Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 2

Luật HN&GĐ năm 2014 ban hành đã mang nhiều quy định tiến bộ trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân của vợ và chồng, chẳng hạn quy định về nghĩa vụ sống chung của vợ chồng, đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh… góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, để đưa ra nhiều biện pháp giải quyết hiệu quả, nhằm thúc đẩy và thực hiện tốt hơn nữa quyền bình đẳng của người phụ nữ thì việc nghiên cứu vấn đề "Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhângia đình năm 2014" có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề về quyền của người phụ nữ hiện nay cũng đã có một số đề tài nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau như khóa luận tốt nghiệp năm 2003: "Bảo vệ quyền của người phụ nữ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000", của Lương Thị Kim Dung, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ: "Ảnh hưởng của Nho giáo đến các quy định pháp luật Việt Nam về mối quan hệ giữa vợ và chồng", của Đinh Hạnh Nga, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ: "Bảo vệ quyền người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000", của Trần Thị Hồng Nhung, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội…Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và quan tâm đúng mức. Các công trình nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ một cách nói chung hay chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng mà chưa có sự đề cập tới việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

* Mục đích

- Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật HN&GĐ

năm 2014 trong đó có xem xét dưới góc độ bình đẳng giới. Từ đó, tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này và nâng cao hơn nữa vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.

* Nhiệm vụ

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.

- Tìm hiểu thực trạng về nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ với chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ với chồng.

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 2

Với đề tài "Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014" luận văn tập trung làm rõ những vấn đề về bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ với tư cách là người vợ, người mẹ trong quan hệ giữa vợ và chồng, tức là các quyền nhân thân phát sinh trên cơ sở quan hệ hôn nhân

Vì vậy, những vấn đề về quyền của người phụ nữ không gắn liền với quan hệ vợ chồng không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Để đạt được mục đích đề ra, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Đảng và Nhà nước về pháp luật

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.

6. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn

- Luận văn nghiên cứu và phân tích sâu sắc, toàn diện về ý nghĩa, mục đích, nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng dưới góc độ bình đẳng giới.

- Luận văn đánh giá thực trạng về nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trên thực tế, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này và nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, nhằm thực hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trên thực tế.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

Chương 2: Nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN

GIỮA VỢ VÀ CHỒNG


1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ

1.1.1. Quyền của người phụ nữ

Theo nghĩa chung nhất, quyền của người phụ nữ được hiểu là khả năng mà người phụ nữ được hưởng. Để tiếp cận một cách đầy đủ khái niệm quyền của người phụ nữ, chúng ta cần xem xét dưới góc độ quyền con người và bình đẳng giới.

1.1.1.1. Khái niệm quyền con người

Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó đã có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người (theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố) [42]. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia, chưa có một định nghĩa đầy đủ về quyền con người mà mỗi định nghĩa tiếp cận dưới những góc độ nhất định và khác nhau.

Ở cấp độ quốc tế, theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thì "Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu, có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người" [43].

Ở Việt Nam, quyền con người được hiểu là "những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp luật quốc tế" [21].

Theo quan điểm của chúng tôi, quyền con người là một quyền vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính pháp lý. Quyền con người là quyền tự

nhiên được hiểu là những quyền khi sinh ra họ đã có, mà người khác phải tôn trọng "mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được" (Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948). Quyền con người là quyền pháp lý tức là quyền con người được pháp điển hóa, được ghi nhận bằng pháp luật, được cộng đồng tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được thừa nhận, những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại và được áp dụng cho tất cả mọi người. Vì vậy, dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định nhưng một điều rõ ràng rằng quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.

1.1.1.2. Khái niệm bình đẳng giới

Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ qua các thời kì lịch sử. Năm 1948, Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, khẳng định: "Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền". Ý tưởng về sự bình đẳng này được trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc Lập của Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Điều đó cho thấy bình đẳng là một nguyên lý căn bản cần được chấp nhận bởi mọi quốc gia, mọi dân tộc. Bình đẳng là một khái niệm chung của cả nhân loại, nó hướng đến việc khẳng định quyền lợi ngang nhau của mọi người, mọi đối tượng, mọi nhóm người trong xã hội. Bình đẳng là mục tiêu phấn đấu của mọi dân tộc, mọi xã hội tiến bộ và là lý tưởng chung của mọi cuộc cách mạng trên thế giới.

Ở Việt Nam, quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ. Điều này đã trở thành nguyên tắc hiến định. Điều 16, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật". Quy định này có nghĩa là mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác, thành phần

và địa vị xã hội đều được hưởng các quyền như nhau và có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.

Bình đẳng giới là sự cụ thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân giữa nam và nữ. Để tiếp cận với khái niệm bình đẳng giới chúng ta cần nhìn nhận dưới góc độ xã hội học và khoa học pháp lý.

Bình đẳng giới theo quan niệm xã hội học là sự đối xử ngang quyền giữa hai giới nam và nữ, cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội có xét đến đặc điểm riêng của nữ giới, được điều chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ một cách hợp lý. Hay nói cách khác, bình đẳng giới là sự thừa nhận và thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với nữ và nam trong xã hội.

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý thì bình đẳng giới là một dạng của bình đẳng xã hội nói chung, cần được điều chỉnh bằng pháp luật, nhằm thiết lập sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Theo Luật bình đẳng giới năm 2006, bình đẳng giới được hiểu là "việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó" [30, khoản 3 Điều 5].

Trên cơ sở khái niệm về quyền con người và bình đẳng giới chúng ta nhận thấy rằng người phụ nữ có các quyền như nam giới và họ được hưởng tất cả những quyền mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bên cạnh đó, để có nhận thức đầy đủ về bình đẳng giới thì cần phải tính đến những đặc thù về giới của người phụ nữ, đó là đặc điểm sinh học và truyền giống của người phụ nữ khác đàn ông, họ phải thực hiện chức năng sinh nở, thực hiện chức năng làm vợ, làm mẹ. Ngoài ra, về thể chất, người phụ nữ thường có sức khỏe và sự chịu đựng kém hơn đàn ông. Do vậy, quyền của người phụ nữ cần được thừa nhận và cần được đảm bảo với nội dung của bình đẳng giới. Với mục tiêu "xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới

thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình" [30, Điều 4]. Theo đó, nội dung về quyền bình đẳng giới của người phụ nữ bao gồm nhiều lĩnh vực như về kinh tế, tài chính, xã hội…Tuy nhiên, nhìn nhận dưới khía cạnh quyền nhân thân của người phụ nữ là người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì quyền bình đẳng giới mang những nội dung theo quy định tại Điều 18 Luật bình đẳng giới năm 2006 như sau:

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình

2. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghĩ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật [30].

Bên cạnh đó, quyền bình đẳng giới của người phụ nữ còn được ghi nhận trong Công ước về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) của Hội đồng Liên hợp quốc được thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1979. Công ước CEDAW đảm bảo sự bình đẳng cho người phụ nữ bằng việc ghi nhận sự bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... Đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, công ước CEDAW đã có những quy định về quyền của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới như sau:

- Người phụ nữ được cung cấp những thông tin riêng cho việc đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc gia đình, kể cả các thông tin về hướng dẫn kế hoạch hóa gia đình; quyền không bị phân biệt đối xử vì các lý do liên quan đến đặc trưng riêng biệt về giới tính; quyền của người phụ nữ có thai được bảo vệ đặc biệt; quyền được quan tâm, chăm sóc khi mang thai….(khoản 2 Điều 11; khoản 2 Điều 12);

- Người phụ nữ có quyền và trách nhiệm như nhau đối với người chồng trong mọi vấn đề liên quan đến con cái, trong mọi trường hợp thì lợi ích của con cái là điều quan trọng nhất (Điều 16);

- Người phụ nữ được bình đẳng với người chồng trong việc tham gia bầu cử, ứng cử và tham gia những chức vụ trong bộ máy nhà nước (Điều 7), được bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào các vị trí của cơ quan dân cử, được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của Chính phủ, tham gia các chức vụ của Nhà nước và thực hiện mọi chức năng cộng đồng ở tất cả các chính quyền;

- Người phụ nữ được tạo điều kiện trong nghề nghiệp, tham gia học tập cũng như được quyền tham gia vào các hoạt động giải trí, thể thao và mọi mặt của đời sống...

Từ những nội dung đã phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm quyền của người phụ nữ như sau:

Quyền của người phụ nữ là tập hợp các quyền của con người mà người phụ nữ được hưởng, được tôn trọng, được bảo vệ và bảo đảm thực hiện bằng hệ thống các quy định của pháp luật.

1.1.2. Bảo vệ quyền của người phụ nữ

Việc ghi nhận quyền của người phụ nữ trong pháp luật là điều quan trọng nhưng chưa đủ khi thực tế trong đời sống hôn nhân và gia đình hiện nay các quyền của người phụ nữ còn bị xâm phạm, chẳng hạn như thực trạng bất bình đẳng trong mọi lĩnh lực về kinh tế, chính trị, tình trạng bạo lực gia đình… Vì vậy, điều quan trọng là cần phải bảo vệ và đảm bảo cho quyền của người phụ nữ được thực hiện trong thực tế. Có hai phương thức để bảo vệ quyền phụ nữ bao gồm phương thức tự bảo vệ và phương thức yêu cầu cơ quan, tổ chức can thiệp bảo vệ. Theo đó, phương thức tự bảo vệ là một biện pháp dân sự được thực hiện bởi chính chủ thể, theo đó người phụ nữ có quyền sử dụng các biện pháp tự bảo vệ. Trên cơ sở sự ghi nhận của pháp luật về quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng thì người phụ nữ sẽ ý thức được việc thực hiện quyền bảo vệ đối với các quyền nhân thân của mình, để ngăn chặn các hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí