Thống Kê Điều Tra Tại 3 Tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An Và Hà Tĩnh


phẩm; chính sách thuế, phí và các khoản đóng góp sản xuất; chính sách đào tạo nghề cho nông dân; chính sách XĐGN...

Ngoài thu nhập của nông hộ và nguồn tài chính từ NSNN, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân còn chịu tác động của một loạt nhân tố khác như môi trường luật pháp, cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện và nhận thức của người nông dân về hệ thống ASXH.

- Họ có tham gia vào bất kỳ hình thức bảo hiểm nào hay không? Nếu tham gia thì thời gian được bao lâu?

- Để đánh giá vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia vào hình thức an sinh đóng - hưởng, câu hỏi điều tra hỏi về đối tượng điều tra có biết đến thông tin, lợi ích và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm không? Khi đã tham gia, thì lợi ích có tốt không? Còn nếu chưa tham gia thì đâu là lý do quan trọng nhất. Đối tượng tham gia đề nghị cơ chế hỗ trợ về phí tham gia từ phía Nhà nước nên là bao nhiêu % thì hệ thống này sẽ hoạt động được. Thêm vào đó, bộ câu hỏi phỏng vấn còn tập trung làm rõ thu nhập của nông hộ, các nguồn hình thành thu nhập của nông hộ để biết xem tỷ lệ tham gia bảo hiểm trên mức thu nhập của nông hộ ra sao.

2) Với các chương trình trợ giúp. Để đánh giá vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình TGXH, bộ câu hỏi điều tra đối với nông dân tập trung làm rõ giá trị các khoản trợ giúp mà mỗi cá nhân nhận được. Ngoài ra, câu hỏi phỏng vấn cũng tập trung vào các đánh giá của người dân về các cơ chế trợ giúp hiện hành bằng tiền mặt và thông qua các chương trình phát triển thị trường lao động nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Thứ hai, đối với nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, Luận án phỏng vấn 197 cán bộ thông qua phiếu điều tra. Các đối tượng điều tra là những người làm việc ở các sở của tỉnh, các phòng của huyện và cán bộ xã có liên quan đến vấn đề ASXH. Bộ câu hỏi tập trung vào việc làm rõ mức độ phù hợp của chương trình an sinh hiện hành cho nông dân, nhận thức của cán bộ quản lý đối với hiệu quả của hoạt động truyền thông về an sinh đến người dân, những khó khăn, vướng mắc làm hạn chế sự chủ động tham gia của người dân vào hệ thống an sinh chủ động; nhận định của cán bộ quản lý về nhu cầu phải điều chỉnh chế độ trợ giúp cho đối tượng yếu thế ở hiện tại và trong thời gian tới; và cuối cùng là khả năng phối hợp giữa các bộ, ban, ngành trong triển khai thực hiện công tác an sinh cho người dân.


Kết quả thu thập số liệu điều tra cụ thể như sau:

Bảng 1.2: Thống kê điều tra tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh



Số lượng

Tỷ lệ %

1. Tổng số huyện

9

100,00

1.1. Ven biển

3

33,3

1.2. Đồng bằng

3

33,3

1.3. Trung du, miền núi

3

33,3

2. Tổng số xã

27

100,00

2.1. Xã khá

9

33,3

2.2. Xã trung bình

9

33,3

2.3. Xã nghèo

9

33,3

3. Tổng số chủ hộ

258

100,00

3.1. Nam

193

74,81

3.2. Nữ

65

25,19

4. Phân loại hộ

258

100,00

4.1 Hộ giàu

9

3,49

4.2. Hộ khá

77

29,84

4.3. Hộ trung bình

102

39,53

4.4. Hộ cận nghèo

31

12,02

4.5. Hộ nghèo

39

15,12

5. Trình độ văn hóa chủ hộ

237

100,00

5.1. Số có trình độ văn hóa dưới 8/10 hoặc dưới 10/12

116

48,95

5.2. Số có trình độ văn hóa từ 8/10 hoặc từ 10/12

121

51,05

6. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

243

100,00

6.1. Thuần nông

150

61,73

6.2. Hỗn hợp

93

38,27

7. Tổng số cán bộ quản lý được điều tra

197

100,00

7.1. Cán bộ tỉnh

23

12,00

7.2. Cán bộ xã và huyện

174

88,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam - 5

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả


1.2.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để so sánh tình trạng tham gia bảo hiểm, hưởng trợ giúp của nông dân được điều tra, nhận định được quan điểm của cán bộ quản lý ở các cấp về sự phù hợp và những điều chỉnh cần thiết phải tiến hành từ hệ thống ASXH hiện hành đối với nông dân.

Trả lời từ các đối tượng điều tra là nông dân sẽ được phân thành các nhóm theo hộ thuộc các vùng khác nhau, các hộ thuộc các loại huyện khác nhau và hộ thuộc các tỉnh khác nhau. Mục đích của phương thức phân tổ theo loại này để tìm thấy có sự khác nhau như thế nào về tình hình tham gia vào hệ thống ASXH theo hình thức đóng - hưởng của người dân theo các tiêu chí, phân loại. Kiểm định được giả thiết có phải thu nhập là yếu tố cốt yếu cản trở đến sự tham gia của người dân vào hệ thống này hay không? Người dân có đề nghị gì về mặt cơ chế tài chính để được tham gia nhiều hơn vào hệ thống này. Thêm vào đó, việc phân tổ như thế này sẽ giúp người đọc có cái nhìn thấu đáo về tình trạng hưởng TGXH của các nhóm đối tượng. Xem có sự sai lệch nào trong triển khai chi trả TGXH không. Nhận định của các nhóm khác nhau về tính phù hợp của chương trình trợ giúp cũng là điều quan trọng để các nhà hoạch định ra quyết định điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của đối tượng thụ hưởng.

Trả lời từ các đối tượng điều tra là cán bộ quản lý sẽ được phân thành các nhóm theo các cấp khác nhau, từ những người làm việc ở cấp tỉnh, xuống cấp huyện và cấp xã. Mục đích của phương thức phân tổ theo hình thức này là để có cái nhìn toàn diện từ những cán bộ làm công tác ASXH đối với những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong triển khai chính sách ASXH đối với nông dân; để có được số liệu rõ ràng, sự đồng quan điểm giữa các cấp về những vướng mắc và hướng phát triển ASXH đối với nông dân trong giai đoạn tới.

Trong bộ tài liệu này, tác giả có thực hiện kiểm tra chéo để hạn chế mức sai sót trong quá trình nhập dữ liệu, chẳng hạn như: việc các hộ gia đình tự đánh giá tình trạng kinh tế hộ gia đình cũng sẽ được kiểm tra với số tiền mà hộ điền vào ở phần thu nhập và quyết định lấy số tiền thực tế mà hộ nhập là tiêu chí để đánh giá hộ đó thuộc gia đình nào (giàu hay nghèo)? Sự kiểm tra, điều chỉnh này sẽ làm kết quả phân tích trở nên tin cậy hơn. Đồng thời, với phạm vi là một luận án, tác giả sẽ


sử dụng phương pháp số đông, do đó trong phần thu nhập của nông hộ, hộ nào có thu nhập từ người thân đi làm xa quê gửi về trên 30 triệu đồng để chi tiêu thì tác giả sẽ loại bỏ, điều này cũng là hợp lý bởi phần lớn các gia đình nông dân được điều tra có lao động di cư làm việc tại các khu công nghiệp trong nước với mức lương từ 3,5 đến 4 triệu đồng/tháng, thì tích lũy gửi về cho gia đình cũng không thể hơn 30 triệu đồng/năm được.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Chương này Luận án trình bày những vấn đề chủ yếu sau:

1) Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân.

2) Luận án lựa chọn cách tiếp cận vai trò của Nhà nước trong việc tạo môi trường luật pháp, cơ chế, chính sách, phối hợp chính sách, đảm bảo và hỗ trợ tài chính, tổ chức quản lý kiểm tra, giám sát việc thực hiện ASXH đối với nông dân. Cách tiếp cận này cho phép trả lời câu hỏi Nhà nước cần phải làm gì và làm như thế nào để xây dựng hệ thống ASXH phù hợp với điều kiện của người nông dân ở một nước kinh tế còn kém phát triển như Việt Nam.

3) Chương này cũng làm rõ phương pháp nghiên cứu của Luận án. Bên cạnh việc sử dụng các số liệu thứ cấp và phương pháp định tính, Luận án sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn thực tế các đối tượng nông dân, cán bộ quản lý và sử dụng phương pháp định lượng, thông qua hệ thống các tiêu chí để đánh giá vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân.


Chương 2

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN


2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN

2.1.1. Khái niệm và sự cần thiết của an sinh xã hội

2.1.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội

Cho đến nay, kể cả ở nước ngoài và trong nước ta còn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề ASXH. Tổng hợp các ý kiến đó, chúng tôi thấy rằng, ASXH là khái niệm mở, có thể tiếp cận phạm trù này dưới hai giác độ là theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp [35].

Theo nghĩa rộng, ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được an bình, an ninh, an toàn và an khang trong xã hội. Điều đó có nghĩa là họ được sống trong hòa bình; được bảo vệ về thân thể và nhân cách; được bình đẳng trước pháp luật; được hòa nhập vào cộng đồng; được có công ăn, việc làm, có nơi cư trú, có quyền đi lại, học tập để cho họ phát triển đầy đủ nhân cách và tài năng của một con người trong xã hội, được hưởng phúc lợi do xã hội mang lại; được đảm bảo thu nhập để thỏa mãn nhu cầu sinh sống thiết yếu khi mất sức lao động, bị già yếu hoặc bị rủi ro, tai nạn trước sự biến động do kinh tế, tự nhiên, xã hội mang lại, hoặc cho những người nghèo, người già cô đơn, người tàn tật (NTT), TEMC, những người yếu thế...

Theo nghĩa hẹp, ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già, cô đơn, TEMC, NTT, những người yếu thế, người bị thiên tai địch họa,… Cách tiếp cận theo nghĩa hẹp này phù hợp với cách tiếp cận của ILO.

Trong nghiên cứu này chúng tôi ủng hộ cách tiếp cận ASXH theo nghĩa hẹp. Theo đó, ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật


hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai dịch họa…

Như vậy, ASXH như là một chính sách đảm bảo thu nhập cho những người gặp rủi ro trong cuộc sống.

2.1.1.2. Sự cần thiết của an sinh xã hội

Có nhiều lý do giải thích sự cần thiết của hệ thống ASXH, nhưng có thể nêu lên ba lý do chính.

Thứ nhất, do nhu cầu phát triển tự nhiên của con người. Con người từ khi sinh ra đến khi mất trải qua ba giai đoạn của cuộc đời: sinh ra, lớn lên, rồi già và chết. Như vậy xã hội nhìn chung sẽ có ba thế hệ (Hình 2.1).

Thế hệ thứ nhất - chủ nhân tương lai của đất nước: trẻ em;

Thế hệ thứ hai - chủ nhân thực sự của đất nước: người trong độ tuổi lao động;

Nam

Thế hệ thứ ba - đối tượng được hưởng thụ: những người ngoài độ tuổi lao động (họ đã cống hiến sức lực của mình cho xã hội và giờ cần được nghỉ ngơi và được xã hội đền đáp).

Gánh nặng kinh tế

Đè nặng lên những người trong độ tuổi lao động

(Trẻ cậy cha, già cậy con)

Trợ giúp của nhà nước, cộng đồng và xã hội nếu không còn cha mẹ

Rủi ro kinh tế trong cuộc sống con người


Nữ

• Thiên nhiên gây ra:bão lụt, hạn hán...

• Xã hội gây ra: Trộm cắp, tai nạn giao thông…

• Con người gặp phải: ốm đau, bệnh tật..

• Kinh tế gây ra: khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp…

Trợ giúp của nhà nước, cộng đồng và xã hội nếu họ sống độc thân


Hình 2.1: Vòng đời và những rủi ro trong cuộc sống của con người

Nguồn: Mai Ngọc Anh, 2010.

Như vậy, trẻ em và người già (hay người cao tuổi) là những người hầu như không tham gia vào các hoạt động kinh tế. Những người làm ra sản phẩm để nuôi


gia đình và xã hội chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, trong cuộc sống thì rủi ro có thể xảy ra với bất kỳ người nào không phân biệt lứa tuổi, giới tính hay địa vị...

Thuật ngữ rủi ro bắt nguồn từ chữ “risco” hoặc “rischio” nghĩa là mối đe dọa và có liên quan đến chữ “riescare” để chỉ sự mạo hiểm, liều lĩnh. Theo thuật ngữ hiện đại, rủi ro là đối mặt với thiệt hại, mất mát, thương vong, do những thay đổi tiêu cực, là kết quả có thể của một sự kiện trong tương lai.

Trong 7 loại rủi ro như giáo sư Han Juergen Roesner chỉ ra đối với con người, có loại có thể nhìn thấy được, có loại không thể dự đoán được. Có loại chắc chắn sẽ xảy ra, có loại có thể xảy ra... Như vậy, mọi người đều có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro. Khi rủi ro xảy ra, những người bị tác động đều phải đối mặt với tình trạng khó khăn về kinh tế. Tình cảnh càng trở nên nặng nề với người nông dân bởi khả năng tích lũy của họ là không nhiều, do đó nếu không có được mạng lưới trợ giúp từ gia đình, cộng đồng và xã hội thì ảnh hưởng xấu tới tình trạng tái hòa nhập vào cộng đồng của người nông dân.

Con người sinh ra có quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc, trong đó có quyền được bảo vệ. Trong tháp biểu diễn các nhu cầu của con người từ thấp tới cao của nhà tâm lý học Maslow, nhu cầu được bảo vệ là nhu cầu thứ hai (nhu cầu về sinh lý học; nhu cầu về an toàn hay được bảo vệ; nhu cầu về gắn kết và tình cảm; nhu cầu được tôn trọng và có danh tiếng; và nhu cầu mở mang phát triển). ASXH là công cụ để bảo vệ con người trước những rủi ro do sự tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội.

Để hạn chế rủi ro phải có các biện pháp: (i) Phòng ngừa rủi ro; (ii) Hạn chế rủi ro; và (iii) Khắc phục rủi ro. Các biện pháp này là những hợp phần cơ bản của quản lý rủi ro. Hệ thống chính sách ASXH có chức năng quan trọng là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro do các nguyên nhân khác nhau. Với những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, khủng hoảng kinh tế… có những chính sách dài hạn và ngắn hạn làm giảm thiểu như chính sách thị trường lao động, TGXH… Bên cạnh đó những rủi ro chủ quan thuộc về cá nhân thì hệ thống cung cấp những dịch vụ ngắn hạn trợ giúp như TCXH thường xuyên, cứu trợ xã hội đột xuất… Với


vai trò này đòi hỏi hệ thống ASXH toàn diện với đầy đủ các cấu phần cả những phòng ngừa dài hạn, trung hạn và những phòng ngừa rủi ro ngắn hạn.

Hệ thống ASXH trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến giảm thiểu rủi ro, hạn chế tính dễ bị tổn thương và khắc phục hậu quả của rủi ro thông qua các chính sách và chương trình cụ thể nhằm giúp cho các thành viên xã hội ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng thông qua “sức bật” của các lưới ASXH hoặc bảo đảm cho họ có mức sống ở mức tối thiểu không bị rơi vào bần cùng hoá hoặc loại trừ xã hội.

Tóm lại, sự ra đời và phát triển của hệ thống ASXH xuất phát từ nhu cầu phòng ngừa rủi ro đối với con người. Khi rủi ro xảy ra, gia đình của những nạn nhân sẽ phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế và nay lại đề nặng lên vai của những người trong độ tuổi lao động. Để đối phó với những khó khăn về kinh tế thì các cá nhân và những thành viên trong gia đình phải có hệ thống ASXH, có môi trường cho các thành viên xã hội tiết kiệm từ khi còn trẻ thông qua hệ thống BHXH, hoặc bảo hiểm tuổi già. Nhờ đó, họ có khả năng đối phó với rủi ro nhờ có lương hưu hoặc tiền bảo hiểm tuổi già… nếu họ không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống thì trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng, gia đình phải chăm lo cho họ.

Thứ hai, do những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Xã hội loài người đã trải qua 5 giai đoạn phát triển, từ công xã nguyên thủy tới chiếm hữu nô lệ, phong kiến rồi đến chủ nghĩa tư bản và XHCN. Cùng với sự phát triển của xã hội, thì cũng có sự thay đổi trong quan điểm ASXH. Từ cuối thế kỷ XV về trước và giai đoạn đầu của CNTB vấn đề ASXH còn rất phôi thai, mang tính truyền thống tình làng nghĩa xóm,… Việc bảo đảm ASXH cho các tầng lớp dân cư từ phía Nhà nước là rất hãn hữu. Tuy nhiên, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, vấn đề ASXH đã được các quốc gia quan tâm và phát triển dù theo các xu hướng chính trị nào.

Kinh tế thị trường ngoài những ưu việt vốn có của nó như thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận với những hàng hóa và dịch vụ một cách tốt nhất thì nền kinh tế thị trường còn có những khuyết tật vốn có mà người ta chỉ có thể tìm ra các biện pháp để giảm thiểu chứ không thể xóa bỏ được. Đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, lạm phát... Đặc biệt là kinh tế thị trường hoạt động theo chu kỳ kinh

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí