Phương Pháp Điều Tra Thu Thập Thông Tin Và Số Liệu Thứ Cấp


3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin và số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin, số liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Thu thập tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan. Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, số liệu sau:

- Tài liệu về điều kiện kinh tế tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (diện tích, địa hình, địa mạo, dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng, …).

- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu.

- Tài liệu về các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan đến đề tài.

- Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qua thựa địa, sách báo…

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng

thí nghiệm

3.4.1. Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu nước và phân tích mẫu nước thải của chợ Giếng Vuông:

Trực tiếp lấy mẫu ngoài hiện trường theo TCVN 5999:1995; TCVN 6663-1:2011; TCVN 6663-3:2016. Chất lượng nước – Lấy mẫu nước.

- Thông số đo tại hiện trường: pH, phương pháp đo theo TCVN 6492:2011.

* Số lượng: 03 mẫu

+ 01 mẫu nước mặt ở suối Lao Ly tại vị trí xả thải của chợ Giếng Vuông (NM1)

+ 02 mẫu nước thải sinh hoạt (trước xử lý NT1 và sau xử lý NT2).

*Vị trí lấy mẫu:

+ NM 1: Tại điểm phía trước điểm xả ra môi trường

+ NT 1: Nước thải đầu vào trước hệ thống xử lý

+ VT 2: Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý trước khi xả ra môi trường


*Thời gian lấy mẫu: 8h00’ và 8h15’ ngày 25/03/2019

*Thiết bị lấy mẫu:

Bảng 3.1. Các thiết bị lấy mẫu và phân tích nước thải


TT

Các thiết bị lấy mẫu và phân tích

nước thải

Model

Xuất xứ

1

Thiết bị đo PH

-

Mỹ

2

Thiết bị GPS

-

Mỹ

3

Chai thủy tinh tối màu 0,5lit

-

Việt Nam

4

Can nhựa 0,5 lít và 5lit

-

Việt Nam

5

Gầu lấy mẫu nước

-

Việt Nam

6

Thùng bảo quản lạnh

-

Việt Nam

7

pipet định lượng hóa chất bảo quản mẫu

-

Đức

8

Máy phá mẫu COD

AL 125

Aqualytic- Đức

9

Tủ sấy đối lưu cưỡng bức

UF 55

Memmert – Đức

10

Cân phân tích 4 số lẻ

XB 220A

Precisa–Thụy Sĩ

11

Máy lắc trộn ống nghiệm

RS-VA 10

Phoenix – Đức

12

Tủ hút khí độc

TPC

Việt Nam

13

Bộ lọc chân không

KGS47

Advantec-Japan

14

Tủ ấm BOD

BJPX –B150II

Biobase – China

15

Máy khuấy từ gia nhiệt


Trung Quốc

16

Tủ đông

Alaska

USA

17

Tủ bảo quản mẫu

Alaska

USA

18

Bộ phá mẫu

DK6

Velp – Ý

19

Máy cất nước 2 lần

WSC/4D

Hamilton – Anh


20

Máy quang phổ tử ngoại khả kiến hai chùm tia


U-2900

Hitachi–Nhật Bản

21

Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 40 trang tài liệu này.


- Yêu cầu: đối với các thiết bị lấy mẫu phải được rửa sạch rồi sấy khô, khử trùng trước khi chứa mẫu.

3.4.2. Phương pháp phân tích

Các chỉ tiêu nghiên cứu: pH, TSS, DO, COD, BOD5, Cl-, PO43-, E.coli, Nitơ tổng số, Coliforms…

Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm:

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm



TT


Thông số


Đơn vị


Phương pháp phân tích

1

pH

-

TCVN 6492:2011

2

BOD5

mg/L

SMEWW 5210B:2012

3

COD

mg/L

SMEWW 5220C:2012

4

TSS

mg/L

TCVN 6625:2000

5

Asen (As)

mg/L

SMEWW 3114B:2017

6

Cadimi (Cd)

mg/L

SMEWW 3113B:2017

7

Chì (Pb)

mg/L

SMEWW 3113B:2017

8

Thủy ngân (Hg)

mg/L

SMEWW 3112B:2017

9

Đồng (Cu)

mg/L

SMEWW 3111B:2017

10

Kẽm (Zn)

mg/L

SMEWW 3111B:2017

11

Tổng dầu mỡ(*)

mg/L

TCVN 5070:1995

12

Mangan (Mn)

mg/L

SMEWW 3111B:2017

13

Sắt (Fe)

mg/L

TCVN 6177:1996

14

Amoni (NH4+)

(tính theo N)

mg/L

TCVN 5988:1995

15

Tổng Nitơ

mg/L

TCVN 6638:2000

16

Tổng Photpho

mg/L

TCVN 6202:2008

17

Tổng Coliforms

MPN/

100 mL

TCVN 6187-2:1996


3.4.3. Phương pháp so sánh

Thu thập, phân tích số liệu, so sánh với QCVN về nước thải sinh hoạt và nước mặt (QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 08-MT:2015/BTNMT)

3.4.4. Phương pháp tổng hợp viết báo cáo

Toàn bộ số liệu sau khi phân tích đánh giá sẽ được tổng hợp và kết hợp với số liệu – đánh giá chất lượng nước thải, phản ánh thực trạng chất lượng nước thải của chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn

4.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình địa chất

Chợ Giếng Vuông thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, có diện tích 1,71 km².

Chợ được xây dựng trong khu vực trũng nhất thành phố, thấp hơn khoảng 1m so với mặt đường. Khu vực này trước kia là đất ruộng được tôn tạo xây dựng chợ, chịu tác động rất lớn khi mùa mưa lũ tràn về gây ngập úng dẫn đến môi trường chợ và khu vực cận ảnh hưởng rất lớn.

4.1.2. Điều kiện khí tượng

*Khí hậu:

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ cao làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học và thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra mạnh hơn. Sự biến thiên nhiệt độ lớn tác động đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Bức xạ mặt trời và nắng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, không khí, độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán, biến đổi chất ô nhiễm.

Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí đồng thời tác động đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa. Mưa có khả năng thanh lọc các chất ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi và pha loãng chất ô nhiễm nước. Vào mùa mưa, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí thường thấp hơn mùa khô. Tuy nhiên, nếu lượng mưa chảy tràn lớn sẽ kéo theo các chất ô nhiễm xuống các nguồn nước làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt.


Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có những nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới, một năm được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm có mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế suốt từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, những đợt gió cuối mùa vẫn ảnh hưởng khá lớn tới giá rét, không khí lạnh tràn về kèm theo giông gây gió mạnh và mưa rào. Tốc độ gió bình quân là 1,9m/s.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,4°C; độ ẩm trung bình là 84%; nhiệt độ cao nhất là 39° và thấp nhất là 3°C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.439mm và được chia làm 2 mùa: mùa mưa với lượng mưa chiếm 75%, cao nhất là vào tháng 8 (260mm); mùa khố với lượng mưa chiếm 25%, thấp nhất là vào tháng giêng (6mm).

4.1.3. Điều kiện thủy văn

Nguồn tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông là suối Lao Ly chảy từ thị trấn Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa và cuối cùng chảy ra sông Kỳ Cùng. Sông Kỳ Cùng chảy qua địa phận thành phố dài 19km. Lòng sông rộng trung bình 100m, mực nước giữa 2 mùa mưa và mùa khô chênh lệch ít; chỉ có mưa to, bão lũ thì nước dâng lên khá đột ngột, nhưng rút cũng nhanh. Lưu lượng trung bình trong năm dưới 2.300m3/s.

Ngoài sông Kỳ Cùng, còn có các suối: dài 9,7km; rộng 6-8m; lòng sâu, về mùa cạn chỉ có 0,5-1m. Khi mùa lũ lên tới 2 đến 3m. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 06 đến tháng 09. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 05 năm sau. Lượng dòng chảy chỉ tập trung vào mùa lũ từ 60-80%.

4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

Phường Hoàng Văn Thụ có dân số năm 2018 là 18.955 người, mật độ dân số đạt 7.326 người/km².


Là khu trọng điểm của thành phố Lạng Sơn có các công trình phục vụ dân sinh: Hệ thống trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí công cộng, chợ...(www.langson.gov.vn)

4.2. Vị trí, quy mô và hiện trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn

4.2.1. Vị trí


Hình 4 1 Sơ đồ vị trí Chợ Giếng Vuông Chợ Giếng Vuông nằm trên đường 1

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí Chợ Giếng Vuông

Chợ Giếng Vuông nằm trên đường Bắc Sơn thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Vị trí cụ thể như sau:

- Phía Đông: Giáp khu dân cư, đường Bắc Sơn

- Phía Tây: Giáp khu dân cư, đường Trần Đăng Ninh

- Phía Nam: Giáp suối Lao Ly và nhà dân

- Phía Bắc: Giáp khu dân cư, đường Phan Đình Phùng

* Đặc điểm cơ bản của chợ Giếng Vuông:

- Người đại diện: Bà Vũ Mai Nhung Chức vụ: Trưởng Ban Quản lý chợ

- Địa chỉ: Đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.


Tiếp giáp xung quanh khu chợ Giếng Vuông đều là các khu dân cư và nhà dân.

Nguồn tiếp nhận nước thải của Chợ là suối Lao Ly bắt nguồn từ thị trấn Cao Lộc, huyện cao Lộc qua khu Kỳ Lừa, thành phố Lạng Sơn cuối cùng đổ ra sông Kỳ Cùng, hiện tại Ban Quản lý Chợ xin cấp phép xả thải với lưu lượng tối đa là 68,23 m3/ngày. Tại vị trí xả thải là phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn với tọa độ vị trí xả nước thải là:

X(m) = 2493873,5 ; Y(m) = 11884211,1

Suối Lao Ly là nguồn tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông trong quá trình hoạt động. Ngoài ra còn là nguồn tiếp nhận nước thải chung của thành phố Lạng Sơn nên không sử dụng cho mục đích sinh hoạt hay sản xuất nông nghiệp và bất cứ hoạt động nào khác. Nhưng để giảm thiểu tác động của nguồn nước thải từ quá trình kinh doanh dịch vụ tại chợ Giếng Vuông, chợ đã xử lý triệt để nước thải đạt Cột A giá trị C QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

Phó Ban Quản Lý

Bộ phận tổng hợp

Trưởng ban quản lý chợ

4.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chợ Giếng Vuông


Đội bảo


Các tổ


Tổ kiểm


Tổ điện


Tổ vệ


Tổ

vệ


dịch vụ


tra


nước


sinh

môi


quản lý

ngành









trường


hàng


Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chợ Giếng Vuông


4.2.3. Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, nước mưa

Hệ thống cấp nước cho hoạt động sản xuất của nhà máy:

Toàn bộ nước phục vụ cho quá trình hoạt động chợ được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của công ty CP cấp thoát nước Lạng Sơn.

- Hệ thống thoát nước thải:

Nước thải sinh hoạt và nước thải trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất của chợ Giếng Vuông sẽ được thu gom bằng đường cống D300 tới hệ thống xử lý nước thải tập trung có công suất 70m3/ngày.đêm và thoát ra suối Lao Ly.

- Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn:

Nước mưa bao gồm một phần nước thoát từ mái nhà điều hành và một phần nước trên bề mặt khu đất xây dựng hệ thống xử lý nước thải được chảy tự do trên bề mặt. Một phần nước mưa được ngấm xuống đất, một phần được dẫn theo cống thoát nước mưa có đường kính D600; D1250 nằm âm 1,5M dưới mặt sân chảy ra suối Lao Ly.

Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa: Nước mưa thu vào các hố ga sau đó thoát ra hệ thống cống BTLT đường kính D600 và D1250. Hệ thống thoát nước mưa gồm 2 tuyến:

+ Tuyến 1 gồm cống ngầm BTLT đường kính D600 và D1250 từ hố ga H1 đến H17 sau đó thoát ra suối

+ Tuyến 2 gồm cống ngầm BTLT đường kính D1250 từ hố ga H18 đến H32 sau đó thoát ra suối

4.2.4. Quy mô hoạt động của chợ Giếng Vuông

- Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của Chợ Giếng Vuông:

Chợ Giếng Vuông đi vào hoạt động từ năm 2007 với nhiều ngành hàng. Năm 2008, số quầy, ki ốt các hộ kinh doanh đã đăng kí thuê là 426/469 quầy. Đến hiện nay số hộ kinh doanh trong chợ đã tăng gấp đôi khi dự án ban đần được phê duyệt, gần 546 hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ trong đó hàng


trăm hộ kinh doanh qua các phiên chợ từ khắp mọi miền của Lạng Sơn đến để mua bán, trao đổi hàng hóa.

* Loại hình kinh doanh: Kinh doanh tổng hợp bao gồm:

-Khu nhà chợ chính A1, A2, A3, A4, A5:

- Nhà thực phẩm A1, A2. Trong đó:

+ Nhà A1: Gồm 74 quầy, bố trí kinh doanh thực phẩm tươi sống (hàng tôm, cá, thịt…)

+ Nhà A2: Gồm 74 quầy, bố trí kinh doanh thực phẩm, hàng khô, hàng sắt, hàng gia dụng.

- Nhà chợ đa năng A3, A4, A5: Gồm 222 quầy bố trí kinh doanh hàng tạp hóa, hàng vải, hàng quần áo may sẵn, dày, dép, thời trang các loại

-Khu dãy kiot B1, B2, B3:

Gồm 101 kiot chạy dọc xung quanh Chợ, được bố trí kinh doanh như sau:

+ Khu B1, B2: Từ kiot 01 đến kiot 60, bố trí kinh doanh tạp hóa, hàng vải, quần áo may sẵn, giày dép, thời trang các loại.

+ Khu nhà B3: Từ kiot 61 đến kiot 101, bố trí kinh doanh hàng rau củ quả.

-Khu kinh doanh sân trống cố định ngoài trời C1, C2, C3:

+ Khu C1: Gồm 30 điểm bố trí kinh doanh hàng rau của quả

+ Khu C3: Gồm 201 điểm kinh doanh; bố trí kinh doanh hàng rau củ quả

+ Khu C3: Gồm 291 ô, bố trí kinh doanh như sau:

Từ ô số 01 đến ô số 20: Bố trí kinh doanh hàng khô, hàng tạp phẩm Từ ô số 21 đến ô số 80: Bố trí kinh doanh gia cầm, giết mổ gia cầm Từ ô số 81 đến ô số 291: Bố trí kinh doanh hàng rau củ quả

-Khu chợ phiên (Khu D): Diện tích khoảng 1.600m2 được bố trí, sắp xếp cho bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn trao đổi mua bán hàng hóa vào các ngày họp chợ phiên.


4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải tại chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn

4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước của chợ Giếng Vuông

Nước sử dụng cho toàn bộ hoạt động sinh hoạt, hoạt động kinh doanh sản xuất dịch vụ tại chợ Giếng Vuông được cấp tư công ty nước sạch Lạng Sơn.

Theo hóa đơn nước thực tế của chợ Giếng Vuông 3 tháng cuối năm 2018

Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước 3 tháng gần nhất


STT

Tháng sử dụng

Nước cấp (m3)

1

Tháng 10

1.996

2

Tháng 11

1.711

3

Tháng 12

1.869

Trung bình

1.859

(Nguồn: Báo cáo xả thải chợ Giếng Vuông,2019 – Công ty CP EJC)

4.3.2. Các nguồn và tính chất nước thải của Chợ Giếng Vuông

4.3.2.1. Các loại nước thải và nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt: Từ các nhà vệ sinh để phục vụ các công nhân viên và các hộ kinh doanh tại chợ.

Nguồn phát sinh nước thải sản xuất:

- Từ hoạt động buôn bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống

- Từ hoạt động giết mổ gia cầm

- Từ hoạt động dịch vụ ẩm thực

- Từ hoạt động của các cơ quan quản lý chợ, người dân kinh doanh thường xuyên ở chợ và người dân đi các phiên chợ cùng khách vãng lai.

Nước mưa chảy tràn: Là nguồn có tính phân tán và không liên tục nên 1 phần tự ngấm xuống đất và 1 phần đã được chợ dây dựng hệ thống thu gom bằng nhựa uPVC D600 và D1250 để thải thẳng ra suối Lao Ly

4.3.2.2. Đặc trưng của nước thải


Đặc trưng của nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại chợ là hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy từ 50-55% (như các hydratcacbon, protein, chất béo dầu mỡ), các chất khoáng dinh dưỡng (phostphat, nitơ, magie…), các chất rắn huyền phù và đặc biệt chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời trong nước thải có chứa nhiều vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ, cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất bẩn trong nước. Thành phần nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu chuẩn nước cấp, đặc điểm hệ thống thoát nước, điều kiện trang bị vệ sinh, tập quán sinh hoạt của người dân, mức sống xã hội, điều kiện tự nhiên…

Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, vì vậy nó là nguồn của các loại vi khuẩn, trong đó vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Trong các nguồn phát sinh thì nước thải từ hoạt động giết mổ gia cầm là nguồn gây ô nhiễm nước mặt cao nhất. Nước thải của quá trình giết mổ gồm tiết, phân, lông, các biểu bì từ lông gia cầm,…, mùi tanh, hôi thối, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu chợ.

Lượng nước thải này, sau khi thu chất rắn sẽ còn lại các chất hữu cơ lơ lửng và vi sinh. Một số yếu tố có nồng độ vượt quá giới hạn cho phép gây tác hại cho nguồn tài nguyên sinh vật, nguồn nước và đất trong khu vực. Nên vấn đề quản lý và xử lý là bắt buộc trước khi thải ra môi trường.

Nước thải phát sinh nếu không được xử lý thích đáng mà cho chảy vào ao hồ, sông ngòi sẽ làm cho các thủy vực bị nhiễm bẩn, gây hậu quả xấu đối với nguồn nước:

- Làm thay đổi tính chất hóa lý, độ trong, màu, mùi vị, pH, hàm lượng các chất hữu cơ, vô cơ, các kim loại nặng có độc tính, chất nổi, chất lắng cặn,…

- Làm giảm oxy hòa tan do tiêu hao trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.

- Làm thay đổi hệ sinh vật nước, kể cả vi sinh vật, xuất hiện các vi sinh vật gây bệnh, làm chết các sinh vật nước (như tôm, cá và các thủy sinh có ích).


(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường chợ Giếng Vuông)

4.3.2.3. Lưu lượng nước thải của chợ Giếng Vuông

Dựa trên lượng nước sử dụng thực tế của 3 tháng cuối năm 2018 , Theo quy định tại Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải, lượng nước thải được ước tính bằng 80% lượng nước sử dụng, tương đương trung bình khoảng lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 49,6 m3/ngày.đêm

4.3.3. Chất lượng nước thải tại chợ Giếng Vuông trước khi xử lý

Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý



ST T


Thông số


Đơn vị


Phương pháp phân tích

Kết quả

QCVN 14:2008/BTN

MT Cột A


NT.01


NT.02

1

pH

-

TCVN 6492:2011

6,37

6,66

5÷9

2

BOD5

mg/L

SMEWW

5210B:2012

126

26

30

3

TSS

mg/L

TCVN 6625:2000

189

45

50

4

Sunfua (S2-)

mg/L

SMEWW 4500- S2.F:2012

6,8

0,89

1

5

TDS

mg/L

SOP/HT/N.05

570

240

1000

6

Photphat (PO4)

mg/L

TCVN 6202:2008

8,6

1,06

6

7

Amoni (NH4+) (tính theo N)

mg/L

TCVN 5988:1995

21,6

4,7

5

8

Nitrat (NO3-)

mg/L

SMEWW 4500-NO3-

.E:2012

12,8

5,4

30

9

Chất hoạt động trên bề mặt

mg/L

TCVN 6222:2009

8,3

2,3

5

10

Tổng dầu mỡ(*)

mg/L

TCVN 5070:1995

7,4

3,6

-

11

Coliform(*)

MPN/100

mL

TCVN 6187-2:2009

9.300

2300

3.000

(Nguồn: Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường)


Ghi chú:

Vị trí lấy mẫu:

+ NT.01: Tại điểm nước thải đầu vào trước hệ thống xử lý tập trung

+ NT.02: Tại điểm nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường.

- Tiêu chuẩn so sánh:

+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt; cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Qua kết quả tại bảng trên cho thấy nồng độ các chất có trong nước thải sinh hoạt trước khi chưa được xử lý cao hơn quy chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT cột A rất nhiều lần cụ thể: Photphat (PO4) cao gấp 1,075 lần; Chất hoạt động trên bề mặt cao gấp 1,6 lần; BOD5 cao gấp 4,2 lần; TSS cao gấp 3,78 lần; Sunfua(S2-) cao gấp 6,8 lần; Amoni (NH4+) cao gấp 4,32 lần và Colifom cao gấp 3,1 lần. Do vậy, nếu nước thải không được xử lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường tiếp nhận và nhu cầu sử dụng nước trong khu vực.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải trên cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT cột A giá trị C như BOD5 nhỏ hơn 1,15 lần; TSS nhỏ hơn 1,12 lần; TDS nhỏ hơn 4,16 lần; chất hoạt động trên bề mặt nhỏ hơn 2,17 lần, Coliform nhỏ hơn 1,3 lần. Chất lượng nguồn nước là đảm bảo trước khi xả thải suối Lao Ly.


Hình 4 3 Biểu đồ thể hiện nồng độ BOD 5 trước và sau xử lý so với QCVN 2

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ BOD5 trước và sau xử lý so với

QCVN


Hình 4 3 Biểu đồ thể hiện nồng độ pH trước và sau xử lý so với QCVN 3

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ pH trước và sau xử lý so với

QCVN

Xem tất cả 40 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí