Các Thông Số Thống Kê Của Từng Yếu Tố Trong Mô Hình Hồi Quy.



Kiểm định Durbin – Watson cho thấy không có sự tự tương quan giữa các phần dư (hệ số Durbin – Watson = 1.978 trong khoảng từ 1 đến 3).

Bảng 4.15: Các thông số thống kê của phần dư.


Residuals Statisticsa


Minimu

m

Maximu

m

Mean

Std.

Deviation

N

Predicted Value

1.9330

4.2595

3.7624

.44526

310

Residual

-.86496

.63211

.00000

.23993

310

Std. Predicted

Value


-4.109


1.117


.000


1.000


310

Std. Residual

-3.582

2.618

.000

.994

310

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng cung cấp thông tin về điều tra thống kê tại Cục Thống kê tỉnh Cà Mau - 9

a. Dependent Variable: HL

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)


Một trong các giả định quan trọng đối với phân tích hồi quy tuyến tính chính là giả định về phân phối của phần dư. Trong phân tích hồi quy, phần dư được cho là biến ngẫu nhiên, độc lập, có phân phối chuẩn với trung bình 0 và phương sai không đổi. Kiểm tra phần dư (Bảng 4.15) của mô hình ta thấy, phần dư chuẩn hóa có trung bình (Mean) bằng 0 và độ lệch chuẩn (Std. Deviation) bằng 0.994 (xấp xỉ 1). Như vậy có thể kết luận rằng giả định về phân phối của phần dư không bị vi phạm và mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với dữ liệu quan sát.



Bảng 4.16: Các thông số thống kê của từng yếu tố trong mô hình hồi quy.


Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

Collinearity Statistics

B

Std.

Error

Beta

Tolerance

VIF


(Constant)

-2.168

.186


- 11.679

.000



1

NVDT

.554

.054

.479

10.269

.000

.339

2.953

DC

.338

.050

.235

6.790

.000

.617

1.620


PCLV

.256

.051

.184

4.987

.000

.540

1.853


PTHH

.165

.045

.138

3.626

.000

.512

1.952

a. Dependent Variable: HL

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)

Bảng 4.16 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF < 10 cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Vì vậy, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.

Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội đưa ra là phù hợp với mô hình và dữ liệu nghiên cứu.

Từ bảng 4.16 cho ta phương trình hồi quy tuyến tính được trích theo hệ số Beta chuẩn có dạng như sau:

HL = 0.479 NVDT +0.235 DC + 0.184 PCLV + 0.138 PTHH

Trong đó:

HL: Sự hài lòng của Đối tượng CCTT. NVDT: Nghiệp vụ điều tra.

DC: Đồng cảm.

PCLV: Phong cách làm việc. PTHH: Phương tiện hữu hình.



Các yếu tố của hệ số hồi quy đều mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mô hình hồi quy có tương quan thuận đến sự hài lòng của đối tượng CCTT. Hệ số hồi quy của các yếu tố riêng lẻ đều có ý nghĩa với độ tin cậy trên 95%. Điều này cho phép ta chấp nhận cả 4 giả thuyết H’1, H’2, H’3 và H’4, tức là nếu xem xét trên phạm vi tổng thể thì cả 4 yếu tố “nghiệp vụ điều tra”, “đồng cảm”, “phong cách làm việc” và “phương tiện hữu hình” đều có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê.

Hệ số β1 = 0.479 cho biết, với độ tin cậy 95% (α =5%), trong điều kiện các yếu tố “đồng cảm”, “phong cách làm việc” và “phương tiện hữu hình” không thay đổi, khi yếu tố “nghiệp vụ điều tra” tăng (giảm) 1 điểm thì sự hài lòng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê sẽ tăng (giảm) tương ứng là 0.479 điểm.

Hệ số β2 = 0.235 cho biết, với độ tin cậy 95% (α =5%), trong điều kiện các yếu tố “nghiệp vụ điều tra”, “phong cách làm việc” và “phương tiện hữu hình” không thay đổi, khi yếu tố “đồng cảm” tăng (giảm) 1 điểm thì sự hài lòng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê sẽ tăng (giảm) tương ứng là 0.235 điểm.

Hệ số β3 = 0.184 cho biết, với độ tin cậy 95% (α=5%), trong điều kiện các yếu tố “nghiệp vụ điều tra”, “đồng cảm” và “phương tiện hữu hình” không thay đổi, khi yếu tố “phong cách làm việc” tăng (giảm) 1 điểm thì sự hài lòng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê sẽ tăng (giảm) tương ứng là 0.184 điểm.

Hệ số β4 = 0.138 cho biết, với độ tin cậy 95% (α=5%), trong điều kiện các yếu tố “nghiệp vụ điều tra”, “đồng cảm” và “phong cách làm việc” không thay đổi, khi yếu tố “phương tiện hữu hình” tăng (giảm) 1 điểm thì sự hài lòng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê sẽ tăng (giảm) tương ứng là 0.138 điểm.

Ta thấy hệ số Beta của yếu tố nghiệp vụ điều tra là lớn nhất, tiếp theo lần lượt là các yếu tố: đồng cảm, phong cách làm việc, phương tiện hữu hình. Vì vậy, trong số các yếu tố chất lượng công tác điều tra thống kê thì yếu tố phương tiện hữu hình có tác



động ít nhất và yếu tố nghiệp vụ điều tra có tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của đối tượng CCTT.

4.5. Phân tích ANOVA đặc điểm loại hình đối tượng CCTT đến sự hài lòng

Vấn đề nghiên cứu ở đây là sự hài lòng của đối tượng CCTT có khác biệt nhau hay không giữa 4 nhóm loại hình hoạt động của đối tượng CCTT. Ta đặt giả thuyết:

H0: Không có sự khác biệt về đánh giá mức độ hài lòng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê giữa các nhóm loại hình hoạt động.

Hay là: Loại hình hoạt động của đối tượng CCTT không ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê.

Bảng 4.17: Kiểm định One – way ANOVA giữa loại hình đối tượng CCTT đối với sự hài lòng.


ANOVA

HL


Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Between

Groups

1.062

3

.354

1.390

.246

Within Groups

77.987

306

.255



Total

79.050

309




(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)


Ta thấy kiểm định F có giá trị Sig. = 0.246 > 0.05 cho nên giả thuyết H0 được chấp nhận. Như vậy ta có thể kết luận rằng loại hình đối tượng CCTT không ảnh hưởng tới mức độ hài lòng chung của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê. Như vậy các giải pháp, chính sách liên quan đến công tác điều tra thống kê của cơ quan thống kê đưa ra sẽ áp dụng được cho tất cả các loại hình đối tượng CCTT.



4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

4.6.1. Kết quả nghiên cứu

Sau khi tiến hành đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và EFA, tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội và phân tích One – way ANOVA kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng tóm tắt sau:

Bảng 4.18: Tóm tắt kết quả nghiên cứu.



Cronbac h’s Alpha

Số biến quan sát


KMO


Hồi quy


One – way ANOVA

1-Các yếu tố độc lập



0.944



-Nghiệp vụ điều tra

0.950

12




-Đồng cảm

0.801

3




-Phong cách làm việc

0.883

5




-Phương tiện hữu hình

0.708

4




2-Sự hài lòng

0.884

3

0.719

HL=0.479NVDT

+ 0.235 DC

+ 0.184 PCLV

+ 0.138 PTHH

Loại hình Đối tượng CCTT

không ảnh hưởng tới mức độ hài lòng

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)

Bốn yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của đối tượng CCTT là: (1) Nghiệp vụ điều tra, (2) Đồng cảm , (3) Phong cách làm việc và (4) Phương tiện hữu hình. Yếu tố Nghiệp vụ điều tra được đo lường bằng 12 biến quan sát, biến đồng cảm được đo lường bằng 3 biến quan sát, Phong cách làm việc được đo lường bằng 5 biến biến quan sát, biến phương tiện hữu hình được đo lường bằng 4 biến quan sát và yếu tố sự hài lòng được đo lường bằng 3 biến quan sát. Trong 4 yếu tố độc lập thì yếu tố Nghiệp vụ điều tra có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ hài lòng của Đối tượng CCTT và phương tiện hữu hình là yếu tố ảnh hưởng ít nhất.



Loại hình đối tượng CCTT không ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung của đối tượng CCTT, vì vậy cơ quan Thống kê có thể đề ra những chính sách chung cho tất cả các đối tượng CCTT.

4.6.2. Đánh giá công tác tuyên truyền về các cuộc điều tra

Kết quả khảo sát (Phụ lục 25) cho thấy có tới 77.4% đối tượng CCTT được điều tra đồng ý với nhận định: “Công tác tuyên truyền về các cuộc điều tra hiện nay là phù hợp”. Điều này đồng nghĩa với việc có 77.4% đối tượng CCTT hài lòng với công tác tuyên truyền của CTK. Bên cạnh đó có 17.1% đối tượng được hỏi không ý kiến và có 5.5% chưa thực sự hài lòng với công tác tuyên truyền của CTK. Vì vậy các cơ quan thống kê cũng cần phải quan tâm và chú ý hơn đến khâu tuyên truyền trước mỗi cuộc điều tra. Mặc dù công tác tuyên truyền chỉ là công tác chuẩn bị cho mỗi cuộc điều tra nhưng lại rất quan trọng nhằm tạo sự đồng tình ủng hộ của đối tượng CCTT và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của các cuộc điều tra.

Công tác tuyên truyền sẽ giúp các đối tượng CCTT hiểu được mục đích, ý nghĩa của mỗi cuộc điều tra, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình. Từ đó sẽ giúp các cơ quan thống kê dễ dàng tiếp cận với Đối tượng CCTT hơn.

Nhìn chung các đối tượng CCTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều hài lòng với công tác điều tra thống kê. Đây là một điều rất đáng mừng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận đối tượng CCTT chưa thực sự thấy hài lòng. Mặc dù chiếm tỷ lệ không lớn, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mỗi cuộc điều tra. Vì vậy Cục Thống kê Cà Mau cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề nghiệp vụ điều tra, cung cách phục vụ của ĐTV cũng như công tác tuyên truyền của các cuộc điều tra và thái độ của đối tượng CCTT khi làm việc với ĐTV cũng như với Cục Thống kê.

4.6.3. Đánh giá chung về biểu mẫu báo cáo thống kê

Về biểu mẫu, kết quả khảo sát (Phụ lục 26) cho thấy có 93.9% Đối tượng CCTT được điều tra không đồng ý và 6.1% các đối tượng đồng ý với nhận định: “Biểu mẫu báo cáo thống kê hiện nay còn có tình trạng biểu mẫu phức tạp, khó hiểu đối với người



trả lời”. Điều này đồng nghĩa với việc có tới 93.9% cho rằng các Biểu mẫu báo cáo thống kê hiện nay không quá phức tạp và dễ hiểu đối đối với người kê khai. Bên cạnh đó vẫn còn 6.1% đối tượng cho rằng Biểu mẫu báo cáo thống kê hiện nay còn có tình trạng biểu mẫu phức tạp, khó hiểu đối với người trả lời. Tuy tỷ lệ này không lớn, nhưng nó thể hiện vẫn còn tình trạng chưa thống nhất về cách hiểu của cùng một chỉ tiêu thống kê hoặc còn có sự chưa hợp lý trong thiết kế phiếu điều tra. Cơ quan Thống kê cần quan tâm hơn tới vấn đề giải thích các chỉ tiêu thống kê một cách rõ ràng, cũng như các từ ngữ dùng trong biểu mẫu, phiếu điều tra cần được sử dụng các thuật ngữ dễ hiểu sát với hoạt động thực tế và sổ sách theo dõi của đối tượng CCTT.

4.6.4. Đánh giá chung về đóng góp của cơ quan thống kê vào việc phát triển KT-XH

Kết quả khảo sát (Phụ lục 27) cho thấy có 96.2% đối tượng CCTT đồng ý với nhận định: “Các cơ quan thống kê có đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội”. Nhìn chung các đối tượng đều nhận thấy vai trò quan trọng của cơ quan thống kê trong việc cung cấp số liệu cho các cấp, các ngành nhằm mục đích đánh giá việc thực hiện cũng như đề ra các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một đánh giá quan trọng bởi vì khi đối tượng CCTT hiểu được vai trò quan trọng của công tác thống kê, các đối tượng CCTT sẽ ủng hộ, phối hợp và cung cấp số liệu một cách trung thực.

4.6.5. Đánh giá về sự quan tâm của đối tượng CCTT đối với công tác thống

Kết quả khảo sát (Phụ lục 28) cho thấy có 89.7% đối tượng CCTT được điều tra

đồng ý với nhận định: “Ông/ Bà thường xuyên tìm hiểu về công tác thống kê”. Nhìn chung các đối tượng CCTT đều tự giác tìm hiểu về công tác thống kê, việc tìm hiểu của đối tượng CCTT chủ yếu là tìm hiểu về mục đích, yêu cầu của mỗi cuộc điều tra; hiểu được vai trò quan trọng của mình trong việc cung cấp số liệu cho cơ quan thống kê đồng thời nắm được quy trình và thủ tục của mỗi cuộc điều tra từ đó đánh giá ĐTV thực hiện thu thập thông tin ghi vào mẫu phiếu điều tra đúng quy định không, có phổ



biến công khai quy trình các cuộc điều tra hay không, có giải thích các chỉ tiêu trong biểu mẫu, phiếu điều tra một cách chính xác hay không từ đó đánh giá trình độ chuyên môn của ĐTV.

Kết quả khảo sát (Phụ lục 29) cho thấy có 86.1% Đối tượng CCTT được điều tra đồng ý với nhận định: “Ông/ Bà thường xuyên theo dõi những tin tức, sự kiện trên trang web của Ngành Thống kê”. Những mục được chú ý như tin tức – sự kiện, thông cáo báo chí, thông tin thống kê hàng tháng, số liệu thống kê và tài liệu các cuộc điều tra. Đây là những mục cung cấp các thông tin rất cần thiết cho hoạt động SXKD của tất cả các thành phần kinh tế.

Kết luận: Trong chương 4 trình bày các kết quả phân tích, xử lý dữ liệu của mẫu thu thập được. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá việc hội tụ của các biến; phân tích hồi quy đa biến để tìm ra phương trình hồi quy nhằm xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình tuyến tính với tổng thể; kiểm định One way ANOVA được sử dụng để xem xét ảnh hưởng các đặc điểm của đối tượng CCTT đến mức độ hài lòng chung.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 16/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí