Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tại


sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology).

Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (eco- systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường).

Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình.

Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2 điểm:

- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có


được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi.

- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.

Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.

Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm.

Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.

Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội, kinh tế- xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.

Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch


sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát

hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.

Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niệm” về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nước Châu Á và châu Âu, giữa các nước phát triển và đang phát triển ...). Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách/thị trường khác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ. Du lịch sinh thái không thể đáp ứng được các nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách.

Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm.

Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Điều đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt Nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch.

Từ những yêu cầu trên đây của du lịch sinh thái ta rút ra những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:

- Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự nhiên.


- Không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó.

- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này.

- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với

ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học).

- Phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.

- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban ngành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến đi).

- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu

biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng.

Các yếu tố để phát triển du lịch cộng đồng là:

Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhăn văn:

- Tài nguyên thiên nhiên, sinh thái được bảo tồn tốt và có sức thu hút du khách.

- Các giá trị văn hóa và truyền thống còn được lưu giữ và bảo tồn như chùa cổ, nhà xưa, âm nhạc dân tộc, các làng nghề truyền thống, phong tục tập quán…

- Cơ sở hạ tầng phải đảm bảo: nhà hàng, cửa hàng bán thực phẩm, cửa hàng lưu niệm, các phương tiện vận chuyển phải đến được điểm du lịch…

Con người:

- Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho cơ sở hoạt động du lịch cộng đồng.

- Các tình nguyện viên sẽ hỗ trợ các điểm du lịch mùa nước lũ…

- Phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm

quản lý du lịch cho các hộ gia đình.

- Nhân sự tiếp thị giỏi và tâm huyết với nghề.


Cơ sở vật chất:

Đầu tư và hoàn thiện về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách:

- Cơ sở vật chất phục vụ du khách phải tôn thêm nét đẹp của điểm tham quan,

khu du lịch và hoài hoà với cảnh quan môi trường xung quanh như:

- Xây dụng nhà vệ sinh sạch đẹp và phù hợp với cảnh quan, kiến trúc (truyền

thống hay hiện đại).

- Cần có bảng hiệu chỉ dẫn đến khu vực nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh khu dân cư.

- Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường như mây, tre, lá, lục bình…

- Trang bị sọt rác (rác sinh hoạt, rác công nghiệp) tại các nơi một cách khoa

học và thẩm mỹ.

- Cơ sở vật chất phục vụ du khách (hệ thống phòng buồng, nhà hàng, vật dụng…) phải thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam, tránh các yếu tố ngoại lai gây phản cảm cho du khách

Môi trường:

- Đảm bảo giữ gìn môi trường cảnh quan được sạch đẹp, văn minh.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch gắn với sự thân thiện môi trường thiên nhiên như tận dụng năng lượng mặt trời, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, thiết kế phòng lấy ánh sáng, gió từ thiên nhiên, tránh các thiết bị gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế rác thải công nghiệp, nên sử dụng các sản phẩm từ địa phương.

- Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường

và cảnh quan tại tất cả các tuyến điểm phục vụ du khách.

Quản lý:

- Xây dựng chế độ phân chia lợi nhuận hợp lý.

- Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, giá cả tại các cơ sở du lịch nhằm tránh tình trạng ô nhiễm, tình trạng chèn ép, giành giật khách và các biểu hiện không lành mạnh khác…


1.4. Vận dụng ma trận SWOT

Vận dụng phương pháp ma trận SWOT là phân tích những mặt mạnh (S- Strengths), những mặt yếu (W-Weaknesses), các cơ hội (O-Opportunities) và các nguy cơ (T-Theats), phối hợp những mặt trên để xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh cho phù hợp với công ty.

Vận dụng ma trận Swot trải qua các bước sau:

Bước 1: Liệt kê những cơ hội chính.

Bước 2: Liệt kê những mối đe doạ bên ngoài công ty.

Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu.

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu của tỉnh.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược S-O thích hợp. Chiến lược này để phát huy điểm mạnh và tận dụng cơ hội.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WO thích hợp, để khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược S-T thích hợp nhằm tạo lợi thế mạnh để đối phó với nguy cơ đe doạ từ bên ngoài.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe doạ bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược W-T thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng của điểm yếu và phòng thủ trước mối đe doạ từ bên ngoài.


Phân tích SWOT

Cơ hội(O) O1 O2 O3

O4

Nguy cơ(T)

T1 T2 T3

T4

Điểm mạnh(S)

S1 S2 S3

S4

Phối hợp S-O

Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

Phối hợp S-T

Sử dụng những điểm mạnh để vượt qua các mối đe doạ.

Điểm yếu(W)

W1 W2 W3

W4

Phối hợp W-O

Tận dụng nhữNg cơ hội để khắc phục những điểm yếu.

Phối hợp W-T Giảm thiểu các điểm yếu để tìm cách tránh mối đe doạ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 5


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI

TỈNH BẠC LIÊU TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Khái quát về tỉnh Bạc Liêu:

2.1.1. Vị trí địa lý:


Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của tổ quốc Việt Nam. Tỉnh có chung địa giới nối tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối với các biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng.

Diện tích tự nhiên 2.582,46 km2. Bạc Liêu có 6 huyện là: Hoà Bình, Vĩnh lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu - trung tâm hành chính của tỉnh.

Bạc Liêu là một trong những tỉnh đồng bằng Nam Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp và các ngành kinh tế khác. Bạc Liêu nằm trên trục phát triển kinh tế chiến lược quốc lộ 1A, cách TP.HCM 280 km, cách TP Cần Thơ 110km. Trong tương lai Bạc Liêu sẽ là cửa ngõ phía Nam của vùng Tây bán đảo Cà Mau trong việc giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch bằng đường biển với các nước trong khu vực. Mặc dù là vùng đất trẻ nhưng Bạc Liêu là cái noi của nền văn hoá châu thổ sông Cửu Long giàu tiềm năng để phát triển du lịch.

2.1.2. Tài nguyên du lịch:

2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên:

Địa hình

Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 13/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí