quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề có liên quan đến đề tài. Kết quả của nghiên cứu còn mở ra các hướng nghiên cứu mới mà các tác giả khác có thể hướng đến. Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu góp phần vào việc định hướng xây dựng các chính sách, cơ chế cho các Cơ quan quản lý nhà nước về ngành ngân hàng, kiểm toán, các nhà quản


lý của ngân hàng, nâng cao hiệu quả đào tạo của các cơ sở đào tạo, trường đại học. Kết quả nghiên cứu còn góp phần làm minh bạch hóa thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và tạo niềm tin để thu hút đầu tư trong và ngoài nước .

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế về phạm vi, không gian và thời gian nghiên cứu. Những hạn chế này cũng là những gợi ý cho các hướng nghiên cứu theo theo sau này.

Với xu hướng phát triển của nền kinh tế và lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự hỗ trợ của các tổ chức nghề nghiệp, sự đồng lòng chung sức của toàn bộ đội ngũ nhân viên trong hệ thống các ngân hàng thương mại, hy vọng trong thời gian tới sẽ có những bước đột phá và không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng nhằm khẳng định vị thế của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

* Đề tài nghiên cứu khoa học

1. Lý thuyết về báo cáo tài chính trong khu vực công theo chuẩn mực kế toán công quốc tế và định hướng vận dụng cho Việt Nam, Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh, năm 2014, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh, Mã số: CS-2014-85. (Thành viên tham gia).

* Các bài báo:

1. Vận dụng chu trình PDCA trong thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại, Tạp chí Kế toán, 2009, số 81, tr18-19.

2. Chiến lược hội nhập quốc tế về kế toán tại các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán, 2010, số 4(113), tr51-53.

3. Nâng cao vai trò tư vấn quản trị của kiểm toán nội bộ ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, 2010, số 97, tr28-30.

4. Giải pháp nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của dịch vụ kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí kiểm toán, 2010, số 12 (121), tr42-47

5. Những lợi ích và hạn chế của những thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng, Tạp chí kiểm toán, 2011, số 9 (130), tr 20-24.

6. Giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trước xu thế mua bán và sáp nhập, Tạp chí Khoa học công nghệ Đại học Duy Tân, 2011, số 1, tr119-127.

7. Giải pháp hạn chế rủi ro giao dịch trong Internet Banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, 2011, số 114, tr93-99.

8. Kinh nghiệm phát triển hệ thống thông tin tín dụng của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, 2012, số 10, tr 57-60.

9. Giải pháp phát triển dịch vụ Homebanking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Duy Tân, 2013, số 2 (7), tr89-97.

10. Thực hiện cuộc kiểm toán nợ công – Giải pháp góp phần công khai, minh bạch thông tin về nợ công tại VN, Hội thảo khủng hoảng nợ công ở một số nước liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Trường Đại học Duy Tân & Viện nghiên cứu Châu Âu, tháng 11/2014, tr317-321.


11. Sự tương quan và khác biệt trong quy định kế toán công cụ tài chính của Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32, IAS39 và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 7, (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Kế toán kiểm toán trong tiến trình cải cách và hội nhập), Vụ chế độ kế toán kiểm toán, Bộ Tài chính và Đại học kinh tế Đà Nẵng, tháng 08/2014, tr119-122. (ISBN: 978-604-0-06501- 8).

12. Một số trường hợp về ghi nhận kế toán bất động sản đầu tư , hàng hóa bất động sản và thành phẩm bất động sản theo chuẩn mực Kế toán số 05 (VAS05) và thông tư 200/2014/TT-BTC, Tạp chí kế toán và kiểm toán, số 11/2015 (146), tr 32-34.

13. The research of factors affecting the effectiveness of internal control systems in comercial banks – Empirical evidence in Viet Nam, International Business Research, Vol.9, No.7, 144-153. Doi: 10.5539/ibr.v9n7p144.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:


1. Alvin A. Arens & James K.Loebbecke,(2000). Kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

2. Bộ môn Kiểm toán - ĐH Kinh tế TPHCM, (2014). Giáo trình kiểm toán. Tp HCM: nhà xuất bản kinh tế.

3. Bộ Tài Chính, (2001). Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400.

4. Bộ Tài Chính, (2012). Thông tư số 214/2012/TT–BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012, chuẩn mực kiểm toán số 315.

5. Bùi Thị Minh Hải, (2012). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học kinh tế quốc dân.

6. Chính phủ, (2006). Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tưởng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

7. Chính phủ, (2012). Quyết định số 254/2012/QĐ/TTg của Thủ tưởng chính phủ về việc Ban hành đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.

8. Chính phủ, (2014). Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng.

9. Dương Xuân Ngọc và Lưu Văn An, (2003). Thể chế chính trị thế giới đương đại. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

10. Đào Văn Phúc & Lê Văn Hinh, (2012). Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 20-26.


11. Đặng Đình Tân và cộng sự, (2000). Quá trình hình thành và phát triển của thể chế chính trị Việt Nam kể từ năm 1945 đến nay. Kỷ yếu đề tài NCKH cấp bộ. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

12. Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh, (2014). Nghiên cứu các yếu tố kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 209, trang 82-94.

13. Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh, (2012). Hệ thống KSNB gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 20-25.

14. Đinh Phà Minh, (2006). Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các NHTM nhà nước, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 51, trang 17-21.

15. Đinh Phi Hổ, (2014). Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế & Viết Luận Văn Thạc Sĩ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

16. Hà Xuân Thạch và Nguyễn Thị Mai Trang, (2016). Nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố thuộc hệ thống KSNB đến chất lượng kiểm soát rủi ro trong các công ty xây dựng tại Tp Hồ Chí Minh. Hội nghị quốc tế về kế toán và tài chính 2016.

17. Harold Koontz, Ciryl O’ Donnell, Heinr Weihrich, (1992). Những vấn đề cốt yếu của quản lý - Bản dịch. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ Thuật.

18. Hoàng Chí Bảo, (2008). Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa, Tạp chí cộng sản, số 17, trang 10-17.

19. Hoàng Huy Hà, (2006). Bàn về cơ chế kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học Giải pháp phát triển hệ thống giám sát tài chính-ngân hàng hữu hiệu, Ngân hàng nhà nước.

20. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tp HCM: Nhà xuất bản Thống kê.


21. Hoàng Văn Luân, (2014). Lợi ích nhóm và vấn đề lợi ích nhóm ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, khoa học xã hội nhân văn, tập 30, số 1 (2014), trang 1-10.

22. James, H, Donnelly, (2001). Quản lý. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê.

23. Lê Quốc Lý, (2014). Lợi ích nhóm – Thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

24. Marshall, C., & Rossman, G. B. (2015). Thiết kế nghiên cứu định tính. Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.

25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2006). Quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN ngày 01/8/2006 về Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD.

26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2006). Quyết định số 37/2006/QĐ- NHNN ngày 01/8/2006 ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của các TCTD.

27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2011). Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

28. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (2015). Thông tư 03/2015/TT-NHNN hướng dẫn một số điều của nghị định 26/2014/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.

29. Ngân hàng nhà nước Việt nam, Báo cáo thường niên năm 2010 – 2015.

30. Ngô Trí Tuệ, (2004). Xây dựng Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam. Đề tài NCKH cấp bộ. Đại học kinh tế quốc dân.

31. Ngô Văn Thạo và cộng sự, (2015). Thực trạng xu hướng và giải pháp phòng, chống Lợi ích nhóm ở nước ta hiện nay, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật.

32. Nguyễn Anh Phong & Hà Tôn Trung Hạnh, (2010). Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp HCM, Tạp chí phát triển kinh tế, số 10, trang 41-48.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí