Kết Quả Phân Tích Thang Đo Chất Lượng Công Tác Điều Tra Thống Kê Theo Mô Hình Servqual



- Những hệ số tải nhân tố (Factor Loading) biểu thị mối quan hệ tương quan giữa các các nhân tố và các biến. Hệ số này lớn cho biết giữa nhân tố và biến quan sát có liên hệ chặt chẽ với nhau và ngược lại. Trong nghiên cứu này sử dụng hệ số tải nhân tố >0.5.

- Trong phân tích EFA còn dựa vào Eigenvalue (Determination based on eigenvalue) để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích ≥ 50% thì mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố.

3.3.6.4. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Sau khi hoàn thành phân tích EFA tiến hành bước phân tích hồi quy. Trước hết xem xét mối số tương quan giữa các biến, kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra hiện tượng tự tương quan bằng hệ số Durbin – Watson (1< Durbin-Watson < 3 ), kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu các giả định không vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng là phù hợp.

Phân tích hồi quy đa biến là một phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Phương trình hồi quy tuyến tính bội có dạng:

Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + ... + βpXpi + ei

Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự đoán được giá trị của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập.

Hệ số xác định R2 đã được điều chỉnh (Adjusted square) (là hệ số xác định tỷ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi quy) được dùng để đo lường độ phù hợp của mô hình hồi quy theo quy tắc R2 càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng phù hợp, R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu.



Kiểm định F trong phân tích phương sai được dùng để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình tuyến tính với tổng thể. Nếu giả thuyết H0 của kiểm định F bị bác bỏ thì có thể kết luận mô hình hồi quy đa biến phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được cho tổng thể.

Kiểm định One way ANOVA được sử dụng để xem xét ảnh hưởng các đặc điểm của đối tượng CCTT đến mức độ hài lòng chung.

Kết luận: Trong chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu với các cội dung chính: quy trình nghiên cứu, cách thức nghiên cứu sơ bộ, các bước nghiên cứu chính thức như: xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu, thiết kê bảng câu hỏi, cách thức chọn mẫu nghiên cứu, các kỹ thuật phân tích dữ liệu nghiên cứu được sử dụng như: phương pháp thống kê mô tả; kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá; phân tích hồi quy tuyến tính đa biến; kiểm định One way ANOVA.



CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Cuộc khảo sát được thực hiện với 320 phiếu khảo sát được phát ra, số phiếu thu về là 320 phiếu. Trong đó có 10 phiếu không hợp lệ do đối tượng điều tra không cung cấp đầy đủ thông tin. Kết quả cuối cùng có 310 phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu.

Phân bổ của mẫu nghiên cứu chia theo loại hình hoạt động của đơn vị, nơi đối tượng CCTT đang làm việc thể hiện như sau:

Bảng 4.1: Phân bổ của mẫu nghiên cứu chia theo loại hình hoạt động của đơn vị.


Loại hình hoạt động của đơn vị


Tần số

Chiếm (%)

- Doanh nghiệp

115

37.1

- Cơ sở SXKD cá thể, hộ GĐ

136

43.9

- Cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể

46

14.8

- Khác

13

4.2

Total

310

100.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng cung cấp thông tin về điều tra thống kê tại Cục Thống kê tỉnh Cà Mau - 7

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)

Sự phân bổ mẫu như trên phù hợp với thực trạng đối tượng điều tra trong các cuộc điều tra của Cục Thống kê Cà Mau. Vì đối tượng điều tra trong các cuộc điều tra của Cục Thống kê Cà Mau hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp, hộ SXKD cá thể, hộ gia đình. Riêng các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể và một số thành phần kinh tế khác chủ yếu thu thập thông tin từ chế độ báo cáo, hoặc hồ sơ hành chính.

Phân bổ mẫu nghiên cứu thực hiện như sau: các cơ sở SXKD cá thể và hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu, chiếm 43,9% tương đương 136 phiếu khảo sát; tiếp theo là loại hình doanh nghiệp chiếm 37,1% tương đương với 115 phiếu khảo sát; cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể chiếm 14,8% tương đương 46 phiếu khảo sát và một số thành phần kinh tế khác chiếm 4,2% tương đương 13 phiếu khảo sát.



4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

4.2.1. Kết quả phân tích thang đo chất lượng công tác điều tra thống kê theo mô hình SERVQUAL

Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Phương tiện hữu hình.



Các biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Tương quan biến tổng

Bình phương hệ số tương

quan bội

Cronbach' s Alpha nếu loại biến

Thành phần “Phương tiện hữu hình”, Cronbach's Alpha = 0.731






C11-Cơ quan có trang thiết bị hiện đại

19.46

3.343

.553

.350

.667

C12-Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu

19.39

3.753

.516

.369

.686

C13-Phiếu thuận tiện cho CCTT

19.62

3.493

.454

.229

.698

C14-Tài liệu hướng dẫn ghi phiếu dễ tiếp thu

19.74

3.224

.517

.282

.679

C15-Công tác tuyên truyền hiện nay là phù hợp

19.75

3.393

.566

.323

.664

C16-ĐTV có trang phục gọn gàng

19.39

4.180

.217

.123

.756

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)


Bảng 4.2 Cho thấy thành phần phương tiện hữu hình gồm 6 biến quan sát để đo lường là C11, C12, C13, C14, C15, C16 và có hệ số Cronbach’s Alpha 0.731 (>0.6). Trong 6 biến này, các biến C11, C12, C13, C14, C15 có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận, riêng biến C16 là phải loại bỏ do có hệ số tương quan với biến tổng bằng 0.217 (< 0.3) điều này cho thấy mức độ tin cậy của biến C16 trong việc đo lường thang đo phương tiện hữu hình thấp. Thêm vào đó, sau khi loại biến C16 hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần phương tiện hữu hình = 0.756 (lớn hơn khi chưa loại biến C16). Sau khi loại biến C16 thang đo thành phần phương tiện hữu hình là đạt yêu cầu. Như vậy 5 biến C11, C12, C13, C14 và C15 được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.



Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s Alpha của Thành phần Độ tin cậy



Các biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Tương quan biến tổng

Bình phương hệ số tương

quan bội


Cronbach's Alpha nếu loại biến

Thành phần “Tin cậy” Cronbach's Alpha

= 0.873






C21-Trước mỗi cuộc điều tra luôn nhận được thông báo

26.83

7.825

.661

.495

.854

C22-Trước khi phỏng vấn ĐTV có giới thiệu về mình.

26.56

9.069

.525

.344

.868

C23-Được ĐTV thông báo quyết định, nội

dung và thời hạn cuộc điều tra.

26.60

8.169

.648

.439

.855

C24-ĐTV thống kê độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ

26.58

8.698

.715

.530

.853

C25-Cơ quan Thống kê điều tra đúng theo thời gian quy định.

26.61

7.366

.887

.939

.827

C26-Không phải CCTT lại nhiều lần

26.60

7.386

.893

.940

.826

C27-ĐTV thu thập thông tin đúng phương án điều tra

26.35

9.974

.103

.038

.906

C28-Phương án điều tra thống kê được phổ

biến công khai

26.81

7.499

.700

.537

.850

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)


Thành phần tin cậy gồm 8 biến quan sát là C21, C22, C23, C24, C25, C26, C27 và C28. Bảng 4.3 cho thấy, Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.873 (>0.6). Trong 8 biến này có biến C27 là có hệ số tương quan với biến tổng = 0.103 (< 0.3) điều này cho thấy mức độ tin cậy của biến C27 trong việc đo lường thành phần độ tin cậy thấp. Thêm vào đó, sau khi loại bỏ biến C27 thì hệ số Cronbach’s Alpha thành phần độ tin cậy =0.906 (lớn hơn khi chưa bỏ biến C27). Như vậy trong bước này loại bỏ biến C27 còn 7 biến C21, C22, C23, C24, C25, C26 và C28 được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.



Bảng 4.4. Cronbach’s Alpha thành phần Đáp ứng



Các biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Tương quan biến tổng

Bình phương hệ số tương

quan bội


Cronbach's Alpha nếu loại biến

Thành phần “Đáp ứng” Cronbach's Alpha = 0.795






C31-Dễ dàng, thuận tiện trong việc liên hệ,

trao đổi với cơ quan thống kê

19.05

3.573

.145

.039

.831

C32-ĐTV sẵn sàng hướng dẫn tận tình về mẫu phiếu điều tra

19.22

2.743

.639

.468

.744

C33-ĐTV có trách nhiệm cao trong việc

quản lý phiếu điều tra

19.26

2.240

.718

.647

.718

C34-ĐTV vui vẻ trước các câu trả lời của Ông/Bà

19.21

2.658

.683

.487

.732

C35-ĐTV thu thập thông tin trong thời gian

phù hợp không gây phiền hà

19.42

2.776

.431

.216

.797

C36-ĐTV không tỏ ra quá bận rộn để không giải quyết các thắc mắc

19.18

2.692

.711

.617

.729

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)

Thành phần đáp ứng gồm 6 biến quan sát là C31, C32, C33, C34, C35 và C36. Bảng 4.4 cho thấy, Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.795 (> 0.6), trong 6 biến này có biến C31 là có hệ số tương quan với biến tổng = 0.145 (< 0.3) điều này cho thấy mức độ tin cậy của biến C31 trong việc đo lường thành phần đáp ứng thấp. Mặt khác, sau khi loại bỏ biến C31 hệ số Cronbach’s Alpha thành phần đáp ứng = 0.831 (lớn hơn khi chưa loại biến C31). Đối với các biến còn lại khi loại bỏ biến C35 thì hệ số Cronbach’s Alpha = 0.797 (lớn hơn khi chưa loại biến C35), tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của biến C35 =0.431 (>0.3) nên việc có loại bỏ biến C35 hay không sẽ được xem xét ở phần phân tích nhân tố tiếp theo. Như vậy trong bước này biến C31 sẽ được loại bỏ, các biến C32, C33, C34, C35 và C36 được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.



Bảng 4.5. Cronbach’s Alpha thành phần Năng lực phục vụ



Các biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Tương quan biến tổng

Bình phương hệ số tương

quan bội


Cronbach's Alpha nếu loại biến

Thành phần “Năng lực phục vụ” Cronbach's Alpha =0.907






C41-ĐTV đặt câu hỏi phỏng vấn rõ ràng

dễ hiểu

22.97

6.481

.653

.466

.900

C42-ĐTV tạo được niềm tin đối với Ông/Bà

22.87

6.698

.771

.856

.890

C43-Ông/Bà cảm thấy thoải mái khi làm

việc với ĐTV

22.83

6.326

.786

.663

.886

C44-ĐTV có thái độ lịch sự, nhã nhặn với Ông/Bà

22.81

6.383

.765

.659

.888

C45-ĐTV làm việc chuyên nghiệp

22.88

6.768

.733

.845

.894

C46-ĐTV có đủ kiến thức chuyên môn để trả lời các thắc mắc

22.95

5.631

.835

.735

.879

C47-ĐTV linh hoạt lịch làm việc theo

yêu cầu của Ông/Bà

23.04

6.170

.612

.411

.910

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)

Thành phần năng lực phục vụ gồm 7 biến quan sát là C41, C42, C43, C44, C45, C46 và C47. Bảng 4.5 cho thấy, Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.907 (> 0.6) và hệ số tương quan với biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Nếu loại bỏ biến C47 thì hệ số Cronbach’s Alpha là 0.910 (lớn hơn khi chưa loại biến C47), tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của biến C47 khá cao (= 0.612) nên việc có loại bỏ biến C47 hay không sẽ được xem xét ở phần phân tích nhân tố tiếp theo. Như vậy cả 7 biến đều được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.



Bảng 4.6. Cronbach’s Alpha thành phần Đồng cảm


Các biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu loại biến


Tương quan biến tổng

Bình phương hệ số tương quan bội


Cronbach's Alpha nếu loại biến

Thành phần “Đồng cảm” Cronbach’s Alpha = 0.882






C51-ĐTV có quan tâm tới sự bận rộn

của Ông/ Bà

19.31

2.753

.774

.621

.847

C52-Ông/ Bà dễ dàng liên lạc với ĐTV

19.32

3.255

.570

.510

.880

C53-CQ Thống kê có thể hiện sự quan tâm những vấn đề Ông/Bà thắc mắc

19.35

3.056

.679

.503

.864

C54-Cơ quan Thống kê ghi nhận những

ý kiến đóng góp hợp lý

19.31

2.679

.829

.733

.837

C55-CQ luôn có hướng giải quyết hợp lý những thắc mắc của Ông/Bà

19.40

3.057

.618

.426

.874

C56-ĐTV lắng nghe và hiểu những khó khăn vướng mắc của Ông/Bà

19.35

3.052

.687

.520

.863

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)

Thành phần đồng cảm gồm 6 biến quan sát là C51, C52, C53, C54, C55 và C56. Bảng 4.6 cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.882 (> 0.6) và cả 6 biến này đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Như vậy, thang đo thành phần đồng cảm là đạt yêu cầu. Như vậy cả 6 biến C51, C52, C53, C54, C55 và C56 được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.7: Thống kê hệ số Cronbach’s Alpha và số biến quan sát của các thang đo chất lượng công tác Thống kê.


Thang đo

Hệ số Cronbach’s

Alpha

Số biến quan sát


Ghi chú

Ban đầu

Sau

Ban đầu

Sau

1. Phương tiện hữu hình

0.731

0.756

6

5

Loại bỏ biến C16

2. Độ tin cậy

0.873

0.906

8

7

Loại bỏ biến C27

3. Đáp ứng

0.795

0.831

6

5

Loại bỏ biến C31

4. Năng lực phục vụ

0.907

0.907

7

7

Giữ nguyên

5. Đồng cảm

0.882

0.882

6

6

Giữ nguyên

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS)

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 16/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí